Giáo án Ngữ văn 12_ Bùi Thị Nga

A. Mục tiêu bài học:

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.

- Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, GA.

C. Cách thức tiến hành: gv nêu câu hỏi, thảo luận.

D. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc122 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12_ Bùi Thị Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1( từ tiết 1 đến tiết 3). Ngày soạn: 19.8.2008. Tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX A. Mục tiêu bài học: - Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học. - Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, GA. C. Cách thức tiến hành: gv nêu câu hỏi, thảo luận. D. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Tiết 1: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975. 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: Hoạt động1: - Học sinh đọc SGK Hoạt động 2: chia 4 nhóm thảo luận: Nhóm1: Từ 1945 đến 1975 Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh ntn? Nhóm 2: Con người Việt Nam được phản ánh trong văn học ntn? Nhóm 3: Yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ (ở thời kỳ này)? 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. a. Từ 1945 đến 1954: Hoạt động 3:- Học sinh đọc sgk. Hoạt động 4:gv dẫn dắt hs trả lời các câu hỏi: Nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945- 1954? Em có kết luận gì về thành tựu văn học giai đoạn này? b. Từ 1954-1964: Hoạt động 6: - hs đọc sgk - hs trả lời câu hỏi. Nêu giá trị khái quát của văn học? c. Từ 1965- 1975: Hoạt động 7: - hs đọc sgk - Thảo luận nhóm. Nhóm 1: Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này? Nhóm 2: Chứng minh các thành tựu? d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945- 1975: Hoạt động 8: - hs đọc sgk - Gv nêu câu hỏi phát vấn: Nêu nhận định chung về tình hình văn học? Tiết 2: 3. Đặc điểm văn học Việt Nam từ 1945- 1975: Hoạt động 9: chia nhóm thảo luận. a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, mang tính nhân dân sâu sắc. Nhóm 1: Giải thích và chứng minh đặc điểm này? Gồm 3 nội dung: 1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá. 2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu. 3. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. *Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: - Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. - Mười năm (1954-1964) cuộc sống, con người có nhiều thay đổi. - Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển. - Giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi... + Sống gian khổ, lạc quan, tin vào chiến thắng và chủ nghĩa xã hội. + Yêu nước, căm thù giặc, hy sinh cho Tổ quốc. + Đường ra trận là con đường đẹp nhất. - Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn, chuyện đau, tiêu cực, phản ánh tổn thất... - Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, hạnh phúc cá nhân ... - Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt ta- địch, bạn thù...Văn học thiên về hướng ngoại hơn hướng nội... - Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn... - Nhân vật trung tâm của văn học là công nông binh. - Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng... - Tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Nhật kí ở rừng (Nam Cao), Việt Bắc (Tố Hữu)... - ở tất cả các thể loại đều nổi bật hình ảnh quê hương, đất nước, con người kháng chiến...rất chân thực và gợi cảm. - Văn học có hai nhiệm vụ, phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Văn học ca ngợi cuộc sống mới, con người mới ... - Thành tựu: cả ở văn xuôi, thơ ca và kịch. *Văn học tập trung vào cuộc chiến đấu, khai thác đề tài chống Mỹ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chủ đề lớn thứ hai là Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một. -Truyện kí: Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành -Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu); Hoa dọc chiến hào (Xuân Quỳnh). -Kịch: Đôi mắt (Vũ Dũng Minh). - Lí luận: Các tác giả tiêu biểu như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai... - Văn học diễn ra ở hai thời điểm: dưới chế độ thực dân Pháp (1945- 1954), dưới chế độ Mỹ Nguỵ (1954- 1975). - Chủ yếu là xu hướng văn học tiêu cực, phản động, đồi truỵ và chống phá cách mạng. - Vẫn còn văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước, cách mạng, cổ vũ tinh thần nhân dân. - Nhân dân là đối tượng sáng tác và thưởng thức. Vận động theo xu hướng cách mạng, văn học có nhiệm vụ phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tỉnh tinh thần cách mạng. - Nhân dân làm ra lịch sử. Nền văn học phát huy truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa thời đại nên mang tính nhân dân, hướng về đại chúng và đậm đà tính dân tộc. - Chứng minh: + cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn nhận thức của nhiều nhà văn về nhân dân, đất nước. Tác phẩm tiêu biểu như: Nhận đường (Nguyễn Đình Thi), Đôi mắt (Nam Cao)... + Văn học quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, miêu tả số phận, cuộc đời bất hạnh, quá trình giác ngộ, đứng lên của người lao động...(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Mùa lạc- Nguyễn Khải...). + Trực tiếp ca ngợi quần chúng nhân dân, xây dựng được hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của họ qua gương mặt anh vệ quốc quân, các mẹ, các chị...(trong thơ Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Giang Nam, Thanh Hải...). + Hình thức diễn đạt mang tính nhân dân và đậm đà tính dân tộc. b. Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, tập trung vào hai đề tài: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội: Nhóm 2: Trình bày những nét cơ bản nhất? - từ 1945- 1975 là 30 năm dân tộc phải đương đầu chiến đấu với hai thế lực mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc. Vận mệnh dân tộc được đề cao. Chủ nghĩa xã hội tăng cường cho miền Nam chiến đấu... - cuộc sống riêng tư đặt xuống hàng thứ yếu. văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. - tác phẩm tiêu biểu: Của các tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, .Nguyễn Khải, Anh Đức, Đào Vũ... c. Văn học kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Nhóm 3: thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn? - Khuynh hướng sử thi: + tái hiện những mốc lịch sử quan trọng của đất nước. + Xây dựng được nhân vật mang cốt cách của cả cộng đồng. + ngôn ngữ phải nghiêm trang giàu ước lệ. - Cảm hứng lãng mạn: + Hướng về tương lai, tràn ngập niềm vui chiến thắng. - Lí do văn học viết theo khuynh hướng ấy: + đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc. Văn học có nhiệm vụ ghi lại các chặng đường lịch sử đó. + Gian khổ nhưng con người vẫn lạc quan.vươn tới tương lai, hướng về lí tưởng... + Tác phẩm tiêu biểu: Dáng đứng Việt Nam, Đất nước đứng lên... II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975-XX. 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá: Hoạt động 10: Gv hướng dẫn hs đọc và trả lời câu hỏi. Nêu những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử xã hội, con người? - Chiến tranh kết thúc, đời sống tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất của con người thay đổi so với trước. - Đại hội Đảng lần thứ VI mở ra phương hướng mới, cởi mở với văn nghệ. - Nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuyển biến... 2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu: Nêu những nét lớn về thành tựu? Em có đánh giá, kết luận ntn về sự phát triển văn học giai đoạn này? - Truyện ngắn và tiểu thuyết: Bến quê, Phiên chợ giát (Nguyễn Minh Châu), Hà Nội trong mắt tôi (Nguyễn Khải), đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)... - Thơ ca: Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Di cảo tập (Chế Lan Viên), thơ Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh... - Kịch: Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng Trúc (Nguyễn Đình Thi), 50 vở kịch của Lưu Quang Vũ... - Lí luận phê bình: Đề cao văn học với chính trị, văn học với hiện thực, đánh giá văn học 1945- 1975... + Con người được nhìn nhận ở góc độ cá nhân, chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội (Tác phẩm tiêu biểu: Tướng về hưu, Cỏ lau, Chút phận của đời...) + Con người được xem xét ở tính nhân loại (Cha và con, Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng) + Nhân vật văn học được khắc hoạ kiểu con người tự nhiên, bản năng, khơi sâu đời sống tâm linh... IV. Củng cố, dặn dò: - Nắm vững kiến thức bài học - Chuẩn bị cho tiết học sau. ************************************** Tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng đạo đức A. Mục tiêu bài học: - Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. - Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. B. Phương tiện dạy học:SGK, SGV, GA. C. Cách thức thực hiện: Thuyết trình, thảo luận, thực hành. D. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: (kiến thức đã học năm lớp 11) 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung: Hoạt động 1: Giáo viên dẫn dắt học sinh nắm lí thuyết. 1. Khái niệm: Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? 2. Yêu cầu làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí: Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận nhóm.(phân tích ví dụ sgk). Nhóm 1: Tìm hiểu đề: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?Sống thế nào được coi là sống đẹp?để sống đẹp con người phải làm như thế nào? - Là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. - tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm: Lí tưởng, cách sống, hoạt động sống, mối quan hệ giữa người với người... Vdụ: "Ôi! Sống đẹp là như thế nào hỡi bạn?" - Qua câu thơ trên Tố Hữu muốn đặt ra vấn đề: Thế nào là sống đẹp? - Quan niệm về sống đẹp và yêu cầu rèn luyện để sống đẹp: + Đó là sống có lí tưởng, phù hợp với thời đại, xác định vai trò, trách nhiệm của mình. + Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú, hài hoà, có hành động đúng đắn. ị câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao phẩm chất. Nhóm 2: Với những vấn đề đặt ra trong ví dụ trên thì cần vận dụng những thao tác lập luận nào? Nhóm 3: Từ việc phân tích ví dụ em hãy cho biết yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo đức? - Phối hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của cách sống đẹp, yêu cầu để đạt được cách sống đẹp, tác dụng của việc sống đẹp... - xác định vấn đề nghị luận là gì. - Phải phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc bãi bỏ (kết hợp nhiều thao tác). - phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề. - người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo đức. 3. Cách làm bài văn nghị luận: Hoạt động 3: Em hãy cho biết bố cục và cách triển khai bài nghị luận (kết hợp phân tích ví dụ trên). II. Luyện tập: a. Bố cục bài nghị luận về tư tưởng cũng như các bài nghị luận khác gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Các bước tiến hành phần thân bài: - Giải thích khái niệm của đề bài (Ví dụ dẫn ra ở trên ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?). - Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (Tại sao phải đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện ntn). - Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy đúng hay sai). Chứng minh, ta nên mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề đó, một khía cạnh (Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo đức hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão...). Phần này phải cụ thể, sâu sắc. Cuối cùng là nêu ý nghĩa vấn đề. Hoạt động 4: gv tổ chức cho học sinh làm việc tập thể, lấy ý kiến một vài học sinh tiêu biểu. Câu 1 (Sgk) Câu 2 (sgk) III. Củng cố, dặn dò: - - Vấn đề mà cố Tổng thống ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Dựa vào đó ta đặt tên cho văn bản là: văn hoá con người. - Tác giả sử dụng thao tác lập luận: giải thích- chứng minh, phân tích- bình luận. + đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hoá" giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh). + những đoạn còn lại là thao tác bình luận. + cách diễn đạt rõ ràng, văn giàu hình ảnh. Các ý cơ bản cần đảm bảo: - Hiểu câu nói ấy như thế nào? + Giải thích khái niệm: Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên và nó thể hiện ntn? Suy nghĩ: * vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẳng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người. * khẳng định: đúng. * mở rộng bàn bạc: làm thế nào để sống có lí tưởng. người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao, lí tưởng của thanh niên ta hiện nay là gì? * ý nghĩa của lời Nê-ru: đối với thanh niên ngày nay: đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải ntn? - nắm vững vấn đề đã học. - soạn tiết sau. ****************************************** Tuần 2 (Từ tiết 4 đến tiết 6). Ngày soạn: 25.8.2008. Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập Hồ chí minh A. Mục tiêu bài học: - Hiểu được quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn học và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. - Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người. B. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, GA. C. Cách thức tiến hành: Phương pháp thuyết trình, thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Giới thiệu chung: 1. Vài nét về tiểu sử: Hoạt động 1: -HS đọc SGK - Nêu tóm tắt tiểu sử của Bác? 2. Quan điểm sáng tác: Hoạt động 2: thảo luận Trình bày những quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Giải thích, chứng minh từng quan điểm? Nêu tác dụng của những quan điểm sáng tác? 3. Sự nghiệp văn học: Hoạt động 3: Gv dẫn dắt hs trả lời các câu hỏi. Sự nghiệp văn học của Bác bao gồm những lĩnh vực nào? a. Văn chính luận: Trình bày những nét cơ bản về văn chính luận? b. Truyện và kí: trình bày những nét cơ bản về truyện kí? c. Thơ ca: Trình bày những nét cơ bản về thơ ca? 4. Phong cách nghệ thuật: Hoạt động 4: tổ chức thảo luận. Những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật của Bác? Anh (chị) có kết luận gì khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Bác nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung? II. Củng cố. dặn dò: a. Tiểu sử: - Ngày tháng năm sinh... - Quê quán: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. - Xuất thân: trong gia đình nhà nho. - Con đường đời: + Thuở nhỏ: học chữ hán trong gia đình. + Tuổi trưởng thành: năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước...; năm 1941 người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng... Năm 1945 cùng Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền. Người được bầu làm Chủ tịch nước cho đến lúc qua đời. Có ba quan điểm: - văn chương là vũ khí đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Bác đặt ra yêu cầu với người cầm bút: phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. Thơ văn phải thể hiện chất thép. - Văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc. Người yêu cầu văn chương phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống, phải giữ tình cảm chân thật, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt... - Văn chương phải có tính mục đích. Trước khi đặt bút viết Bác thường đặt ra những câu hỏi: viết cho ai? viết để làm gì? viết cái gì ? và viết như thế nào? ị Nhờ hệ thống quan điểm trên mà tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng, tình cảm, nội dung thiết thực, hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng. - Văn chính luận. - Truyện và kí. - Thơ ca. * Mục đích: tiến công trực diện kẻ thù, hoặc nêu phương hướng đường lối cách mạng trong từng thời điểm lịch sự. * các giai đoạn sáng tác: - Những năm hai mươi của thế kỉ hai mươi: + Người viết truyện kí trên báo Người cùng khổ, Đời sống thợ thuyền... để vạch trần bộ mặt tàn bạo của thực dân. Tác phẩm tiêu biểu là bản án chế độ thực dân Pháp. - Tuyên ngôn độc lập (sáng tác 1945): Một áng văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ,lời lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966) ra đời trong thời khắc nguy nan của lịch sử. Đó là lời hịch vang vọng khắp non sông, làm rung động hàng triệu con tim... - Những tác phẩm viết trong thời gian hoạt động tại Pháp: Pa ri (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923)... - Nội dung: tố cáo tội ác dã man, tàn bạo, xảo trá của thực dân, tay sai. Đồng thời đề cao tấm gương yêu nước cách mạng. - Ngoài ra Bác còn viết Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963). * Nhật kí trong tù (1942- 1943) gồm 134 bài thơ, phần lớn là những bài tứ tuyệt viết bằng chữ Hán. - Nội dung:Tập thơ ghi lại chính xác những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch với sự phê phán sâu sắc. Đồng thời thể hiện sinh động bức chân dung tinh thần tự hoạ về con người tinh thần của Bác: yêu nước và nhân đạo. - Nghệ thuật: phong phú, đa dạng, kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại. ị tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo và đa dạng về bút pháp. Nó là đỉnh cao thơ ca Hồ Chí Minh. * Tập thơ Hồ Chí Minh bao gồm những bài thơ chữ Hán và cảm hứng trữ tình tiếng Việt, Bác viết trước 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ (Bắc bó hùng vĩ, Tức cảnh Bắc bó, Nguyên tiêu, Cảnh khuya...) vừa có màu sắc cổ điển, hiện đại, còn phần lớn là những bài viết nhằm mục đích tuyên truyền (Ca dân cày, Ca công nhân, Ca binh lính) * Trước và sau, thơ Hồ Chí Minh nổi bật nhân vật trữ tình: ưu tư da diết, mạng nặng nỗi nước nhà nhưng phong độ vẫn ung dung, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên... * Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất: - Văn chính luận: Lập luận chặt chẽ, tư duy sắc sảo, giàu tính chiến đấu, giàu cảm xúc hình ảnh, giọng văn đa dạng... - Truyện và ký: kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại. - Thơ ca: Thơ ca tuyên truyền giàu hình ảnh mang tính dân gian. Thơ nghệ thuật súc tích giàu sức gợi. * Phong cách nghệ thuật: Đa dạng, phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất: cách viết ngắn gọn, trong sáng giản dị, sử dụng linh hoạt thủ pháp nghệ thuật. * Thơ Bác là di sản tinh thần phong phú, là bộ phận gắn với sự nghiệp của người, giàu tình cảm, đem lại nhiều bài học quý báu. - Nắm vững vấn đề đã học, soạn tiết sau. ******************************************* Tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt A. Mục tiêu bài học: - Nhận thức được trong sáng là một yêu cầu, một phẩm chất của ngôn ngữ nói chung, của tiếng Việt nói riêng và nó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. - Có ý thức thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt khi nói, khi viết, đồng thời rèn luyện các kỹ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn và phát huy được sự trong sáng của Tiếng Việt. B. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, GA. C. Cách thức tiến hành thuyết trình, thảo luận và trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2: Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I.Sự trong sáng của Tiếng Việt: Hoạt động 1: GV dẫn dắt hs thả lời câu hỏi Thế nào là sự trong sáng của Tiếng Việt? 1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp: Sự trong sáng của Tiếng Việt biểu hiện ở những phương diện nào? HS phân tích thêm một số ví dụ. 2. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác: Sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện như thế nào? 3. Thể hiện ở phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói: Những biểu hiện cụ thể của đặc điểm này? II. Luyện tập: Họat động 2: hướng dẫn hs làm bài tập trong SGK. Bài 1. III. Củng cố. dặn dò: * Trong sáng thuộc phẩm chất của ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng.Trong là trong trẻo, sáng là sáng tỏ....nhờ đó thể hiện được tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. - phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài viết. - ví dụ: + Quy định thanh phải đánh dấu đúng âm chính + Phát âm đúng chuẩn mực phân biệt l/n. + Viết đúng mẫu câu khi sử dụng câu ghép chính phụ vì C1V1 nên C2V2( Tuy c1v1 nhưng c2v2). - Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng có cả sự sáng tạo linh hoạt khi biết dựa vào chuẩn mực quy tắc. VD: cách tỏ tình trong ca dao qua hình thức ẩn dụ "ước gì sông ngắn... sang chơi" - Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán, Pháp, như: chính trị, cách mạng... - Tiếng Việt cũng không lạm dụng để mất đi sự trong sáng. Ví dụ: không nói "xe lửa" mà nói "hoả xa". + nói năng lịch sự, có văn hoá chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt. + ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt. Ca dao có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. + phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm, phải biết cảm ơn người khác, phải biết giao tiếp đúng vai, đúng chỗ, đúng tuổi, phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. - Đó là những từ ngữ nói về nhân vật: + Kim Trọng: rất mực chung tình. + Thuý Vân: cô em gái ngoan. + Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt. + Thúc Sinh: sợ vợ. + Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ... Mỗi từ ngữ dùng ở đây nói được cái tiêu biểu của nhân vật. Qua đó, ta thấy được độ chuẩn xác của những từ đó. Chẳng hạn với Kim Trọng, việc dùng các từ "rất mực chung tình" là rất chính xác. Kim Trọng yêu say đắm Thuý Kiều, nhưng vì tai hoạ giáng xuống gia đình Thuý Kiều nên mối tình Kim- Kiều tan vỡ. Mặc dù có Thuý Vân, nhưng KT vẫn không nguôi tình cảm với Thuý Kiều, tìm tung tích của Thuý Kiều và cuối cùng tìm được nàng lưu lạc ở phương xa. Gặp lại nàng Kiều , tình cảm của Kim Trọng vẫn đằm thắm như xưa, nghĩa là "rất mực chung tình". - nắm vững kiến thức đã học. - soạn tiết sau. ********************************************* Tiết 6: bài viết số 1- Nghị luận xã hội A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh - Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận... - Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. B. Phương pháp dạy học: Chọn những đề phù hợp trình độ học sinh, tập trung vào những quan niệm về đạo lí, tư tưởng phổ biến như mơ ước, quan hệ gia đình... C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Ra đề: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp THPT. 3. Gợi ý làm bài và nhắc nhở học sinh nộp bài đúng thời gian quy định. ******************************************* Tuần 3 (từ tiết 7 đến tiết 9). Ngày soạn: 1.9.2008. Tiết 7, 8: Tuyên ngôn độc lập Hồ chí minh A. Mục tiêu bài học: - Thấy rõ giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập. - Cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào dân tộc của Bác. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, GA. C. Cách thức tiến hành: hướng dẫn hs đọc văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi. D.Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Tiết 7: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung: Hoạt động 1: GV dẫn dắt hs trả lời các câu hỏi theo đề mục. 1. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác TNĐL: . - Trình bày nét cơ bản về hoàn cảnh sáng tác TNĐL? Mục đích sáng tác TNĐL? 2. Bố cục: Xác định bố cục của bản TN? 3. Chủ đề: Xác định chủ đề của văn bản? II. Đọc hiểu văn bản: 1. Cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn: Hoạt động 2: - HS đọc đoạn 1. - Thảo luận nhóm. Nhóm 1: Bác dựa vào cơ sở pháp lí nào để viết tuyên ngôn? Nhóm 2: Tác dụng của việc Bác sử dụng lời lẽ của hai bản tuyên ngôn? Nhóm 3: Sáng tạo của Bác trong phần này? ý nghĩa của điều đó? Tiết 8: 2. Tố cáo tội ác của thực dân, khẳng định chính nghĩa của cách mạng Việt Nam, tuyên bố thoát ly quan hệ với thực dân: Hoạt động 3: Học sinh đọc đoạn 2. GV gợi dẫn hs trả lời câu hỏi. a. Tố cáo tội ác của thực dân: Những chi tiết nào chứng tỏ tội ác của bọn thực dân? b. Khẳng định chính nghĩa và thắng lợi của cách mạng Việt Nam: Những chi tiết nào thể hiện lời khẳng định chính nghĩa? Bản tuyên ngôn đã tuyên bố điều gì? 3. Lời tuyên ngôn độc lập: Hoạt động 4: thảo luận nhóm, GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày sau đó nhận xét, bổ sung. Bác khẳng định, tuyên bố điều gì? 4. Nghệ thuật của bản tuyên ngôn: Hoạt động 5: Gv gợi dẫn hs trả lời câu hỏi. Đặc sắc nghệ thuật của bản tuyên ngôn? III. Tổng kết: Hoạt động 6: Gv tổ chức cho hs rút ra kết luận từ bài học * Hoàn cảnh sáng tác: - Trên thế giới: cuộc đại chiến thứ hai đang

File đính kèm:

  • docGiao an Van 12.doc
Giáo án liên quan