Giáo án Ngữ văn 6 (3 cột) – Năm học 2007- 2008

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :- Giúp học sinh :

+ Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết

+ Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kì ảo của truyện

+ Kể được truyện

- Rèn kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết

- Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc, sự đùm bọc đoàn kết thương yêu lẫn nhau

II. CHUẨN BỊ

+ Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học :

- Bức tranh đẹp , kì ảo về Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên rừng xuống biển

- Tranh ảnh về Đền Hùng và đất Phong Châu

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Dạy bài mới

a- Giới thiệu bài :

Truyền thuyết là một loại truyện dân gian được nhân dân ta sáng tác bằng trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác .Đọc những câu chuyện truyền thuyết ta không chỉ bắt gặp những tên người , tên núi tên sông như Lạc Long Quân , Âu Cơ , Thánh Gióng , An Dương Vương , núi Sóc Sơn , thành Cổ Loa .mà còn tìm thấy trong đó một pho sử hào hùng về thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta.Với những cốt lõi là sự thật lịch sử , cùng với trí tưởng tượng phong phú , nhân dân ta đã thể hiện thái độ và cách đánh giá của mình về những sự kiện và nhân vật lịch sử .Chính vì vậy mà người đọc không nhầm lẫn trang truyền thuyết đầy chất thơ với những những trang sử kí mà bao đời nay ông cha ta đã viết nên .Đúng như Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã nhận định :”Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lí

doc132 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 (3 cột) – Năm học 2007- 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20./8/2007 Ngày dạy : ..28./8/2007 Tuần 1- Bài 1 : Kết quả cần đạt: *Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết .Hiểu nội dung , ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con Rồng cháu Tiên”và “bánh chưng bánh giầy”trong bài học .Kể được hai truyện này. *Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở bậc Tiểu học. *Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản. Con Rồng cháu Tiên Văn bản : I- Mục tiêu cần đạt :- Giúp học sinh : + Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết + Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên + Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kì ảo của truyện + Kể được truyện Rèn kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc, sự đùm bọc đoàn kết thương yêu lẫn nhau II. Chuẩn bị + Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học : - Bức tranh đẹp , kì ảo về Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên rừng xuống biển Tranh ảnh về Đền Hùng và đất Phong Châu III-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Dạy bài mới a- Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một loại truyện dân gian được nhân dân ta sáng tác bằng trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác .Đọc những câu chuyện truyền thuyết ta không chỉ bắt gặp những tên người , tên núi tên sông như Lạc Long Quân , Âu Cơ , Thánh Gióng , An Dương Vương , núi Sóc Sơn , thành Cổ Loa ...mà còn tìm thấy trong đó một pho sử hào hùng về thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta.Với những cốt lõi là sự thật lịch sử , cùng với trí tưởng tượng phong phú , nhân dân ta đã thể hiện thái độ và cách đánh giá của mình về những sự kiện và nhân vật lịch sử .Chính vì vậy mà người đọc không nhầm lẫn trang truyền thuyết đầy chất thơ với những những trang sử kí mà bao đời nay ông cha ta đã viết nên .Đúng như Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã nhận định :”Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá , gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng , chắp đôi cánh của sức tưởng tượng nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người yêu thích”.Hôm nay cô trò mình cùng đọc và tìm hiểu những trang truyền thuyết như thế b-Tiến trình tổ chức các hoạt động : Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích Mục tiêu : HS nắm được sơ lược về thể loại và nội dung văn bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV-cho HS tìm hiểu khái niệm truyền thuyết bằng những lệnh sau: ? Em hãy đọc lại đoạn văn giới thiệu về thể loại truyền thuyết trong phần chú thích? -HS đọc I-Đọc và chú thích: 1-Khái niệm truyền thuyết. -Nội dung:Kể về -Nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. -Nghệ thuật:-Có những chi tiết tưởng tượng kì ảo. -ý nghĩa:Thể hiện thái độ và cách đánh giá của người xưa về nhân vật và sự kiện được kể ? Chú thích * trong SGK cho em biết truyền thuýêt kể về nhân vật nào và sự việc nào? ?Kể bằng cách nào? ?Kể để làm gì? ? Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào ? ( Tích hợp TLV) -Nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. -Có những chi tiết tưởng tượng kì ảo. -Thể hiện thái độ và cách đánh giá của người xưa về nhân vật và sự kiện được kể ?Phần kiến thức mà bạn vừa trả lời chính là những ý chính trong định nghĩa truyền thuyết về các mặt nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. GV ghi bảng ý chính -HS ghi Đọc tác phầm :Hình thức *Giáo viên đọc một đoạn trong truyện. * Gọi học sinh đọc truyện theo ba đoạn Đoạn 1: Từ đầu ...Long trang Đoạn 2: Tiếp ...lên đường Đoạn 3: Phần còn lại . * Sau khi học sinh đọc xong từng đoạn , giáo viên cho học sinh nhận xét , góp ý , chọn một số chỗ để sửa cho học sinh và cho học sinh nêu nội dung chính của từng đoạn. -HS đọc . 2-Đọc văn bản ?Nhận xét đoạn bạn vừa đọc?Nội dung chính của đoạn đó là gì? -HS đọc ?Mời bạn ...đọc đoạn thứ hai? G-Qua việc các bạn đọc , chia đoạn và nêu nội dung chính của từng đoạn, em hãy tóm tắt những sự việc chính do các nhân vật thực hiện? -HS tóm tắt G chuyển:Để hiểu kĩ và sâu hơn văn bản, chúng ta sẽ tìm hiểu phần chú thích trong sách giáo khoa. -HS nghe. Tìm hiểu chú thích :Hình thức . -Giao cho H tự đọc chú thích ở nhà.Chú ý những chú thích 1,2,3,5,7. ?Qua việc đọc ở nhà những chú thích trong sách giáo khoa , bạn nào hãy nêu nghĩa của những từ ở chú thích 1,2,3,5,7. -HS nêu nội dung những chú thích trong SGK. 3-Tìm hiểu từ khó. GV nhận xét và bổ sung:Theo huyền sử đời Hùng, ở vùng biển Đông nam có một con cá dữ tợn, có thân dài 50 trượng , đuôi như cách buồm, miệng há có thể nuốt được thuyền bè, lấy đá lấp eo biển để gây khó khăn cho thuyền bè đi lại, còn hồ Tinh là con cáo chín đuôi thường biến thành người để bắt những người dân ở vùng đồng băng, Mộc Tinh là cây chiên đàn sống ngàn năm thành tinh ở vùng núi cao, chuyên làm mê hoặc người và bắt người.Để cứu dân lành, Lạc Long Quân đã tiêu diệt những loài yêu quái trên . Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Mục tiêu : HS nắm được nội dung của văn bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nd cơ bản Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm 1. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ gG chuyển:Trước khi đi vào tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết truyện gồm mấy nhân vật? ?Theo em , ai là nhân vật chính? -Lạc Long Quân và Âu Cơ ? Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ là những nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ như thế nào? TH chéo môn lịch sử HS có thể trả lời :Lạc Long Quân và Âu Cơ là những người có công trong việc thành lập nhà nước văn Lang và là tổ tiên của người Việt cổ. Nếu không trả lời được , G có thể linh hoạt , khéo léo giới thiệu: G-Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ gợi ta liên tưởng đến một sự thật lịch sử là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt là nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt.Ngày đó, con người sống thành những bộ lạc ở rải rác ở vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng núi cao phương Bắc.Người dân lúc bấy giờ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước , săn bắn và đánh cá.Cuộc sống của họ cần phải chinh phục thiên nhiên để làm thuỷ lợi và chống giặc dữ.Những công việc lớn lao ấy đòi hỏi một sức mạnh lớn. Vì vậy, mới có sự kết hợp giữa các bộ lạc để tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết. Đây chính là cốt lõi sự thật lịch sử của câu chuyện.Nhưng cốt lõi LS này chỉ là làm nền cho tác phẩm .Người đọc không coi đây là bài học lịch sử bởi chất thơ của câu chuyện.Làm nên chất thơ đó chính là yếu tố tưởng tượng , kì ảo.Chúng ta sẽ tìm hiểu yếu tố đó ở phần tiếp theo của bài học Lạc Long Quân -Vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long nữ -Thần mình Rồng, thường ở dưới nước Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của văn bản. Giao việc cho HS bằng những lệnh sau: ? Qua việc đọc truyện trên lớp và soạn bài ở nhà , các em hãy tìm những chi tiết kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ .Cô giao việc như sau: Tổ 1:Tìm những chi tiết kể về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? Tổ 2:Tìm những chi tiết kì lạ kể về sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân ?(Thần giúp dân diệt trừ yêu quái ở đâu, đó là những vùng đất như thế nào? Tổ 3 :Tìm những chi tiết kì lạ kể về cuộc kết duyên kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ? -Các tổ làm việc trong 3 phút. Âu Cơ: -ở vùng núi cao phương Bắc, nàng Âu cơ thuộc họ thần Nông,xinh đẹp tuyệt trần Sau khi cho HS thảo luận ở tổ để tìm những chi tiết ấy , giáo viên cho đại diện mỗi tổ nêu ý kiến.Cho các tổ nhận xét lẫn nhau về việc thực hiện những yêu cầu cô chưa?) ? Từ Thần là từ đơn, từ Lạc Long Quân là từ ghép (Tích hợp TV) Lạc Long Quân -Vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long nữ -Thần mình Rồng, thường ở dưới nước Âu Cơ: -ở vùng núi cao phương Bắc, nàng Âu cơ thuộc họ thần Nông,xinh đẹp tuyệt trần +Về sự nghiệp mở nước : -Giúp dân diệt trừ Ngư tinh,Hồ Tinh, Mộc Tinh. Dạy dân cách trồng trọt , chăn nuôi và cách ăn ở. + Về sự kết duyên, sinh nở , chia con -Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ -Sinh một bọc trăm trứng nở 100 người con trai, hồng hào đẹp đẽ , lớn nhanh như thổi , mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần -Lạc Long Quân và Âu cơ chia con :50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng -Người con trưởng theo Âu Cơ tôn làm Vua , hiệu là Vua Hùng. -Triều đình có tướng văn tướng võ,ngôi truyền cho con trưởng, mười mấy đời đều lấy hiệu là Vua Hùng +Về sự nghiệp mở nước : + Về sự kết duyên, sinh nở , chia con ?Nhận xét những chi tiết mà các bạn vừa tìm được? -Là những chi tiết tưỏng tượng kì ảo. ? Qua những chi tiết các em vừa tìm được kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ, em hiểu thế nào là những chi tiết kì lạ (TH dọc: Đặc điểm của truyện truyền thuyết) -Tưởng tượng ,không có thật mà tác giả dân gian sáng tác nhằm một mục đích nhất định . ?Những chi tiết tưởng tượng kì ảo này giúp người nghe có tâm trạng như thế nào khi theo dõi câu chuyện? G:không chỉ làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, những chi tiết tưởng tượng kì ảo còn có ý nghĩa sâu sắc. Hấp dẫn và lôi cuốn người đọc Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu ý nghĩa truyện Mục tiêu : HS nắm được ý nghĩ cua văn bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND Cơ bản G giúp HS tìm hiểu ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng kì ảo bằng những câu hỏi sau: ? Những chi tiết kì lạ giải thích như thế nào về nguồn gốc của người Việt ? -Nguồn gốc dân tộc ta :Con Rồng cháu Tiên 2. ý nghĩa của truyện ?Việc Lạc Long Quân diệt trừ Ngư tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh gợi cho em hình dung cuộc chinh phục thiên nhiên, công cuộc xây dựng đất nước của tổ tiên ta như thế nào?Qua chi tiết này , nhân dân ta có cách đánh giá như thế nào về sự nghiệp này, đánh giá như thế nào về những kì tích của lạc Long Quân? -Tô đậm tính chất lớn lao , kì lạ đẹp đẽ của nhân vật. ?Cùng với sự giải thích nguồn gốc của người Việt, chi tiết kì lạ mà tổ 3tìm thấy (Bọc trăm trứng) còn nêu ước nguyện như thế nào của nhân dân ta? -Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt ? Những chi tiết kì lạ ấy còn thể hiện thái độ như thế nào của nhân dân ta trong việc giải thích nguồn gốc của dân tộc mình ? Thần kì hoá , linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi , dân tộc để tăng thêm niềm tự hào , tôn kính tổ tiên dân tộc mình . ? Với những chi tiết tưởng tượng, kì ảo ấy ,truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa gì ? Những câu hỏi trên TH kiến thức về khái niệm truyền thuyết. ý nghĩa truyện : Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý , thiêng liêng của cộng đồng người Việt với niềm tự hào về nguồn gốc cao quý linh thiêng của mình . Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết , thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước ý nghĩa truyện -Giải thích -Đề cao nguồn gốc G:Bình:Chuyện thần tiên có vẻ như hoang đường , nhưng suy nghĩ kĩ , chúng ta thấy câu chuyện ngụ ý nói đến lịch sử đấu tranh mở nước , thống nhất bờ cõi lúc ban đầu của Tổ Tiên ta.Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh có thể xem là những khó khăn, cản trở ở vùng biển, đồng bằng, miền núi-những nơi mà nhân dân ta khai phá và ổn định cuộc sống.Những kì tích của Lạc Long Quân là những thành tích lao động , đấu tranh với thiên nhiên, mở mang bờ cõi của Tổ Tiên ta.Ngoài ra chuyện còn giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc với một niềm tự hào, tôn kính:Dân tộc Việt nam dù Kinh, Tày,Mường, Dao, Ê Đê ...đều là con cháu của của 100 trứng cùng bọc do cha Rồng mẹ Tiên sinh ra , và cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước.Đó chính là ý nghĩa mà truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên “gửi tới mỗi chúng ta. Những ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng , bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc,những nét đẹp trong đời sống tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Hoạt động 5:Hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ Mục tiêu : HS nắm được nội dung nghi nhớ Hoạt động của thầy và trò III-Luyện tập Nội dung cần đạt Ghi nhớ Trước khi đi vào phần ghi nhớ, một bạn nhắc lại cho cả lớp : ? Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về nhân vật và sự kiện nào ?Có liên quan đến lịch sử thời quá khứ như thế nào ? yếu tố quan trọng trong truyền thuyết là gì ?Với những yếu tố ấy, truyện giải thích và thể hiện cách đánh giá , thái độ của nhân dân về các nhân vật và sự kiện lịch sử như thế nào ? Tại sao lại xếp truyện Con Rồng cháu Tiên vào loại truyện truyền thuyết ? (Bởi truyện “Con Rồng cháu Tiên” có những đặc điểm của truyền thuyết) ?Vậy, một bạn hãy nhắc lại những đặc điểm của truyền thuyết ? Một bạn đọc to phần ghi nhớ trong SGK Ghi nhớ : *Định nghĩa truyền thuyết :là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử * Truyện Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo ( Như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng ...) nhằm giải thích , suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết , thống nhất cộng đồng của người Việt. Ghi nhớ (SGK ) Hoạt động 6:Hwớng dẫn học sinh luyện tập Luyện tập :Tuỳ vào thời gian còn lại của tiết học ?Như chúng ta đã biết, bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo có cơ sở là sự thật lịch sử, truyền thuyết đã bồi đắp những nét đẹp trong đời sống tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.Theo em đó là những tình cảm gì?Hãy đọc phần đọc thêm để hiểu rõ hơn điều ấy? ? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác của Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ? ? Hãy kể lại diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên ? Học sinh kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên với các yêu cầu sau: - Đúng cốt truyện , chi tiết chính - Diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình - Kể diễn cảm Trả lời Một số các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc tương tự như truyện Con Rồng Cháu Tiên như người Mường có truyện: Quả trứng to nở ra con người , người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ ...Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên đất nước ta Yếu tố nào giúp phân biệt truyền thuyết với thần thoại, cổ tích a. Là truyện cổ dân gian b. Có cốt lõi là nhân vật, sự kiện lịch sử c. Có yếu tố tưởng tượng, kì lạ d. Cả 3 đáp án trên 2. Truyền thuyết Con rồng cháu tiên giải thích ? a. nguồn gốc giống nòi b. thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt. c.Cung cấp những tư liệu lịch sử d. Cả 3 đáp án trên 1 2 b d 4. Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài và làm bài tập trong vở bài tập -Tìm hiểu trước văn bản bánh chưng bánh giầy Ngày soạn :22./8/2007 Ngày dạy : 28/8/2007 Bánh chưng, bánh giầy Bài 1 :Tiết 2 Văn bản : 1- Mục tiêu cần đạt : - Giúp học sinh : + Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết + Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy + Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kì ảo của truyện + Kể dược truyện II. Chuẩn bị - Bánh chưng, bánh giầy III-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 1. ổn định tổ chức lớp 2-Kiểm tra bài cũ 1.truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa gì ? Yếu tố nào giúp phân biệt truyền thuyết với thần thoại, cổ tích a. Là truyện cổ dân gian b. Có cốt lõi là nhân vật, sự kiện lịch sử c. Có yếu tố tưởng tượng, kì lạ d. Cả 3 đáp án trên 3. Dạy bài mới a- Giới thiệu bàI mới Hằng năm, mỗi khi xuân về Tết đến , nhân dân ta- con cháu vua Hùng –từ miền ngược đến miền xuôi , vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ , giã gạo gói bánh. Quang cảnh làm chúng ta thên yêu quý tự hào về nền văn hoá cổ truyền , độc đáo của dân tộc và như làm sống lain truyền thuyết bánh chưng bánh giầy . Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chững bánh giày vào ngày Tết , đề cao sự thờ kính Trời Đất và Tổ tiên của nhân dân đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi , xây dựng nền văn hoá đậm đà màu sắc phong vị dân tộc . b-Tiến trình tổ chức các hoạt động : + Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học : Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích Mục tiêu ; HS nắm được sơ lược về văn bản và chú thích Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND cơ bản G- đọc một đoạn trong truyện Gọi ba học sinh đọc theo ba đoạn sau : Đoạn 1:Từ đầu ...chứng giám Đoạn 2 : Tiếp ...hình tròn Đoạn 3 : phần còn lại -HS đọc I. Đọc- Hiểu chú thích - Đọc Giáo viên cho HS nhận xét ngắn gọn ? Từ bánh chưng, bánh giầy thuộc từ đơn hay từ phức ? (Tích hợp TV ) ? Đặt tên và nêu những sự việc chính trong mỗi đoạn Học sinh đọc những chú thích và chú ý những chú ý những chú thích :1,2,3,4,7,8,9,12,13. ? Văn bản này thuộc thể loại gì ? Nhắc lại sơ lược về truyền thuyết? -Đoạn 1:Vua Hùng chọn người nối ngôi. -Đoạn 2:Lang Liêu làm bánh chưng và bánh dầy. -Đoạn 3: Vua chọn bánh của Lang Liêu tế trời và tiên vương, lang liêu npói ngôi vua. - Chú thích - Bố cục ? Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào? - Tự sự Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Mục tiêu : Tìm hiểu nội dung văn bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND cơ bản ?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Giặc ngoài đã dẹp yên ,muốn tập trung chăm lo cho dân được no ấm . II. Tìm hiểu văn bản ?Yêu cầu của Vua như thế nào? ?Khó khăn ở điểm nào? -Người nối ngôi ta phải là người nối chí ta, không nhất thiết phỉ là con trưởng. -Ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho. -Không ai có thể biết được ý vua như thế nào? 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi -Hoàn cảnh - ý định ?Việc ra câu đố khó như thế có ý nghĩa gì? ? Việc vua Hùng chọn người nối ngôI có gì khác so với lệ thường các em đã học ở bài trước ? -Câu đố khó như thế mới tìm được người thực sự tài năng. -Thể hiện ý thức trách nhiệm của một ông vua biết chăm lo đến việc nước. - Hình thức GV:Mở đầu truyện bằng một tình huống như vậy gợi cho người đọc có một tâm trạng như thế nào? -Hồi hộp theo dõi câu chuyện, xem các ông lang trổ tài như thế nào? 2. Các Lang thi tài dâng lễ vật - Các Lang ?Theo dõi tiếp câu chuyện, hãy cho biết Lang Liêu được giới thiệu là người như thế nào? - Tích hợp với các nhân vật cổ tích -Là người con thứ 18, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, rồi chết. -So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. -Chàng chỉ biết chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai - Lang Liêu + Hoàn cảnh ?Lang Liêu có tâm trạng như thế nào trước yêu cầu của vua cha? Vì sao lại có tâm trạng ấy? -Buồn . -Vì quanh nhà Lang Liêu chỉ có lúa gạo, trong khi các ông lang khác lên rừng xuống biển để tìm sơn hào hải vị. ?Nhưng nỗi buồn ấy không lâu, chàng vui trở lại khi nào? -Được thần mách bảo về giá trị của lúa gạo. -Được thần mách bảo ?Theo em , tại sao thần chỉ mách bào cho Lang Liêu? -Lang Liêu là người con thiệt thòi. -Lang Liêu là người yêu lao động, chăm chỉ với công việc đồng áng. ?Được sự mách bảo của thần, Lang Liêu làm như thế nào? -Làm bánh chưng và bánh dầy từ gạo, thịt, đậu xanh- là những thứ chính tay Lang Liêu làm ra và nuôi sống con người. -Làm bánh chưng và bánh dầy ?Chỉ ra sự sáng tạo của Lang Liêu khi làm bánh dưới sự mách bảo của thần? -Kết hợp khéo léo giữa gạo với một số thực phẩm khác -Thay đổi cách chế biến. -Đổi kiểu, đổi vị. -> Là người thông minh, tài trí chăm nghề canh nông ?Những nguyên liệu làm bánh và sự khéo léo của Lang Liêu cho em nhận xét gì về nghề trồng trọt và chăn nuôi nước ta lúc bấy giờ? -Nghề trồng trọt và chăn nuôi nước ta đã phát triển. -Người lao động đã có những kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi. ?Sự khéo léo, sáng tạo ấy đã đem lại điều gì? -Bánh của Lang Liêu được vua chọn làm lễ tế tròi đất và Tiên vương. 3. Kết quả ?Hai loại bánh được vua nêu ý nghĩa như thế nào? Em suy nghĩ gì về việc vua chọn hai loại bánh làm lễ Tiên vương và những lời nói của vua về hai loại bánh? -Việc chọn bánh chưng bánh dầy làm vật lễ Tiên vương vừa thể hiện sự thờ kính và biết ơn tổ tiên của nhân dân ta vừa đề cao lao động, đề cao nhà nông nhà nông. -Những lời nói của vua không những giải thích về đặc điểm của bánh chưng bánh dầy mà còn thể hiện mong muốn của một vị vua anh minh sáng suốt: Mong muốn đất nước luôn được thaí bình thịnh trị. +Sự thái bình ấy có được trước hết phải có một nền kinh tế vững vàng:Kinh tế nông ngiệp +Sự thái bình ấy có được từ sức mạnh của sự đùm bọc yêu thương lần nhau, phải chăng là sức mạnh của tinh thần đoàn kết. - Lễ vật Lang Liêu dâng đực nhận - Lang Liêu được nối ngôi Chuyện bánh chưng bánh dầy còn để lại cho chúng ta một phong tục đẹp, đó là phong tục gì? ?Phong tục ấy thể hiện thái độ như thế nào của nhân dân ta với nghề nông.... ?Phong tục ấy không chỉ thể hiện lòng biết ơn và sự coi trọng nhà nông, coi trọng sản vật nhà nông, còn giúp ta hiểu rõ thêm đặc điểm nào về hình thức của truyện truyền thuyết? -Thể hiện sự biết ơn và sự coi trọng nhà nông, coi trọng sản vật nhà nông, lòng thành kính và biết ơn tổ tiên - Sự việc có liên quan đến lịch sử thời quá khứ và vẫn còn cho đến hôm nay. 4. ý nghĩa -Thể hiện sự biết ơn - Sự việc có liên quan đến lịch sử Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa truyện Mục tiêu: Khái quát nội dung văn bản HĐ của thầy Hoạt động của trò ND cơ bản ?Tóm lại, qua cuộc thi tài tìm người nối ngôi, qua những sự việc xảy ra với nhân vật chính là Lang Liêu, tác giả dân gian muốn gửi tới chúng ta điều gì? HS nêu GV chốt lại thành ghi nhớ. Ghi nhớ: Truyền thuyết bánh chưng bánh dầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh dầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đè cao nhà nông và thể hiện sự thờ kính trời đất tỏ tiên của nhân dân ta. -Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian(Nhân vật chính là Lang Liêu, trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và nối ngôi vua...) Ghi nhớ: (SGK ) Hoạt động 5 Luyện tập :Tuỳ vào thời gian còn lại của tiết học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND cơ bản Luyện tập : Trao đổi ở lớp : ý nghĩa phong tục ngày Tết , nhân dân ta lại làm bánh chưng bánh dày ? Giáo viên cho học sinh thảo luận theo tổ , có sự khen thưởng điểm với những ý kiến đúng , tạo nên không khí thi đua gữa các tổ . ? Đọc truyện em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ? Giáo viên có thể cho các em tự do nêu suy nghĩ của mình , không nên áp đặt .Có thể nêu một vài chi tiết của những em học sinh ở lớp khác cho các em học sinh lớp mình tham khảo . Luyện tập : * ý nghĩa phong tục ngày Tết làm bánh chưnh bánh giầy :Đề cao nghề nông , đề cao sự thờ kính Trời Đất Tổ tiên của nhân dân ta . Cha ông ta đã xây dựng những phong tục tập quán đẹp của mình từ những điều giản dị nhưng cũng rất thiêng liêng , giàu ý nghĩa . Quang cảnh ngày Tết , nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt nam * Những chi tiết : - Lang liêu nằm mộng thấy Thần đế khuyên bảo . Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện . Trong các con vua chỉ có Lang Liêu mới được Thần giúp đỡ . Chi tiết này còn nêu bật giá trị hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và gạo là lương thực chính, đồng thời chi tiết này còn thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý , đáng trân trọng sản phẩm do con người tạo ra. - Lời nói của Vua với mọi người về hai loại bánh . Đây là cách đọc , cách thưởng thức về văn hoá. Những cái bình thường giản dị những lại chứa trong nó nhiều ý nghĩa sâu sắc . Nhận xét của vua về bánh chưng bánh giầy cũng chính là ý nghĩa tư tưởng , tình cảm của nhân dân về hai loại bánh này nói riêng và về phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết nói chung. Luyện tập HS làm bàI trắc nghiệm sau : Cách vua Hùng chọn người nối ngôi có ý nghĩa gì ? a. Nhằm chọn được người tài giỏi b. Chọn được người hiếu thảo c. Chọn được ngừơi chăm lo cho dân d. Cả 3 ý trên 2. Tại sao Lang Liêu lại được vua cha chon lễ vật và được nối ngôI ? a. Vì vua muốn bù đắp sự thiệt thòi b. Vì Lang Liêu là người có tài, đức c. Cả 2 ý trên Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà: - Nắm được nội dung bài học, làm các bài tập ở vở bài tập ngữ văn -Xem trước và ôn lại kiến thức tiếng việt tiểu học ngữ liệu bài từ và cấu tạo từ tiếng Việt Ngày soạn :25./8/2007 Ngày dạy : 31/8/2007 Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt Bài 1 : tiết 3 I- Mục tiêu cần đạt : Học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt .Cụ thể là : Khái niệm về từ Đơn vị cấu tạo của từ Các kiểu cấu tạo từ ( Từ đơn , từ phức ; từ ghép , từ láy ) II. Chuẩn bị Bảng phụ ghi ví dụ Ôn lại các kiến thức về cấu tạo từ tiếng việt iII- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 ban dep hay.doc