Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51: Văn bản: Treo biển lợn cưới, áo mới (hướng dẫn đọc thêm) (truyện cười)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh

-Hiểu được định nghĩa truyện cười

-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện.

II-CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ, tranh ảnh

2.Học sinh: Học bài, xem bài mới

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51: Văn bản: Treo biển lợn cưới, áo mới (hướng dẫn đọc thêm) (truyện cười), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản: TREO BIỂN LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Hướng dẫn đọc thêm) (Truyện cười) I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh -Hiểu được định nghĩa truyện cười -Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện. II-CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ, tranh ảnh 2.Học sinh: Học bài, xem bài mới III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tiết 1 HOẠT ĐỘNG 1 ²Khởi động *Oån định *Kiểm tra bài cũ *Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp HỎI: 1/Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng? 2/Từ câu chuyện ngụ ngôn này em rút ra bài học gì cho bản thân? -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét và công bố điểm Người Việt Nam ta có một rừng cười rất phong phú và đa dạng, tiếng cười mua vui, hóm hỉnh, hài hước,.. phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội,… -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Cá nhân trả lời: 1/ Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. 2/Bài học dành cho bản thân: phải biết nương tựa, hợp tác, đoàn kết,… - HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 ²Đọc và hiểu văn bản I-TÌM HIỂU CHUNG -Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội II-PHÂN TÍCH 1.Treo biển. -Ở đây có bán cá tươi 2.Chữa biển và cất biển. -Y/c HS đọc chú thích SGK HỎI:Truyện cười là gì? -GV hướng dẫn HS đọc văn bản -Y/c HS đọc văn bản -GV nhận xét chung về cách đọc của học sinh -Y/c HS tóm tắt văn bản -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV treo tranh HỎI:Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có mấy yếu tố?.Nêu vai trò của từng yếu tố đó? HỎI:Theo em có thể thêm hay bớt thông tin nào trên tấm biển đó không?.Vì sao? HỎI:Nếu chỉ có sự việc như vậy thì truyện có gây cười chưa?.Vì sao? HỎI:Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? HỎI:Lần thứ nhất người góp ý là ai?Góp ý với nội dung gì? HỎI:Nhà hàng nghe theo và bỏ chữ “tươi”. Sự việc này có đáng cười không?.Vì sao? HỎI:Lần thứ hai khách góp ý với nhà hàng điều gì? HỎI:Lần thứ ba khách hàng góp ý điều gì? HỎI:Trong hai lần đó, chủ nhà hàng điều nghe theo khách hàng lập tức chữa biển. Sự việc này có đáng cười không?.Vì sao? HỎI:Em có nhận xét gì về từng ý kiến đó? HỎI:Khi nào cái cười được bộc lộ rõ nhất?.Vì sao? -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Lắng nghe -Cá nhân tóm tắt văn bản -HS nhận xét và bổ sung -Quan sát tranh -Cá nhân trả lời: có bốn yếu tố +Ở đây: chỉ địa điểm +Có bán: chỉ hoạt động +Cá: chỉ loại mặt hàng +Tươi: chỉ chất lượng -Cá nhân trả lời: không thể thêm bớt.Vì đã đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua. -Cá nhân trả lời: chưa gây cười, vì bình thường,... -Cá nhân trả lời: có bốn người khách góp ý về cái biển -Cá nhân trả lời: là người qua đường, góp ý thừa chữ “tươi” -Cá nhân trả lời:đáng cười vì vội vã nghe theo lời của người khác. -Cá nhân trả lời: thừa chữ “Ở đây”. -Cá nhân trả lời: không cần phải đề “có bán” -Cá nhân trả lời:rất đáng cười vì máy móc nghe theo ý kiến của người khác. -Cá nhân trả lời: bằng cử chỉ, ngôn ngữ (cười, bảo, nói) họ chỉ quan tâm đến một số thành phần câu quảng cáo mà không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của các thành phần khác. -Cá nhân trả lời: cái cười được bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện vì từng người góp ý có vẻ lí thú nhưng kết quả lại thành phi lí HOẠT ĐỘNG 3 III-TỔNG KẾT -Nội dung:Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiêng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. HỎI:Hãy nêu nội dung và ý nghĩa truyện? HỎI:Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? HỎI:Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì về cách dùng từ? -Cá nhân trả lời: Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiêng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. -Cá nhân trả lời: phải có chủ kiến khi làm việc, suy xét kĩ trước khi làm việc,...biết tiếp thu một cách có chọn lọc,... -Cá nhân trả lời: từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa, từ trong biển quảng cáo phải ngắn gọn và rõ ràng,... HOẠT ĐỘNG 4 ²Đọc và hiểu văn bản I-TÌM HIỂU CHUNG II-PHÂN TÍCH. 1.Những của được đem khoe. -Aùo mới may -Con lợn cưới 2.Cách khoe của. -Anh có lợn cưới: đang tất tưởi.. -Anh áo mới: kiên trì và đợi dịp khoe… -GV hướng dẫn HS đọc văn bản -Y/c HS đọc văn bản -GV nhận xét chung về cách đọc của học sinh -Y/c HS tóm tắt văn bản -Y/c HS nhận xét và bổ sung HỎI:Truyện này cười về vấn đề gì? -GV treo tranh HỎI:”Tính khoe của” có ý nghĩa gì? HỎI:Anh thứ nhất có gì để khoe? HỎI:Theo em, cái áo mới may có đáng để khoe không?.Vì sao? HỎI:Anh thứ hai có gì để khoe? HỎI:Theo em có đáng khoe thiên hạ con lợn làm đám cưới không?.Vì sao? HỎI:Anh có lợn khoe trong tình trạng nào? HỎI:Cách khoe lợn như thế nào? HỎI:Vì sao anh có lợn lại cố tình hỏi như vậy? HỎI:Anh có áo mới khoe của như thế nào? HỎI:Đọc truyện này vì sao em lại cười? -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Lắng nghe -Cá nhân tóm tắt văn bản -HS nhận xét và bổ sung -Cá nhân trả lời: cười vì người có tính khoe của: áo mới và lợn cưới -Quan sats tranh -Cá nhân trả lời:đem phô trương sự giàu có ð thói xấu ở người mới giàu thích học đòi. -Cá nhân trả lời: áo mới may -Cá nhân trả lời:không đáng khoe vì quá bình thường. -Cá nhân trả lời: con lợn cưới -Cá nhân trả lời: không đáng khoe vì quá bình thường. -Cá nhân trả lời: đang “tất tưởi” đi tìm lợn sổng. -Cá nhân trả lời: hỏi to” Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” -Cá nhân trả lời: khoe lợn (khoe đám cưới) chứ không phải tìm lợn -Cá nhân trả lời: kiên trì, đợi dịp, khoe rất cụ thể”...giơ vạt áo ra...” -Cá nhân trả lời: cười về hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật,... HOẠT ĐỘNG 3 III-TỔNG KẾT -Nội dung:Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. HỎI:Hãy nêu nội dung và ý nghĩa truyện? HỎI:Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? -Cá nhân trả lời: Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. -Cá nhân trả lời: không nên khoe khoan,... HOẠT ĐỘNG 4 ²Củng cố-Dặn dò -Về nhà học bài và làm bài tập ở phần Luyện tập (SGK/ trang 125), đọc phần đọc thêm -Xem và chuẩn bị bài Số từ và lượng từ cần nắm: +Ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ +Biết cách sử dụng số từ và lượng từ -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị

File đính kèm:

  • docTreo bien Lon cuoico anh.doc
Giáo án liên quan