Giáo án Ngữ văn 6 tiết 21, 22 - Văn bản: Thạch Sanh

VĂN BẢN: THẠCH SANH

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm nhân vật người dũng sĩ trong truyện kể

- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở lỗi dùng từ, với Tập làm văn ở Lời văn, đoạn văn tự sự

- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện cổ tích một cách diễn cảm

- Giáo dục tính trung thực, tinh thần dũng cảm

B.CHUẨN BỊ:

- Tranh tranh Thạc Sanh chém xà tinh

- HS chuẩn bị nội dung bài học

C. LÊN LỚP:

 1.On định tổ chức

2. Bài cũ: 1HS Nhắc lại khái niệm truyền thuyết?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 21, 22 - Văn bản: Thạch Sanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Ngày soạn: 11/10/2007 Tiết: 21,22 Ngày dạy: 13/10/2007 VĂN BẢN: THẠCH SANH A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm nhân vật người dũng sĩ trong truyện kể - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở lỗi dùng từ, với Tập làm văn ở Lời văn, đoạn văn tự sự - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện cổ tích một cách diễn cảm - Giáo dục tính trung thực, tinh thần dũng cảm B.CHUẨN BỊ: - Tranh tranh Thạc Sanh chém xà tinh - HS chuẩn bị nội dung bài học C. LÊN LỚP: 1.On định tổ chức 2. Bài cũ: 1HS Nhắc lại khái niệm truyền thuyết? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên, học sinh - HS: đọc bài theo sự hướng dẫn của giáo viên: - GV Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường, khác thường? - HS kể lại sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh vậy theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì? - Sự ra đời khác thường nhằm tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho nhân vật, tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện - GV trước khi được kết hôn với công chú Thạch Sanh đã trải qua những thử thách như thế nào?Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy? - HS : Mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thần thế mạng, Thạch Sanh diệt chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù. - Thạch Sanh bị bắt, hạ ngục - Sau khi Thạch Sanh kết hôn với công chúa, hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh - Phẩm chất, sự chất phác thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người (Chuyển tiết 22) - Gv trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh, Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động?hãy chỉ ra sự đối lập này? - HS thảo luận theo nhóm: về tính cách: - Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm. - Lý Thông; xảo trá, lừa lọc Về hành động: Thạch Sanh dũng cảm, giết chằn tinh, đại bàng cứu công chú - Lý Thông hèn nhát, đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình - GV: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân 18 nước chư hầu chư hầu, em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó? - GV trong phần kết thúc truyện mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và được lên ngôi vua, qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc đó có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hoạt động 3: Luyện tập - Nếu vẽ tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh em sẽ chọn chi tiết Thạch sanh em sẽ chọn chi tiết nào? Nội dung bài học I/ĐỌC VÀ CHÚ THÍCH: 1.Đọc: 2.Chú thích: II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1.Cấu trúc văn bản: 2.Nội dung văn bản: a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh: - Sự bình thường: - Con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi - Sự khác thường; - Do ngọc hoàng đâu thai xuống làm con, bà mẹ mang thai trong nhiều năm - Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ - Mục đích: Sự ra đời khác thường nhằm tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho nhân vật, tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện b. Những thử thách Thạch Sanh trải qua và phẩm chất quí báu của chàng: - Đi canh miếu và diệt chằn tinh Sự thật thà chất phác Diệt đại bàng cứu công chúa, có nhiều phép lạ Sự dũng cảm và tài năng - Thạch Sanh bị nhốt trong hang, tha tội chết cho mẹ con Lý Thông -> thể hiện lòng nhân đạo và yêu chuộng hòa bình c. Sự đối lập của hai nhân vật: ->Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa thật thà và xảo trá, vị tha và ích kỷ, đó là sự chiến thắng của cái đẹp đ. Ý nghĩa chi tiết thần kì: - Tiếng đàn của Thạch Sanh -> giải thoát cho Thạch Sanh khỏi tù tôi và cứu được công chúa Tiếng đàn tượng trưng cho chính nghĩa, công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa - Niêu cơm thần kì -> khả năng phi thường, tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình e. Cách kết thúc truyện: - Nhân dân ta muốn thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành) ở ác gặp ác. - Những người hiền lành sẽ được sống sung sướng, hạnh phúc, những kẻ ác sẽ bị trừng trị Ghi nhớ SGK III/ LUYỆN TẬP: - Nếu vẽ tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh em sẽ chọn chi tiết Thạch sanh chém chằn tinh, Thạch Sanh đánh đàn 4. Củng cố – dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học. - HS về nhà học bài, soạn bài Em bé thông minh ---------------------------------------------@-------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 6 TIET 21,22.doc