Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Tiết 5: Thánh gióng (truyền thuyết)

MỤC TIÊU

Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được:

- Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử, ca ngợi người anh hùng làng Gióng có công đánh giặc ngoại xâm cứu nước.

- Thánh Gióng phản ánh khát vọng và mơ ước của nhân dân về sức mạnh kỳ diệu lớn lao trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Thái độ :

Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông, đất nước.

Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt truyện , tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết

CHUẨN BỊ :

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Tiết 5: Thánh gióng (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 5 Thánh gióng (Truyền thuyết) Ngày soạn :29/8/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được: - Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử, ca ngợi người anh hùng làng Gióng có công đánh giặc ngoại xâm cứu nước. - Thánh Gióng phản ánh khát vọng và mơ ước của nhân dân về sức mạnh kỳ diệu lớn lao trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. 2 Thái độ : Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông, đất nước. 3 Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt truyện , tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK ; Giáo án 2 Học sinh : Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Kể lại truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy”. Qua truyền thuyết ấy, dân ta mơ ước điều gì? III Bài mới : 1 Đặt vấn đề : Đầu những năm bảy mươi của thế kỷ 20, giữa lúc cuộc chống Mỹ đang sôi sục khắp hai miền Nam- Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ: “ Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng, Vươn vai lớn bổng đậy ngàn cân, Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa, Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân” Truyền thuyết Thánh Gióng là một tong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa. 2 Triển khai bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: GV : Gọi HS đọc, tóm tắt truyện. Sau đó nhận xét. GV : Gọi HS đọc chú thích trong SGK. I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc - Chú thích : ? Em hãy chia bố cục của văn bản? Hoạt động 2 : Phân tích văn bản ? Những chi tiết nào liên quan đến sự ra đời của TG? ? Những chi tiết này có bình thường không? Vì sao? Nhấn mạnh điều gì về con người TG? ? Những chi tiết nào tiếp tục nói về sự kỳ lạ của tuổi thơ TG? ? Hãy phân tích ý nghĩa của việc bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé? ? TG khác với các vị thần trong truyện chúng ta đã học ở điều gì? ? Những chi tiết nào miêu tả việc ra trận của TG? ? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về trận đánh của TG? Vì sao TG chiến thắng? ? Vì sao TG đánh thắng giặc lại bay lên trời? Chi tiết này có ý nghĩa gì về phẩm chất của người anh hùng? ? Những chi tiết nào có liên quan đến cuộc đời TG hiện vẫn còn lưu giữ khiến 2. Bố cục: chia làm 3 đoạn - Đoạn 1:Từ đầu đến “mong chú giết giặc cứu nước” : Sự ra đời và tuổi thơ kỳ lạ của TG - Đoạn 2: Tiếp đến “từ từ bay lên trời”: TG ra trận đánh giặc ngoại xâm - Đoạn 3: Còn lại: những dấu tích lịch sử về TG II. Phân tích văn bản: 1. Sự ra đời kỳ lạ và tuổi thơ khác thường của TG: - Sự ra đời kỳ lạ: + Bà mẹ ướm chân vào vết chân to thì thụ thai. + Mười hai tháng mới sinh + Lên ba tuổi mà chẳng biết làm gì đKhác thường, là người thần - Tuổi thơ khác thường: + Bỗng dưng cất tiếng nói, tiếng nói đòi đi đánh giặc + Lớn nhanh như thổi ịVị thần sinh ra từ trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng và thể hiện nguyện vọng, mơ ước của nhân dân. 2. TG ra trận đánh giặc: - Vươn vai biến thành tráng sĩ - Ngựa sắt hí dài vang dội, phun lửa - Gióng mặc áo giáp, cầm roi sắt nhảy lên ngựa - Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre quật vào giặc ịMang sức mạnh và ý chí của nhân dân ta. 3. TG sống mãi với non sông đất nước: - Người anh hùng làm việc nghĩa vô tư. - Những dấu tích hiện vẫn còn lưu giữ. ta tin đó là chuyện thật? ? Vì sao tác giả dân gian muốn ta coi TG là có thật? Hoạt động 3: ý nghĩa ? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng TG? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK III. ý nghĩa hình tượng TG: - Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước - Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước - Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như TG mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. * Ghi nhớ: SGK IV Củng cố - Dặn dò: GV: Treo tranh và yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng Về nhà học bài, luyện kể văn bản. Soạn tiết: Từ mượn

File đính kèm:

  • docTIET 5.doc
Giáo án liên quan