Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 - Tiết 97: Kiểm tra văn một tiết

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

- Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết, kiến thức về truyện kí vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.

- Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi, tích hợp văn bản, Tiếng Việt và viết đoạn văn miêu tả.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 45 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong văn bản truyện kí trong chương trình ngữ văn 6 đã học.

- Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Xác định khung ma trận.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 - Tiết 97: Kiểm tra văn một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 02/03/2013 Tiết 97 Ngày dạy : 04/03/2013 KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết, kiến thức về truyện kí vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. - Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi, tích hợp văn bản, Tiếng Việt và viết đoạn văn miêu tả. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong văn bản truyện kí trong chương trình ngữ văn 6 đã học. - Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Văn bản - Tác giả - Thể loại - Nhân vật - Hoàn cảnh - Ý nghĩa Ý nghĩa của truyện Số câu: 6 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: 45% Số câu: 4 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm:0.5 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 6 Điểm:4.5 = 45% Tích hợp Tiếng Việt - Nghệ thuật Viết câu so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ... Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm:0.5 Số câu: 0.5 Số điểm: 1 Số câu: 2 Điểm:1.5 = 15% Tích hợp tập làm văn Viết đoạn văn miêu tả Số câu:1 Số điểm:4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 0.5 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu:1 Điểm:4 = 40% Tổng số câu: 8 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ: 100% Số câu: 4 Số điểm: 2 20% Số câu: 3 Số điểm: 3 30% Số câu: 1 Số điểm: 5 50% Số câu: 8 Điểm:10 = 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: A. Trắc nghiệm: (3.0 điểm) (Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D đứng đầu đáp án đúng.) Câu 1: Ai là tác giả văn bản “Bức tranh của em gái tôi”? A. Đoàn Giỏi B.Tô Hoài C. Tạ Duy Anh D. Võ Quảng. Câu 2: Văn bản “ Sông nước Cà Mau” viết theo thể loại gì? A. Truyện dài B. Truyện ngắn C. Truyện ngụ ngôn D. Thơ. Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sông nước Cà Mau” là: A. Miêu tả B.Tự sự C. Biểu cảm D.Nghị luận. Câu 4: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào? A.Trước cách mạng tháng 8 B.Trong thời kỳ chống Mĩ C.Trong kháng chiến chống Pháp năm 195 D.Khi đất nước hòa bình. Câu 5: Thế giới loài vật trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài hiện lên sinh động, gần gũi với con người nhờ nghệ thuật nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Ẩn dụ. Câu 6: Bài học được rút ra từ đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài là? A. Sống trong một tập thể thì phải đoàn kết B. Tấm lòng nhân hậu và lòng vị tha sẽ cảm hóa được sự ích kỉ, nhỏ nhen. C. Khi xem xét, đánh giá sự vật phải có cái nhìn toàn diện D. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân và cho người khác. B.Tự luận: (7.0 điểm) Câu 1: Truyện “Bức tranh của em gài tôi” có ý nghĩa gì? (2.0 điểm) Câu 2: Dựa vào văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em hãy viết đoạn văn miêu tả hình ảnh Bác Hồ có sử dụng một số nghệ thuật đã học ? (5.0 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. Trắc nghiệm: ( 3.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A A C B D B. Tự luận :(7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Ý nghĩa truyện “ Bức tranh của em gái tôi: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. (2.0 điểm) Câu 2 * Yêu cầu kĩ năng - Đúng hình thức của đoạn văn, câu đúng ngữ pháp - Có sử dụng một số nghệ thuật đã học. * Yêu cầu kiến thức: - Làm nổi bật được hình ảnh Bác Hồ. + Hình dáng, tư thế: Ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc, cao lồng lộng + Việc làm: Đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng, … + Lời nói, tình cảm. - Kết hợp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ khi miêu tả. - Có thể nhớ và dùng lời thơ của Minh Huệ khi miêu tả. (1.0 điểm) (4.0 điểm) * Lưu ý: Đáp án biểu điểm chỉ mang tính chất tương đối. Tùy theo khả năng diễn đạt và đối tượng học sinh mà giáo viên cho điểm hợp lí. VI.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Tuần 25 Ngày soạn: 02/03/2013 Tiết 98-99 Ngày dạy : 04/03/2013 Văn bản: LƯỢM ( Tố Hữu ) Hướng dẫn tự học: MƯA (Trần Đăng Khoa) A/Mức độ cần đạt - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vât Lượm. - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật trong bài thơ. - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm. B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức: - Vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm. - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm. - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó. - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ 4 chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ. 3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng, khâm phục tinh thần yêu nước của chú bé liên lạc. C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích, phát vấn, bình giảng. D/ Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp: 6a1…………………………6a2…………………………6a3………………………… 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của Hs 3.Bài mới:Nếu như trong kháng chống Pháp Minh Huệ có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thì Tố Hữu có bài thơ “Lượm”. Bài thơ viết về ai? Có ý nghĩa ra sao? Tiết học này cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Giới thiệu chung - HS đọc phần dấu à chú thích - Gv:Nêu một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? - Hs: Trả lời. - Gv chốt ý cho Hs ghi. Đọc - hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs đọc: Đoạn 1,2 đọc với giọng sôi nổi, vui tươi, đoạn cuối đọc với giọng chậm rãi, sâu lắng. - Gv đọc, Hs đọc lại văn bản. - Hs giải nghĩa một số từ khó. - Gv: Nêu bố cục của bài thơ (3 phần ) - Hs: Trả lời. - HS đọc 5 khổ đầu. - Gv phát vấn:Hình tượng của nhân vật nào được đề cập đến trong bài thơ? Lượm làm gì? Nếu phân tích hình ảnh này theo em cần chú ý đến những điểm nào cần phân tích. - Hs: Dáng điệu, trang phục, cử chỉ, lời nói, việc liên lạc và sự hi sinh. - Gv:Trong buổi gặp gỡ với tác giả, hình ảnh chú bé Lượm được thể hiện qua dáng điệu cử chỉ, lời nói như thế nào? Tính cách của Lượm? - Hs: Tìm câu thơ thể hiện. - Gv phân tích - Gv: Tìm những chi tiết miêu tả lượm lúc đi liên lạc? “Vụt” là loại từ gì? Miêu tả động tác như thế nào? “Vèo vèo” là từ tượng hình hay từ tượng thanh? Ý nghĩa của từ này? - Hs: Trả lời - Gv: Phân tích nội dung nghệ thuật, cho Hs ghi(Tuy là một cú bé nhỏ nhắn, nhưng Lượm có tinh thần trách nhiệm rất cao. Chú không ngại băng qua làn đạn của quân thù để hoàn thành nhiệm vụ. Các từ tượng thanh tượng hình đã gợi lại không khí chiến tranh ác liệt và tinh thần quả cảm vượt lên hoàn cảnh của Lượm...) - Gv: Hình ảnh thơ nào miểu tả sự hi sinh của Lượm? - Hs: Em nằm.... - Gv: Thử cảm nhận về khổ thơ này? - Hs: Bộc lộ - Gv bình giảng: Nhà thơ đã hình dung tư thế ngã xuống của Lượm rất đẹp, Chú ngã xuống trên cánh đồng quê hương. Chú dùng hơi thở cuối cùng để ngửi hương lúa non “Lúa thơm mùi sữa”. Đây là sự liên tưởng độc đáo, một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ... TIẾT 100 - Hs đọc phần 2. - Gv: Lời thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với Lượm? Đó là kiểu câu gì? - Hs: Trả lời. - Gv:Khi nghe tin nhà, Tác giả lo lắng thốt lên:“ Ra thế Lượm ơi ! Nhà thơ theo dõi mọi biến cố trong chuyến liên lạc của Lượm “Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi Lượm ơi? Lượm ơi còn không? =>Tác giả tưởng như phải chưng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được đã thốt lên lời ... - Gv:Hình ảnh lượm gợi cho em cảm xúc gì ? - Hs:Đau đớn, xót xa, trân trọng. - Gv: Qua bài thơ em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của bài thơ? - Hs: Trả lời, đọc ghi nhớ. Hướng dẫn tự học * Bài “ Mưa” - GV cho HS đọc chú thích (*) sgk. - Nêu 1 số nét tiêu biểu về tgiả, tphẩm. Đọc và tìm hiểu bài thơ. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào? mùa nào? Cơn mưa được tả qua 2 giai đoạn : - Lúc sắp mưa, lúc đang mưa. Dựa vào trình tự mtả em hãy tìm bố cục ? - Hs: 2 đoạn. Đ1: Từ đầu .... trọc lóc => quang cảnh lúc sắp mưa với những hđộng, trạng thái khẩn trương vội vã của cây cối, loài vật. Đ2: Còn lại : = > Cảnh trong cơn mưa. - Gv:Em hãy nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp gieo vần trong bài thơ & nêu tdụng đvới việc thể hiện nội dung ? - Hs:Thể thơ tự do, Nhịp thơ nhanh dồn dập.Động từ chỉ hđộng khẩn trương. => Nhịp nhanh, mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa rào mùa hè. - Gv:Tìm hiểu và phân tích nhgệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. - Hs: Trả lời Gv:Hình ảnh người cha đi cày về -> nổi bật với dáng vẻ lớn lao vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm sét trong trận mưa . - Gv:Qua tìm hiểu bài thơ em hãy khái quát vài nét về nội dung & nghệ thuật của bài ? - HS trả lời, đọc ghi nhớ. * Bài mới: Chuẩn bị bài “Cô Tô”: + N1: Tìm chi tiết thể hiện vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô? + N2: Tìm chi tiết miêu tả cảnh mặt trời mọc? + N3: Cảnh sinh hoạt & lao động trong 1 buổi sáng trên đảo? I/ Giới thiệu chung: 1.Tác giả: - Tố Hữu(1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế. - Thơ ông thường viết về người chiến sĩ, mẹ nuôi quan, chị lao công, em bé liên lạc. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh: “Lượm” viết năm 1949 trong kháng chiến chống Pháp. - Thể thơ: bốn chữ II/ Đọc - hiểu văn bản : 1.Đọc-tìm hiểu từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản a, Bố cục: 3 phần -Từ đầu …“xa dần”: Cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu -Tiếp -> “Giữa đồng”: Chuyến đi liên lạc cuối cùng, sự hi sinh của Lượm - Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với Lượm. b, Phương thức biểu đạt: Kể-tả-biểu cảm c,Phân tích c1/Hình ảnh của Lượm à Trong buổi gặp gỡ với tác giả - Dáng điệu, trang phục : Từ láy gợi tả: Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn nhí nhảnh gọn gàng đáng yêu Loắt choắt Chân thoăn thoắt Đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Xắc xinh xinh - Cử chỉ, lới nói : -> So sánh gợi tả:hồn nhiên, yêu đời, ham thích hoạt động xã hội Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy, cười híp mí Má đỏ, cháu đi liên lạc vui hơn ở nhà - Lượm đi liên lạc – hi sinh Câu hỏi tu từ:gan dạ, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ. +Lúc đi liên lạc : Vượt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Sợ chi hiểm nghèo ? -> Hình ảnh gợi cảm:Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước. +Lúc hi sinh Nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Hồn bay giữa đồng =>Lượm là chú bé liên lạc nhỏ nhắn, hồn nhiên nhí nhảnh, yêu đời gan dạ dũng cảm hi sinh vì đất nước c2/Tình cảm của tác giả : Ra thế Lượm ơi ! Thôi rồi, Lượm ơi ! Lượm ơi, còn không ? -> Câu biểu cảm:Sự lo lắng, đau đớn, thương mến, trân trọng. - Điệp khúc: Chú bé loắt choắt .. Nghênh nghênh -> Khẳng định sự bất tử của Lượm => Nghẹn ngào, đau xót, thương tiếc Lượm vô hạn. 3.Tổng kết : a, Nghệ thuật: - Thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp lối kể chuyện. - Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu. - Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật. b, Nội dung: Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ khắng chiến. Đồng thời thể hiện tình cảm mến thương cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm. * Ghi nhớ Sgk III. Hướng dẫn tự học: * Bài thơ “Mưa” (Trần Đăng Khoa) 1. Giới thiệu chung: - Tác giả sgk - Tác phẩm: + Nội dung: Tả cảnh thiên nhiên và cảnh mưa rào ở nông thôn Bắc bộ vào mùa ha. + Thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn nhanh. 2. Đọc –hiểu văn bản: a, Đọc b, Bố cục: 2 phần c, Phân tích c1/Quang cảnh lúc sắp mưa: - Cỏ gà rung tai (1). - Ông trời:Mặc chiếc áo giáp đen ra trận. - Sấm : Ghé xuống sân. -> Cảnh thiên nhiên chân thực sinh động. c2/ Cảnh trong cơn mưa: Mưa rơi lộp bộp Mưa mù trắng nước Cóc nhảy Bố đội sấm, đội chớp -> người có tầm vóc lớn lao về tư thế hiên ngang -> Cơn mưa đẹp đẽ, dữ dội với hình ảnh con người. - Nghệ thuật miêu tả, nhân hoá, trí tưởng tượng phong phú, tinh tế, quan sát, ẩn dụ khoa trương, cảm nhận thiên nhiên vừa hồn nhiên vừa sâu sắc 3.Tổng kết:Ghi nhớ sgk/81 * Bài cũ: - Tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm - Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm” - Hiểu ý nghĩa bài thơ * Bài mới: Soạn bài “Cô Tô” của Nguyễn Tuân E/Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ************************************ Tuần 25 Ngày soạn: 03/03/2013 Tiết 100 Ngày dạy : 05/03/2013 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 A.Mức độ cần đạt - Xác định đúng nội dung đề yêu cầu. - Học sinh biết làm bài văn tả cảnh. B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét kĩ lưỡng, thống kê các lỗi của học sinh. 2. Học sinh: Củng cố lại kiến thức co trong hai bài kiểm tra để tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. C. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp: 6a1…………………………6a2…………………………6a3………………………… 2.Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Bài mới : Tiết học hôm nay cô sẽ trả bài viết số 5 cho các em. Các em cần chú ý để nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình trong bài viết này nhé. - Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức - GV: gọi HS nhắc lại đề. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. Dàn ý- thang điểm - Gv gợi ý Hs lập dàn ý. - Gv ghi lên bảng dàn bài và thang điểm. - Hs: Ghi vở để củng cố Nhận xét chung - Gv nhận xét chung: * Ưu điểm : * Hạn chế Sửa lỗi cụ thể - Gv: Treo bảng phụ ghi những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi. - Hs : sửa lỗi. Đọc bài Gv đọc bài khá làm mẫu (Anh, Pát), đọc văn mẫu. Trả bài- ghi điểm Hai HS phát bài cho lớp. HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa. 1.Đề bài: Em hãy tả cảnh ngôi trường em đang học. 2.Dàn ý- Thang điểm a.Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài) b.Thang điểm: Mở bài (1.0 đ): Giới thiệu và tả khái quát về ngôi trường. Thân bài (7.0 đ): Miêu tả chi tiết, cụ thể - Khuôn viên trường: Cổng trường, sân trường, cây cối, … - Các khối phòng học, cột cờ, khẩu hiệu, bảng thông báo, nội quy,.. - Hoạt động của giáo viên và học sinh. - Âm thanh của chim chóc, tiếng gió, tiếng trống hay tiếng giảng bài. - Chọn thời điểm đặc biệt, nổi bật để miêu tả như khai giảng, chảo cờ, ra chơi, … ( So sánh, liên tưởng một số cảnh vật) Kết bài (1.0đ): Nhận xét, suy nghĩ, tình cảm của em về ngôi trường em đang học. 3.Nhận xét chung: a.Ưu điểm: - Nắm được nội dung đề yêu cầu: miêu tả ngôi trường. - Có chú ý quan sát quang cảnh ngôi trường. b.Hạn chế: - Một số bài chép văn mẫu: Sun, Mỹ, Blim - Sai lỗi chính tả nhiều: Bảo, Tân, Chiên - Nhầm lẫn miêu tả quang cảnh ngôi trường với môi trường. - Diễn đạt lủng củng, khó hiểu. 4. Sửa lỗi cụ thể a.Lỗi kiến thức: - Không biết bố cục của bài văn. - Chưa biết viết câu so sánh, nhân hóa khi miêu tả. b.Lỗi diễn đạt - Chưa biết cách trình bày hình thức đoạn văn - Dùng từ: Môi trường-> Ngôi trường, từng-> tầng. - Lời văn + Ngôi trường là ngôi trường, nó là ngôi trường (Goan) + Có treo một Bác Hồ-> Có treo một bức ảnh Bác Hồ. + Trong nhà em, em thích nhất là ngôi trường-> Em đã biết nhiều ngôi trường nhưng em thích nhất là ngôi trường em đang học. - Chính tả: Bai giờ thoải mấy-> Bây giờ thoải mái, khuôi-> khôn, chưa-> trưa, xinh sắn-> xinh xắn. 5.Đọc bài: 6.Trả bài- ghi điểm 4.Hướng dẫn tự học - Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập. - Bài mới: Chuẩn bị bài “Cô Tô”. Đọc văn bản, khám phá vẻ đẹp Cô Tô theo cách quan sát của tác giả. Bảng thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm <TB 6A1 6A2 6A3 D/Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docvan 6 tuan 25.doc
Giáo án liên quan