Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4

I. Mục tiêu bài học .

- Qua bài học giúp học sinh hiểu được truyện :' Sự Tich Hồ Gươm ' kể lại các sự kiện xoay quanh việc được gươm và trả gươm của Lê lợi ,nhằm giải thích lai lịch Hồ Gươm ,ca ngợi công cuộc giải phóng đất nước của Lê Lợi .

- Rèn kỹ năng tóm tắt kể cguyện bằng ngôn ngữ của bản thân và phân tích những nét đặc sắc về nội dung ,nghệ thuật của truyện .

- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc .

II. Chuẩn bị .

- Thầy: sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi .

- Trò : Tìm hiểu trước văn bản ,tập tóm tắt ,kể truyện .

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học .

A. Ổn định tổ chức ( 1' ) : Kiểm tra số lượng học sinh .

B. Kiểm tra bài cũ ( 5').

? Thế nào là nghĩa của từ ? Cách giải thích nghĩa của từ ?

? Đặt câu với các từ sau và giải nghĩa của nó trong văn cảnh ;"xuân, khảng khái ".

Gv gợi ý : - Nghĩa của từ là nội( sự vật ,tính chất quan hệ ,hoạt động ) mà từ biểu thị .

- Các cách giải nghĩa từ :

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị .

+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích .

- Giải thích :

- Đặt câu : - Ôi mùa xuân xinh đẹp đã về .

+ Xuân : Chỉ một mùa trong năm .

- Bạn An tính tình rất khảng khái .

+ Khảng khái : Có tính cao thượng ,cứng cỏi .

C. Bài mới .

Gv giới thiệu : đầu thế kỷ XIV đất nước ta bị :

" Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ

Bọn gian tà bán nước cầu vinh ".

Chúng đã "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ".

Tại núi Lam Sơn Thanh hoá đã có một cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn . Lê Lợi làm vua nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đèn thờ ,tượng đài ,lễ hội mà bvằng cả những sáng tác dân gian . Sở văn hoá thông tin Thanh Hoá năm 1986 đã xuất bản cuốn : " Sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam sơn " gồm hơn 100 bài trong đó có : Sự Tích Hhồ Gươm .

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 13 - Bài 4 : Sự tích Hồ Gươm Ngày soạn : Ngày dạy : I. Mục tiêu bài học . - Qua bài học giúp học sinh hiểu được truyện :' Sự Tich Hồ Gươm ' kể lại các sự kiện xoay quanh việc được gươm và trả gươm của Lê lợi ,nhằm giải thích lai lịch Hồ Gươm ,ca ngợi công cuộc giải phóng đất nước của Lê Lợi . - Rèn kỹ năng tóm tắt kể cguyện bằng ngôn ngữ của bản thân và phân tích những nét đặc sắc về nội dung ,nghệ thuật của truyện . - Giáo dục niềm tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc . II. Chuẩn bị . - Thầy: sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi . - Trò : Tìm hiểu trước văn bản ,tập tóm tắt ,kể truyện . III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học . A. ổn định tổ chức ( 1' ) : Kiểm tra số lượng học sinh . B. Kiểm tra bài cũ ( 5'). ? Thế nào là nghĩa của từ ? Cách giải thích nghĩa của từ ? ? Đặt câu với các từ sau và giải nghĩa của nó trong văn cảnh ;"xuân, khảng khái ". Gv gợi ý : - Nghĩa của từ là nội( sự vật ,tính chất quan hệ ,hoạt động ) mà từ biểu thị . - Các cách giải nghĩa từ : + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị . + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích . - Giải thích : - Đặt câu : - Ôi mùa xuân xinh đẹp đã về . + Xuân : Chỉ một mùa trong năm . - Bạn An tính tình rất khảng khái . + Khảng khái : Có tính cao thượng ,cứng cỏi . C. Bài mới . Gv giới thiệu : đầu thế kỷ XIV đất nước ta bị : " Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ Bọn gian tà bán nước cầu vinh ". Chúng đã "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ". Tại núi Lam Sơn Thanh hoá đã có một cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn . Lê Lợi làm vua nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đèn thờ ,tượng đài ,lễ hội mà bvằng cả những sáng tác dân gian . Sở văn hoá thông tin Thanh Hoá năm 1986 đã xuất bản cuốn : " Sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam sơn " gồm hơn 100 bài trong đó có : Sự Tích Hhồ Gươm . Gv ghi đầu bài lên bảng . ? Truyện :" Sự Tích Hồ Gươm " thuộc thể loại truyện nào ? ? Thời đại lịch sử nào được nhắc tới trong truyện ? Gv: đây là loại truyện truyền thuyết địa danh : Giải thích nguồn gốc trực tiếp những tên núi ,tên làng ,tên sông ,tên hồ ,nguồn gốc hình thành địa bàn dân cư đó . Đây là một truyền thuyết có nhiều cốt lõi lịch sử . Tuy nhiên ,truyện có những yếu tố tượng tượng kỳ ảo ,đặc điểm của truyện . Gv hướng dẫn yêu cầu đọc : Toàn truyện đọc với giọng chậm rãi gợi được không khi cổ tích . Gv đọc mẫu đoạn Từ đầu đến ha ha ! một lưỡi gươm"/40 . Gọi học sinh đọc từ :" Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa ................trên đất nước "/40. h/s đọc tiếp từ :" một năm sau ................hồ Hoàn Kiếm "/41. Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích sgk /42. Gv giải thích thêm một số từ khó . + Bạo ngược : Tàn ác ,hung tợn ,ngang ngược . + Thiên hạ : Dưới trời ,mọi người ,nhândân . + tuỳ tòng : Người theo hầu ,giúp đỡ chủ tướng . + phó thác : Giao cjho giữ mọi việc quan trọng với niềm tin tưởng . + Tả vọng : Hướng về bên phải ,một tên cũ của Hồ Gươm . Gv gọi h/s đọc chú thích 1,3,4,6,12 sgk/42 . ?Em hãy chỉ ra nhưỡng sự việc chính của truyện ? - Hoàn cảnh đất nước ta . - Lê Thận bắt được lưỡi gươm ,gia nhập nghĩa quân Lam Sơn . - Lê Lợi bắt được chuôi gươm . - Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi . - Lê Lợi dùng gươm thần đánh thắng giặc Minh . - Lê lợi trả gươm. - Hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm .. ? Dựa vào những sự việc chính ,em hãy kể tốm tắt lại truyện ? Gv gọi học sinh khá tóm tắt . ? Qua phần đọc kể tìm hiểu chú thích ,em có thể chia truyện thành mấy đoạn ? Nêu giới hạn từng đoạn ? Nêu nội dung của từng đoạn ? `? Truyện viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? - Biểu đạt tự sự . ? Vì sao em biết truyện viết theo phương thức biểu đạt tự sự ? - Vì truyện được viết theo trình tự thời gian .chuỗi các sự việc nối kết nhau ,sự việc này nối kết sự việc kia từ đầu đến cuối . ? Truyện gồm những nhân vật chính nào ? Nhân vật nào là nhân vật chính ? - Lê Lợi là nhân vật chính . Gv: Thông thường trong cuộc sống ,một sự việc xảy ra bao giờ cũng có tình huống đó là hoàn cảnh có vấn đề .để thấy rõ điiêù ấy ta tìm hiểu sang phần 3 . ? Đọc lại phần mở đầu câu truyện /39. ? Mở đầu câu truỵện tác giả dân gian hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào ? - đất nước chìm dưới ách đô hộ của giặc Minh . ? Gọi học sinh đọc chú thích 1,2. ? Em hiểu gì về " giặc Minh "," ách đo hộ ". - Giặc Minh : Giặc hướng bắc triều nhà Minh . - ách đo hộ " đặt ách thống trị lên một nước khác . ? Qua chi tiết này ,em có nhận xét gì về cách mở đầu truyện ? ? Khi đô hộ nước ta .giặc Minh đã có những hành vi gì - Coi dân ta như cỏ rác . - Làm nhiều điều bạo ngược . ? Thiên hạ có thái độ gì đối với giặc Minh ? - Thiên hạ căm ghét . Gv Giặc Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế ,bắt nhân dân ta phải lên rừng ,xuống biển tìm sản vật quí để cống nạp . Tội ác của chúng tầy trời .đến nỗi :" Trúc Lam Sơn không ghi hết tội ,nước Đông Hải không rửa sạch mùi ".- Nguyễn Trãi Viết . ? Hãy tưởng tượng xem ,trước cảnh đất nước như vậy ,nhân ta có thái độ gi ? - Vô cùng căm giận . Gv Chính vì lòng căm giận sục sôi của cả dân tộc dưới vùng nô lệ mà Lê Lợi đã qui tụ nghĩa quân về vùng núi Lam Sơn khởi nghĩa . ? Cuộc khởi nghĩa nổ ra có kết quả ra sao ?Ví sao ? - Bởi nước ta là nước nhỏ ,so với giặc ta non yếu hơn nhiều ,sự thất bại là tất yếu ? Mở đầu truyện còn giới thiệu với chuíng ta điều gì nữa ? Gv Trước tình thế khó khăn đó ,đức Long Quân đã làm gì ? - Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc . ? Em biết đức Long Quân là ai ? - Lạc Long Quân (người trong truyện "con Rồng cháu Tiên ". Gv: Theo truyền thuyết : Lạc Long Quân là cha ông của người Việt ,khi chia tay Âu Cơ về biển đã từng có lời hứa : Khi có việc gì thì giúp đỡ nhau ,phải chăng đây chính là cơ hội để Long Quân thực hiện lời hẹn ước đó. ? Vậy khi thâý cảnh đất nước lâm nguy ,cháu con khốn đốn Lạc Long Quân đã làm gì ? ? Tại sao Lạc Long Quân không trực tiếp cầm quân đánh giặc mà lại chỉ cho nghĩa quân mượn gươm ? - Có lẽ Lạc Long Quân nghĩ nếu mình đem quân dẹp giặc ,con cháu sẽ ỷ lại ,dựa dẫm ,ông cho mượn gươm chính là cách để cho con chúa có điều kiện phát huy tài trí của mình . Gv chuyển : Vậy gươm đã được xuất hiện như thế nào và giúp nghĩa quân Lê Lợi chiến đấu ra sao ta chuyển sang phần 2. Gv: Gọi học sinh kể tóm tắt đoạn :" Từ ấy .......... đất nước "/40 . ? Theo dõi văn bản em thấy lưỡi gươm được trao vào tay ai? Người đó làm nghề gì ? - Lưỡi gươm được trao vào tay Lê Thận ,làm nghề đánh cá . ?Trong một đêm tối trên bến vắng ,khi kéo lưới ,Lê Thận phát hiện thấy điều gì không bình thườmg ? - Lưới nằng nặng ,mừng thầm ,anh thò tay bắt chỉ thấy một thanh sắt vướng vào lưới . ? Thanh sắt vướng vào lưới anh đã làm gì? - Lê Thận quăng nó đi . ?Khi vất thanh sắt đi và thả lưới vào chỗ khác ,lại có điều gì lạ ? - Lưới lại nặng tay ,vẫn thanh sắt ấy vướng vào lưới . ? Theo em lúc ấy Lê Thận có tâm trạng như thế nào ? - Lê Thận rất buồn . Gv: Anh buồn là lẽ đương nhiên ,bởi cả hai lần thả lưới là cả hai lần ngoài mong muốn của anh . Tuy nhiên ,Lê Thận đã không nản lòng ,anh lại tiếp tục quăng lưới lần thứ 3 . ?Điều gì đã xảy ra trong làn quăng lưới thứ ba này ? - Vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới . ? Lúc đó Lê Thận đã làm gì ? - Anh lấy làm quái lạ : Vì cả ba laanf thả lưới anh đều chỉ thấy thanh sắt ấy . Anh soi vào ánh lửa và nhận ra đó là thanh gươm . ? Qua những chi tiết này ,em có nhận xét gì về sự xuất hiện của lưỡi gươm ? ? Vì sao em cho rằng lưỡi gươm xuất hiện kỳ lạ và bí ẩn ? - Vì cả ba lần Lê Thận thả lưới ,lưới gươm đều như cố tình chạy vào lưới ,buộc Lê Thận không thể từ bỏ nó được . GV: Sau đó Lê Thận gia nhập nghĩa quân do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo ? Những chi tiết nào trong truyện tiếp tục cho ta biết sự kỳ lạ của thanh gươm .?. - Lê Lợi đến nhà Lê Thận ,trong túp lều tối om thanh sắt bỗng tự nhiên sáng rực lên . - Lê Lợi cầm xem thấy hai chữ " Thuận Thiên ". - Bị lạc trong rừng ,Lê Lợi thấy ngọn cây đa có ánh sáng lạ b,phát hiện thấy đó là chuôi gươm . ? Em hiểu "Thuận Thiên" Nghĩa là gì ? - ý trời . ở đây là tên thanh gươm mà sau này khi chiến thắng Lê Lợi cũng lấy hiệu là Thuận Thiên . ? Theo em.vì sao khi thanh sắt tronh tay Lê Thận chỉ bình thường nhưng khi gặp Lê Lợi lại phát ánh sáng lạ ,cả chuôi gươm cũng thế ? - Vì muốn tạo sự chú ý cho Lê Lợi . Gv: được chuôi gươm Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm của Lê Thận ,điều gì sau đó đã xảy ra . - Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa như in . ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng chi tiết này ? - Đây là chi tiết kỳ lạ . ? Vì sao em cho là chi tiết kỳ lạ ? ? Chuyện thanh gươm ,chuôi gươm phát ra ánh sáng và tra vào nhau vừa như in có ý nghĩa gì ? Gv: Thanh gươm ngời sáng khi gặp được minh chủ ,chính là muốn báo cho minh chủ biết để sử dụng vào việc lớn thuận lòng trời ,ý trời . ? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả dân gian khi xuất hiện của lưỡi gươm ? - Cùng với yếu tố kỳ lạ ,lưỡi gươm cũng được xuất hiện qua một số chi tiết khá rắc rối : người đánh cá nghèo ,ba lần kéo lưới vớt được lưỡi gươm . Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên ngọn cây ,gặp Lê Lợi ,lưỡi gươm ,chuôi gươm đều phát sáng ,tra vào nhau vừa như in . ? Kể truyện rắc rối như vậy ,người xưa có hàm ý gì ? - Hàm ý ; Sư nghiệp của Lê Lợi và nghĩa quân là chính nghĩa ,là hợp với ý trời nên được thần linh ủng hộ . - Vì là gươm thần nên không thể trao tay một cách đơn giản . Sự rắc rối quanh co làm cho yếu tố hoang đường trở lên li kỳ ,hấp dẫn ,linh thiêng ,huyền bí . Gv cho học sinh đọc lại câu nói của Lê Thận : đây trời có ý phó thác ........tổ quốc /40. ? Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm có ý nghĩa gì ? - Khẳng định tinh chất chính nghĩa của nghĩa quân . - Khẳng định guyết tâm tự nguyện chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp cứu nước ,cứu dân của Lê Lợi , Lê Thận và muôn dân Đại Việt . Gv; Gọi học sinh đọc : " Từ đó .......đất nước "/ 40. ? Nêu nội dung đoạn truyện ? Gv: Khi gươm thần chưa xuất hiện ,nghĩa quân nhiều lần xuất trận đều bị thua . Vậy từ khi có gươm thần ,dưới sự chỉ huy của Lê Lợi ,sức mạnh ,khí thế của nghĩa quân có gì thay đổi ? - Uy thế vang khắp nơi ,xông xáo tìm giặc . - Chiến được kho lương . - Không phải ăn uống khổ cực . - Nhuệ khí ngày càng tăng . ? Em hiểu " Nhuệ khí " là như thế nào ? - Một khí thế hăng hái ,quyết liệt . ? Chú thích sgk giải thích từ này theo cách giải nghĩa nào mà em đã học ? - Nêu khía niệm mà từ biểu thị . ? Khi kể chuyện người kể còn chú ý miêu tả hoạtđộng của gươm thần như thế nào ? - Tung hoành khắp trận địa ( giặc bạt vía ). - Mở đường cho họ đánhtrận ra đến lúc không còn bóng một tên giặc . ? Em có nhận xét gì về chi tiết này ? - Là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . ? vì sao em cho là kỳ ảo? - Vì làm tăng thanh thế ,sự linh thiêng của gươm thần . ? Với cách miêu tả ấy ,em hiểu gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn ? Gv: Gươm thần xuất hiện vị thế ,tư thế của nghĩa quân hoàn toàn thay đổi ,ánh sáng của thanh gươm là biểu tượng cho sức mạnh chính nghĩa ,sức mạnh của toàn dân tộc trong kháng chiến chống giặc Minh . Gv Chuyển :? Khi đánh đuổi xong giặc ,cỡi thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng ,Lê Lợi đã bắt gặp chuyện gì ? - Con rùa nhô khỏi mặt nước tiến về , nhô đầu cao hơn và đứng trên mặt nước nói với Lê Lợi hoàn lại gươm. - Lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy . ? Trước lời nói trịnh trọng của rùa vàng Lê Lợi đã làm gì? - Rút gươm hướng về phía rùa vàng. GV giới thiệu tranh: Bức tranh thông báo với chúng ta nội dung gì? Hày bằng trí tưởng tượng của mình ưm hãy hình dung miêu tả lại cảnh rùa vàng đòi gươm? - Hs miêu tả. ? Long quân đã sai rùa vàng đòi gươm khi nào? ? Vì sao Long quân lại đòi gươm? - Đất nước lâm nguy, gươm là vũ khí , nayđất nước bình yên, chiến tranh không còn , Long Quân đòi lại gươm là hợp lý. GV: Việc Long quân đòi gươm có ý nghĩa nhắc nhở mọi người nhiệm vụ chính là xây dựng , bảo vệ cuộc sống hoà bình. ? Việc trả lại gươm thần khi hết bóng giặc trên đất nước thể hiện điều gì? GV: Đất nước thanh bình , thế mà muôn dân Đại Việt cần hơn cả là cái cày, cái cuốc , cần cuộc sống lao động , xây dựng . Đó là tình cảm lớn , tư tưởng lớn đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn xưa cho mãi đến ngày nay. ? Vì sao địa điểm trả gươm của Lê Lợi không phải ở Thanh Hoá mà lại ở Thăng Long? - Nơi mở đầu kháng chiến là Thanh Hoá - quê Lê Lợi. - Nơi kết thúc kháng chiến là Thăng Long . Nếu để nơi nhận và trả ở một chỗ là hợp lý xong sự khác biệt này lại có ý nghĩa hết sức quan trọng . Nơi hoàn kiếm là thủ đô trung tâm chính trị , xã hội nhà nước , hoàn kiếm để rồi mở ra một thời kì mới : Hoà bình, xây dựng . - Việc trả gươm ở Thăng Long còn nhằm mở rộng ý nghĩa câu chuyện . Vừa đề cao uy tín của nhà vua( Chủ đất nước ) , vừa thể hiện rõ tư tưởng yêu chuộng hoà bình và tư tưởng cảnh giác của nhân dân ta . Có chiến tranh thì ở mỗi người dân cũng có thể mượn , trả gươm thần để đánh giặc. ? Chi tiết rùa vàng giúp Long Quân đòi gươm có ý nghĩa gì? - Rùa vàng- Thần kim quy là một vị phúc thần từng có công lớn giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, giữ nước Âu Lạc, nay lại giúp vua và nhân dân Đại Việt .ầu tượng trưng cho sức mạnh và sự sáng suốt trầm tĩnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước và giữ nước. ? Theo dõi chi tiết : " Rùa vàng đã chìm đáy nước ... mặt hồ xanh" cho biết vì sao ? Chi tiết này có ý nghĩa gì? - ánh sáng le lói của gươm thần như nhắc nhở mọi người phải luôn cảnh giác ngay cả trong hoà bình , không nên quá chủ quan dẫn đến mất nước như An Dương Vương đã từng có. ? Em có suy nghĩ gì về ánh sáng le lói của gươm thần ? GV: Từ đó Hồ tả vọng có tên là hồ HOàn Kiếm. ? Em hiểu như thế nào vè nghĩa của từ " hoànm kiếm "? - Hoàn là trả lại . - Hoàn Kiếm : Trả lại kiếm ? Em đã giải nghĩa từ này theo cách nào? - Nêu khái niệm mà từ biểu thị . ? Trong ngôn ngữ tiếng Việt , từ này thuộc loại nào? - Từ mượn . ? Sử dụng những từ mượn như vậy có ý nghĩa gì? - Làm tăng vẻ linh thiêng của hồ . ? Truyện có những thành công gì về nghệ thuật ? ? Truyện kể về chuyện gì? giải thích điều gì? ? Truyện có ý nghĩa gì? - Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV . - Nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm . - Thể hiện ước vọng hoà bình của dân tộc . GV: Đưa tranh sgk tr. 44 . ? Cho biết bức tranh miêu tả cảnh gì? Minh hoạ cho chi tiết nào trong truyện? GV: Đưa sơ đồ bố cụa văn bản . Những chi tiết chính và củng cố bố cục bài văn tự sự . I. Giới thiệu văn bản ( 5' ) - Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết liên quan đến thời đại nhà Lê chống quân Minh . II. Đọc và tìm bố cục văn bản (7') 1. Đọc . 2. Bố cục. - Truyện chia làm 3 đoạn . + Đoạn 1. Từ đầu ...............một lưỡi gươm /40 ".Giới thiệu Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .(Phần mở đầu câu chuyện . + Đoạn 2. Từ về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa ..............trên đất nước /40 .Gươm thần giúp nghĩa quân đánh giặc .Diiễn biến của truyện . + Đoạn 3. Còn lại .Hồ Tả vọng đổi tên thành Hồ Hoàn kiếm ,Hồ Gươm. III. Tìm hiểu chi tiết văn bản . 1. Mở đầu câu chuyện (8'). - Giới thiệu hoàn cảnh đất nước và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . - Giặc Minh đô hộ nước ta . - Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần nhưng thất bại - Lạc Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc . 2. Diễn biến truyện (8'). a. Sự xuất hiện của gươm . - Lưỡi gươm xuất hiện ra kỳ lạ và bí ẩn . - Lưỡi gươm ở dưới sông tra vào chuôi gươm ở trên ngọn cây vừa như in . - Việc toả sáng kỳ lạ của thanh gươm làm cho nó tăng thêm vẻ thiêng liêng quí báu b. Chiến công của gươm thần . - Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh ,càng đánh ,càng thắng . - Thế quân chuyển bại thành thắng .Từ yếu thành mạnh . 3. Kết thúc truyện (6') . - đất nước thanh bình, Long Quân sai rùa vàng đòi gươm. - Lê Lợi trả gươm khi đã hết bóng giặc chứng tỏ khát vọng yêu chuộng hoà bình của dân tộc. - ánh sáng của gươm thần là biểu tượng cho chính nghĩa . Sự chiến thắng, khí thế quyết tâm đánh giặc của nhân dân Đại Việt. Vì vậy dù chìm xuống đáy nước, ánh sáng ấy vẫn không tắt . IV. Tổng kết . ( 3' ) 1, Nghệ thuật : - Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ lạ , hoang đường giàu ý nghĩa . - Có những chi tiết gắn liền với địa danh lịch sử 2, Nội dung. - D. Luyện tập củng cố ( 2' ) ? Theo em vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi nhận cả lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc? - Dụ ý của dân gian muốn thể hiện tình cảm toàn dân , sự khớp lại của chuôi gươm và lưỡi gươm là ngụ ý sự hoà hợp tướng sỹ một lòng. Lê Lợi nhận được gươm là biểu tượng của tài năngthu phục, hội tụ toàn dân cả tinh thần, sức mạnh để chiến thắng giặc. ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết? GV: Tóm tắt . Như vậy bằng trí tưởng tượng phong phú , tạo dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo , tác giả dân gian không chỉ giải thích- tên hồ Tả vọng , nay là hồ Hoàn Kiếm mà còn ca ngợi tính chất ý ngyhĩa , sự chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn , đồng thời thể hiện khát vọng của nhân dân ta về cuộc sống hoà bình. E. Hướng dẫn về nhà ( 1' ) - Nắm chắc cốt truyện, kể tóm tắt truyện. - Hiểu ý nghĩa các chi tiết kỳ ảo và toàn bộ truyện. - Tìm hiểu trước bài :" Chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự " - Làm bài tập 3 tr. 43. V/ Rút kinh nghiệm. .................................................................. Tiết 14 : Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự Ngày soạn : Ngày dạy : I/ Mục tiêu bài học : - Giúp Hs nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự . Mói quan hệ giữa các sự việc và chủ đề . Tập viết mở bài cho bài văn tự sự. II/ Chuẩn bị : Thầy : Vẽ sơ đồ dàn bài của một bài văn tự sự - bảng phụ hoặc đèn chiếu . Trò : Học sinh đọc bài sgk. III. Tiến trình tổ chức hoặt động dạy và học . A. ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra số lượng . B. Kiểm tra (15'). Đề: Trong truyền thuyết "Hồ Gươm ",em thích nhất chi tiết nào ?Vì sao em thích chi tiết đó ? - Yêu cầu : Đưa ra được chi tiết mình thích. Nêu được giá trị nghệ thuật Nêu được gía trị nội dung ,dụng ý của dân gian để giải thích lý do . C. Bài mới . Gv giới thiệu bài :Một bài văn tự sự bao giờ cũng đạt một nội dung và thể hiện dụng ý của người sáng tác .để đạt được yêu cầu đó một cách hoàn chỉnh ,người viết cũng rất cần tạo dựng bố cục .Cũng như vậy khi tìm hiểu văn bản nội dung mà người viết hướng tới là chủ đề ,bố cục mà văn bản thể hiện là dàn ý ,để hiểu được chủ đề là gì ,bố cục có phải là dàn ý không ,giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài học để biết được điều đó . Gv ghi sẵn ví dụ ra bảng phụ hoặc đèn chiếu cho học sinh đọc . ? Hãy nêu nội dung em vừa đọc ? - Ca ngợi Tuệ Tĩnh là một danh y lỗi lạc ,hết lòng vì người bệnh ,chữa bệnh là ưu tiên cho người bệnh nặng chứ không ưu tiên cho người giàu có . Gv: Nội dung chính ,vấn đề chính chủ yếu của bài văn mà em vừa tìm được đó chính là chủ đề của bài văn . ? Vậy chủ đề này ,tập trung ý trọng tâm nhất ở câu văn nào? - Chủ đề thể hiện ở câu văn phần mở bài :" Là hết lòng thương yêu giúp đỡ người bệnh ". ? Để thể hiện được chủ đề " hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh thì phần thân bài đã đưa ra mấy sự việc thể hiện chủ đề nêu trong văn bản. + Từ trối chữa bệnh cho nhà giàu vì bệnh ông ta nhẹ. + Chữa ngay cho chú bé con người nông dân vì bệnh chú ta nguy hiểm hơn. ? Theo em , từ chối chữa bệnh cho nhà giàu trước chứng tỏ Tuệ Tĩnh là người như thế nào? - Thầy Tuệ Tĩnh là người có bản lĩnh , ông chữa bệnh và thực hiện đúng lương tâm của người thầy thuốc , chữa bệnh của người. ? Phần kết bài thể hiện chủ đề như thế nào? - GV: Trời chập tối , ông chợt nhớ ra nhà quý tới, vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi , ông đúng là một thầy thuốc đax quên mình vì người bệnh. ? Qua câu chuyện em hiểu dược nội dung cơ bản mà người viết muốn hướng tới điều gì? ( Vấn đề chủ yếu mà người viết nói tới là chủ đề của văn bản.) ? Vậy qua tìm hiểu , em hiểu chủ đề là gì? GV: Chủ đề còn có thể gọi là ý chủ đạo , ý chính của bài văn. ? Với nội dung chủ đề đó , ta có thể đặt nhan đề nào cho truyện trong các nhan đề sau: - Tuệ Tĩnh và hai người bệnh . - Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh. - Y đức Tuệ Tĩnh. - Tuệ Tĩnh. ? Theo em nhan đề có vai trò gì? - Nhan đề thể hiện khái quát nhất . ? Về bài văn, câu chủ đề có thể đứng ở vị trí nào? ? Bài văn vừa đọc có mấy phần? Mỗi phần mang tên gọi là gì? ? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần? GV:Trong ba phần ,thông thường phần đầu và cuối thường ngắn gọn phần thứ hai dài hơn . Tuy nhiên trong một bài văn không thể thiếu một phần nào . ? Theo em ,không thể thiếu phần mở bài ?vì sao ? - Vì thiếu nó người đọc khó theo dõi câu chuyện , ? Không thể thiéu phàn kết bài ? vì sao ? - Người đọc không thể biết câu chuyện cuối cùng sẽ ra sao . ? Không thể thiếu phần thân bài vì sao ? - Nó là xương sống quan trọng nhất của văn bản . ? Qua ví dụ ta có thể nhận xét khách quan gì về bố cục của văn bản tự sự ? ( hay còn gọi là dàn bài ,dàn ý ) . - Gv gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk /45. Gv: khi viết bài ,để cho bài văn đầy đủ ,mạch lạc .nhất thiết phải xây dựng dàn bài gồm ba phần ,với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai bai làm chi tiết . Gv chép truyện ra bảng phụ hoặc đèn chiếu . Gv gọi học sinh đọc ,nêu yêu cầu bài tập ? Nêu nội chính của truyện " phần thởng "? Gv: Nội dung chính của truyện ta có thể gọi bằng tên nào khái quát hơn ? - Chủ đề . - ND: Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân ,đồng thời chế diẽu tính tham lam ,cạy quyền thế của viên quan nọ . ? Sự việc nào thể hiện tập trung nhất chủ đề của phần thân bài ? - Viên quan đồng ý đưa người nông dân vào gặp vua và hứa chia cho một nởa phần thưởng . - người nông dân xin thưởng 50 roi và chia cho quan một nửa . ? Trong hai sự việc ,sự việc nào tập trung nêu chủ đề rõ nhất ? - Sự việc thứ hai . GV cho Hs đọc bằng mắt truyện " Phần thưởng " tr.45 / sgk. ? Chỉ ra phần mở bài trong truyện ? - Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua . ? Chỉ ra phần thân bài trong truyện ? - Từ chỗ " ông ta tìm đến cung điện ... mỗi người hai mươi nhăm roi " ? Chỉ ra phần kết bài của truyện? - Nhà vua bật cười đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân 1000 rúp . ? Em hãy so sánh chuyện phần thưởng và truyện Tuệ Tĩnh giống nhau như thế nào? - Cùng được kể theo trình tự về thời gian . ( Sự việc xảy ra trước kể trước áụư việc xảy ra sau thì kể sau.) - Có 3 phần rõ rệt : Mở , thân , kết . - Có ít hành động nhiều đối thoại. ? Hai truyện này khác nhau như thế nào? - Nhân vật trong phần thưởng ít hơn . - Chủ đề Tuệ Tĩnh nằm lộ ngay ở phần đầu ( mở bài ). - Còn trong truyện phần thưởng lại nằm trong sự xuy đoán của người đọc . - Kết thưc truyện " phần thưởng " bất ngờ và thú vị hơn. ? Quan sát truyện " Phần thưởng " em thấy , sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ nào? - Đòi hỏi sự vô lý ở vị quan chuyện hạch sách dân . - Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân với vua thật bất ngờ . Nó thể hiện trí thông minh , khôn khéo của bác nông dân mượn tay nhà vua trừng phạt viên quan sách nhiễu dân . ? Qua việc tìm hiểu bài tập , em thấy có mấy cách mở bài cho bài văn tự sự? - Giới thiệu chủ đề câu chuyện . - Kể tình huống nảy sinh câu chuyện vv... ? Có mấy cách kết bài? - Kể sự việc kết hợp câu chuyện. - Kể sự việc tiếp tục sang truyện khác như vẫn đang tiếp diễn . GV hướng dẫn Hs làm bài tập số 2 sgk tr. 46 về nhà làm. GV gợi ý : - Phần mở bài . + Trong truyện ST- TT chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chỉ mới nói tới việc Hùng vương chuẩn bị kén rể . + Trong sự tích Hồ Gươm đã giới thiệu rõ hơn các ý cho mượn gươm tất sẽ dẫn tới việc trả gươm sau này. - Phần kết bài . + Trong ST-TT kết thúc theo lối vòng tròn , chu kỳ lặp lại : Năm một lần ... trận đại chiến giữa 2 thần không bao giờ kết thúc. + Sự tích Hồ Gươm kết thúc truyện chọn vẹn hơn . GV cho Hs đọc thêm : Những cách mở bài trong bài văn kể chuyện sgk tr. 47. I. Tìm hiểu chủ đề và dàn ý bài văn tự sự .(10'). 1. Ví dụ . - Chủ đề : Một danh y nổi tiếng hết lòng vì người bệnh. 2, Kết luận : Chủ đề là vấn đề chủ yếu muốn đặt ra trong văn bản. * Vị trí câu chủ đề . - Câu chủ đề có thể nằm ở. + Trong phần đầu , thậm trí ngay trong câu mở đầu. + Trong phần cuối , thậm trí ngay trong câu cuối. + Trong phần giữa bài. + Toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào. 2, Dàn bài của bài văn tự sự. a, Ví dụ : Bài

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van lop 6 tuan 4.doc