Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 80: Tập làm văn: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: HS làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn nghị luận

c) Thái độ: Vun đắp những phẩm chất mang tính nhân văn

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, .

- HS: Nghiên cứu kĩ bài, tập giải các bài tập trong SGK, .

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm, .

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC:

?: Thế nào là luận điểm ?

?: Thế nào là luận cứ?

?: Thế nào là lập luận ?

4.3) Bài mới

a- Giới thiệu: Mỗi một phương thức biểu đạt sẽ có một dạng đề tập làm văn khác nhau . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận” để so sánh đề và cách lập ý của văn nghị luận có gì khác với đề và cách lập ý của các dạng đề khác

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 80: Tập làm văn: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 80 Ngày dạy: 19/01/08 Tập Làm Văn: ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: HS làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn nghị luận c) Thái độ: Vun đắp những phẩm chất mang tính nhân văn 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài, tập giải các bài tập trong SGK, ... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Thế nào là luận điểm ? ?: Thế nào là luận cứ? ?: Thế nào là lập luận ? 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Mỗi một phương thức biểu đạt sẽ có một dạng đề tập làm văn khác nhau . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận” để so sánh đề và cách lập ý của văn nghị luận có gì khác với đề và cách lập ý của các dạng đề khác b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn nghị luận - HS đọc các đề trong SGK ?: Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề của bài văn mà đề đó yêu cầu làm không? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?:Mổi đề văn có một tính chất như giải thích, ca ngợi, khuyên nhủ, phân tích, suy nghĩ, bàn luận, tranh luận, phản bác ...Tính chất của của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn ? - Cho đề văn : Chớ nên tự phụ ?: Đề nêu lên vấn đề gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý ?: Nêu luận điểm của đề văn “ Chớ nên tự phụ”? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - HS đọc kĩ mục II. 2 ?: Tự phụ là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Vì sao chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại cho ai? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Với bài “ Chớ nên tự phụ” chúng ta có thể dẫn dắt người đọc đi từ sự việc nào đến sự việc nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Qua việc phân tích các bài tập. Em rút ra những điểm lí thuyết cần nhớ ở bài này? - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết qủa - HS đọc ghi nhớ HĐ2: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn: Tìm hiểu đề, lập ý cho đề văn ở BT 1 - HS thảo luận 6 phút, theo 6 nhóm, kết quả ghi ra bảng con, treo bảng con, trình bày - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả I/ TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1) Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận - Đề văn nghị luận cung cấp đề cho bài văn nghị luận nên có thể dùng làm đề bài. Thông thường đề bài của bài văn thể hiện chủ đề của nó. Do đó, các đề văn ra như trên có thể làm đề bài cho bài văn sắp viết - Căn cứ: Mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm, một vấn đề - Tính chất của mỗi đề văn có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị một thái độ, giọng điệu cho bài làm 2) Tìm hiểu đề văn nghị luận - Đề văn: Chớ nên tự phụ - Đề nêu vấn đề: Khuyên nên tránh tự phụ - Những biểu hiện của tính tự phụ. - Khuynh hướng của đề là phủ định - Giải thích rõ thế nào là tự phụ và phân tích tác hại của tự phụ II/ LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Đề: Chớ nên tự phụ a) Xác định luận điểm Tránh thói tự phụ b) Xác định luận cứ -Tự phụ là gì? - Vì sao chớ nên tự phụ + Thói tự phụ làm cho mọi người khó chịu vì họ thấy mình bị coi thường + Đối với bản thân người tự phụ sẽ bị mọi người coi thường c) Xây dựng luận điểm Có thể dẫn dắt người đọc từ việc định nghĩa tự phụ là gì rồi phân tích tác hại của nó * Ghi nhớ SGK, tr.23 III/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 1) Tìm hiểu đề - Lợi ích của việc đọc sách - Việc đọc sách và ích lợi của việc đọc những cuốn sách tốt - Khuuynh hướng: Khẳng định lợi ích của việc đọc sách 2) Lập ý - Luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người. Cuốn sách tốt giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày - Luận cứ + Sách m ở mang trí tuệ, hiểu baiết cho ta + Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người + Sách đem lại cho ta đời sống nội tâm phong phú và giúp ta biết sông1 cao thượng, nhân ái, vị tha, biết sống có ích cho mọi người. Sách còn giúp ta hiểu rõ về bản thân mình. + Phải biết chọn sách mà đọc và biết chân trọng nâng niu những cuốn sách quí - Lập luận: Bắt đầu từ luận điểm rồi phân tích dần từng luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm 4.4. Củng cố ?: Nêu một số đặc điểm của đề văn nghị luận? ?: Những yêu cầu của tìm hiểu đề là gì? ?: Trình bày các bước tìm ý một đề văn nghị luận 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ, đối chiếu với các vì dụ trong bài để hiểu sâu thêm bài học; Hoàn thiện bài tập ở phần luyện tập các khái niệm luận điểm, luận cứ, lập luận; Nghiên cứu lại các VB và bài tập - Bài mới: Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Đọc văn bản, chú thích , soạn bài theo câu hỏi phần “ Đọc – hiểu văn bản” 5/ Rút kinh nghiệm Tiết :81 Ngày dạy: 22/01/08 Văn bản TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA ( Hồ Chí Minh ) 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: HS hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn; Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn bản nghị luận và phân tích bô cục, cách lập luận, ... c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần yêu nước 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bản phụ ghi bố cục của văn bản, ... - HS: Đọc kĩ phần chú thích, soạn bài, ... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC ?:Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về con người vàvà xã hội? Trong những câu đó, em thích nhất câu nào? Vì sao? - Đọc thuộc lòng ( 7 đ) - Giải thíchh ợp lí ( 3 đ) ?: Hai câu tục ngữ 5 và 6 phải chăng mău thuẫn nhau? Hãy giải thích. Không mâu thuẫn mà bổ sung nhau ( 2 đ) Không đặt việc học bạn cao hơn việc học thầy ( 4 đ) Mở rộng thêm cách học: vừa học bạn, vừa học thầy ( 4 đ)

File đính kèm:

  • docga nv 7- t80.doc
Giáo án liên quan