Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS B Hải Minh năm học 2007 - 2008

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 -Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái nhân ngày khai trường.

 -Thấy được ý nghiã lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 -Rèn luyện HS kĩ năng đọc văn bản biểu cảm và thể hiện được nội dung chủ đề.

II/CHUẨN BỊ:

 GV: +Tham khảo sgv, vận dụng sgk soạn bài dựa vào nội dung câu hỏi đã định hướng sgk.

 Tranh ảnh sgk phóng to và những bài hát về “ Mẹ và Nhà trường”

 HS: +Đọc và hiểu văn bản sgk, soạn câu hỏi đã định hướng và thảo luận phát biểu ở lớp.

 

doc150 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS B Hải Minh năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc k× I Ngày soạn : …………. Gi¸o ¸n: Chi tiÕt Tiết :1 V¨n b¶n :CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: -Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái nhân ngày khai trường. -Thấy được ý nghiã lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. -Rèn luyện HS kĩ năng đọc văn bản biểu cảm và thể hiện được nội dung chủ đề. II/CHUẨN BỊ: GV: +Tham khảo sgv, vận dụng sgk soạn bài dựa vào nội dung câu hỏi đã định hướng sgk. Tranh ảnh sgk phóng to và những bài hát về “ Mẹ và Nhà trường” HS: +Đọc và hiểu văn bản sgk, soạn câu hỏi đã định hướng và thảo luận phát biểu ở lớp. Sưu tầm nội dung các bài hát về “Mẹ và Nhà trường” hát ở lớp. III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP: A.Ổn định lớp: B.Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra nội dung bài soạn của HS trong vở soạn® kết hợp kiểm tra vở , sgk môn Ngữ Văn.) C.Giới thiệu bài mới: “Cổng trường mở ra” thuộc loai văn miêu tả tâm lí nhân vật. Tác giả hoá thân vào nhân vật người mẹ, để người mẹ bộc bạch tâm trạng của mình qua lời tâm sự với đứa con đang ngủ say…Tiếng lòng của người mẹ, là tình yêu con sâu sắc, là ý thức của người mẹ về tâm trạng của buổi đến trường đầu tiên đối với tâm hồn trong trắng của một đứa trẻ. Để hiểu rõ tiếng lòng với tâm trạng người mẹ, bài học hôm nay giúp các em thấy được điều đó thể hiện trong văn bản… Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 1 : +Hướng dẫn HS đọc văn bản: -Giọng đọc tình cảm, tha thiết chậm rãi. -Đọc mẫu 1 đoạn đầu, HS đọc tiếp theo® nhận xét cách đọc của HS. -Câu hỏi có định hướng . H.Trong phần chú thích của văn bản có những từ nào là từ mượn? H. Lớp 6 em đã học từ mượn. Em nhắc lại thế nào là từ mượn? H: Trong các từ mượn vừa nêu, từ nào là từ Hán Việt. Em giải nghĩa bằng cách nào? Hoạt động 2 : +Hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung văn bản ® dẫn dắt câu hỏi để HS phát biểu. H. Đọc văn bản có những nhân vật nào? Nhân vật chính trong văn bản là ai? H. Theo dõi nội dung văn bản, em cho biết văn bản nhằm: -Kể chuyện nhà trường, chuyện mẹ đưa con đến trường. -Biểu hiện tâm trạng của người mẹ. Vậy văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Gv hướng dẫn HS đọc lại văn bản ® gợi dẫn câu hỏi. H. Đoạn văn vừa đọc, viết về việc gì của người mẹ? H. Người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào? H. Những chi tiết nào trong văn bản thể hiện rõ tâm trạng của người mẹ? H. Những chi tiết trên, đêm trước ngày con vào lớp Một, tâm trạng người mẹ như thế nào? H. Tâm trạng người mẹ và con có gì khác nhau không? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tâm trạng đó? H. Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường, điều người mẹ mong muốn cho con ở đây là gì? H. Phần cuối văn bản, đêm trước mẹ không ngủ được, người mẹ đã nghĩ điều gì? H. Câu văn nào nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ. H: Em hiểu như thế nào câu nói của người mẹ “Bước qua … sẽ mở ra”? Hoạt động 3 : +Hướng dẫn HS nắm được ý nghĩa văn bản “Cổng trường mở ra”. H: Văn bản viết về tâm trạng người mẹ không ngủ được trước ngày khai trường của con. Em hiểu gì về điều tác giả muốn nói đến? H: Trong văn bản có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ tâm sự với ai? -Gọi 1 HS đọc mục ghi nhớ / sgk. Hoạt động 4 : +Hướng dẫn HS luyện tập. 1/ Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với mẹ ( về ngày khai trường vào lớp một)? 2/ Nội dung bài hát về chuyên đề nhà trường. -HS đọc văn bản có định hướng của Gv. -Lớp nhận xét, bổ sung. -1 HS đọc từ đoạn : “Thực sự … sẽ mở ra”. + Rô bốt + Can đảm. -HS nhắc lại kiến thức từ mượn ® tiếng vay mượn của nước ngoài ® mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. + Can đảm® có tinh thần mạnh mẽ. -HS đọc, hiểu nội dung văn bản và trả lời câu hỏi của Gv. ® Hai nhân vật: Người mẹ và con. Người mẹ là chính trong văn bản. ® Văn bản biểu hiện tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường. ® Văn bản “Cổng trường mở ra” ® văn bản biểu cảm. -HS thảo luận nhóm 3 nội dung câu hỏi ® trả lời: +Diễn biến tâm trạng của người mẹ. +Nỗi lòng của người mẹ. +Cảm nghĩ của người mẹ về mái trường. ®Đêm trước ngày con vào lớp một. -HS suy nghĩ ® trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. ®Tâm trạng không ngủ được, trằn trọc, suy nghĩ triền miên. ® Con vui háo hức, giấc ngủ đến nhẹ nhàng … thanh thản, vô tư. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản ® khắc họa sâu sắc tâm trạng người mẹ. ® Mong cho con có những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường đầu tiên. Bởi vì nó sẽ là hành trang cho con suốt đời. -HS đọc phần cuối văn bản ® thảo luận nội dung và trả lời. - Mỗi sai lầm của giáo dục… -Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. -HS thảo luận ® Vai trò to lớn, cực kì quan trọng của bhà trường đối với cuộc sống con người. -HS thảo luận 3’ -Trả lời nội dụng 2 câu hỏi kết luận. -1 HS trả lời® lớp bổ sung hoàn chỉnh. -1 HS đọc phần ghi nhớ để nắm nội dung, ý nghĩa văn bản. -1 HS kể lại một kỉ niệm của mình. -1 HS kể tên, hát, đọc nội dung bài hát. I.Tìm hiểu chung: -Văn bản “Cổng trường mở ra” (Theo Lí Lan Báo yêu trẻ số 166). -Chú thích: Sgk Rô bốt, can đảm ® từ vay mượn. II.Tìm hiểu nội dung: a/ Cấu trúc văn bản: -Nhân vật chính: Người mẹ. -Văn bản: Biểu cảm. -Bố cục: +Diễn biến tâm trạng củangười mẹ. +Cảm nghĩ của người mẹ. b/ Nội dung văn bản: -Diễn biến tâm trạng của người mẹ: +Thời điểm: Đêm trước ngày con vào lớp một. +Tâm trạng: Thao thức, trằn trọc suy nghĩ triền miên. ® Mong muốn cho con có những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường. Þ Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. -Cảm nghĩ của người mẹ: +Không được phép sai lầm trong giáo dục. +Giáo dục có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống con người. III.Ý nghĩa văn bản: Ghi nhớ:(sgk / 9 ) IV.Luyện tập: -HS ghi vở 2 nội dung phần luyện tập và viết đoạn văn về một kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với mẹ. -Thuộc 1 bài hát về nội dung ngày khai trường. D. Cđng cè - §äc diƠn c¶m l¹i v¨n b¶n E.Hướng dẫn về nhà -Học bài và n¾m ch¾c nội dụng văn bản qua phần ghi nhớ / 9. -Soạn bài : “Mẹ tôi” dựa vào nội dung câu hỏi sgk chuẩn bị nội dung trong vở soạn. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn:………. Gi¸o ¸n: §¹i c­¬ng Tiết: 2 V¨n b¶n : MẸ TÔI Ét-Môn-đô-đơ A-mi-xi I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: -Hiểu và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. -Đọc văn bản và nắm nội dung văn bản giọng văn tha thiết, biểu cảm. -Trọng tâm khai thác nội dung lời răn dạy của bố đối với con. II/CHUẨN BỊ: GV: +Tham khảo sgv, vận dụng sgk soạn bài dựa vào nội dung câu hỏi đã định hướng sgk. Sử dụng bảng phụ luyện tập và tranh minh hoạ về người Mẹ. HS: +Đọc và hiểu văn bản sgk, soạn câu hỏi đã định hướng và thảo luận phát biểu ở lớp. Đọc văn bản và sưu tầm bài thơ, bài hát về người Mẹ. III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP: A.Ổn định lớp: B.Kiểm tra bài cũ: H. Tóm tắt ngắn nội dung văn bản “Cổng trường mở ra”? H. Bài học sâu sắc nhất em học ở văn bản “Cổng trường mở ra” là gì? Đọc phần ghi nhớ của văn bản? Định hướng HS trả lời: 1/ 1HS tự tóm tắt ý chính ( cần ngắn gọn đủ ý cơ bản) 2/ 1 HS nêu bài học sâu sắc qua sự cảm nhận của bản thân và đọc rõ, đủ ý nội dung mục ghi nhớ sgk/12 C.Giới thiệu bài mới: “Mẹ tôi”là trang nhật kí của một cậu bé mắc lỗi với mẹ. Nhưng hầu hết văn bản là lá thư của người bố gửi cho con. Người bố đã khiển trách , răn dạy con điều gì và nói về công lao của mẹ như thế nào? Văn bản “ Mẹ tôi”sẽ giúp các em hiểu sâu sắc về lời những lời dạy đó… Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 1: H. Đọc phần chú thích văn bản và nắm được nội dung tác giả, tác phẩm. Văn bản được trích ở tác phẩm nào? Tác giả là ai? Ho¹t ®éng 2 H. Chú thích nêu những từ cần lưu ý khi phân tích văn bản. Có từ nào là khó hiểu? Từ đó là từ nào, cấu tạo như thế nào? H. Vong ân bội nghĩa cấu tạo 4 tiếng, nó có phải là từ ghép không? Nếu không đó là từ gì? +Hướng dẫn HS hiểu nội dung văn bản qua dẫn dắt gợi ý câu hỏi sgk. H. Văn bản là một bức thư của ai? Viết cho ai? Vậy tại sao tác giả lấy nhan đề là “Mẹ tôi” có dụng ý như thế nào? H. Tác giả đặt tên cho văn bản theo cách nào? (Gv liên hệ giảng ý, gợi ý HS trả lời kiến thức đã học ở lớp 6). H. Em tóm tắt nội dung văn bản. Nhân vật trong văn bản là ai, nói với ai? (Gv nhận xét) H. Bài văn có chuyện xảy ra, nhưng phần chính vẫn là tâm trạng, suy nghĩ của người bố qua thư gửi con là người phạm lỗi. Vậy theo em sắp văn bản vào kiểu văn bản nào? Gv chuyển ý. H. Qua văn bản, em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-cô là thái độ được biểu hiện như thế nào? Từ ngữ, hình ảnh, lời nói nào thể hiện lên thái độ đó? -Vì sao người bố thể hiện thái độ đó? H. Lời người bố viết trong thư có sự buồn bã tức giận. Vậy người bố mong ở En ri cô điều gì? (HS trả lời, Gv kết luận chung). H. Văn bản “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” đều viết về người mẹ. -Cách viết 2 văn bản có gì khác nhau? H. Cách nhìn của người bố, hình ảnh mẹ En-ri-cô hiện lên trong văn bản như thế nào? Dẫn chững vài chi tiết của người mẹ thể hiện trong văn bản? (Gv bình giảng ý của nội dung văn bản qua chú thích). H. Trước những lời lẽ người bố viết trong thư En-ri-cô có thái độ ra sao? H. Theo em, điều gì khiến En-ri- cô xúc động khi đọc thư bố? (Gv gợi ý 5 lý do trong sgk). H: Thử suy nghĩ vì sao bố không trực tiếp nói với En ri cô mà lại viết thư? Hoạt động 3: +Hướng dẫn HS nắm ý nghĩa văn bản. H: Qua thư bố gửi cho En ri cô, em thấy tác giả muốn gửi gắm điều gì đến người đọc? (Gv gọi 1 em đọc to phần ghi nhớ). Hoạt động 4: +Gv dùng bảng phụ phần bài tập (treo) nội dung phần luyện tập ở lớp (thời gian 6’). Chọn và đọc đoạn văn thể hiện vai trò lớn lao của em đối với con cái. H. Theo em, khi đọc xong thư, En-ri-cô sẽ có thái độ như thế nào đối với mẹ? của bố đối với con) HS đọc văn bản có hướng dẫn của Gv định hướng Lớp nhận xét. Cách đọc: chậm, tha thiết, tình cảm. HS trả lời: ® Tác giả: Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi. Nhà văn Ý (1846-1908). -Văn bản “Mẹ tôi” được trính trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. ® “Vong ân bội nghĩa: (9). ® Không phải là từ ghép ® là một tổ hợp từ gồm 4 yếu tố® gọi là từ ngữ Hán Việt. HS theo dõi nội dung câu hỏi hướng dẫn gợi ý của Gv. Thảo luận. ® Đặt tên văn bản theo chủ đề, dựa vào chủ đề. (vấn đề là cốt lõi). HS tự tóm tắt theo diễn đạt của mình. Lớp nhận xét. ® Văn bản biểu cảm. ® Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố; Bố không thể nén được cơn tức giận. ®Thật đáng xấu hổ và nhục nh·. ® Vì En-ri-cô vô lễ với mẹ. ông cảm thấy hụt hẫng, không thể ngờ được. ® Có cách đối xử tốt với mẹ Thảo luận (1’) theo nhóm® trả lời: -Người mẹ ở văn bản “Cổâng trường mở ra” ngôi thứ 1® trực tiếp bộc lộ suy nghĩ cảm xúc ® sâu sắc, thuyết phục. -Người mẹ ở văn bản “Mẹ tôi” ngôi thứ 3 ® không trực tiếp mà trung gian người bố qua thư. ® Phẩm chất người mẹ mang tính khách quan ® qua người bố. ® Người mẹ rất thương con, sẳn sàng hi sinh tất cả vì con. -HS thảo luận ® từ ngữ dẫn chứng. “Thức suốt đêm, quằn quại vì nỗi lo sợ …” “Sẵn sàng bỏ hết … có thể đi ăn xin …” ® Vô cùng xúc động. -HS thảo luận -Tìm trong văn bản 5 lý do của người bố nói về mẹ. -Lớp nhận xét, bổ sung. -HS thảo luận nhóm (1’). -HS đọc phần ghi nhớ sgk / tổng kết ý của văn bản. -HS thảo luận nội dung phần yêu cầu bài tập ở lớp. (chủ yếu: trung thực trong cuộc sống, tránh hư cấu). I.Giíi thiƯu t¸c gi¶ vµ t¸c phÈm -Tác giả: Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908) -Tác phẩm:“Mẹ tôi” trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” II.Đọc-Hiểu nội dung: 1.Cấu trúc văn bản: +Văn bản: Biểu cảm. +Nhân vật: Người bố, En-ri-cô ® bức thư gửi cho con. 2.Nội dung văn bản: -Thái độ của người bố. +Buồn, tức giận. Þ Mong con thành khẩn nhận lỗi. Hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của người Mẹ. ® Chân tình, sâu sắc. -Hình ảnh người Mẹ: Dịu dàng, hiền hậu. Hết lòng thương yêu con, hi sinh tất cả vì con. -Thái độ của En-ri-cô. +Vô cùng xúc động. III.Ý nghĩa văn bản: Ghi nhớ (sgk/12). V.Luyện tập: +Từ trước đến giờ em đã làm gì có lỗi đến mẹ em chưa? +Kể lại lỗi lầm mà em đã phạm phải đối với mẹ. Em sửa chữa bằng cách nào? (Ghi vở và trình bày). D. Cđng cè -§äc diƠn c¶m l¹i v¨n b¶n E.Hướng dẫn về nhà: -Nắm nội dung phần văn bản đã hướng dẫn ở lớp® Gv nêu ý: + Theo em, khi đọc xong thư, En-ri-cô có thái độ như thế nào đối với mẹ? -Học thuộc ghi nhớ. -Soạn bài: Từ ghép (theo nội dung sgk). Ngày soạn:…………. Gi¸o ¸n: §¹i c­¬ng Tiết:3 TỪ GHÉP I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: -Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ – từ ghép đẳng lập. -Hiểu được nghĩa của 2 loại từ ghép và cấu tạo của chúng. II/CHUẨN BỊ: GV: +Tham khảo sgv, vận dụng sgk soạn bài dựa vào nội dung câu hỏi đã định hướng sgk. Dẫn chứng những đoạn văn trong văn bản: “ Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” (Bảng phụ sơ đồ). HS: +Soạn bài và tìm hiểu nội dung câu hỏi sgk - xây dựng bài học ở lớp. (Đọc và tìm hiểu 2 văn bản, tìm những từ ghép phục vụ bài học). III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP: A.Ổn định lớp: B.Kiểm tra bài cũ: H. Lớp 6 các em đã học “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt” Hãy nhắc lại yêu cầu sau: -Xét về mặt cấu tạo, từ Tiếng việt gồm những từ loại nào? Cho ví dụ mỗi loại đó và giải thích? GV củng cố kiến thức cơ bản về từ ở lớp 6® rút ra kết luận chung về 2 nội dung: + Cấu tạo của từ tiếng Việt. + Phân loại từ tiếng việt + Vận dung ví dụ để minh hoạ mỗi loại và có giải thích. C.Giới thiệu bài mới: (Dựa vào yêu cầu nội dung sgv® diễn giảng cơ bản tìm hiểu nội dung sgk.) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 1: +Gv hướng dẫn tìm hiểu mục I sgk Nêu các loại từ ghép, gợi dẫn + qui nạp nội dung cơ bản. - Đọc 2 ví dụ trang 13. chú ý từ in đậm (ghi bảng phụ). H.Nghĩa của từ “bà ngoại”. Theo em giải thích bằng cách nào? H. So sánh nghĩa các cặp từ: “bà ngoại”, “bà nội” -Em rút ra nhận xét như thế nào? - Thử suy nghĩ vì sao có sự khác nhau đó? H. Các từ “bà ngoại”, “thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng phụ. Vì sao em biết? (hướng dẫn HS vẽ mô hình và kết luận về từ ghép chính phụ? Hoạt động 2: +Hướng dẫn HS đọc ví dụ 2 sgk/14. Chú ý từ in đậm. H. Trong các từ ghép trên, tiếng sau có bổ sung nghĩa cho tiếng chính đứng trước không? Vậy quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng đó như thế nào? (Gv giảng ý nội dung loại từ ghép trên kết luận ® Đây là từ ghép đằng lập). H. Hãy so sánh nghĩa các cặp từ sau: bà ngoại - bà, thơm phức - thơm. --Cho nhận xét. (Gv hướng dẫn HS thảo luận ® kết luận) H. So sánh nghĩa từ “quần áo” với nghĩa của từng tiếng “quần” “áo”. Em nhận xét. H. Thử suy nghĩ từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có sự khác nhau ở điểm nào? Hoạt động 3: +Hướng dẫn nội dung luyện tập. Gv gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài tập1. Gv gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 2, 3. (Gv gợi ý: 2 bài tập này khác nhau ở điểm nào?) Gv chốt lại ý cơ bản 3 bài tập ở lớp. HS theo dõi mục I Sgk và chú ý nội dung câu hỏi. -Đọc và chú ý 2 từ ghép : Bà ngoại, thơm phức. HS thảo luận và rút ra kết luận. ® Bà ngoại là người sinh ra mẹ mình (giới nữ). Nhận xét theo nhóm® kết luận ® Cả 2 là từ ghép, có nét chung nghĩa là bà, khác nghĩa từng loại khác. ® Dựa vào mối quan hệ ngữ pháp: Tiếng được bổ sung là chính. Tiếng dùng để bổ sung là phụ. HS theo dõi ví dụ – chú ý từ in đậm: Quần áo , trầm bỗng ® Các từ ghép trên không bổ sung nghĩa ® quan hệ chúng không phụ thuộc. HS thảo luận ® nhận xét chung (dựa vào gợi ý sgk). HS nhận xét trả lời ® lớp bổ sung. HS dựa vào mục ghi nhớ để phát biểu. Chính phụ Đẳng lập Phân nghĩa Hợp nghĩa Hẹp hơn Khái quát -HS làm vào vở bài tập ® phát biểu và lớp nhận xét. HS thảo luận 5’ ® lên bảng vận dụng. Lớp nhận xét và bổ sung. Làm bài tập cá nhân trên giấy -Chú ý nội dung cơ bản chốt ý của Gv. I.Các loại từ ghép: 1.Từ ghép chính phụ: bà ngoại , thơm phức +Có tiếng chính và tiếng phụ.Tiếng phụ bổ sung tiếng chính. +Vị trí tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. 2.Từ ghép đẳng lập: quần áo , trầm bỗng + Các tiếng ngang hàng nhau về ngữ pháp. II.Nghĩa của từ ghép: -Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính. -Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Ghi nhớ: (sgk/15). III.Luyện tập: 1.Phân loại từ ghép 2.3 Tìm từ ghép 4.Bài tập vận dụng ở nhà (có gợi ý hướng dẫn ở lớp). D. Cđng cè -§äc l¹i phÇn ghi nhí sgk E.Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc phần ghi nhớ Sgk và làm bài tập 4 đã hướng dẫn ở lớp (vận dụng trong vở bài tập). -Đọc và tìm hiểu nội dung bài: Liên kết trong văn bản (dựa vào nội dung sgk). Ngày soạn:………. Gi¸o ¸n: §¹i c­¬ng Tiết : 4 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN. I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: -Muốn đạt được mục đích giải thích thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả 2 mặt: Hình thức và nội dung ý nghĩa. -Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những căn bản có tính chất liên kết. II/CHUẨN BỊ: GV: +Tham khảo sgv, vận dụng sgk soạn bài dựa vào nội dung câu hỏi đã định hướng sgk. Bảng phụ ghi đoạn văn mẫu. HS: +Soạn bài và tìm hiểu nội dung câu hỏi sgk - xây dựng bài học ở lớp. Ôn lại kiến thức cơ bản lớp 6: Văn bản là gì? Đọc và tìm hiểu bài “Liên kết trong văn bản” (trả lời nội dung câu hỏi sgk). III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP: A.Ổn định lớp: B.Kiểm tra bài cũ: H: Trong chương trình 6, các em đã được học về văn bản và phương thức biểu đạt. Hãy cho biết: Văn bản là gì? Văn bản có những đặc điểm gì? (gọi HS trả lời nội dung câu hỏi. Ôn lại chương trình tập làm văn 6.) -GV nhận xét ý cơ bản và chuyển ý sang bài học. C.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 1: +Hướng dẫn tìm hiểu nội dung. -Gọi HS đọc mục 1a/sgk 17. H. Theo em, đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? H. Theo em đọc mấy dòng chữ ấy, En-ri-cô đã có thể hiểu điều bố muốn nói chưa? Vì sao? H. Qua ví dụ trên, em cho biết: muốn đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? -Vậy em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản (Gv kết luận cơ bản về tính chất của văn bản). -Đọc lại ví dụ sgk/17 *Do thiếu ý gì mà văn bản trở nên khó hiểu. H.Theo em, để văn bản có tính liên kết, người nói, viết trước tiên phải làm gì? (Gv kết luận ý cơ bản nội dung 1) Hoạt động 2: +Hướng dẫn HS đọc ví dụ 2b. H. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? -So sánh 2 đoạn văn và cho biết đoạn 2b người viết đã chép thiếu hay sai những từ ngữ nào? H. Vậy em nhận xét phần nào có sự liên kết, phần nào không có sự liên kết? H. Như vậy, bên cạnh sự liên kết về nội dung ý nghĩa, văn bản còn có sự liên kết nào nữa? H. Tóm lại văn bản rất cần có sự liên kết ở 2 mặt đó là những mặt nào? (Gv hướng dẫn® gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ). Hoạt động 3: +Hướng dẫn HS vận dụng luyện tập. -Gọi HS đọc bài tập 1: H.Trong đoạn văn các câu sắp xếp thứ tự, hợp lý chưa? Em sắp lại. -Đọc bài tập 2: H.Theo em, các câu văn vừa đọc có tính liên kết chưa? -Đọc bài tập 3: Yêu cầu: Điền từ vào chỗ trống. HS theo dõi nội dung hoạt động GV định hướng và trả lời câu hỏi. -1HS đọc yêu cầu mục 1a/ sgk17 ® Văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi. ® Chưa hiểu điều bố nói. Vì câu văn chưa có sự liên kết ® chưa nối liền nhau. HS trả lời .Lớp nhận xét bổ sung. -HS trả lời về liên kết trong văn bản có định hướng: ® Liên kết là sự tiếp nối, nối liền nhau giữa các câu trong đoạn văn hay trong văn bản. -HS đọc lại ví dụ theo sự hướng dẫn của Gv. HS thảo luận nhóm®phát biểu ®Phải làm cho nội dung các câu, đoạn gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau. HS chú ý kết luận ý. HS đọc ví dụ 2b ® trả lời nội dung câu hỏi. ® Trong văn bản “Cổng trưởng mở ra” của Lý Lan. ® Thiếu: “Còn bây giờ ……” Sai: “gương mặt … con” lại chép “gương mặt … đứa trẻ”. Thảo luận nhóm. ® Ngoài nội dung ý nghĩa, văn bản còn cần phải có sự liên kết về phương diện, hình thức nghệ thuật. ® Văn bản rất cần sự liên kết 2 mặt: nội dung và hình thức. 1 HS đọc phần ghi nhớ. HS đọc yêu cầu bài tập1,2,3 Thảo luận nhóm ® kết luận cho nội dung từng bài tập. -Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến sửa chữa những chỗ chưa hợp lý của bài tập 3. (HS vận dụng bài tập 4 ở nhà – vở bài tập). Thảo luận nhóm® nêu ý. HS đọc thầm mục ghi nhớ® phát biểu ý cơ bản nội dung bài học. I.Liên kết trong văn bản: 1.Tính chất của văn bản: Ví dụ: (sgk/17.) ® Các câu chưa nối liền nhau một cách từ nhiên hợp lý ® chưa liên kết. * Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. 2.Phương tiện liên kết trong văn bản: + Liên kết về nội dung: Các câu, các đoạn phải có nôïi dung thống nhất và gắn bó chặt chẽ. + Liên kết phương tiện ngôn ngữ ® liên kết về hình thức (từ, câu) phù hợp.

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 Ki I(1).doc