Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 4: Từ ghép

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập

 - Hiểu được nghĩa của từ ghép và biết vận dụng trong bài tập

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Thầy: - Phương pháp: Quy nạp, thảo luận.

 - Chuẩn bị:Nghiên cứu, soạn bài, bảng phụ

 2.Trò: Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 6 và bài mới

C. Tiến trình hoạt động:

 I.ổn định tổ chức: Nắm sĩ số.

 II. Kiểm tra bài cũ: Ôn lại kiến thưc từ ghép ở lớp 6

 III.Bài mới: Giới thiệu bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 4: Từ ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15.6.09 Ngày dạy: 17.6.09 Tiết 4. Từ ghép A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập - Hiểu được nghĩa của từ ghép và biết vận dụng trong bài tập B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1.Thầy: - Phương pháp: Quy nạp, thảo luận. - Chuẩn bị:Nghiên cứu, soạn bài, bảng phụ 2.Trò: Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 6 và bài mới C. Tiến trình hoạt động: I.ổn định tổ chức : Nắm sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ: Ôn lại kiến thưc từ ghép ở lớp 6 III.Bài mới : Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức *HĐ1 :- GV ghi ví dụ lên bảng Trong các từ ghép trên bảng tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ? - Vậy thế nào là tiếng chính, thế nào là tiếng phụ? -Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong các từ ấy? -HS quan sát ngữ liệu trên bảng phụ. -Hai từ bên có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao? - GV hệ thống lại và học sinh đọc phần ghi nhớ (1) sgk (14). *HĐ 2: -Em hãy so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà? - Tương tự nghĩa của từ "thơm phức" và "thơm" (thơm phức, lừng, ngát)? Qua phân tích em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của tiếng chính? -HS quan sát ngữ liệu bảng phụ So sánh nghĩa của từ "quần áo" với nghĩa của mỗi tiếng? ? Qua so sánh nghĩa chung và nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đẳng lập em có nhận xét gì? -HS đọc ghi nhớ SGK (14). *HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập . -Bài tập 1: HD học sinh làm: -Bài tập 2: HD học sinh làm: -Bài tập 3: HD học sinh làm: -Bài tập 4: -Bài tâp 5: -Bài tập 6: -Mát tay: - Mát: chỉ trạng thái vật lý. - Tay: bộ phận cơ thể mát tay: chỉ một phẩm chất nghề nghiệp có tay nghề giỏi dễ thành công trong công việc (thầy thuốc mát tay). I. Các loại từ ghép 1. Ví dụ a: - Bà ngoại: bà: chính, ngoại: phụ - Thơm phức: thơm: chính, phức: phụ đ Tiếng phụ: bổ sung nghĩa Tiếng chính: được bổ sung nghĩa đ Tiếng chính: đứng trước Tiếng phụ: đứng sau Ví dụ b: - Quần áo, trầm bổng đ không phân ra tiếng chính tiếng phụ vì chúng ngang nhau về mặt ngữ pháp 2. Ghi nhớ 1: sgk II. Nghĩa của từ ghép: 1. Ví dụ: - Bà: người đàn bà sinh ra mẹ và cha - Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ - Thơm: có mùi dễ chịu làm ta thích ngửi -Thơm phức: có mùi thơm bốc mạnh và hấp dẫn àNghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà àNghĩa của thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm. - Quần áo: quần và áo nói chung + Quần: chỉ phần mặc dưới.... - Trầm bổng: âm thanh lúc cao, lúc thấp Tương tự: trầm bổng ị Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính ị Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó. 2. Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập *Bài tập 1: - Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ. - Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt. *Bài tập 2: bút (máy, mực, bi, chì, lông. *Bài tập 3: HD học sinh làm: Ví dụ: núi: + rừng + non *Bài tập 4: Có thể nói 1 cuốn sách, 1 cuốn vở vì sách vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn "sách vở" là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói 1 cuốn sách vở Bài tâp 5: a. Hoa hồng: với tư cách từ ghép là tên một loài hoa. Không phải bất cứ thứ hoa màu hồng nào cũng được gọi là hoa hồng (b,c,đ giải thích tương tự). IV.Củng cố, dặn dò: 1. Củng cố: gọi 1 HS đọc lại nội dung bài học 2. Dặn dò: - Học thuộc ND bài học. - Nắm vững ghi nhớ. Làm bài tập 1,2 SBT. - Chuẩn bị bài Từ láy: + Trả lời các câu hỏi. + Tìm một số từ láy tương tự.

File đính kèm:

  • doct4.doc