Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thức, kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8.

- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức đã học và rèn kĩ năng làm bài, chữa bài.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Đánh giá nhưng ưu nhược điểm bài viết của mình về các phương diện như: Nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả 3 phân môn: Văn, Tiếng Viết, Tập làm văn trong SGK.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đánh giá bài viết của mình.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1:Ổn định tổ chức- kiểm tra sĩ số.

Hoạt động 2: Bài cũ:

Hoạt động 3: Bài mới:

I.Đề kiểm tra:

 GV gọi HS đọc lại đề ra.

II. Xác định yêu cầu đề ra:

 GV đưa ra đáp án để HS tiện theo dõi.

 Câu 1: a. 4 kiểu câu phân theo mục đích nói: Câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến.(1điểm ).

 b.- Câu 2,3 là hành động điều khiển.

 - Câu 4,5 là hành động hứa hẹn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12.05.2012 Ngày dạy: 14.05.2013 Tiết 140: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thức, kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8. - Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức đã học và rèn kĩ năng làm bài, chữa bài. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Đánh giá nhưng ưu nhược điểm bài viết của mình về các phương diện như: Nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả 3 phân môn: Văn, Tiếng Viết, Tập làm văn trong SGK. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đánh giá bài viết của mình. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:Ổn định tổ chức- kiểm tra sĩ số. Hoạt động 2: Bài cũ: Hoạt động 3: Bài mới: I.Đề kiểm tra: GV gọi HS đọc lại đề ra. II. Xác định yêu cầu đề ra: GV đưa ra đáp án để HS tiện theo dõi. Câu 1: a. 4 kiểu câu phân theo mục đích nói: Câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến.(1điểm ). b.- Câu 2,3 là hành động điều khiển. - Câu 4,5 là hành động hứa hẹn. Câu 2: Bài Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 2 (1285).(1điểm ). Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.(1điểm ). Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.(1điểm ). Câu 3: (5điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết viết bài văn nghị luận về một bài thơ. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức thuyết phục. * Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài - Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ Khi con tu hú được viết trong nhà lao Thừa Phủ(Huế) khi tác giả đương hoạt động cách mạng, mới bị bắt giam (7/1939) thể hiện tâm trạng bức xúc, hướng tới cuộc sống bên ngoài. Đó là yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. b. Thân bài - Cảnh mùa hè được tác giả gợi ra bằng âm thanh của tiếng tu hú - tiếng chim đặc trưng báo hiệu hè về - Tiếng chim tu hú đã thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè đẹp với tiếng ve kêu râm ran trong vườn cây, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, …Đây là mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc và hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do…Cuộc sống thanh bình đang sinh sôi, nảy nở, ngọt ngào tràn trề nhựa sống đang sôi động trong tâm hồn người tù. Nhưng tất cả đều trong tâm tưởng. - Nhà thơ đã đón nhận mùa hè bằng thính giác, bằng tâm tưởng, bằng sức mạnh của tâm hồn nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do:“Ta nghe…lòng”.Chính vì thế nhà thơ người chiến sĩ cách mạng trong tù có tâm trạng ngột ngạt: Mà chân …tan …ôi. Ngột …uất thôi. Nhịp thơ 2/2/2; 6/2; 3/3, động từ mạnh (đạp tan phòng, chết uất), sử dụng nhiều thán từ (ôi, thôi, làm sao) ta cảm nhận được tâm trạng ngột ngạt uất ức cao độ, khao khát thoát cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài. - Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng chim báo hiệu hè về một mùa hè tràn đầy sức sống và tự do.Tiếng chim tu hú ở cuối bài lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội tâm hồn đang cháy lên khát vọng sống tự do. * Tiếng chim là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ, thôi thúc giục giã muốn người tù vượt ngục ra ngoài với c/s tự do. c. Kết bài - Khi con tu hú của TH là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: GV: Nhận xét ưu và nhược điểm. + Đa số các em hiểu đề, bài viết văn viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một bài thơ, đã làm sáng tỏ được tình yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. + Luận điểm, luận cứ rõ ràng. + Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng. + Trình bày sạch, đẹp, khoa học. + Chữ viết rõ ràng , sạch đẹp. + Nhiều em đạt điểm khá như: Thơ, Đ Thủy... 2. Nhược điểm: - Một số em chưa đọc kĩ đề, câu hỏi dẫn đến trả lời câu hỏi còn lẫn lộn, thiếu chính xác nhất là chỉ ra các hành động nói trong câu.. Bài viết văn có nội dung sơ sài, chưa có bố cục, tính liên kết chưa cao.. - Bài làm còn mắc nhiều lỗi, đặc biệt là lỗi chính tả và cách dùng từ, đặt câu. - Trình bày cẩu thả, chưa khoa học, chữ viết xấu: Tuấn, Đức, Thể... - Chưa nắm chắc về thể loại và cách làm bài văn nghị luận chứng minh, chưa có dẫn chứng trong bài viết. - Còn lặp từ nhiều, trình bày lủng củng, chưa có sự liên kết giữa các ý, các câu… - Chưa có sự đầu tư về tư duy thời gian. IV.Thống kê lỗi và sửa lỗi . Gv đưa ra những lỗi cơ bản để học sinh sửa chữa. - Lỗi chính tả. - Lỗi trình bày : - Chữ viết quá xấu : - Viết hoa tuỳ tiện, Không viết hoa ở chữ cái đầu dòng: - Viết bài văn . V. Đọc bài mẫu Gv: Chọn 1→ 2 bài làm tốt nhất lớp đọc cho hs cả lớp tham khảo. VI. Trả bài và gọi điểm vào sổ. Gv trả bài cho hs→ gọi điểm. + Giỏi : + Khá : em + Trung bình : em + Yếu : em + Kém: em Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: GV Hệ thống lại kiến thức đã chữa cho học sinh. - Xem lại đề kiểm tra và tự làm lại. - Ôn lại toàn bộ kiến thức ngữ văn 8 trong hè để khắc sâu kiến thức cho bản thân.

File đính kèm:

  • docPh.doc