A, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:giúp học sinh:
1, Kiến thức:
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xây dựng được chủ đề của 1 văn bản cụ thể.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản
2, Kỹ năng
- Đọc- hiểu có khả năng bao quát toàn bộ văn bản
- Trình bày một văn bản thống nhất về chủ đề.
B, PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP.
1, Phương tiện:
2, Phương pháp:
C, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1, ổn định lớp:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, giới thiệu bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8747 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:giúp học sinh:
1, Kiến thức:
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xây dựng được chủ đề của 1 văn bản cụ thể.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản
2, Kỹ năng
- Đọc- hiểu có khả năng bao quát toàn bộ văn bản
- Trình bày một văn bản thống nhất về chủ đề.
B, PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP.
1, Phương tiện:
2, Phương pháp:
C, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1, ổn định lớp:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNVÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
v Hoạt động 1: Học sinh nắm được khái niệm chủ đề của văn bản.
- Học sinh xem lại văn bản “ tôi đi học” và cho biết:
+ Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình.
+ Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm xúc gì trong lòng tác giả?
- Học sịnh trả lời:Những hồi tưởng về kỷ niệm ngày đầu tiên đi học tạo ấn tượng sâu đậm không thể nào quên.
- GV hỏi:Như vậy vấn đề trọng tâm được tác giả đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản là gì?
- Học sinh trả lời: Tâm trạng, cảm giác của một cậu bé lần đầu tiên đi học.
=> Nội dung trả ời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “ tôi đi học”
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản?
- Học sinh trả lời: Là đối tượng chính, là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt(hay nói cách khác là vấn đề trung tâm, vân đề chính được tác giả nêu lên qua nội dung cụ thể của văn bản).
v Hoạt động 2: Khái quát điều kiện đảm bảo tính thống nhất của chủ đề văn bản.
- GV hỏi: Căn cứ vào đâu em biết được văn bản” tôi đi học”nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- Học sinh trả lời: Dựa vào nhan đề, bố cục của văn bản đến các từ ngữ, các câu, các phần của văn bản; các hình ảnh thể hiện về tâm trạng, cảm giác, sự hồi tưởng.
=> GV hỏi: Em hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất của văn bản đó?
- Học sinh trả lời: Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không rời rác hay lệch lạc sang chủ đề khác.
- Để đảm bảo tính thống nhất cần xác định rõ chủ đề của văn bản, xác lập hện thống ý cụ thể, sắp xếp và diễn đạt những ý đó cho hợp với chủ đề đã được xây dựng.
v Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở phần luyện tập.
I, CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN:
- Những kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả: Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học
- Trên đường cùng mẹ đến trường tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ, vừa lúng túng vừa muốn khẳng định mình.
- Tâm trạng ngỡ ngàng, lo sợ khi đứng trước ngôi trường, nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.
- Đón nhận giờ học đầu tiên trong cảm giác gần gũi, thân thuộc với bạn bè, mọi vật cùng một thái độ nghiêm túc, tự tin.
=> Chủ đề của văn bản : Là đối tượng chính, là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II, TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN:
1, Những căn cứ để xác định chủ đề của văn bản” tôi đi học”
- Nhan đề
- Các từ ngữ:” nhũng kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”, “lần đầu tiên đến trường”,…
- Các câu: “ hằng năm…náo nức những kỷ niệm”, “ buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy..”,” trước trường làng Mỹ Lý”…
III, Luyện tập.
III, Luyện tập.
A, Đối tượng: Rừng cọ quê tôi
- Vấn đề: Sự gắn bó mật thiết giữa rừng cọ và đời sống của nhân dân Sông Thao.
B, Chủ đề chung.: Rừng cọ và sự gắn bó mật thiết giữa rừng cọ với đời song nhân dân Sông Thao.
C, Đọc hiểu qua trình tự:
+ giới thiệu rừng cọ Sông Thao(đoạn V)
+ Miêu tả cây cọ, rừng cọ(đoạn II)
+ Sự gắn bó của tôi, của những người dân Sông Thao và rừng cọ( đoạn III,IV)
+ Khẳng định lại mối quan hệ giữa người dân Sông Thao và rừng cọ(đoạn V)
=> Một trình tự hợp lý và logic( giới thiệu đối tượng, miêu tả đối tượng, trình bày vấn đề liên quan tác động,..=> thể hiện rất rõ chủ đề)
File đính kèm:
- Giao an ngu van lop 8.doc