Giáo án ngữ văn 8 - Tiết 8 -Tập làm văn: Thứ tự kể trong văn tự sự

1. Mục tiêu

Giúp học sinh thấy:

a. Kiến thức:

- Trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu trực tiếp thể hiện.

- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược”, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.

b. Kĩ năng:

- Chọn thứ tự kể phù hợpvới đặc điểm của thể loại nà nhu cầu biểu hiện nội dung.

- Vận dụng 2 cách kể vào bài viết của mình.

c. Thái độ:

-Có ý thức kể chuyện theo thứ tự.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 - Tiết 8 -Tập làm văn: Thứ tự kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/9/2013 Ngày giảng: 8D :19/9/2013 Tiết 8 - Tập làm văn : THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 1. Mục tiêu Giúp học sinh thấy: a. Kiến thức: - Trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu trực tiếp thể hiện. - Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược”, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện. b. Kĩ năng: - Chọn thứ tự kể phù hợpvới đặc điểm của thể loại nà nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng 2 cách kể vào bài viết của mình. c. Thái độ: -Có ý thức kể chuyện theo thứ tự. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên: -Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án. b. Chuẩn bị của học sinh: -Học bài cũ, chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu trong sách giáo khoa 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: (4') - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. - GV nhận xét ý thức chuẩn bị bài ở nhà của các em. b. Bài mới: * Vào bài: (1p) Trong một câu chuyện thường có nhiều sự việc diễn ra. Vậy nên kể các sự việc đó theo trình tự như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. * Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng GV: Trong văn tự sự thứ tự kể thường được sắp xếp như thế nào? ? Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? ? Các sự việc được kể theo thứ tự nào? Việc kể như vậy tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì? GV: Kể theo thứ tự như vậy tạo thành chuỗi sự việc ngày càng gia tăng, để khẳng định ý nghĩa của truyện: tố cáo và phê phán lòng tham. Lúc đầu cá vàng trả nghĩa ông lão đánh cá là hợp lí, nhưng mụ vợ đòi hỏi nhiều thành ra sự lợi dụng, lạm dụng, cuối cùng mụ làm việc phi nghĩa thì bị trả giá. nếu không tuân theo thứ tự ấy thì không thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được. ? Xác định các sự việc trong câu chuyện? ? Thứ tự thực tế của sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào? ? Bài văn đã kể theo thứ tự nào? ? Kể theo thứ tự như vậy có tác dụng gì? ? Truyện Thằng Ngỗ được kể theo thứ tự ngược. Vậy, em hiểu gì về cách ngược? GV: Kể ngược: Đem kết quả hiện tại kể trước sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhứ lại mà kể tiếp. - Cách kể này gây sự chú ý, bất ngờ, thể hiện tính cách nhân vật. ? Qua tìm hiểu hai bài văn, em rút ra bài học gì về thứ thự kể trong văn tự sự? GV: Gọi học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ GV: Để củng cố thêm nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š ? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Theo ngôi nào? ? Cách kể chuyện được thể hiện như thế nào? ? Theo em, yếu tố tưởng tượng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện? GV: Yếu tố tưởng tượng đóng vai trò xâu chuỗi các sự việc quá khứ với hiện tại. (Kể ngược phải có điều kiện nhớ lại, hồi tưởng lại). ? Đọc y/c BT2 ? Xác định yêu cầu của bài tập 2 là gì? ? Xác định yêu cầu của đề bài trên? (kiểu bài, nội dung, hình thức, phạm vi giới hạn). ? Căn cứ vào yêu cầu trên hãy lập dàn ý cụ thể? - Nhận xét chữa bài tập. - Các sự việc chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng: 1. Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo. 2. Một lần, ông lão bắt được con cá vàng, cá xin tha và hứa sẽ đền ơn. 3. Mụ vợ biết được, bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn: Một cái máng mới, một ngôi nhà đẹp, thành nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng. 4. Đến khi mụ vợ đòi thành Long Vương bắt cá vàng hầu hạ, mụ liền trở về với thân phận cũ bên cái máng lợn sứt mẻ. - Được kể theo ngôi thứ ba. - Các sự việc được kể theo thứ tự nhiên (Kể xuôi): Việc nào xảy ra trước kể trước, việc nào xảy ra sau kể sau. - Nghệ thuật tăng tiến Š thứ tự gia tăng của lòng tham => có ý nghĩa tố cáo và phê phán. - Nghe. - Đọc truyện Thằng Ngỗ - Tin Thằng ngỗ bị chó cắn truyền đi khắp làng. - Trưa nay, ngỗ bị chó cắn, Ngỗ kêu cứu, mọi người tưởng lại bị đánh lừa, không cứu Ngỗ. - Ngỗ mồ côi, sống với bà ngoại, thiếu sự rèn cặp nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh. - Ngỗ đốt rơm, kêu cứu, mọi người dập lửa, Ngỗ cười làm mọi người giận, mất hết lòng tin. - Mọi người băn khoăn, sau sự việc bị chó cắn, thằng Ngỗ có tiến bộ hay không. - Thứ tự thực tế của sự việc trong bài văn đó là: 1. Ngỗ mồ côi, sống với bà ngoại, thiếu sự rèn cặp nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh. 2. Ngỗ đốt rơm, kêu cứu, mọi người dập lửa, Ngỗ cười làm mọi người giận, mất hết lòng tin. 3. Trưa nay, Ngỗ bị chó cắn, Ngỗ kêu cứu, mọi người tưởng lại bị đánh lừa, không cứu. Ngỗ bị rách bắp chân phải đến trạm xá. 4. Tin truyền đi khắp làng. - Bài văn đã kể theo thứ tự ngược (Thứ tự từ dưới lên): + Kể hậu quả xấu: Tin truyền khắp xóm. + Kể nguyên nhân: Kể sự việc sảy ra. - Kể theo thứ tự như vậy có tác dụng gây bất ngờ, gây sự chú ý, làm nổi bật ý nghĩa của bài học, đó là: Đừng làm mất lòng tin của người khác. - Trình bày. Khái quát nội dung bài học - Đọc ghi nhớ (SGK,T.98) - Câu chuyện được kể theo thứ tự ngược - Truyện kể theo ngôi thứ nhất: Nhân vật xưng tôi. - Kể ngược từ hiện tại mà hồi tưởng về quá khứ. - Trong câu chuyện này, yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: + Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. + Giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên” vui buồn có nhau. - Đọc yêu cầu bài tập 2 - Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”. - Đứng tai chỗ xác định yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung Š chốt. - Thảo luận nhóm (2 nhóm - 5 phút). - Trình bày kết quả (có nhận xét bổ sung). I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. ( 20') 1. Ví dụ: * Ví dụ 1: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. *) Ví dụ 2:Truyện Thằng Ngỗ (SGK,T.97, 98) 2. Nhận xét - Thứ tự kể trong văn tự sự là trình tự kể các sự việc, bao gồm kế "xuôi" và kể "ngược". - Sự khác nhau của cách kể "xuôi" và kể "ngược" + Kể "xuôi" là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau , việc gì sảy ra trước kể trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau, cho đến hết. + Kể "ngược" là kể sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả SV hiện tại ra kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật. Lưu ý : trong kể "ngược" yếu tố hồi tưởng đóng vai trò quan trọng. - Thứ tự kể "xuôi", kể "ngược" phải phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện ND. * Ghi nhớ:(SGK,T.98) II. Luyện tập (15') 1. Bài tập 1:( Sgk/98,99) - Câu chuyện được kể theo thứ tự ngược. - Truyện kể theo ngôi thứ nhất. - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: + Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. + Giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên” vui buồn có nhau. 2. Bài tập 2: (Sgk/99) a. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Tự sự, kể chuyện - Nội dung: chuyến đi chơi xa. - Hình thức: + Ngôi kể thứ nhất + Cách kể: (xuôi - ngược). - Phạm vi giới hạn: + Lần đầu được đi chơi xa. + Thực tế vốn sống của bản thân. b. Dàn bài: *) Mở bài: Giới thiệu chuyến đi chơi xa (Lí do, đi đâu? Đi với ai? Thời gian chuyến đi?). *) Thân bài: Kể diễn biến chuyến đi: - Chuẩn bị. - Trên đường đi. - Những nơi đến (kết hợp kể, miêu tả cảnh vật và tâm trạng). *) Kết bài: Kể kết thúc chuyến đi và cảm xúc chuyến đi. c. Củng cố, luyện tập: (4') ? Chọn một truyện mà em đã học để nêu thứ tự kể? - GV hệ thống nội dung bài học. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1') - Về nhà ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự. - Luyện viết theo yêu cầu bài tập 2 (Theo dàn bài đã lập trên lớp). Chuẩn bị “luyện nói....” 4.Rút kinh nghiệm sau bài dạy: - Thời gian :......................................................................... - Nội dung, kiến thức:................................................................................... - Phương pháp:............................................................................................. 5. Nhận xét, xếp loại của tổ . Nội dung ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… Xếp loại giáo án (T, K, Tb, Cđ): Mường Lạn, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng, (Ký, ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docvan 8.doc