Giáo án Ngữ văn 9 năm học 2012 - 2013

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Kiến thức :

+ Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.

+ Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả

+ Phẩm chất hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

- Kỹ năng : Rèn luyện tóm tắt truyện,phân tích phát hiện chi tiết tiêu biểu.

- Giáo dục học sinh tinh thần coi trọng nhân nghĩa, dám làm việc nghĩa và thái độ biết đền ơn đáp nghĩa.

II. Phương pháp : Đọc diễn cảm, Nêu vấn đề, tái hiện, gợi mở, bình giảng , .

III. Chuẩn bị :

 Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV

 Học sinh : Đọc -Trả lời câu hỏi SGK; tóm tắt tác phẩm

IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY

 

doc104 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08 Ngày soạn: Tiết 36, 37 Ngày dạy: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu ) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức : + Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. + Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả + Phẩm chất hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. - Kỹ năng : Rèn luyện tóm tắt truyện,phân tích phát hiện chi tiết tiêu biểu. - Giáo dục học sinh tinh thần coi trọng nhân nghĩa, dám làm việc nghĩa và thái độ biết đền ơn đáp nghĩa. II. Phương pháp : Đọc diễn cảm, Nêu vấn đề, tái hiện, gợi mở, bình giảng , ... III. Chuẩn bị : Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV Học sinh : Đọc -Trả lời câu hỏi SGK; tóm tắt tác phẩm IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY Lớp Sĩ số Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ?Đọc thuộc đoạn trích"Mã Giám Sinh mua Kiều" ? Tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm GV gọi HS đọc chú thích SGK. ? Hãy tóm tắt nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu? - Ông sinh ở quê mẹ ?Quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu? " Chở bao nhiêu đạo .... Đâm mấy thằng gian .... tà" ?Nguyễn Đình Chiểu đã để lại một sự nghiệp văn chương như thế nào?Kể tên những tác phẩm tiêu biểu? Hoạt động 2: Tìm hiểu tác phẩm Lục Vân Tiên ? Cho biết truyện thơ này được ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Tác phẩm chia làm mấy phần? Tóm tắt lại nội dung của từng phần? Hs tóm tắt Hs, Gv nhận xét ? Truyện LVT được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? (kết cấu chương hồi, xoay quanh cuộc đời nhân vật chính) ?Truyện "Lục Vân Tiên" được viết ra nhằm mục đích gì? ?Đạo lí làm người được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? ? Hãy xác định thể loại của văn bản này. ? Có ý kiến cho rằng: " Truyện Lục Vân Tiên" có tính cách một thiên tự truyện. Tìm yếu tố trùng hợp giữa cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên. - Giống: bỏ thi vì chịu tang mẹ, bị mù mắt, bị bội hôn, về sau gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp. - Khác: Vân Tiên được tiên cho thuốc sáng mắt đi thi đỗ trạng .... Nguyễn Đình Chiểu vĩnh viễn bị mù -> Khát vọng của nhân dân - ở hiền gặp lành. Tiết 2 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc, tìm vị trí đoạn trích GV hướng dẫn Hs cách đọc, Gv đọc mẫu, Hs đọc lại ? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích? Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs phân tích văn bản ? Trong đoạn trích tác giả giới thiệu Vân Tiên với đặc điểm gì nổi bật?. ? Vân Tiên gặp bọn cướp trong hoàn cảnh nào? ? Tìm những câu thơ tả tài năng của Vân Tiên. Tác giả đã so sánh tài năng của Vân Tiên với nhân vật lịch sử nào cảu Trung Quốc? ? Trước sự " tả đột hữu xông" của Vân Tiên đã khiến bọn lâu la như thế nào? ?Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga. Nàng muốn đền đáp ơn đối với Vân Tiên - thì chàng đã trả lời như thế nào ? - Làm ơn há để mong người trả ơn Nào ai tính thiệt so hơn làm gì " Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy chẳng phi anh hùng" ? Những câu thơ trên thể hiện rõ quan điểm gì của Lục Vân Tiên? ? Ngoài đức tính hào hiệp làm việc nghĩa vô tư không màng danh lợi, thì Vân Tiên còn có đức tính đáng quý nào nữa? ? Đức tính ấy thể hiện qua câu thơ nào? ? Qua tất cả các chi tiết trên giúp ta hình dung Vân Tiên là con người như thế nào? ? Qua cách xưng hô của nàng với Vân Tiên: quân tử, tiện thiếp cho thấy nàng là con người như thế nào ? ? Trong lời kể của Nguyệt Nga với Vân Tiên cho ta thấy nàng là con người như thế nào ? ? Đặc biệt khi Vân Tiên cứu khỏi bọn cướp Nguyệt Nga có thái độ như thế nào? ? Qua cách xưng hô và thái độ cư xử của nàng với Vân Tiên cho thấy Nguyệt Nga là con người như thế nào ? Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết ? Theo em nhân vật trong đoạn truyện này được miêu tả chủ yếu theo phương thức nào: ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ ? ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích? ?Nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga được khắc hoạ như thế nào? qua đó thể hiện khát vọng gì của tác giả? GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: a.Cuộc đời, con người: - Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 - 1888 ) - Quê mẹ: Làng Tân Thới, tỉnh Gia Định. - Quê cha: xã Bồ Điền, huyện Long Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Cuộc đời nhà thơ gặp nhiều bất hạnh: + Cha bị cắt chức. + Lỡ thi vì phải về chịu tang mẹ. + Bị mù loà hai mắt, bị phụ ước. - Cuộc đời tàn mà không phế: là một thầy giáo, thầy thuốc, nhà văn lớn của dân tộc. b.Sự nghiệp văn chương:(Sgk) . II.Tác phẩm "Lục Vân Tiên" 1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm Lục Vân Tiên được viết trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ( đầu những năm 50 của TK XIX) 2. Nội dung tác phẩm:(SGK) 3. Giá trị tác phẩm: * Truyện được viết ra truyền dạy đạo lý làm người. - Coi trọng tình nghĩa giữa người với người trong xã hội, tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, bạn bè. - Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu giúp những người nguy khó. - Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng vì điều tốt đẹp trong cuộc đời. 4.Đặc điểm thể loại: Truyện thơ nôm mang tính chất truyện kể ( vì thế khi đi vào nhân dân nó dễ biến thành hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian.) III. Đọc - Tìm hiểu vị trí đoạn trích: 1. Đọc: 2. Vị trí: Nằm ở phần đầu của truyện.( Trên đường Lục Vân Tiên đi thi - giữa đường đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.) III. Phân tích: 1. Lục Vân Tiên: - Là người hào hiệp, xã thân vì việc nghĩa + Trên đường đi: một mình không mang vũ khí -> sẵn sàng cứu giúp dân lành ( không một chút chần chừ ) + Tài năng của chàng: ví với Triệu Tử Long - một danh tướng thời Tam quốc ( một mình phá vòng vây của Tào Tháo để bảo vệ con của Lưu Bị ) - Sức mạnh của Vân Tiên làm cho: + Lâu la tan vỡ -> Tìm đường chạy thoát thân. + Phong Lai bị chết ngay tức khắc. - Quan điểm làm việc nghĩa của Vân Tiên: + Không mong trả ơn. + Thấy việc bất bình thì phải can thiệp. - Vân Tiên là người cư xử tế nhị và có văn hoá, giữ khuôn phép của lễ giáo phong kiến. " Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai" => Là bậc anh hùng, tài năng và tấm lòng vì nghĩa , rất từ tâm, nhân hậu, chính trực. 2. Phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga: - Cách xưng hô: Quân tử, tiện thiếp -> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na có học thức. - Là người con hiếu thảo với cha mẹ. " Làm con đâu dám cãi cha" - Nàng rất cảm kích ơn cứu mạng của Vân Tiên , Nàng rất áy náy, bản thân tìm cách trả ơn chàng. => Nàng là người con gái trong trắng, hiếu thảo, trọng tình nghĩa. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói. - Ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ. 2. Nội dung( Ghi nhớ/ sgk) 4. Củng cố : Đoạn trích " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" thể hiện khát vọng gì của nhân dân ? 5. Dặn dò : Về nhà học bài, học thuộc phần ghi nhớ. Chuẩn bị trước bài “ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự’’ *Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 08 Ngày soạn: Tiết 38, 39 Ngày dạy: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu: - Qua bài học cung cấp cho HS những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. - Rèn luyện kỹ năng kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật. - Giáo dục học sinh ý thức vận yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự. II. Phương pháp : Phân tích, gợi mở, qui nạp, thực hành III. Chuẩn bị : Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV; bảng phụ Học sinh : Trả lời câu hỏi SGK IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY Lớp Sĩ số Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V.Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ?Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự GV gọi HS đọc đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" ? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài? Gv ghi lên bảng phụ ? Vì sao em biết được đây là miêu tả cảnh sắc bên ngoài? ? Như vậy đối tượng miêu tả bên ngoài là gì? ?Những đối tượng này có quan sát được không? ? Tìm trong đoạn trích: " Kiều ở lầu Ngưng Bích" câu thơ nào miêu tả nội của Thuý Kiều? Gv ghi lên bảng phụ ? Dựa vào đâu để em biết được đó là tâm trạng của Kiều? ? Vậy tất cả những suy nghĩ tình cảm của Kiều được quan sát trực tiếp không? Đối tượng của miêu tả nội tâm là gì? ? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? ? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự? GV gọi HS đọc đoạn văn ? Đoạn trích này miêu tả điều gì? ?Qua miêu tả nét mặt, cử chỉ, nét mặt thể hiện tâm trạng gì của Lão Hạc? ?Việc miêu tả này có tác dụng gì? ?Qua ví dụ vừa tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? miêu tả nội tâm bằng những cách nào? Hs đọc ghi nhớ ?Em hãy tìm một số đoạn trích miêu tả bên ngoài? nội tâm? Hs trình bày HĐ2: Hướng dẫn Hs luyện tập Hs đọc yêu cầu bài tập ? Tìm câu thơ miêu tả nội tâm của nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều" cho biết đó là tâm trạng gì của Kiều? Hs thuật lại đoạn trích Hs, Gv nhận xét Gv trình bày HS lắng nghe Gv hướng dẫn Hs về nhà làm I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 1. Xét ví dụ: a. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Miêu tả bên ngoài -Đối tượng: cảnh vật, không gian màu sắc... ->quan sát trực tiếp được Miêu tả nội tâm -Đối tượng: suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng ( miêu tả trực tiếp) - Quan hệ: qua cảnh vật thể hiện được tâm trạng Kiều( miêu tả gián tiếp) -Tác dụng: Khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật. b. Đoạn trích(Sgk) -Miêu tả: nét mặt, cử chỉ của Lão Hạc - > tâm trạng đau đớn khi bán cậu Vàng( miêu tả gián tiếp) - Tác dụng: Khắc hoạ rõ nhân vật sinh động hơn. 2.Ghi nhớ(sgk) II. Luyện tập: Bài 1: Bài 3: 4. Củng cố : ? Thế nào là miêu tả nội tâm? Tác dụng? 5. Dặn dò : Hoàn thành 3 bài tập, Học thuộc lòng ghi nhớ SGK Chuẩn bị bài “ Lục Vân Tiên gặp nạn” *Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... Tuần 08 Ngày soạn: Tiết 40 Ngày dạy: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN I. Mục tiêu: Giúp HS - Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. - Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. - Hình thành sự quan tâm và yêu mến trân trọng đối với văn học địa phương mình. II. Phương pháp : Sưu tầm, thảo luận, vấn đáp, .. III. Chuẩn bị : Giáo viên : Sưu tầm tư liệu + đọc, nghiên cứu SGK, SGV Học sinh: Sưu tầm các tác phẩm viết về Kon Tum IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY Lớp Sĩ số Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V.Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : GV tổ chức cho HS hát bài hát về Kon Tum " Phố núi Kon Tum" Hoạt động1: Lập bảng thống kê các tác giả văn học địa phương có những sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay (các tổ trình bày) TT Họ và tên Bút danh Năm sinh Tác phẩm chính 1 Hoàng Lê Ân 1/11/1962 Ngọt và đắng 2 Hà Tiến Dũng 1962 Nhớ quê 3 Lê Đình Đanh Lan Hương 2/9/1959 Cơn mưa chiều ngoại ô 4 Nguyễn Phúc Đoan 1977 Miền rừng với biển 5 Huỳnh Trung Hiếu 1943 Sóng, Tiếng thơ 6 Vũ Hùng Y Tranh 1947 Huyền thoại miền đất gió 7 Bùi Thị Thanh Vân 1962 Kon Tum đất mẹ Hoạt động 2: GV giới thiệu một tác phẩm ca ngợi về mảnh đất Kon Tum của tác giả " Bùi Thị Thanh Vân" , tác phẩm : " KON TUM ĐẤT MẸ" Kon Tum đất mẹ mặn nồng Ánh hào quang tỏa núi sông buôn làng Niềm vui cuộc sống dâng tràn Bỏ công vun đắp điểm trang cho đời Nhớ ngày lập tỉnh anh ơi Chín năm cùng chỉ một thời gian trôi Am tường cho tận khúc nôi Gần mười năm ấy đất trời quê ta. Phải chăng rừng núi đơm hoa Một cầu treo gọi Đăk La đáp lời Qua sông lòng những bồi hồi Nhớ khi nước lũ chiếc cầu chông chênh Bao nhiêu làng mới lửa tình Bao nhiêu đường sá thênh thang đợi chờ. ? Em hãy cho biết thể thơ được tác giả sử dụng trong bài trên là gì? - Thơ lục bát. ? Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên - Ca ngợi sự thay da đổi thịt của Kon Tum trong những năm tách tỉnh ( 20 / 10 / 1990 - 20 / 10 / 2004 ) ? Tình cảm của tác giả được gởi gắm trong bài thơ đó là gì? - Lòng tự hào về quê hương đang dần dần lớn lên, thay đổi từng ngày từng giờ trên mảnh đất nhỏ bé này: Con người lao động cần cù chịu khó - Đảng và nhà nước quan tâm đến cuộc sống của nhân dân Tây Nguyên. Hoạt động3: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới của mảnh đất Kon Tum - quê hương em .Hoặc làm một bài thơ lục bát nói về tình cảm của em đối với mảnh đất nơi em đã từng sinh ra và lớn lên. Hs trình bày Hs, Gv nhận xét, sữa chữa Gv ghi điểm những em viết khá tốt, sáng tác thơ hay 4. Củng cố : GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản. 5. Dặn dò : Về nhà tiếp tục sưu tầm những bài thơ viết về Kon Tum. Tiếp tục lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm của Kon Tum. Chuẩn bị trước bài “ Tổng kết từ vựng” * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************** Tuần 09 Ngày soạn: Tiết 41, 42 Ngày dạy: TỔNG KẾT TỪ VỰNG I. Mục tiêu: - HS nắm vững sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. - Kỹ năng nhận biết từ loại, đặt câu, tái hiện. *KNS: Ra quyết định, giao tiếp - Giáo dục HS có ý thức sử dụng vốn từ đã học trong giao tiếp KNS: II. Phương pháp : Nêu vấn đề, đàm thoại, giao tiếp, thực hành *KTDH: Thực hành, động não. III. Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng phụ, nghiên cứu SGK, SGV Học sinh: Ôn lại kiến thức đã được học- làm bài tập SGK IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY Lớp Sĩ số Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V.Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài cảu Hs, thực hiện trong quá trình tổng kết Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Ôn lại kiến thức về từ đơn, từ phức ? Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ? ? Thế nào là từ phức? cho ví dụ? ? Từ phức có mấy loại? ? Thế nào là từ láy? từ ghép? HS đọc yêu cầu BT 2 GV treo bảng phụ cho HS xác định từ láy và từ ghép. ? Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự "giảm nghĩa" và từ láy nào có sự "tăng nghĩa" so với nghĩa của yếu tố gốc? Trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp. HĐ2: Ôn tập kiến thức về thành ngữ ? Thế nào là thành ngữ? ? Thành ngữ khác tục ngữ ở điểm nào? - Thành ngữ là một cụm từ. - Tục ngữ là một câu rút gọn. * GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK. ? Tìm những thành ngữ và tục ngữ? ? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố thực vật. Giải thích ý nghĩa ? ? Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương? Hs trình bày HĐ3: Ôn lại nghĩa của từ ? Thế nào là nghĩa của từ? GV gọi HS đọc các câu trong bài 2 và chọn cách hiểu đúng nhất. GV gọi HS đọc hai cách giải thích trong bài tập 3 và cho các em chọn cách giải thích đúng nhất. HĐ4: Ôn tập về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?Thế nào là nghĩa gốc? nghĩa chuyển? ? Trong ví dụ sâu đây, đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển? a. Em ăn cơm no rồi b. Hôm nay em đánh bài ăn rất nhiều. Hs đọc yêu cầu bài tập 2 ? Trong hai câu thơ sau: Nổi mình thêm tức nỗi nhà Thêm hoà một bước, lệ hoa mấy hàng. Từ " hoa" và từ " lệ hoa" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? HĐ5: Ôn tập về từ đồng âm ? Những từ như thế nào được gọi là từ đồng âm? Cho ví dụ? GV gọi HS đọc bài tập 2 ? Trong hai trường hợp a và b, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng đồng âm? Vì sao? I. Từ đơn và từ phức: 1. Từ đơn: Gồm một tiếng có nghĩa tạo thành VD: nhà, cửa, xe, bàn, ghế, quần, tủ...... 2. Từ phức: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa tạo thành - Từ láy - Từ ghép Bài tập 2: + Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. + Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rụng rời, mong muốn, ... Bài tập 3: - Láy " Giảm nghĩa": Trăng trắng, đèm đẹp,nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp - Láy " Tăng nghĩa" : Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. II. Thành ngữ: 1. Là những cụm từ có nghĩa cố định 2. a. Tục ngữ d. Thành ngữ b. Thành ngữ e. Thành ngữ c. Tục ngữ. 3. * Thành ngữ chỉ yếu tố động vật VD: Như mèo thấy mỡ ( sự tham ăn ) Như vịt nghe sấm ( không biết gì ) 4. *Thực vật: Bèo dạt mây trôi Cưỡi ngựa xem hoa Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non ( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương ) Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. (Truyện Kiều - Nguyễn Du ) III. Nghĩa của từ: 1. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị 2. Chọn cách a 3. Cách b giải thích đúng. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1. - Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu. - Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 2. - Từ hoa và lệ hoa dùng theo nghĩa chuyển + Thềm hoa: Kiều bước lên xe hoa về nhà chồng. + Lệ hoa: Nước mắt của người con gái đẹp. V. Từ đồng âm: 1. Từ đồng âm là từ có âm giống nhau, nghĩa khác xa nhau. VD: ruồi đậu, xôi đậu 2. a. Hiện tượng từ nhiều nghĩa Vì nghĩa của từ ‘’ lá’’ trong ‘’lá phổi’’ là kết quả chuyển nghĩa từ "lá" trong " lá xa cành" b. Hiện tượng đồng âm. Vì hai từ " đường" không có nét chung nào về nghĩa - Đường ra trận: chỉ đường đi - Ngọt như đường: chỉ đường để ăn. 4. Củng cố : GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản. 5. Dặn dò : - Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng ( TT) *Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Tuần 09 Ngày soạn: Tiết 43 Ngày dạy: TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( TT ) I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng,) - Kỹ năng thực hành vận dụng làm bài tập. - Giáo dục HS vận dụng vốn từ được học vào giao tiếp II. Phương pháp : Tái hiện, thực hành, tổng hợp hoá, ... III. Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng phụ, nghiên cứu SGK, SGV Học sinh : Ôn lại khái niệm đã học về tiếng Việt ở các lớp dưới IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY Lớp Sĩ số Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là nghĩa của từ? Lấy ví dụ về hai trường hợp về sự chuyển nghĩa của từ? ? Thế nào là từ đồng âm? cho ví dụ? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Ôn tập về từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ? GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK ? Chọn một cách hiểu em cho là đúng nhất? Vì sao? Hs trả lời Hs, Gv nhận xét GV gọi HS dọc bài tập 3. ? Tại sao trong câu văn trên tác giả không dùng 70 tuổi mà dùng 70 xuân? ? Dựa vào đâu người ta thay thế từ “Xuân” cho từ “tuổi”? Hoạt động 2: Ôn tập về từ trái nghĩa ? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ? GV treo bảng phụ ghi bài tập 2 HS quan sát ? Chọn cặp từ có quan hệ trái nghĩa? GV gọi HS đọc bài tập 3. Hs sắp xếp theo nhóm Hs, gv nhận xét sữa chữa Hoạt động 3:Ôn lại về cấp độ khái quát nghĩa của từ ? Dựa vào khái niệm đã học về cấp độ khái quát của từ ngữ. Hãy ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Gv treo bảng phụ gọi HS điền vào sơ đồ Hoạt động 4: Ôn tập về trường từ vựng ? Những từ ngữ sau đây có nét nghĩa gì chung: Mắt, mặt, da, đầu, miệng, ... => bộ phận cơ thể con người. Cày, cuốc, liềm, dao, con trâu -> công cụ lao động của người nông dân. ? Vậy thế nào là trường từ vựng ? GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập Hs làm bài tập 2. ? Tìm từ ngữ cùng chỉ trường từ vựng có liên quan đến nước? chỉ ra sự độc đáo trong cách dùng từ của tác giả? VI. Từ đồng nghĩa: 1.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: Hi sinh -> chết, mất, từ trần, qua đời 2. Chọn ý D. Vì các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng. 3. Tránh hiện tượng lặp từ “tuổi” - “Xuân” chỉ một năm – tương ứng với khoảng thời gian là một tuổi. VII. Từ trái nghĩa: 1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: Cao>< dữ Lên >< xuống 2. Xấu >< hẹp 3. - Nhóm 1: Sống - chết, chẵn - lẽ, chiến tranh - hoà bình, đực - cái. - Nhóm 2: già - trẻ, yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo. III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: 1. - Nghĩa rộng: Nghĩa bao hàm nghĩa của từ ngữ khác Nghĩa hẹp:Từ có nghĩa được bao hàm trong nghĩa của từ khác. VD: Thú (rộng) Chim Trâu ( hẹp ) 2. Từ tiếng Việt Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ghép Từ ghép Từ láy Từ láy đẳng lập chính phụ hoàn toàn bộ phận láy láy vần âm IV. Trường từ vựng: 1. Tập hợp các từ có nét chung về nghĩa. 2. Tắm, bể: Trường từ vựng liên quan đến nước -> nhấn mạnh sự tố cáo tội ác của kẻ thù. 4. Củng cố : GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản. 5. Dặn dò : Về nhà học kỹ bài, chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 2. *Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Tuần 09 Ngày soạn: Tiết 44, 45 Ngày dạy: Văn bản: ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu - I. Mục tiêu: Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực , giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thể hiện trong bài thơ -; Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. - Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. - Giáo dục HS có tình cảm gắn bó, biết yêu thương san sẻ khi gặp khó khăn vất vả. II. Phương pháp : Đọc diễn cảm, Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích, bình giảng, ... III. Chuẩn bị : Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV Học sinh : Đọc kĩ văn bản- trả lời câu hỏi SGK IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY Lớp Sĩ số Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn bài của HS 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu? ? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? ?Đồng chí có nghĩa là g

File đính kèm:

  • docGA Ngu van 9 Tuan 8 den Tuan 30.doc
Giáo án liên quan