Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến tiết 30 năm 2013

I. Mục tiêu bài học:

Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.

 Tình cảm yêu quý, ý thức tìm tòi học tập văn học nước ngoài.

*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

A. HS khá - giỏi.

1. Kiến thức:

 Hiểu biết được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki – hô – tê.

Hiểu được ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

2. Kĩ năng:

Hiểu được diễn biến các sự kiện trong đoạn trích.

Phân tích được các chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.

B. HS Trung bình.

1. Kiến thức:

 Nhận biết đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki – hô – tê.

Nhận biết ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến tiết 30 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/10/2013 Ngày giảng: 07/10/2013 Ngữ văn - Bài 6 - Tiết 26 Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ I. Mục tiêu bài học: Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích. Tình cảm yêu quý, ý thức tìm tòi học tập văn học nước ngoài. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: A. HS khá - giỏi. 1. Kiến thức: Hiểu biết được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki – hô – tê. Hiểu được ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. 2. Kĩ năng: Hiểu được diễn biến các sự kiện trong đoạn trích. Phân tích được các chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích. B. HS Trung bình. 1. Kiến thức: Nhận biết đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki – hô – tê. Nhận biết ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. 2. Kĩ năng: Nhận biết được diễn biến các sự kiện trong đoạn trích. Trình bày được các chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích. C.HS Yếu-kém. 1. Kiến thức: Nhớ được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki – hô – tê. Nhớ được ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. 2. Kĩ năng: Nhớ được diễn biến các sự kiện trong đoạn trích. Nhớ được các chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án - Học sinh: Bài soạn III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Nghiên cứu, đọc sáng tạo, gợi tìm 2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm. IV. Tổ chức giờ học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (0’) Không kiểm tra. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) *Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi, tinh thần thoải mái khi bước vào bài học. GTB: Nói đến đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp là người ta nghĩ ngay đến nhà văn Xéc- van- tét với tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê. Để hiểu thêm về nhà văn và tài nghệ của ông, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích ”Đánh nhau với cối xay gió”. HĐ 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích: (10’) *Mục tiêu: Đọc, tìm hiểu sơ lược cốt truyện, nhân vật. HĐ của thây và trò Nội dung GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. HS đọc. HS và GV nhận xét. Theo dõi chú thích sao (SGK) nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - Đôn-ki-hô-tê gồm 2 phần: P1: 52 chương xuất bản năm 1605; P2: 74 chương, xuất bản năm 1615. Giải thích các từ: giám mã, chiến lợi phẩm, pháp sư? I. Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc văn bản. 2. Tìm hiểu chú thích. a. Tác giả: Xec-van-tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông từng sống cuộc đời cực nhọc, âm thầm. b. Văn bản: Trích trong tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê. HĐ 3: Bố cục của văn bản: (3’) *Mục Tiêu: Nhận biết được bố cục của văn bản và nội dung chính của mỗi phần đó. *Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần như thế nào? GV tóm tắt tác phẩm: Một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa-vì quá say mê truyện kiếm hiệp nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ để phò nguy cứu khốn. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han rỉ của tổ tiên, sửa chữa lại để vũ trang cho mình, lão phong cho con ngựa gầy còm của lão là chiến mã Rô-xi-nan-tê, còn bản thân lão là hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Man-tra. Cho đúng một hiệp sĩ, lão nhớ đến một phụ nữ nông thôn ngày xưa thầm yêu , ban cho mụ cái tên công nương Đuyn-xi-nê-a. Đôn-ki-hô-tê chàng hiệp sĩ gầy gò, cao lênh khênh trên lưng con ngựa còm cùng Xan-trê-Pa -sa lùn béo cưỡi trên con lừa sau nhiều phen thất bại cuối cùng thất vọng và ốm nặng, lão viết di chúc và qua đời. II. Bố cục. 3 phần: - P1: Từ đầu-> “không cân sức”=> diễn biến trước khi Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. - P2: Tiếp -> “như thế bao giờ”=> diễn biến trong khi đánh nhau với cối xay gió. P3: Còn lại => Diễn biến sau khi đánh nhau với cối xay gió. HĐ 4: Tìm hiểu văn bản: (20’) *Mục tiêu: Chỉ ra được 5 chi tiết, diễn biến của sự việc trong văn bản. Nhận biết được ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Nhận thấy được tài nghệ của nhà văn trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa. Liệt kê 5 sự việc chính mà qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ? III. Tìm hiểu văn bản. 1. Diễn biến các sự việc trong văn bản. - Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về chiếc cối xay gió. - Thái độ và hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió. - Bị đau đớn. - Xung quanh chuyện ăn ngủ - Suy nghĩ của mỗi người *GV gọi HS tóm tắt lại văn bản: Nguồn gốc của Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa như thế nào? GV treo tranh phóng to và giới thiệu cho HS - Một nhà quý tộc và một người nông dân. Khi thấy cối xay gió, họ nhận xét, nhìn nhận như thế nào? GV cho HS quan sát tranh (76) mô tả cối xay gió? Sự đánh giá, nhận xét trên chững tỏ điều gì về hai nhân vật này? Đôn-ki-hô-tê có hành động gì? Xan-chô- Pan-xa thì sao? Khi bị đau, thái độ hai nhân vật này thế nào? Việc ăn, ngủ của hai nhân vật ra sao? Em nhận xét gì về hình dáng của hai nhân vật?Tính cách của Đôn-ki-hô-tê như thế nào? - Dũng cảm, ước mơ cao cả muốn loại trừ cái ác nhưng lại hão huyền, mơ màng. Xan-chô-Pan-xa tính cách như thế nào? - Thực tế, không hão huyền nhưng hèn nhát, cá nhân. Em nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật của tác giả? 2. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-te và giám mã Xan-chô-Pan-xa. Đôn-ki-hô-tê - Là nhà quý tộc. - Cho là lũ khổng lồ, có những cánh tay dài.->mụ mẫm, hoang tưởng. - xông vào đánh nhau với cối xay gió. - không hề kêu ca dù xổ cả ruột ra.-> dũng cảm. - chưa cần ăn ->có khát vọng cao cả. - suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương bắt chước các hiệp sĩ trong sách -> hão huyền. - cao, gầy, cưỡi trên lưng con ngựa còm. * Đôn-ki-hô-tê có nhiều điểm tốt song còn nhiều nhược điểm. Xan-chô-Pan-xa. - nông dân. đó chỉ là những cối xay gió, những cánh quạt. -> tỉnh táo. - can ngăn, tránh xa lũ cối xay gió. - chỉ hơi đau một chút là rên rỉ. -> nhát gan. - vừa đi vừa ung dung đánh chén -> ước muốn tầm thường. - ngủ một mạch tới sáng. - thấp béo cưỡi trên một con lừa. * Xan-chô-Pan-xa có nhiều mặt tốt và có cả mặt xấu. *Tác giả xây dựng hai nhân vật tương phản đối lập nhau nhằm bổ sung cho nhau làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật. HĐ 5: Tổng kết: (3’) *Mục tiêu: Nhận biết, hiểu và ghi nhớ được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện. Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn? HS đọc ghi nhớ. GV chốt. IV. Ghi nhớ (SGK). HĐ 6: Luyện tập: (4’) *Mục tiêu: Qua phần luyện tập HS rút ra được bài học cho bản thân. *Cách tiến hành: Tìm trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” để thấy được nhân vật Đôn-ki-hô-tê tỏ ra là kẻ mê các truyện hiệp sĩ muốn làm theo truyện đến mức mê muội? Từ nhân vật Đôn-ki-hô-tê em rút ra bài học gì cho bản thân mình? - Cần đọc nhiều sách nhưng phải chọn lọc, không mê muội, hoang tưởng tới mức gàn dở, nực cười như Đôn-ki-hô-tê. HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. Thảo luận nhóm 3 phút. Gọi một số nhóm nêu kết quả. HS và GV nhận xét. V. Luyện tập. Tìm trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” để thấy được nhân vật Đôn-ki-hô-tê tỏ ra là kẻ mê các truyện hiệp sĩ muốn làm theo truyện đến mức mê muội? - Đầu óc lão luôn bị ám ảnh bởi các truyện hiệp sĩ. - Chính lão pháp sư Phơ-re-xtôn trước đây đã đánh cắp thư phòng... - Hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột gan ra ngoài . - Muốn rên la thì cứ rên la, vì cho đến nay lão chưa đọc thấy có sự cấm đoán bao giờ. 4. Củng cố: (2’) Em nhận xét gì về hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài, làm bài tập (SBT). - Soạn: Tình thái từ. Đọc kĩ và trả lời câu hỏi SGK, xem các bài tập. Ngày soạn: 05/10/2013 Ngày giảng: 08/10/2013 Ngữ văn – Bài 7 - Tiết 27 TÌNH THÁI TỪ I. Mục tiêu bài học: Hiểu được thế nào là tình thái từ. Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản. Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. Ý thức tình thái từ trong giao tiếp tạo ra sự lễ phép, trang trọng. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: Hiểu, nhận biết và ghi nhớ khái niệm về các loại tình thái từ. Biết, vận dụng sử dụng tình thái từ. 2. Kĩ năng: Vận dụng để dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. II. Các kỹ năng sống được gd trong bài: 1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. III. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: GA, bảng phụ - Học sinh: Bài soạn IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Phát vấn, gợi tìm. 2. Kỹ thuật: V. Tổ chức giờ học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) CH- Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cho ví dụ? TL- Trợ từ là các từ đi kèm với các từ ngứ khác để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói đến. Vd: có, những... - Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để gội đáp. vd: a, ái, này, vâng, ơi... 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: 1’ GTB: Giáo viên đưa vd: Bạn học bài chưa? Đây là kiểu câu gì? - câu nghi vấn. Vì sao em biết đây là câu nghi vấn? - Nhờ có từ để hỏi: “chưa”. -> chưa chính là tình thái từ. Vậy tình thái từ là gì? Chúng ta sẽ cùng học hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới. (20’) *Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm và các loại tình thái từ. Biết cách sử dụng các từ tình thái qua việc thực hiện các bài tập. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV gọi HS đọc bt SGK Các câu trong vd trên thuộc kiểu câu gì? *Trong các vd a,b,c nếu bỏ các từ in đậm thì sắc thái ý nghĩa của câu có gì thay đổi? Vậy em thấy những từ in đậm có chức năng gì trong câu? Từ in đậm ở câu d có chức năng gì? - Biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép. Đó là những tình thái từ, vậy em hiểu thế nào là tình thái từ? - Là những từ được thêm vào câu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Tình thái từ có thể chia mấy loại? cho vd? GV treo bảng phụ, chỉ rõ 4 loại: Đặt câu có tình thái từ nghi vấn? - Anh về đấy ư? Đặt câu có tình thái từ cầu khiến? - Cho tớ đi với . Xét 2 câu sau: a, Nam đi học. b, Con ăn đi. Câu nào trong 2 câu trên có sử dụng tình thái từ? - Câu b; câu a “đi” là động từ. HS đọc ghi nhớ SGK GV củng cố, lưu ý: HS đọc bt (SGK) - 81. Chỉ ra các từ in đậm? Các tình thái từ in đậm dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? *Xét các vd sau đây, xem việc sử dụng tình thái từ đã phù hợp chưa? - Mẹ ốm à? - Thầy đi đâu đấy? - Thầy đi xuôi à? -> sử dụng không phù hợp, chưa thể hiện thái độ lễ phép với người trên. *Em rút ra điều gì khi sử dụng tình thái từ? Đọc ghi nhớ 2 (SGK). I. Chức năng của tình thái từ. 1. Bài tập. - Câu a: câu hỏi; câu b: cầu khiến; câu c, d: câu cảm thán. - Nếu bỏ các từ in đâm thì câu a không còn là câu nghi vấn; câu b không còn là câu cầu khiến; câu c không còn là câu cảm thán. - Tình thái từ được thêm vào câu để: + Tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. + Biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. -> tình thái từ. Lưu ý: cần phân biệt hiện tượng đồng âm khác nghĩa. 2. Ghi nhớ. (SGK) II. Sử dụng tình thái từ. 1. Bài tập. a, à: hỏi, thân mật. b, ạ: hỏi, kính trọng. c, nhé: cầu khiến thân mật. d, ạ: cầu khiến kính trọng. Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 2. Ghi nhớ. (SGK). HĐ 2: Luyện tập: (15’) *Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập, xác định được các loại tình thái từ. HS đọc yêu cầu của bài tập 1 xác định yêu cầu. Làm bài. GV hướng dẫn bổ sung. *Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập. HS làm bài, gọi 2 học sinh lên bảng. HS nhận xét, GV sửa chữa. Đọc bài 3, xác định yêu cầu, làm bài. Gọi một số em lên đặt câu. HS nhận xét. GV sửa chữa, có thể lấy điểm. Đọc bài 4, nêu yêu cầu, làm bài. Gọi Hs lên bảng làm bài. HS và GV nhận xét. 1. Bài 1: (81) xác định tình thái từ: các câu b,c,e,i có tình thái từ. 2. Bài 2: Giải thích nghĩa các tình thái từ in đậm. a, chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều phủ định. b, chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được. c, ư: hỏi với thái độ phân vân. d, nhỉ: thái độ thân mật. e, nhé: dặn dò, thái độ thân mật. g, vây: thái độ miễn cưỡng. h, cơ mà: thái độ thuyết phục. 3. Bài 3: (82). Đặt câu: - Cháu thấy Nam về rồi cơ mà? - Bạn phải làm thế này mới đúng chứ lị. - Tớ chỉ nói thế thôi mà. - Bạn ấy nói khác cơ. 4. Bài 4: (83). Đặt câu hỏi dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp. - Thầy đỡ mệt chưa ạ? - Bạn làm bài tập rồi à? - Chiều nay bố mẹ về quê phải không ạ. 4. Củng cố: (3’) Tình thái từ là gì? Sử dụng tình thái từ có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng tình thái từ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) Học ghi nhớ, làm bài tập 5 (83). Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn tự sự. Làm các bài tập SGK. Ngày soạn: 05/10/2013 Ngày giảng: 08/10/2013 Ngữ văn – Bài 7 - Tiết 28 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM. I. Mục tiêu bài học: Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: Nhận biết, hiểu và vận dụng sử dụng kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 30, 50 và 90 chữ. II. Các kỹ năng sống được gd trong bài: III. Đồ dùng: - Giáo viên: Giáo án - Học sinh: Đoạn văn chuẩn bị ở nhà IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Phát vấn, gợi tìm, nghiên cứu. 2. Kỹ thuật: V.Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) CH- Em nhận xét gì về vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự? TL- Trong văn tự sự rất ít khi tác giả thuần kể người, việc, mà thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm -> giúp cho việc kể chuyện sinh động, rõ ràng C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) *Mục tiêu: Tạo sự thoải mái, tự tin cho các em khi bước vào bài học mới. GTB: Yếu tố miêu tả, biểu cảm rất cần thiết trong văn tự sự, để giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự có sử dụng hai yếu tố này, chúng ta cùng luyện tập, sâu sắc hơn. HĐ 2: Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. (15’) *Mục tiêu: Nhận biết và sử dụng kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đọc các sự việc (SGK- 83). - Em lựa chọn sự việc nào trong ba sự việc trên? - Em lựa chọn ngôi thứ mấy để kể? Cách xưng hô như thế nào? - Em sẽ kể theo thứ tự nào? (kể xuôi, kể ngược?) - Để kể chuyện hấp dẫn, sinh động, em sẽ chọn các yếu tố miêu tả, biểu cảm nào? - Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm? B1: Lựa chọn sự việc: Giúp bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại. B2: Lựa chọn ngôi kể: kể ở ngôi thứ nhất, xưng em. B3: Xác định thứ tự kể: kể xuôi theo trình tự thời gian, không gian. B4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm: - Đó là bà cụ như thế nào? - Bà lúng túng, sợ sệt khi đi qua đường ra sao? - Tình cảm và thái độ của em khi thấy bà cụ như thế nào? B5: Viết đoạn văn kể chuyện kết hợp yếu tố biểu cảm và miêu tả. Hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh dựa trên các nội dung trên? HS viết đoạn văn trong 6 phút. Trình bày, nhận xét. GV nhận xét, sửa chữa. Để viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm, ta cần thực hiện mấy bước? Là những bước nào? HS đọc 5 bước SGK. 1. Bài tập. 2. Nhận xét: B1: Lựa chọn sự việc B2: Lựa chọn ngôi kể B3: Xác định thứ tự kể B4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm B5: Viết đoạn văn kể chuyện kết hợp yếu tố biểu cảm và miêu tả. HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (20’) *Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập, xác định, viết được các đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự HS đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập. HS viết đoạn văn dựa vào phần chuẩn bị ở nhà. Cho sự việc và nhân vật sau: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Đóng vai ông giáo viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ HS đọc đoạn văn trước lớp. HS và GV nhận xét. GV dùng đoạn văn mẫu đọc trước lớp Cho điểm những bài hay. Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài. Gọi HS nêu kết quả. HS nhận xét. GV sửa chữa, bổ sung. 1. Bài 1. Gợi ý: - Chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng tôi. - Sự việc: lão Hạc kể chuyện bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. - Yếu tố miêu tả: nụ cười, nét mặt, nếp nhăn, miệng... - Yếu tố biểu cảm: Tình cảm của ông giáo với lão Hạc khi chứng kiến cảnh đau khổ đó. 2. Bài 2. (84). Tìm trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đoạn kể về giây phút trên rồi so sánh rút ra nhận xét. - Đoạn văn trong tác phẩm: Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi... lão hu hu khóc. - Sự việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm khắc học rõ nét chân dung lão Hạc đau đớn xót xa khổ sở với những chi tiết độc đáo, tài tình, nổi bật tình cảm của người kể chuyện. 4. Củng cố: (3’) Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự như thế nào? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài, nắm được 5 bước làm bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Làm bài tập (SBT). - Soạn: Chiếc lá cuối cùng, trả lời các câu hỏi SGK. Ngày soạn:08/10/2013 Ngày giảng: 11/10/2013 Ngữ văn - Bài 8 - Tiết 29 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (O- Hen -Ri) I. Mục tiêu bài học: - Hiểu được tấm lòng yêu thương người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác O Hen-ri. - Giáo dục tình yêu thương con người và lòng ngưỡng mộ, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: A. HS khá - giỏi. 1. Kiến thức: - Hiểu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm. B. HS trung bình. 1. Kiến thức: - Nhận biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. 2. Kĩ năng: Liên hệ kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm. C. HS yếu -kém. 1. Kiến thức: - Nhớ được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát văn bản. II. Các kỹ năng sống được gd trong bài: Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Là khả năng có thể hình dung và đặt mình vào trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình... III. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Giáo án, tranh - Học sinh: Bài soạn IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm. 2. Kỹ thuật: Khăn trải bàn V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) CH- Phân tích nghệ thuật xây dựng truyện trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”? TL- Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô-Pan-xa từ hình dáng đến suy nghĩ, hành động, nếp sống -> từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) GTB: O-Hen-Ri là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ rất cảm động. Để hiểu rõ về tinh thần đó, chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong truyện ngắn của ông : “Chiếc lá cuối cùng”. HĐ 2: Đọc và tìm hiểu chú thích: (20’) *Mục tiêu: Đọc văn bản mạch lạc, rõ ràng, chú ý thể hiện sự thất vọng của Giôn xi. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV tóm tắt phần lược bỏ: Câu chuyện được đặt vào một bối cảnh ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ vào tháng 11 khi gió lạnh mùa đông tràn về. Hai hoạ sĩ trẻ và nghèo là Xiu và Giôn xi thêu chung một phòng ở tầng thượng. Cụ Bơ men cũng là hoạ sĩ nghèo thuê nhà ở tầng 1. Giôn xi bị bệnh xưng phổi, vì nghèo, bệnh nặng, cô không thiết sống suốt ngày quay ra cửa sổ đếm từng chiếc lá rụng và cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng sẽ lìa đời. Nghe Xiu kể vậy, cụ Bơ Men rất bực mình. GV hướng dẫn đọc: giọng kể, chú ý thể hiện sự thất vọng của Giôn xi. GV đọc mẫu, HS đọc. Nhận xét. Đọc chú thích sao. Nêu vài nét về tác giả? Giải thích các từ “bộ”, “xa xôi, bí ẩn”? I. Đọc, thảo luận chú thích. 1. Đọc văn bản. 2. Chú thích. a. Tác giả. O-Hen-Ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, thương yêu con người nghèo khổ, rất cảm động. b. Tác phẩm. HĐ 3: Tìm hiểu văn bản: (15’) *Mục tiêu: Nhận biết được cụ Bơ-Men là một họa sĩ đã cao tuổi nhưng cao thượng, quyên mình để cứu người khác. Truyện có những nhân vật nào? - Cụ Bơ Men; Xiu; Giôn xi, bác sĩ. GV giới thiệu: Cụ Bơ- Men là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, sống bằng cách làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ tuổi, mơ ước vẽ được một kiệt tác. Khi biết Giôn xi có ý định chờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống để vĩnh viễn ra đi, thái độ cụ Bơ Men như thế nào? Những chi tiết này cho thấy điều gì ở họ? *Từ tình cảm đó, họ đã hành động như thế nào? - Cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá trên tường vào đêm mưa bão lạnh giá, chiếc lá ấy đã cứu Giôn xi nhưng cụ đã qua đời. *Em nhận xét gì về hành động trên, hành động đó thể hiện đức tính gì của cụ Bơ Men? GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn với câu hỏi sau: (5 phút) *Tại sao nhà văn bỏ qua không kể việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? HS báo cáo, Gv kết luận. - Tạo sự bất ngờ, gây hứng thú cho người đọc vì việc vẽ chiếc lá co tác dụng đảo ngược tình huống truyện. *Tại sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác? - Chiếc lá rất giống, cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa, Giôn xi không nhận ra. *Em hiểu thêm gì về nghệ thuật chân chính? - Nghệ thuật chân chính có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể cứu sống được con người. Đó là nghệ thuật xuất phát từ tình yêu thương, từ trái tim nhân đạo bao la của những nghệ sĩ tài ba. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Kiệt tác của Bơ- Men. - Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân, họ nhìn nhau, im lặng. -> Vô cùng lo lắng cho số phận của Giôn xi. Nói lên tấm lòng yêu thương vô hạn của cụ Bơ men. - Bơ Men thật cao thượng, quên mình vì người khác. - Quả thực chiếc lá cụ bơ men vẽ là một kiệt tác, nó giống như thật đến nỗi chính Giôn xi cũng không nhận ra, nó đã cứu sống Giôn xi, là tuyệt tác nghệ thuật của cụ Bơ Men. - Ông đã dồn hết tâm lực và tình yêu thương để hoàn thành nó trong một đêm bão lạnh, để rồi ông đã phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình. Chiếc lá đã cứu sống Giôn xi. 4. Củng cố: (3’) Em nhận xét gì về nhân vật Bơ Men? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học nội dung phân tích. - Chuẩn bị tiếp câu hỏi 2,3,4,5 (90). Ngày soạn: 11/10/2013 Ngày giảng: 14/10/2013 Ngữ văn – Bài 8 - Tiết 30 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (O- Hen -Ri) I. Mục tiêu bài học: I. Mục tiêu bài học: - Hiểu được tấm lòng yêu thương người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác O Hen-ri. - Giáo dục tình yêu thương con người và lòng ngưỡng mộ, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: A. HS khá - giỏi. 1. Kiến thức: - Nhận biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm. - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. B. HS trung bình. 1. Kiến thức: - Nhận biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác ph

File đính kèm:

  • docGA van 8 chuan KTKN.doc