Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Bài 21 - Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

 - Nhận diện, rèn luyện kỹ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lý.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là làm gì? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức.

 III. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Bài 21 - Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Bài 21 Tiết 108 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ. š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Nhận diện, rèn luyện kỹ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lý. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là làm gì? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức. III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - GV gọi HS đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” SGK/34,35 và trả lời câu hỏi. - Văn bản bàn về vấn đề gì? * Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người tri thức. - Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau? * Văn bản chia làm ba phần: + Phần 1: Đoạn 1: Khẳng định sức mạnh của tri thức. + Phần 2: Đoạn 2,3: Giải thích, chứng minh sức mạnh của tri thức. + Phần 3: Đoạn 4: Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ. * Mối quan hệ giữa các phần là chặt chẽ, cụ thể: + Phần mở bài: Nêu vấn đề. + Phần thân bài: lập luận chứng minh vấn đề. + Phần kết bài: mở rộng vấn đề để bàn luận. -Chỉ ra các câu mang luận điểm chính trong bài?Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa? * Câu mang luận điểm chính: ­ Tri thức là sức mạnh. ­ Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh. ­ Tri thức đúng là sức mạnh. ­ Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. ­ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. ­ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quí trọng tri thức. ­ Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực. * Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Người viết nhấn mạnh 2 ý: ­ Tri thức là sức mạnh. ­ Vai trò to lớn của người trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống. - Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận đó có sức thuyết phục hay không? * Văn bản đã sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu. Phép lập luận này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người tri thức đối với sự tiến bộ của xã hội. - Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý khác với bài nghị luận một sự việc hiện tượng đời sóng như thế nào? * Sự khác biệt: + Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng đạo lý. + Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý:xuất phát từ tư tưởng đạo lý; sau đó dùng lập luận giải thích , chứng minh, phân tích … để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lý đó. - Qua tìm hiểu GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. * HS đọc ghi nhớ SGK/36. I. Xác định kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: Tìm hiểu văn bản “Tri thức là sức mạnh” SGK/34,35. - Vấn đề: Bàn về sức mạnh của tri thức. - Văn bản có 3 phần: + Mở bài: Khẳng định sức mạnh của tri thức. + Thân bài: Giải thích, chứng minh sức mạnh của tri thức. + Kết bài: Phê phán sử dụng không đúng chỗ. - Mối quan hệ giữa các phần chặt chẽ, cụ thể. - Luận điểm chính: + Tri thức là sức mạnh. + Vai trò to lớn của người tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống. - Phép lập luận chứng minh. - Sự khác biệt. Ghi nhớ: - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống … của con người. - Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, … để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. - Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. B. Hoạt động 2: Luyện tập 1. Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 2. Văn bản bàn luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính của văn bản là: - Thời gian là sự sống. - Thời gian là thắng lợi. - Thời gian là tiền. - Thời gian là tri thức. 3. Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh. Cách lập luận ấy có sức thuyết phục vì giản dị, dễ hiểu. IV.Củng cố: Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận như thế nào? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Đọc đoạn văn SGK/42,43 và trả lời câu hỏi: * Đoạn văn trình bày vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? * Tìm nội dung chính của mỗi câu? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? * Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)? - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY108.DOC
Giáo án liên quan