Giáo án Sinh học 8 tuần 26

Tuần : 26

 Tiết 51

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

_ Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.

_ Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.

_ Giải thích được cư chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.

2. Kỹ năng

_ Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

_ Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

_ Tranh phóng to hình 49.1, 49.2, 49.3.

_ Mô hình cấu tạo mắt.

_ Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ (nếu có).

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC Ngày :11/3/2006 Tiết 51 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức _ Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể. _ Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt. _ Giải thích được cư chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật. 2. Kỹ năng _ Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. _ Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC _ Tranh phóng to hình 49.1, 49.2, 49.3. _ Mô hình cấu tạo mắt. _ Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : CƠ QUAN PHÂN TÍCH Hoạt động của thầy Hoạt động của trò _ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK ® trả lời câu hỏi: + Một cơ quan phân tích gồm những thành phần nào? + Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể? + Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích. _ Lưu ý HS: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể – là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích. _ HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi. _ Một vài HS phát biểu lớp bổ sung. _ HS tự rút ra kết luận. Kết luận: _ Cơ quan phân tích gồm: + Cơ quan thụ cảm. + Dây thần kinh. + Bộ phận phân tích; trung ương (vùng thần kinh ở đại não). _ Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường. Hoạt động 2 : CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò _? Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào? _ Hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt ở hình 49.1, 49.2 và mô hình ® làm bài tập điền từ tr.156. _ Chốt lại đáp án đúng: + Cơ vận động mắt. + Màng cứng. + Màng mạch. + Màng lưới. + Tế bào thụ cảm thị giác. _ Treo tranh 49.2 gọi HS lên trình bày cấu tạo cầu mắt. _ Hướng dẫn HS quan sát hình 49.3, nghiên cứu thông tin ■ ® nêu cấu tạo của màng lưới. _ Hướng dẫn HS quan sát sự khác nhau tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác. _ Cho HS giải thích một số hiện tượng: + Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? + Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật? _ Hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ. + Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt? + Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới? _ HS dựa vào kiến thức mục 1 để trả lời. _ HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ® ghi nhớ cấu tạo cầu mắt. _ Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bài tập. _ Đại diện nhóm đọc đáp án, các nhóm khác bổ sung. _ HS trình bày cấu tạo trên tranh lớp bổ sung. _ HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin ® trả lời câu hỏi. _ 1-2 HS trình bày, lớp bổ sung. _ HS tự rút ra kết luận. _ HS nêu được: + Điểm vàng mỗi chi tiết ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh. + Vùng ngoại vi: Nhiều tế bào non và que liên hệ với một vài tế bào thần kinh. _ HS theo dõi kết quả thí nghiệm đọc kỹ thông tin ® rút ra kết luận về vai trò của thể thuỷ tinh và sự tạo ảnh. _ Một vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức. Kết luận: _ Cơ quan phân tích thị giác: + Cơ quan thụ cảm thị giác. + Dây thần kinh thị giác. + Vùng thi giác (ở thuỳ chẩm). a- Cấu tạo của cầu mắt: * Cấu tạo cầu mắt gồm: _ Màng bọc. + Màng cứng: Phía trước là màng giáp. + Màng mạch: Phía trước là lòng đen. + Màng lưới: Tế bào nón; tế bào que. _ Môi trường trong suốt: + Thuỷ dịch. + Thể thuỷ tinh. + Dịch thuỷ tinh. b- Cấu tạo của màng lưới: _ Màng lưới (tế bào thụ cảm) gồm: + Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. + Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Điểm vàng: Là nơi tập trung tế bào non. Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác. c- Sự tạo ảnh ở màng lưới _ Thể thuỷ tinh có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật . _ Anh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ lộn ngược ® kích thích tế bào thụ cảm ® dây thần kinh thị giác ® vùng thị giác . IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1- Điền các từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào đầu các câu sau:  a) Cơ quan phân tích gồm: Cơ quan thụ cảm thị giác, dây thần kinh và bộ phận trung ương.  b) Các tế bào nón giúp chúng ta nhìn rõ về ban đêm.  c) Sự phân tích hình ảnh xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm thị giác.  d) Khi dọi đèn pin vào mắt thì đồng tử dãn rộng để nhìn rõ vật. 2- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác? V. DẶN DÒ _ Học bài theo nội dung SGK. _ Làm bài tập 3 tr.158 vào vở. _ Đọc mục “Em có biết?”. _ Tìm hiểu các bệnh về mắt. VỆ SINH MẮT Tiết 52 I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức _ Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục. _ Trình bày được nguyên nhân gây đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh, phóng tránh tật bệnh về mắt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC _ Tranh phóng to hình 50.1, 50.2, 50.3, 50.4 _ Phiếu học tập: Bệnh đau mắt hột 1. Nguyên nhân 2. Đường lây 3. Triệu chứng 4. Hậu quả 5. Cách phòng tránh III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : CÁC TẬT CỦA MẮT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Các tật mắt Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị _ Bẩm sinh: Cầu mắt dài. _ Thể thuỷ tinh quá phồng: Do không giữ vệ sinh khi đọc sách. _ Đeo mắt kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận). Viễn thị _ Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. _ Thể thuỷ tinh bị lão hoá (xẹp). _ Đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hay kính viễn). _ Thế nào là tật cận thị? Viến thị? _ Hướng dẫn HS quan sát hình 50.1, 50.2, 50.3, 50.4, nghiên cứu thông tin SGK ® hoàn thành bảng 50 tr.160. _ Kẻ bảng 50 gọi HS lên điền. _ Hoàn thiện lại kiến thức. Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục _ Liên hệ thực tế: + Do những nguyên nhân nào HS cận thị nhiều? + Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc bệnh cận thị. _ Một vài HS trả lời. _ HS tự rút ra kết luận. _ HS tự thu nhận thông tin ® ghi nhớ nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị và diễn thị. _ HS dựa vào thông tin ® hoàn thiện bảng. _ 1-2 HS lên làm bài tập, lớp nhận xét bổ sung. _ HS vận dụng hiểu biết của mình đưa ra các nguyên nhân gây cận thị, và đề ra các biện pháp khắc phục. Kết luận: _ Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. _ Viễn thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Hoạt động 2: BỆNH VỀ MẮT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Nguyên nhân _ Do vi rút. 2- Đường lây _ Dùng chung khăn, chậu với người bệnh. _ Tắm rữa trong ao hồ tù hãm. 3- Triệu chứng _ Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên. 4- Hậu quả _ Khi hột vỡ làm thành sẹo ® lông quặm ® đục màng giác ® mù loà. 5- Cách phòng tránh _ Giữ vệ sinh mắt. _ Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. _ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ® hoàn thành phiếu học tập. _ Gọi HS đọc kết quả. _ Hoàn chỉnh kiến thức. + Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt? + Nêu các cách phòng tránh các bệnh về mắt? _ HS đọc kỹ thông tin liên hệ thực tế, cùng trao đổi nhóm ® hoàn thành bảng. _ Đại diện nhóm đọc đáp án, các nhóm khác bổ sung. _ HS kể thêm một số bệnh về mắt. _ Nêu các cách phòng tránh mà các em biết: + Giữ mắt sạch sẽ. + Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. + Ăn uống đủ vitamin. + Khi ra đường nên đeo kính. Kết luận: _ Bệnh đau mắt hột. _ Các bệnh về mắt: + Đau mắt đỏ. + Viêm kết mạc. + Khô mắt. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1-Có các tật mắt nào? Nguyên nhân và cách khắc phục? 2- Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, không nên nắm đọc sác? Không nên đọc sách trên tàu xe? 3- Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh? V. DẶN DÒ Ký duyệt _ Học bài theo nội dung SGK. _ Đọc mục “Em có biết”? _ Ôn lại chương 2 “Âm thanh” (sách vật lý 7).

File đính kèm:

  • docTuan 26 SINH 8.doc