Giáo án thao giảng môn Vật lý 6 bài 5: Khối lượng – đo khối lượng

Bài 5 : KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG

A/ Mục tiêu :

 1)Trả lời được các câu hỏi cụ thể như : Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg thì số đó chỉ gì ?

 2)Nhận biết được quả cân mẫu 1kg.

 3)Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rôbécvan và cách cân một vật dùng cân Rôbécvan. Biết được các loại cân khác nhau mà các em hay gặp trên thực tế.

 4)Biết dùng cân để đo được khối lượng của một vật.

 5)Chỉ ra được ĐCNN (độ chia nhỏ nhất) và GHĐ(giới hạn đo) của một cái cân

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng môn Vật lý 6 bài 5: Khối lượng – đo khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Chu Văn An Ngày soạn 08/10/2007 TỔ TỰ NHIÊN I Người soạn : Nguyễn Song và -g&h- Phạm thị Kim Ngân GIÁO ÁN THAO GIẢNG Môn : Vật lý 6 Tuần : 5 Tiết : 5 Bài 5 : KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG A/ Mục tiêu : 1)Trả lời được các câu hỏi cụ thể như : Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg thì số đó chỉ gì ? 2)Nhận biết được quả cân mẫu 1kg. 3)Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rôbécvan và cách cân một vật dùng cân Rôbécvan. Biết được các loại cân khác nhau mà các em hay gặp trên thực tế. 4)Biết dùng cân để đo được khối lượng của một vật. 5)Chỉ ra được ĐCNN (độ chia nhỏ nhất) và GHĐ(giới hạn đo) của một cái cân B/Chuẩn bị : 1)Giáo viên : Bài soạn, bảng phụ, chuẩn bị một cái cân Rô-béc-van và hộp quả cân. 2)Học sinh : Một vật để cân. C/Hoạt động trên lớp : HỌAT ĐỘNG I : ỔN ĐỊNH LỚP (1 phút) - Nắm sỉ số lớp . - Giới thiệu thầy cô giáo về dự giờ, thăm lớp . HOẠT ĐỘNG II : KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút) HĐ 1 : GV nêu câu hỏi để cả lớp nắm và gọi HS lên bảng trả lời . Hỏi : Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách nào ? GV nhận xét, đánh giá và cho điểm +HS lên bảng trả lời : Yêu cầu trả lời đầy đủ hai nội dung : 1)Trường hợp vật rắn bỏ lọt vào bình chia độ : Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. 2) Trường hợp vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì ta sử dụng bình tràn. Khi vật vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. +HS cả lớp nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn (nếu cần). HOẠT ĐỘNG III : BÀI MỚI (2phút) 1) Đặt vấn đề : Ở tiểu học lớp 4, lớp 5 các em đã học về khối lượng của vật . Để biết được khối lượng của một vật chỉ gì ? Và để đo được khối lượng của vật ta dùng dụng cụ nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về : Khối lượng và đo khối lượng 2) GV ghi để bài lên bảng : Tiết 5 Bài 5 : KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG . HOẠT ĐỘNG IV : KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG (14 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ 1 : Tìm hiểu khối lượng là gì ? Yêu cầu cá nhân HS đọc và trả lời C1, C2 . HĐ 2 : GV dùng bảng phụ ghi nội dung các câu C3; C4 ; C5 và C6, cho HS lên bảng điền vào chỗ trống. FGV nhấn mạnh câu C6 và yêu cầu học sinh ghi vào vở . HĐ 3 : Tìm hiểu đơn vị đo khối lượng : H1 : Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam đơn vị đo khối lượng là gì ? (GV ghi lên bảng) Cho HS quan sát hình 5.1 và trả lời câu hỏi H2 : Quả cân mẫu hình gì? Kích thước bao nhiêu ? FGV thông báo thêm : Quả cân mẫu là một khối hình trụ tròn xoay có đường kính và chiều cao đều bằng 39mm, làm bằng bạch kim pha Irdi, đặtở viện đo lường quốc tế ở Pháp. H3 : Hãy cho biết các đơn vị đo khối lượng thường gặp trong thực tế ? H4 : Cho biết 1gam = ? kilôgam 1miligam = ? gam 1héctôgam = ? gam 1 tạ = ? kg 1 tấn = ? kg . FGV tổng kết và ghi bảng, cho HS ghi vào vở. 1)Khối lượng : +HS thảo luận và thông nhất kết quả +HS lên bảng điền theo yêu cầu : Kết quả điền đúng là : (1) 500g ; (2) 397 (3) khối lượng; (4) lượng @HS ghi vào vở : Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật. 2) Đơn vị khối lượng : a) Đơn vị khối lượng : Kilôgam (kí hiệu kg) +HS trả lời : Hình trụ, đường kính 39mm, chiều cao 39mm. b)Các đơn vị khối lượng khác thường gặp: +HS trả lời : có thể không đầy đủ hoặc không theo thứ tự . Trong thực tế ta thường gặp các đơn vị đo khối lượng khác là : gam, miligam, tạ, tấn, héctôgam(còn gọi là lạng). @HS ghi vào vở : b)Các đơn vị khối lượng khác thường gặp: - gam (kí hiệu g) : 1g = kg - miligam (kí hiệu mg ) 1mg = g - héctôgam(còn gọi là lạng):1lạng = 100g - tạ : 1 tạ = 100kg - tấn (kí hiệu t) : 1t = 1000kg. HOẠT ĐỘNG V : ĐO KHỐI LƯỢNG (15 phút) HĐ 1 : Tìm hiểu dụng cụ dùng để đo khối lượng . H1 : Người ta dùng dụng cụ gì để đo khối lượng ? FGV thông báo thêm : có nhiều loại cân trong thực tế (ta sẽ tìm hiểu ở mục 3), trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng cân Rôbécvan để đo khối lượng. *Giới thiệu cho HS biết cân Rôbécvan dùng trong phòng thí nghiệm. -Gọi HS đọc C7 (SGK/trang19) H2 : Hãy nêu các bộ phận chính của cân Rôbécvan. Gọi một HS lên bảng chỉ ra các bộ phận chính của cân Rôbécvan thật. GV giới thiệu từng quả cân trong hộp quả cân. -Cho HS trả lời C8 FGV thống nhất : *ĐCNN(Độ chia nhỏ nhất) của cân Rôbécvan là §CNN cña th­íc ®o trªn cân Kho¶ng c¸ch gi÷a hai v¹ch trªn th­íc lµ 0,2gam *GHĐ(giới hạn đo) là tổng khối lượng của các quả cân. HĐ 2 : Cách sử dụng cân Rôbécvan FGV dùng bảng phụ ghi câu C9 . FGọi một HS đọc toàn bộ câu C9 FGV yêu cầu HS lên bảng điền từ vào chỗ trống. FGV cho 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện cân ba vật khác nhau về khối lượng bằng cân Rôbécvan.(trả lời C10) *GV theo dõi và lưu ý cho HS các thao tác vi phạm bảo vệ cân -Thực hiện C11 . FGV yêu cầu HS trả lời theo hình vẽ. +Trong hình 5.6 tại sao kim cân không lệch ? +HS : Người ta đo hkhối lượng bằng cân. 1)Tìm hiểu cân Rôbévan: +HS đọc C7 và trả lời theo yêu cầu +Cân Rôbécvan có các bộ phân chính sau : đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân. +Một HS lên bảng chỉ các bộ phận của cân. +HS trả lời theo thực tế của hộp quả cân có trong lớp. 2)Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật +Một HS đọc to và rõ câu C9. Điền đúng là : (1) điều chỉnh số 0; (2) vật đem cân ; (3) quả cân ; (4) thăng bằng, (5) đúng giữa ; (6) quả cân ; (7) vật đem cân. +Lần lượt ba HS thực hiện cân theo yêu cầu của GV +Một HS đọc C11. +HS trả lời : Hình 5.3 : cân y tế; hình 5.4 : cân tạ ; hình 5.5 : cân đòn; hình 5.6 : cân đồng hồ. +Vì khối lượng vật đem cân bằng giới hạn đo của cân. HOẠT ĐỘNG VI : VẬN DỤNG (5 phút) HĐ 1 : Yêu cầu HS thực hiện C13. HĐ 2 : Tổng kết bài học : GV đưa bảng phụ có ghi nội dung phần ghi nhớ. Gọi một đến ba HS đọc lại phần ghi nhớ FGV : Về nhà các em tìm hiểu về GHĐ và ĐCNN của cái cân mà nhà em có. Để đảm bảo cho cân được chính xác thì em phải thực hiện như thế nào? +HS trả lời : 5T có ý nghĩa trọng tải của cầu chịu được khối lượng là 5 tấn. +HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ. HOẠT ĐỘNG VII : DẶN DÒ (3 phút): 1)Học bài cũ : - Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK/trang 20 - Nắm lại các đơn vị đo khối lượng khác thường gặp, các loại cân có trong thức tế - Đọc phần : “Có thể em chưa biết” để hiểu thêm về khối lượng của vật . - Làm các bài tập 5.1; 5.2 và 5.3 SBT/trang 8. 2)Chuẩn bị bài cho tiết học sau : - Tìm hiểu : Lực là gì ? Lực có đặc điểm như thế nào ?Thế nào là hai lực cân bằng ? - Tiết sau ta sẽ tìm hiểu về “Lực – hai lực cân bằng” HOẠT ĐỘNG VIII : RÚT KINH NGHIỆM .

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 6 TIET 5.doc