Giáo án thực tập giảng dạy (khối 10) - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tuần 10)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án, một số sách tham khảo chuyên ngành, bảng phụ

- HS: SGK, bài soạn theo yêu cầu của GV

III. PHƯƠNG PHÁP

Phân tích, giảng giải, thảo luận nhóm, gợi mở

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Dạy bài mới :

 

docx8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 26549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực tập giảng dạy (khối 10) - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tuần 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT TẠ QUANG BỬU GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY: ( KHỐI 10 ) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Vui Giáo sinh thực tập: Trần Thị Kim Anh Khoa: Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh TP.HCM, tháng 03 năm 2013 Sở giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh Trường THPT Tạ Quang Bửu Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Vui Giáo sinh thực tập: Trần Thị Kim Anh Tuần: 10 Tiết: Ngày soạn: 17/03/2013 TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giúp học sinh: Kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án, một số sách tham khảo chuyên ngành, bảng phụ HS: SGK, bài soạn theo yêu cầu của GV PHƯƠNG PHÁP Phân tích, giảng giải, thảo luận nhóm, gợi mở TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Dùng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn hai ví dụ để học sinh theo dõi, so sánh. VD1: Cây sen sống ở ao, hồ, đầm. Đặc điểm: Thân và rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. Lá to bản rộng màu xanh, có bông màu trắng hồng. VD2: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng Nhụy vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn GV: - Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong 2 ví dụ trên? Theo em, trong 2 ví dụ trên, ví dụ nào sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật? Tại sao? GV: Theo em, ngoài các văn bản nghệ thuật thì ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng ở đâu nữa? Nêu ví dụ minh họa. HS: Lấy ví dụ GV: Dựa vào kiến thức SGK, em hãy cho biết ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia làm mấy loại và đó là những loại nào? HS: Theo dõi SGK và trả lời. GV: Dựa vào đặc điểm nào mà chúng ta lại phân chia các thể loại như trên? (GV gợi ý: ngôn ngữ trong những thể loại này có điểm chung gì?) HS: trả lời. GV: Sử dụng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn ví dụ để gợi mở cho học sinh tìm hiểu chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật. VD3: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. GV: Ví dụ trên cung cấp cho em những đặc điểm gì về bánh trôi nước. HS: Bám sát vào những từ ngữ trong ví dụ để trả lời. GV: Từ đó, em có thể cho biết chức năng đầu tiên của ngôn ngữ nghệ thuật là gì? HS: suy nghĩ, phát biểu. GV: Ví dụ trên có phải chỉ cung cấp những thông tin về bánh trôi nước hay không? Qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả muốn nói tới đối tượng nào khác nữa? HS: suy nghĩ, trả lời. GV: Điều đó tác động đến em như thế nào? ( về tư tưởng, tình cảm). Qua đó em hãy xác định chắc năng thứ hai của ngôn ngữ nghệ thuật. GV(chốt ý): Khi văn bản nghệ thuật biểu hiện vẻ đẹp, hướng con người tới những tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn con người thi khi đó ta gọi ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mỹ. Như vậy chức năng thứ hai của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng thẩm mỹ. GV: Qua những gì chúng ta tìm hiểu nãy giờ một bạn hãy cho cho biết: ngôn ngữ nghệ thuật là gì? HS: trả lời GV: (nói thêm): Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ đã được lựa chọn, gọt giũa, xếp đặt, tinh luyện từ ngôn ngữ hàng ngày đạt tới giá trị nghệ thuật thẩm mĩ. GV: Dựa vào SGK, em hãy cho biết ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng cơ bản nào? HS: dựa vào SGK và trả lời. GV: Cho học sinh xem lại VD1, VD2 trên bảng phụ. Qua hai ví dụ, em hãy so sánh và nhận xét: Cách diễn đạt nào cụ thể, sinh động hơn? Cách diễn đạt nào hàm súc hơn? Cách diễn đạt nào gợi cảm hơn? GV: Vậy em hiểu thế nào là tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? HS: Dựa vào phần gợi ý của GV để trả lời. GV: Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá... Em hãy lấy một số ví dụ minh họa. (GV chuẩn bị sẵn một số ví dụ để HS phát hiện các biện pháp tu từ) HS: Lấy ví dụ, phát hiện các biện pháp tu từ GV: Nhận xét, phân tích thêm Từ đó, theo các em ngoài tính hình tượng sẽ gắn liền với tính nào nữa? GV: Trong một khuôn khổ không nhiều, chỉ bằng vài câu thơ nhưng lại gợi lên nhiều hình ảnh, nhiều lớp nghĩa. Vậy tính đa nghĩa sẽ đi kèm với đặc trưng nào? GV: Chuẩn bị ví dụ trong bảng phụ cho học sinh theo dõi và nhận xét VD4: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghin xác này gói trong da ngựa, thì ta cũng cam lòng ( hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) GV: Đoạn văn trên gợi lên trong em những cảm xúc, tình cảm như thế nào? Từ đó, em hãy trình bày về tính truyền cảm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. HS: phân tích ví dụ, rút ra kết luận GV: Tính cá thể như là một tính chất tự nhiên của người nói (đặc điểm cấu âm, giọng nói, từ ngữ, cách nói) để ta có thể nhận biết người này với người khác. Vậy theo em, tính cá thể hóa trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện như thế nào? (Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi qua việc làm bài tập 4 SGK/102) HS: So sánh, hoàn thành bảng sau: Tác giả Màu sắc Gió thu Lá thu Nhịp điệu thơ Nguyễn Khuyến Xanh ngắt Hắt hiu Lơ phơ 4/3 Lưu Trọng Lư Vàng thu Như nai vàng Xào xạc 3/2 Nguyễn Đình Thi Trong biếc Thổi mạnh Bay phấp phới 2/3, 3/2, 3/4 GV: Cho hs đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Thực hành Luyện tập (bài tập 3 SGK/101) I. Ngôn ngữ nghệ thuật. 1. Khái niệm Khác nhau: VD1: Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, sắc thái trung hòa, không biểu cảm. VD2: Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, sinh động, giàu sức biểu cảm. Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, được dùng chủ yếu trong các văn bản nghệ thuật. 2. Phạm vi sử dụng - Lời nói hàng ngày - Các phong cách ngôn ngữ khác 3. Phân loại. - Gồm 3 loại: + Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò vè, các thể thơ… + Ngôn ngữ tự sự: truyện, kí, tùy bút, phóng sự… + Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng… - Thơ, hò vè, ca dao… có đặc điểm chung là giàu hình ảnh, nhạc điệu.. - Truyện, kí, phóng sự, tùy bút…có đặc điểm là ngôn ngữ thường ngày, gần gũi, sử dụng biện pháp miêu tả, trần thuật. - Kịch, chèo, tuồng… có đặc điểm cá thể hóa, nhân vật dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để thể hiện cá tính, tâm trạng của mình. 4. Chức năng Chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, lênh đênh trên mặt nước, hình dạng chiếc bánh trôi rắn hay nát đều do tay của người nặn bánh. Chức năng thông tin Hình ảnh chiếc bánh trôi nước chính là hình ảnh về vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Có sự cảm thông, đồng cảm với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Chức năng thẩm mỹ: biểu hiện cái đẹp, khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc. Khái niệm - Ghi nhớ SGK/98 II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật có 3 đặc trưng cơ bản: Tính hình tượng Tính truyền cảm Tính cá thể hóa Tính hình tượng: Tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm trong một ngữ cảnh. * Tính hình tượng được tạo ra bởi các phép tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói q * Lưu ý: - Tính đa nghĩa: Khả năng gợi nhiều nét nghĩa khác nhau của cùng một văn bản. - Tính đa nghĩa đi kèm với tính hàm súc. Tính truyền cảm Tính truyền cảm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ tự nó bộc lộ tình cảm khiến cho người đọc, người nghe cũng vui, buồn, yêu thương hay căm giận cùng với người viết => sự đồng cảm, tri âm. Tính cá thể hóa - Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có khả năng, sở trường, cách thể hiện, giọng điệu riêng. Đó là tính cá thể hóa trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp. -Ghi nhớ SGK/101 CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ Củng cố: Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phạm vi sử dụng và chức năng của nó. Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Dặn dò: Học sinh chuẩn bị và soạn bài: Văn bản văn học. * nhận xét và rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày duyệt .../ 03/ 2013 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Nguyễn Kim Vui Trần Thị Kim Anh

File đính kèm:

  • docxbai tinh canh le loi cua nguoi chinh phu.docx