Giáo án thực tập môn Vật lý 10 - Bài: Định luật bôi - Lơ – ma - ri- ốt

I. Mục tiêu:

+ Từ các số liệu TN suy ra được mối quan hệ của áp suất và thể tích, rồi suy ra ĐL Bôi.

+ Cho hs nắm vững ĐL Bôi để ứng dụng làm bài tập.

II. Yêu cầu học sinh:

1) Chuẩn bị trước bài này: Xem lại các tính chất của chất khí.

2) Chuẩn bị sau bài này: Làm bài tập vận dụng

III. Các hoạt động có thể chỉ đạo cho học sinh làm việc trong bài:

+ Tính toán số liệu TN. Đưa ra kết luận của thí nghiệm suy ra định luật Bôi.

+ Làm bài tập phần vận dụng

+ Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của p vào V.

IV. Các phương pháp giảng dạy: đàm thoại, diễn giảng, trao đổi nhóm, làm thí nghiệm nhỏ

V. Phương tiện dạy học: ví dụ thực tế, làm thí nghiệm

VI. Nội dung giáo án:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực tập môn Vật lý 10 - Bài: Định luật bôi - Lơ – ma - ri- ốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: PTTH Lưu Văn Liệt GVHD: Nguyễn Thị Kim Linh Lớp: 10A5 SV: Trần Lâm Ngân MSSV: 1032228 Lớp: SP Lý tin K29 Trần Lâm Ngân GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI: ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT I. Mục tiêu: + Từ các số liệu TN suy ra được mối quan hệ của áp suất và thể tích, rồi suy ra ĐL Bôi. + Cho hs nắm vững ĐL Bôi để ứng dụng làm bài tập. II. Yêu cầu học sinh: 1) Chuẩn bị trước bài này: Xem lại các tính chất của chất khí. 2) Chuẩn bị sau bài này: Làm bài tập vận dụng III. Các hoạt động có thể chỉ đạo cho học sinh làm việc trong bài: + Tính toán số liệu TN. Đưa ra kết luận của thí nghiệm suy ra định luật Bôi. + Làm bài tập phần vận dụng + Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của p vào V. IV. Các phương pháp giảng dạy: đàm thoại, diễn giảng, trao đổi nhóm, làm thí nghiệm nhỏ V. Phương tiện dạy học: ví dụ thực tế, làm thí nghiệm VI. Nội dung giáo án: Thời gian Nội dung ghi bảng Hoạt động dạy Hoạt động học Phút 0 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 phút) Kiểm tra:Tính chất của chất khí?1 mol là gì?Thuyết động học phân tử? Phút 3 Hoạt động 2: Mở bài. Định tính định luật Bôilơ-mariốt (7 phút). Cho học sinh làm thí nghiệm ống kim tiêm. Muốn giảm P thì ta làm thế nào? Vậy khi giảm P thì ta thấy V của khối khí thay đổi thế nào? Bây giờ ta làm ngược lại: tăng P ta phải làm sao? Vậy khi tăng P thì ta thấy V của khối khí thay đổi thế nào? Trong quá trình nén hay giản thì nhiệt độ của khối khí có thay dổi không? Kết quả trên cho ta thấy: khi tăng P thì V giảm, khi giảm P thì V tăng. Vậy ta thấy P và V như thế nào đối với nhau? Làm thí nghiệm Muốn giảm p thì kéo pittông ra Thể tích tăng Muốn tăng p thì đẩy pittông vào Thể tích giảm Nhiệt độ khối khí không thay đổi. P tỉ lệ nghịch với v Phút 10 1. Thí nghiệm: a) Bố trí thí nghiệm A B P M T + Bình A có chứa nước và một lượng khí mà ta cần khảo sát. + Bình B chứa nước thông với bình A. + Máy bơm P thay đổi áp suất của B và qua đó thay đổi áp suất của A. + Áp kế M đo áp suất p của không khí trong bình A + Thước T dùng để xác định V của khí. 2. Định luật Bôi lơ ma ri ốt. Nội dung: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. Công thức: pV=Hằng số Hoạt động 3: Làm thí nghiệm để định lượng đi đến định luật (20 phút). Sự tỉ lệ này có tuân theo qui luật nào không? Chúng ta sẽ theo dõi thí nghiệm sau để có kết luận về mối quan hệ giữa P và V. Dựa vào hình vẽ một em hãy giới thiệu dụng các dụng cụ có trong thí nghiệm? Vì sao dùng thước đo chiều dài mà ta đo được thể tích của khối khí? Để khảo sát mối quan hệ của p và V trong khối khí của bình A ta phải làm thế nào? Sau khi tiến hành thí nghiệm thì người ta đã thu được bản kết quả sau: Lần P(atm) V(cm3) pV 1 1 20.S 2 0,6 30.S 3 1,9 10.S Dựa vào các số liệu trong bản trên các em hãy tính và so sánh các tích số pV nhận được từ thí nghiệm? (thời gian tính toán là 1 phút) Nếu coi các tích số pV là bằng nhau thì sai số của chúng là bao nhiêu? Với kết quả thu được thì ai có kết luận gì về tích số pV? Nếu các thí nghiệm trên tinh vi hơn thì kết quả sai số ít hơn Kết quả thu được nói lên điều gì? Đó chính là nội dung của định luật Bôi ma ri ốt. (sang phần 2). Mô tả dụng cụ thí nghiệm: + Bình A có chứa nước và một lượng khí mà ta cần khảo sát. + Bình B chứa nước thông với bình A. + Máy bơm P thay đổi áp suất của B và qua đó thay đổi áp suất của A. + Áp kế M đo áp suất p của không khí trong bình A + Thước T dùng để xác định V của khí. Vì đây là hình trụ có tiết diện không thay đổi nên chỉ cần biết thêm chiều cao thì ta có thể tính được thể tích. Thay đổi p của bình A và đo p qua áp kế. Kết quả: +p1V1= 20.S atm.cm3 + p2V2=18.S atm.cm3 + p3V3= 19.S atm.cm3 Sai số khoảng 5% p1V1=p2V2=p3V3 Tích của áp suất và thể tích là một số không đổi. Phút 30 3. Bài tập vận dụng: Xét 0,1 mol khí trong điều kiện chuẩn: áp suất p0=1 atm=1,013.105 Pa, nhiệt độ t0= 0oC. a) Tính thể tích V của khí. Vẽ trên đồ thì p,V điểm A biểu diễn trạng thái nói trên. b) Nén khí và giữ nhiệt độ không đổi. Khi thể tích của khí là 0,5V0 thì áp suất của khí là bao nhiêu? Vẽ trên cùng đồ thị điểm B biểu diễn trạng thái này? c) Viết biểu thức của áp suất p theo thể tích V trong quá trình nén đẳng nhiệt ở câu b). Vẽ đường biểu diễn. Đường biểu diễn có dạng gì? Bài giải: a)V0=0,1 thể tích mol =2,24l Điểm A có toạ độ là: Vo 2,24l và po=1 atm b)Theo đl Bôi: p1V1=poVo Suy ra: p1= po(Vo/V1)= 2 atm Điểm B có toạ độ: V1=1,12l; p1==2 atm c) Theo Đl Bôi p.V=hs=poVo=2,24l.atm Từ đó suy ra: P=2,24/V p1 p0 p(atm) O A B 2 1 V1 (1,12) V0 (2,24) V(l) Vậy đường biểu diễn có dạng hình hypebol. Hoạt động 3: Làm bài tập vận dụng (13 phút) Áp dụng đinh luật Bôi ma ri ốt vào làm bài tập. Đề bài cho số mol của chất khí ta có thể suy ra gì? Theo định luật Bôi ta có tích pV = hs. Vậy khi nén hoặc giản thì ta có tích pV như thế nào với nhau? Muốn biết được hình dạng đường biểu diễn thì ta phải làm sao? Cho hs 5 phút giải bài tập. Sau đó gọi lên bảng làm bài tập này. Cho số mol chất khí có thể suy ra V Theo ĐL Bôi thì khi nén hoặc giản thì tích pV bằng nhau Biết được biểu thức của p và V Bài giải: a)V0=0,1 thể tích mol =2,24l Điểm A có toạ độ là: Vo 2,24l và po=1 atm b)Theo đl Bôi: p1V1=poVo Suy ra: p1= po(Vo/V1)= 2 atm Điểm B có toạ độ: V1=1,12l; p1==2 atm c) Theo Đl Bôi p.V=hs=poVo=2,24l.atm Từ đó suy ra: P=2,24/V p1 p0 p(atm) O A B 2 1 V1 (1,12) V0 (2,24) V(l) . Vậy đường biểu diễn quá trình đẳng nhiệt có dạng hình hypebol Phút 43 Phút 45 Hoạt động 4: củng cố (2 phút) + Nhớ được định luật Bôi + Ứng dụng ĐL Bôi giải bài tập + Làm các bài tập SGK * Làm câu hỏi trắc nghiệm số 1 SGK * Làm bài tập về nhà SGK. Vĩnh Long, ngày 22 tháng 03 năm 2007 Nhận xét giáo viên hướng dẫn Người soạn Nguyễn Thị Kim Linh Trần Lâm Ngân

File đính kèm:

  • docdinh luat boi.doc
Giáo án liên quan