Giáo án Tiếng việt: Đặc điểm loại hình tiếng việt

- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ ( phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà Tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu

- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào học tập và sữ dụng tiếng Việt, vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt: Đặc điểm loại hình tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng Tuần 26. Tiết PPCT: 95- 96 Ngày soạn: 24/2/2012 Ngày dạy: Lớp 11B GVHD: Nguyễn Thị Liên SVTH: Nguyễn Văn Quảng Tiếng Việt ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ ( phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà Tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu - Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào học tập và sữ dụng tiếng Việt, vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức. - Khái niệm loại hình ngôn ngữ và sự hiểu biết về hai loại hình ngôn ngữ : hòa kết (các tiếng Nga, Anh , Pháp....) và ngôn ngữ đơn lập.( tiếng Hán, tiếng Việt....) - Những đặc điểm của loại hình tiếng Việt: tính phân tiết( âm tiết được tách biệt rỏ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa), sự không biến đổi hình thái của từ( dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ pháp chủ yếu là hư từ và trật tự từ 2. Kĩ năng. - Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học( ngữ âm , từ vựng, ngữ pháp , luật thơ, phép tu từ,..) lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sữ dụng tiếng Việt. - So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhhaanj thức rỏ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sữ dụng hai ngôn ngữ tốt hơn. 3. Thái độ. - Có thái độ trân trọng khi sữ dụng ngôn ngữ dân tộc mình cũng như ngôn ngữ của các nước khác. C. PHƯƠNG PHÁP. - Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài trước ở nhà, GV sử dụng hệ thống các câu hỏi để học sinh tự đi khám phá, chiếm lĩnh tri thức kết hợp cùng các phương pháp thông báo giải thích, phương pháp phân tích ngôn ngữ D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi : Em hãy nêu khái niệm tiểu sử tóm tắt ? tiểu sử tóm tắt thường gồm mấy phần ? là những phần nào ? 3. Bài mới. Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử vừa có tính loại hình. Trải qua các thời kì lịch sử, tiếng Việt không ngừng ổn định và tiếp biến để ngày càng trở nên hoàn thiện. Cùng trong một khu vực ngôn ngữ, tiếng Việt có những đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập. Vậy đặc điểm của loại hình tiếng Việt là gì? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó đồng thời giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc học tập và sử dụng tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Câu hỏi: thế nào là loại hình? Loại hình ngôn ngữ là gi? Câu hỏi: có bao nhiêu loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt thuộc loại hình nào? Gv: Khẳng định tiếng Việt thuộc loại hình ngoonnguwx đơn lập, thuyết giảng về loại hình ngôn ngữ đơn lập. Câu hỏi: dựa váo sách giáo khoa hãy nêu đặc điểm về mặt ngữ âm và về mặt sử dụng của tiếng trong tiếng Việt? Câu hỏi: dựa vào cứ liệu và sự phân tích cứ liệu ở sách giáo khoa hãy cho biết thế nào là từ không biến đổi hình thái? Gv: cho ví dụ và yêu cầu học sinh phân tích để thấy được sự thay đổi của trật tự từ và sử dụng hư từ có ảnh hưởng rất lớn đến việc biểu thị ý nghĩa của câu và cum từ. I. Loại hình ngôn ngữ. 1. Khái niệm a. Loại hình: là tập hợp những sự vật hiện tượng có cùng chung những đặc điểm cơ bản nào đó. Vd: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí b. Loại hình ngôn ngữ: là cách phân chia thành nhóm ngôn ngữ dựa trên những đăc trưng cơ bản của các ngôn ngữ đó về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 2. Phân loại. - Các ngôn ngữ trên thế giới được chia làm hai loại hình đó là : + Loại hình ngôn ngữ đơn lập ( như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán…). + Loại hình ngôn ngữ hòa kết ( như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga …). II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt: - Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập: là loại hình ngôn ngữ trong đó các tiếng tồn tại độc lập với nhau; là cơ sở của ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ. 1. Tiếng là cơ sở của ngữ pháp: a. Về mặt ngữ âm: - Mỗi tiếng là một âm tiết. Vd: Tiếng Việt : Sinh viên. Tiếng Anh : Students. -> Ở tiếng Việt hai tiếng, hai âm tiết tách biệt nhau + Âm tiết nào cũng mang thanh điệu: thanh trắc , thanh bắng + Âm tiết có hai phần chính là: âm đầu và vần - Trong thơ tiếng được gọi là chữ , tạo nên thể thơ: thơ thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát... Vd: “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ” b. Về mặt sữ dụng - Tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có thể đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp trong câu. Vd: Nhà , chị, lớp ,bàn, ghế. - Tiếng là yếu tố cấu tạo từ: từ ghép( nhà cửa, áo quần ,sách vở), từ láy (lạnh lùng, đẹp đẽ, sạch sẽ),, từ kết hợp ngẫu nhiên( bồ hòn, mồ côi, bồ kết) - Việt hóa từ vay mượn: xà phòng, rađiô 2. Từ không biến đổi hình thái Vd: “Cười người thì chớ cười lâu Cười người hôm trước, hôm sau người cười” ( Ngữ âm và thể hiện chữ viết giống nhau) - Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy tặng tôi một quyển vở I give him a book and he give me a notebook. - Ngày hôm qua tôi thấy cô ấy trong siêu thị nhưng cô ấy không thấy tôi. Yesterday, I saw her in supermarket but she did not see me. -> Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. 3. Biện pháp chủ yếu để sắp đặt từ và sữ dụng hư từ. a. Thay đổi trật tự từ -> ý nghĩa của cụm từ, của câu thay đổi. vd: - cụm từ: giếng nước# nước giếng; phong 5# 5 phòng; học lại # lại học; giàu lòng thương người# lòng thương người giàu. - Câu; Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta dã sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non song đất nước ta b. Sử dụng các hư từ - hư từ chỉ số lượng Vd; “Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một” - Hư từ chỉ quan hệ chính phụ; Vd: ngôi nhà này của tôi. - Hư từ chỉ quan hệ đẳng lập Vd: Lan và Mai học giỏi như nhau. - Hư từ chỉ quan hệ chủ vị Vd: Lan là người học giỏi nhất môn văn - Nhận diện câu nghi vấn, cầu khiến, cảm than,trần thuật. Vd: Ông phải trốn ngay. III. Luyện tập. Bài tập 1 (1)Nụ tầm xuân 1: bổ ngữ của động từ hái Nụ tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ nở (2) Bến 1: bổ ngữ động từ nhớ Bến 2: chủ ngữ động từ đợi (3) Trẻ 1: bổ ngữ động từ yêu Trẻ 2: chủ ngữ động từt đến (4)Già 1: bổ ngữ động từ kính Già 2: chủ ngữ động từ để (5) Bống 1: định ngữ cho danh từ cá Bống 2: bổ ngữ động từ thả Bống 3: bổ ngữ động từ thả Bống 4: bổ ngữ động từ đưa Bống 5: chủ ngữ động từ ngoi, đớp Bống 6: chủ ngữ tính từ lớn (dù thay đổi về chức năng ngữ pháp nhưng những từ nay vẫn không thay đổi về hình thái (đây là điểm khác biệt với từ của các ngôn ngữ không cùng lọai hình ) 2.Bài tập 2 : VD: TV: Tôi di học cùng vời bạn của tôi TA: I go to school with my friend. TA: I(chủ ngữ), my(bổ ngữ): Chức năng ngữ pháp, ngữ âm, chữ viêt khác nhau. TV: Tôi(1) là chủ ngữ; Tôi(2) là (bổ ngữ) : chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giông nhau) VD:- Anh ấy vừa đi rồi - He has gone already - Anh ấy đi sáng nay -He went on the morning 3.Bài tập 3: Trong đọan văn có các hư từ: Đã: chỉ họat động xảy ra trứơc một thời điểm nào đó Các : chỉ số nhiều tòan thể của sự vật Để: chỉ mục đích Lại: chỉ sự tiếp diễn của họat động Mà : chỉ mục đích III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Tìm những câu Tiếng việt trong đó cùng một từ được dùng ở các vị trí và chức năng khác nhau mà không có sự thay đổi hình thái,VD : yêu trẻ trẻ đến nhà, ta về mình có nhơ ta…. ( trâu ơi ta bảo trâu này; Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta) - Soạn bài mới tiết luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

File đính kèm:

  • docdac diem loai hinh tieng viet.doc