Giáo án Toán 6 - Tiết 30: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

I. Mục tiêu:

- Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

II. Phương tiện dạy học:

- Mẫu vật : Cây rau má, cây sống dời mọc cây, cây cỏ gấu.

- Tranh H26.4, kẻ bảng trang 88 SGK.

- Ôn tập lại kiến thức trong chương : Rễ, thân, lá, đem mẫu vật.

III. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5400 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 30: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2013 Ngày dạy: 02/12/2013 Tiết 30: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: - Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp đó. II. Phương tiện dạy học: - Mẫu vật : Cây rau má, cây sống dời mọc cây, cây cỏ gấu. - Tranh H26.4, kẻ bảng trang 88 SGK. - Ôn tập lại kiến thức trong chương : Rễ, thân, lá, đem mẫu vật. III. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho hoạt động nhóm quan sát mẫu vật H. Cây rau má khi bò trên mặt đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì ? Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành cây mới không ? Vì sao ? H. Củ gừng để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? Vì sao ? H. Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? H. Lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm có thể mọc thành cây mới được không ? Vì sao ? - HS quan sát mẫu vật, thảo luận : - Đại diện nhóm triình bày. - Nhóm khác nhận xét. - Yêu cầu HS nhận xét : Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng. - HS nhận xét TT Tên cây Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào của cây Phần đó thuộc loại cơ quan nào Trong điều kiện nào ? 1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có độ ẩm 2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 4 Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Hoạt động của GV Họat động của HS - GV cho HS làm bài tập điền từ SGK. - GV nhận xét và hoàn thành bài tập. => Cho HS hoàn thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. H. Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. H. Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó ? Vậy cần có biện pháp gì ? Và dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt hết cỏ dại ? - HS thực hiện lệnh - Đại diện hóm trình bày. - HS khác nhận xét. => hình thành khái niệm. - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). - Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là : Sinh sản bằng thân bò, rễ, củ, lá, 4. Kiểm tra đánh giá: H. Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng lá mà em biết. H. Hãy kể tên 3 Cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt hết cỏ dại nười ta phải làm thế nào ? Vì sao phải làm như vậy ? H. Hãy quan sát củ khoai lang không mọc mầm thì ta phải cất giữ như thế nào ? Em hãy người ta trồng khoai lang bằng cách nào ? Tại sao không trồng bằng củ ? 5. Dặn dò - Chuẩn bị: - Học bài. - Làm bài tập 3, 4 SGK. - Soạn bài 27. Tự trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đem một cành sắn cắm xuống đất ẩm đã lên mầm. Ngày soạn : 01/12/2013 Ngày dạy : 05/12/2013 Tiết 31: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI I. Mục tiêu : - Hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - Biết được ưu việc của hình thức nhân giống trong ống nghiệm. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh. II. Phương tiện dạy học : - GV: + Mẫu vật : cành dâu, ngọn mía, rau muống giâm ra rễ. + Tư liệu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - HS: Cành rau muống cắm trong đất, ngọn mía, cành sắn lên mầm. III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : H. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Có những hình thức nào ? H. Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có hình thức sinh sản bằng thân rễ ? Muốn diệt cỏ dại thì ta phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu giâm cành Hoạt động của GV Hoạt động của HS H. Đoạn cành có đủ mắt và chồi đem cắm xuống đất ẩm sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì ? H. Cho biết giâm cành là gì ? H. Hãy kể các loại cây trồng bằng cách giâm cành. Cành của những loại cây nầy thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được. - GV: Cành của những cây này thường ra rễ nhanh. - HS nghiên cứu đọc lập trả lời: + …….từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới Cây mới + Giâm cành là tách một đoạn thân hoặc cành cây mẹ cắm xuống đất cho ra rễ và phát triển thành cây mới. - Đại diện lớp trình bày - HS khác nhận xét. Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành có đủ mắt chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết cành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát H27.2 hãy cho biết : H. Hãy cho biết chiết cành là gì ? H Vì sao ở cành chiết rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên vết cắt ? H. Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành ? Vì sao những cây nầy không trồng bằng cách giâm cành. - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt đem trồng thành cây mới - HS kể tên một số cây thực hiện chiết cành Hoạt động 3: Tìm hiểu về ghép cây : Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS nghiên cứu thông tin : H. Em hiểuthế nào là ghép cây; Có mấy cách ghép cây ? H. Ghép mắc gồm những bước nào ? - GV nhận xét. - HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: - Đại diện lớp trình bày - HS khác nhận xét + Gồm 4 bước. - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét. Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. 4. Kiểm tra đánh giá : H. Vì sao cành giâm phải có đủ mắt chồi ? H. Chiết cành khác với giâm cành ở chỗ nào ? Người ta thường chiết cành ở những loại cây nào ? 5. Dặn dò- chuẩn bị : - Học bài – xem trước bài 28. - Làm câu 4*. - Đem hoa bưởi, hoa râm bụt, chanh, hoa mướp.

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 6 tuan 10111213141516.doc