Giáo án tự chọn Ngữ văn 9

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Ôn tập lại các kiểu câu.

- Biết vận dụng làm các bài tập.

B. Tài liệu

- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.

 

doc72 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - TẬP LÀM VĂN A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Ôn tập lại các kiểu câu. - Biết vận dụng làm các bài tập. B. Tài liệu - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C.NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1. Ôn tập các kiểu câu ( 20’ ) - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu, trả lời về các kiểu câu? - HS: Tìm hiểu trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các loại kiểu câu. - HS: Làm việc theo nhóm, thảo luận, trả lời. - GV: Thống nhất các kết quả của HS. - HS: Ghi nhớ. 1. Ôn tập các kiểu câu. - Câu cầu khiến. - Câu nghi vấn. - Câu cảm thán. - Câu trần thuật. - Câu phủ định. + Câu cầu khiến là loại câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,...dùng để ra lệnh ,yêu cầu, đề nghị ... + Câu nghi vấnlà câu có những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao ...có chức năng chính dùng để hỏi . + Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi ...dùng để bộc lộ cảm xúc ... + Câu trần thuật là câu không có đặc điểm của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán ... + Câu phủ định là loại câu có những từ ngữ phủ định như: không chẳng phải, chưa không fhải ... Hoạt động 2: Ôn tập làm văn văn bản thuyết minh ( 20’ ) GV: Tổ chức cho HS nhắc lại về văn bản thuyết minh. ? Văn bản thuyết minh là gì ?. - HS: Tìm hiểu, trả lời theo hướng dẫn, yêu cầu của GV. - GV: Thống nhất và nêu ví dụ về tính thông dụng của văn bản thuyết minh. - GV: Tổ chức cho HS luyện tập. ? Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. - HS: Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. - GV: Gọi HS trình bày bài làm của mình. - HS: Trình bày, thảo luận theo yêu cầu cuả GV. - GV: Nhận xét, kết luận. 2. Văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. * Luyện tập: Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. - Mổ bài: Giới thiệu về chiếc nón. - Thân bài: + Lịch sử về chiếc nón. + Quy trình làm ra chiếc nón. + Cấu tạo chiếc nón. + Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón. - Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. IV:Cũng cố. ( 3’ ) -HS;nhắ lại câu chia theo mục đích phát ngôn. -Thế nào là văn bản thuyết minh V;Dặn dò. ( 2’ ) GV hướng dẫn học sinh: - Về nhà học bài và xem lại bài các phương châm hội thoại.( Có mấy phương châm hội thoại? lấy ví dụ). …………………………………………………. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2. LUYỆN TẬP PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Ôn tập lại cho học sinh phương châm hội thoại về lượng, về chất và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỹ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 : Ôn về phương châm hội thoại ( 15’ ) - GV: Tổ chức cho HS trả lời về các phương châm hội thoại? - HS: Tìm hiểu trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Hướng dẫn HS thực hiện làm bài tập 5 sgk. - HS: Làm việc theo nhóm, thảo luận, trả lời bài tập. - GV: Thống nhất các kết quả của HS. - HS: Ghi nhớ. 1. Phương châm hội thoại. - Phương châm hội thoại về chất. - Phương châm hội thoại về lượng. * Bài tập 5 ( sgk ). Ăn đơm nói đặt vu khống bịa đặt. Ăn óc nói mò nói vu vơ không có bằng chứng. Ăn không nói có vu cáo bịa đặt. Cãi chày cãi chối ngoan cố không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng. Khoa môi múa mép ba hoa khoác lác. Nói dơi nói chuột nói lăng nhăng nhảm nhí. Nói hươu nói vượn hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo. Vi phạm phương châm về chất. Hoạt động 2 : Ôn lại về văn bản thuyết minh ( 25’ ) - GV: Tổ chức cho HS nhắc lại về văn bản thuyết minh. ? Văn bản thuyết minh là gì ?. - HS: Tìm hiểu, trả lời theo hướng dẫn, yêu cầu của GV. - GV: Thống nhất và nêu ví dụ về tính thông dụng của văn bản thuyết minh. - GV: Tổ chức cho HS luyện tập. ? Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. - HS: Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. - GV: Gọi HS trình bày bài làm của mình. - HS: Trình bày, thảo luận theo yêu cầu cuả GV. - GV: Nhận xét, kết luận. 2. Văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. * Luyện tập: Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. - Mổ bài: Giới thiệu về chiếc nón. - Thân bài: + Lịch sử về chiếc nón. + Quy trình làm ra chiếc nón. + Cấu tạo chiếc nón. + Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón. - Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. IV. Củng cố. ( 3’ ) - HS: Nhắc lại các phương châm hội thoại và cách làm dàn ý văn bản thuyết minh. V. Dặn dò. ( 2’ ) - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. -Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. ………………………………………………….. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3: LUYỆN TẬP PHẦN VĂN BẢN PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức đã học trong “ Phong cách Hồ Chí Minh ”. - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập trắc nghiệm ( 15’ ) - GV: Tổ chức cho HS tién hành làm bài tập trắc nghiệm. - HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - GV: Gọi HS trả lời. - HS: Trả lời, thảo luận, nhận xét. 1. Trắc nghiệm khách quan. - Đọc kỹ đoạn trích “ Trong chuyến đi đầy trân chuyên.......rất hiện đại ”. - Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Xét về hình thức văn bản Phong cách Hồ Chí Minh thuộc phương thức biểu đạt nào ?. A. Thuyết minh kết hợp tự sự. C. Thuyết minh kết hợp nghị luận. B. Thuyết minh kết hợp miêu tả. D. Thuyết minh kết hợp biểu cảm. Câu 2. Xét về nội dung văn bản Phong cách Hồ Chí Minh thuộc kiểu văn bản nào ?. A. Hành chính. C. Biểu cảm. B. Nhật dụng D. Công vụ. Câu 3. Để có vốn tri thức sâu rộng, Bác đã làm gì ?. A. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. B. Người học nhiều thứ tiếng và làm nhiều nghề. C. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật. D. Tất cả các ý trên. Câu 4. Giá trị nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được tạo nên từ những điểm nào ?. A. Kết hợp giữa kể và bình luận. C. Sử dụng nghệ thuật đối lập. B. Chọn lọc chi tiết, dẫn chứng tiêu biểu. D. Tất cả các ý trên. Câu 5. Thành ngữ “ Khua môi múa mép ” liên quan đến phương châm hội thoại nào ?. A. Pương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ. B. Pương châm về chất. D. Phương châm cách thức. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập tự luận ( 25’ ) - GV: Tiến hành tổ chức cho HS tập làm dàn ý về vấn đề tự học. - HS: Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV - GV: Cho HS trình bày bài làm của mình. - HS: Trình bày, thảo luận, nhận xét theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, thống nhất. - HS: Ghi nhớ. 2. Tự luận. - Trình bày về vấn đề tự học. * Lập dàn ý. - Mở bài: Trong cuộc sống, ngoài nhu cầu ăn ở, lao động...con người còn có nhu cầu học hỏi và việc chính là tự học. - Thân bài: Vậy tự học là gì ?. + Học là thu nhận kiến thức. + Tự học là học chủ đọng. + Tự học sgk, tài liệu tham khảo. + Tự học khi nghe giảng bài. + Tự học khi làm bài tập. + Tự học khi làm thực ghiệm. + Tự học khi liên hệ thực tế. - Kết bài: Nhận xét đánh giá về việc tự học. IV. Củng cố. ( 3’ ) - HS: Nhắc lại nghệ thuật của văn bản Hồ Chí Minh. V. Hướng dẫn học ở nhà. ( 2’ ) - Học sinh học bài và hoàn thành đề bài “ tự học ”. - Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4. LUYỆN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hệ thống hoá lại các phương châm hội thoại. - Rèn luyện kỷ năng sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Luện tập sử dụng các phương châm hội thoại. ( 40’ ) - GV: Cho HS nhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại. - HS: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập. - HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời bài tập số 2. - GV: Nhận xét, thống nhất. - GV: Cho HS làm bài tập 5. - HS: Tìm hiểu, trả lời bài tập số 5. - GV: Gọi HS lên bảng trình bay. - HS: Trình bày theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập. - HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS nhận xét bài làm, thống nhất. - HS: Nhận xét, ghi nhớ. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập tiếp theo. - HS: Suy nghĩ, tìm hiểu, trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS trả lời, nhận xét. - HS: Trả lời, thảo luận, đưa ra kết luận theo hướng dẫn, yêu cầu của GV. 1. Lý thuyết. - Phương châm quan ệ. - Phương châm cách thức. - Phương châm lịch sự. 2. Luyện tập. * bài tập 2. - Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự: nói giảm, nói tránh. - VD. + Chị cũng có duyên. ( thực ra là chị xấu ). + Em không đến nổi đen lắm. ( thực ra em đen ). + Ông không được khỏe lắm. ( thực ra ông ốm ). * Bài tập 5. Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ. - Nói băm, nói bổ nói bốp chát, thô tục. - Nói như đấm vào tai nói dở, khó nghe. - Điều nặng, tiếng nhẹ nói dai, chì chiết, trách móc. - Nửa úp, nửa mở nói không rỏ ràng, khó hiểu. - Mồm loa, mép giải nói nhiều lời, bất chấp đúng sai. - Nói như dùi đục chấm mắm cáy nói thô thiển, kém tế nhị. * Bài tập 6. Điền từ thích hợp vào chổ trống. - Nói dịu nhẹ như khen .......... - Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói ........... - Nói châm chọc điều không hay ............. - Nói châm chọc điều không hay ............. - Nói chen vào chuyện của người trên ............ - Nói rành mạch, cặn kẽ ............ Liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức. * Bài tập 7. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói phải dùng cách nói. - VD. + Chẳng được miếng thich miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng + Người xinh nói tiếng cũng xinh Người giòn cái tính tình tinh cũng giòn IV. Củng cố. ( 3’ ) -HS: Nhắc lại thế nào là phương châm hội thoại đã học?. V. Dặn dò ( 2’ ) - Học bài, hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. - Vận dụng hợp lý các phương châm hội thoại đã học vào giao tiếp. ……………………………………….. Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 5. LUYỆN TẬP PHẦN VĂN BẢN ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Cũng cố và luyện cách nắm chắc những văn bản đã học. - Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Ôn lại nội dung bài “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ” ( 10’ ) - GV: Hướng dẫn HS củng cố nội dung và nghệ thuật của văn bản“ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ”. - HS: Trả lời theo yêu cầu của GV. - HS: Thảo luận, nhận xét, kết luận theo hướng dẫn của GV. - GV: Thống nhất. 1. Nội dung. - Vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Giáo dục bồi dưỡng tình yêu hoà bình tự do và lòng thương yêu nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hoà bình thế giới. 2. Nghệ thuật của văn bản - Nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Lập luận chặt chẽ, xác thực, giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập ( 30’ ) - GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trả lời bài tập 1. - HS: Thực hiện theo nhóm trả lời bài tập 1. - GV: Tổ chức cho các nhóm HS trình bày. - HS: Trả lời, nhận xét. - GV: Nhận xét, thống nhất. - GV: Tổ chức HS là bài tập 2. - HS: Làm bài tập 2 theo yêu cầu của GV. - GV: Tổ chức cho HS làm dàn ý. - HS: Làm dàn ý theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS trình bày dàn ý. - HS: Trình bày dàn ý, thảo luận, nhận xét. - GV: Hướng dẫn cho HS dùng một số biện pháp nghệ thuật để viết hoàn chỉnh phần mở bài. - HS: Viết và trình bày trước lớp. - GV: Nhận xét, bổ sung. 3. Luyện tập. * Bài tập 1. Tình huống sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?. Trong giờ Vật lý, thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ. - Em cho biết sóng là gì ?. Học sinh giật mình bèn trả lời. - Thưa Thầy ! Sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ ! Vi phạm phong cách quan hệ, vì trả lời lạc đề, không đáp ứng nhu cầu giao tiếp. * Bài tập 2: Em hãy kể tên những biện pháp và phương pháp nghệ thuật dùng trong văn bản thuyết minh ?. + So sánh, ẩn dụ, nghị luận, dùng từ ngữ Hán – Việt. + Dùng số liệu, nêu định nghĩa, liệt kê, phân loại, so sánh. * Bài tập 3: Em hãy thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh. - Mở bài: Giới thiệu chung về di tích lịch sử. - Thân bài: + Sự hình thanh. + Cấu tạo. + Quy trình. + Giá trị kinh tế văn hoá. + Ý nghĩa. - Kết bài: Cảm nghĩ chung về di tích lịch sử. IV. Củng cố. ( 3’ ) - HS: Nhắc lại phương pháp thuyết minh, kể tên một số biện pháp thương dùng trong văn bản thuyết minh. V. Dặn dò. ( 2’ ) - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. - Xem lại các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. ................................................. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 6. LUYỆN TẬP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VBTM A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố nội dung và nghệ thuật các văn bản đã học. - Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 :Hướng dẫn ôn tập phần văn. ( 10’ ) - GV: Tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi bài tập. - HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS trình bày trước lớp bài làm của mình và nhận xét. - GV; Thống nhát, bổ sung. 1. Bài tập trắc nghiệm. * Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất. - Đoạn trích “ Chúng tôi tham gia hội nghi cấp cao.....phải đáp ứng ”. Câu 1. Xét về hình thức văn bản thuộc kiểu văn bản nào?. A. Nghị luận. C. Miêu tả. B. Tự sự. D. Biểu cảm. Câu 2. Nhận xét nào dưới đây phù hợp văn bản nghị luận?. A. Phải có luận điểm. B. Phải sử dụng các phép lập luận. C. Phải có hệ thống luận cứ. D. Tất cả các ý trên. * Điền vào chổ trống những câu nói lên nổi bất hạnh của trẻ em trên thế giới?. ................................................................................. Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập phần tập làm văn 2. ( 30’ ) - GV: Tổ chức cho HS lập dàn ý, thuyết minh về chiếc quạt. - HS: Tiến hành lập dàn ý theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi HS trình bày dàn ý. - HS: Trình bày dàn ý đã chuẩn bị. - GV: Cho HS thảo luận theo nhóm các dàn ý của các bạn trình bày dựa theo các câu hỏi trong SGK. - HS: Thảo luận rút ra các ý trả lời. - GV: Cho HS đọc phần mở bài và cho các HS khác thảo luận, nhận xét. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 2. Tìm hiểu đề, lập dàn ý. - Đề bài: Thuyết minh về cái quạt. + Vấn đề cụ thể Những biện pháp nghệ thuật sử dụng khi thuyết minh: nhân hoá, tưởng tượng, so sánh... + Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu quạt là đồ vật rất cần thiết đối với đời sống của con người . * Thân bài : + Lịch sử của cái quạt. + Cấu tạo, công dụng chung của quạt + Cách sử dụng và cách bảo quản. * Kết bài : Vai trò của cái quạt trong hiện tại và tương lai. - Đọc phần mở bài. IV. Củng cố. ( 3’ ) - HS: nhắc lại các bước làm bài văn thuyết minh. V. Dặn dò. ( 2’ ) - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài viết ở nhà. ……………………………….. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 7. ÔN TẬP CHUNG VỀ VĂN BẢN A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Giáo dục bồi dưỡng tình yêu hoà bình tự do và lòng thương yêu nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hoà bình thế giới. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm thụ văn bản. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỹ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 :Hướng dẫn ôn tập văn bản ( 40’ ) - GV: Hướng dẫn HS luyện tập các văn bản đã học. - HS: Tiến hành thực hiện theo hướng dẫn của GV. 1. Bảng thống kê. Bảng thống kê Tên tác giả Tác phẩm Thể loại Nội dung Nghệ thuật Lê Anh Trà Phong cách Hồ Chí Minh Nhật dụng Phong cách làm việc, phong cách sống của Hồ Chí Minh. Cốt lõi phong cách sống của Hồ Chí Minh là vẽ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Kết hợp giữa kể và bình luận. Chọn lọc chi tiết tiêu biểu. Cách dùng từ Hán – Việt. Mac ket Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Nhật dụng Nêu lên mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại, chỉ rỏ sự tốn kém vô cùng phi lý của cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại lợi ích và sự phát triển thế giới. Lập luận chặt chẽ. Chứng cứ phong phú xác thực, cụ thể. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Nhật dụng Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng cấp bách của công đồng quốc tế và nhân loại. Các phần liên kết với nhau chặt chẽ. Nguyễn Dữ Chuyện người con gái Nam Xương Truyện truyền kỳ Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẽ đẹp truyền thống của họ. Là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng chuyện, miêu tả nhân vật. - GV: Gọi HS trình bày, nhận xét. - HS: Trình bày theo yêu cầu của giáo viên. - GV: Bổ sung, thống nhất IV. Củng cố. ( 3’ ) - HS: Nhắc lại nội dung, giá trị nghệ thuật nghị luận của các văn bản trên. V. Dặn dò. ( 2’ ) - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được nội dung của các phương châm hội thoại đã học. - Vận dụng các phương châm hội thoại này trong giao tiếp. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết ( 10’ ) - GV: Cho HS nhắc lại phần lý thuyết của các phương châm hội thoại. - HS: Thảo luận, trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Yêu cầu HS mỗi phương châm quan hệ lấy một ví dụ minh hoạ. - HS: trình bày ví dụ minh hoạ theo yêu cầu của GV. 1. Lý thuyết. - Các phương châm hội thoại. 1/. Phương châm về lượng: Nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu. 2/. Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. 3/. Phương châm lịch sự: Cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. 4/. Phương châm cách thức: Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ. 5/. Phương châm quan hệ: Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập ( 30’ ) - GV: Cho HS làm bài tập 1. - HS: Tiến hành làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi HS trình bày. - HS: Trả lời, thảo luận. - GV: Nhận xét, bổ sung. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập số 2. - HS: Thực hiện bài tập 2. - GV: Gọi HS lên bảng trình bày kết quả. - HS: Trả lời, nhận xét. - GV: Bổ sung, thống nhất. - GV: Gọi HS tóm tắt truyện “ Người con gái Nam Xương ”. - HS: Tiến hành tóm tắt truyện theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS nhận xét, thảo luận. - HS: Thảo luận, nhận xét. - GV: Bổ sung, thống nhất. - GV: Luận cứ này có ý nghĩa như thế nào với vấn đề của văn bản. 2. Luyện tập. * Bài tập 1. Những trường hợp sau đây tuân thủ phương châm hội thoại nào ?. a) - Khách: Nóng quá. - Chủ nhà: Mất điện rồi. b) - SVA: Hôm nay ngày mấy rồi nhĩ ?. - SVB: Hết tiền rồi à ! Cả hai trường hợp vi phạm phương châm quan hệ. * Bài tập 2. Xếp những chi tiết cho ở dưới vào hai nhóm theo bảng. A. Những chi tiết truyền kì ( lãng mạn ) B. Những chi tiết thực ( hiện thực ) - Phan Lang được Linh Phi cứu khi chết rồi trở về trần gian. - Nhân dân chạy trốn ra biển. - Bến đò Hoàng Giang, thời khai đại nhà Hồ. - Vũ Nương được Linh Phi đón xuống cung nước. - Mĩ nhân quần áo thướt tha. - Vũ Nương trở về trần gian trên kiệu hoa giữa dòng nước. * Bài tập 3. Tóm tắt truyện “ Người con gái Nam Xương ”. - Yêu cầu: + Tóm tắt đựoc cốt truyện. + Nêu được chủ đề nổi đau oan khuất. + Làm nổi bật được nhân vật chính Vũ Nương. + Chọn được sự kiện, chi tiết chính: cái bóng.. + Ghi được sơ đồ tóm tắt câu chuyện: Vũ Nương sống ở nhân gian Lấy chồng Xa chồng Nổi oan Được giải oan. IV. Củng cố. ( 3’ ) - HS trình bày lại nội dung của các phương châm hội thoại. V. Dặn dò. ( 2’ ) - Yêu cầu học sinh nắm kiến thức toàn bài và hoàn thành hết bài tập. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 9. LUYỆN TẬP - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Giúp HS ôn lại sự phát triển của từ vựng theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. - Biết vận dụng những phương thức này vào làm bài tập. B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ: - Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9. C. NỘI DUNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập phần lý thuyết ( 10’ ) - GV: Gọi HS trình bày các cách phát triển từ vựng trong tiếng Việt. - HS: Thực hiện trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, thống nhất và lấy một số ví dụ minh hoạ. HS: Ghi nhớ. 1. Lý thuyết. - Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. - Mượn từ của tiếng nước ngoài là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập ( 30’ ) - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 1 theo nhóm nhỏ. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS trình bày. - HS: Trả lời, nhận xét theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. - HS: Ghi nhớ. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 2 theo nhóm. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS lên bảng trình bày. - HS: Lên bảng trả lời, nhận xét, thảo luận theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. - HS: Ghi nhớ. - GV: Gọi HS lên bảng trả lời bài tập 3. - HS: Lên bảng thực hiện, số học sinh còn lại tiến hành làm bài tập vào vở. - GV: Cho HS nhận xét. - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận theo hướng dẫn và yêu cầu của GV. 2. Luyện tập. * Bài tập 1. Từ bay trong tiếng việt có những nghĩa sau ( cột A ), Chọn điền các ví dụ cho bên dưới vào ( cột B ) tương ứng với nghĩa của từ ở (côt A ). A. Nghĩa của từ B. Ví dụ Di chuyển trên không Chuyển động theo làn gió Di chuyển rất nhanh Phai mất, biến mất Biểu thị hành động nhanh, dễ dàng - Lời nói gió bay. - Ba vuông phấp phới cờ bay dọc. - Mây nhởn nhơ bay - hôm nay trời đẹp lắm. - Vụt qua mặt trận - đạn bay vèo vèo. - Chối bay chối biến. * Bài tập 2. Xác định các từ mượn trong văn bản dưới đây. Cho biết những từ đó thuộc nguồn gốc ngôn ngữ nào? chúng được dùng trong ngành khoa học nào? “ Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, cũng là một hành tinh trong hệ Ngân Hà. Đó là một khối khí cầu tích nhiệt. Mặt Trời cách Trái Đất chừng 150 triệu km. Trong lòng Mặt trời không ngừng xẩy ra các phản ứng hạt nhân tỏa ra nguồn nhiệt lượng to lớn đó. Ở trung tâm Mặt trời hiđrô cháy và không ngừng hình thành hêli, đồng thời giải phóng ra lương lớn nhiệt và ánh sáng. Chất cháy trong trung tâm Mặt trời không phải là các ôxit thông thường mà năng lượn hạt nhân khổng lồ do phản ứng hạnt nhân sinh ra. Mặt Trời đã cháy mấy triệu năm rồi và bụi tích tồn, từ phản ứng dây chuyền của hiđrô di chuyển ra rìa Măt Trời với số lượng rất lớn, và hêli thứ bụi đó lại tiến hành phản ứng dây chuyền tiếp và phóng ra ánh sáng và nhiệt, do đó mà Mặt trời biến thành một tinh cầu khổng lồ. Từ Hán - Việt Từ mượn Châu Âu * Bài tập 3. Tìm một số từ ngữ theo mô hì

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon ngu van 9 ca nam chuan 20132014.doc