Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17, 18 Trường THCS Minh Dân

 I/ Mục tiêu

 1.Kiến thức: Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự, kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, cách diễn đạt.

 3. Thái độ: Có ý thức sửa những lỗi sai mà mình mắc phải.

 II/ Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: Chấm bài, nhận xét

 - HS: Ôn lại văn tự sự

III/ Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra:

2. Bài mới:

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17, 18 Trường THCS Minh Dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày dạy....../....../ 2006 Tiết 81: Trả bài tập làm văn số 3 I/ Mục tiêu 1.Kiến thức: Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự, kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, cách diễn đạt. 3. Thái độ: Có ý thức sửa những lỗi sai mà mình mắc phải. II/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: Chấm bài, nhận xét - HS: Ôn lại văn tự sự III/ Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Đề bài GV: Gọi hai HS nhắc lại đề bài. HĐ2: Tìm hiểu đề GV: Xác định thể loại? Nội dung yêu cầu? Về hình thức, về nội dung? HĐ3: Xây dựng dàn ý cho đề bài. GV: Phần mở bài ? GV: Phần thân bài cần kể lại những gì? GV: Phần kết bài? HĐ4: Nhận xét * Ưu điểm -Nhiều em hiểu yêu cầu của đề, có những tưởng tượng phong phú phù hợp, biết kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm. Diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Đảm bảo đúng thể loại văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận ( Bình , Tô Trang, Hà , Thư, Lí Minh, Hùng ) * Nhược điểm Một số bài chưa nắm được yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, chữ viết cẩu thả, mắc nhiều lỗi diễn đạt, việc kết hợp các yếu tố chưa rõ, còn sai nhiều lỗi chính tả. (Thế Anh, Luân, Toản, Na, Thu, Tuyền Tụ Hùng) HĐ5: Chữa lỗi, trả bài GV: Đưa ra một số lỗi sai -> gọi học sinh lên bảng sửa h/s nhận xét. GV: nhận xét . GV:Trả bài cho học sinh tự sửa lỗi -> trao đổi bài cho bạn đọc. GV: Đọc cho cả lớp nghe một số bài đạt điểm khá, giỏi. - Đọc cho h/s nghe bài văn mẫu để h/ s tham khảo. Kết quả - Điểm 9+10: bài - Điểm 3+4: bài - Điểm 7+8: bài - Điểm 1+2: bài - Điểm 5+6: bài - Điểm 0: bài I/ Đề bài Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn. II/ Tìm hiểu đề - Thể loại: Tự sự ( tưởng tượng ) kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận. - Nội dung: Kể về một lần trót xem nhật kí của bạn. III/ Lập dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu về nhân vật, sự việc. 2. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc. - Chuyện xảy ra vào lúc nào? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? - Chuyện diễn ra như thế nào? Bạn có biết sự việc đó không? Có ai thấy sự việc đó không? - Em đã được đọc gì trong cuốn nhật kí? Em nói cho người khác biết nội dung của cuốn nhật kí hay không? - Em suy nghĩ, trăn trở và dằn vặt như thế nào sau sự việc đó? 3. Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện trên. IV/ Nhận xét 1. Ưu điểm: 2. Nhược điểm: V/ Chữa lỗi, trả bài 1. Chữa lỗi Lỗi sai Sửa lại - chót - trót - dật mình - giật mình - xay xưa - say sưa - chong - trong 2. Trả bài 3. Củng cố: - Để có một bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận cần đạt được những yêu cầu nào? 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại cách làm bài văn tự sự. - Ôn tập toàn bộ phần Ngữ văn đã học. - Giờ sau kiểm tra tổng hợp kỳ I. Ngày dạy....../....../ 2006 Tiết 82+83 Kiểm tra tổng hợp kỳ I ( Đề của phòng giáo dục ) I/ Mục tiêu - Đánh giá kết quả học tập của học sinh về môn Ngữ văn qua phần trắc nghiệm và phần tự luận trong học kỳ I. II/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: đề bài, đáp án, biểu điểm. - HS: Ôn bài III/ Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: A/ Đề bài: Phần I : Trắc nghiệm khánh quan ( 3điểm ) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây rồi lựa chọn phương án trả lời đúng để ghi vào giấy thi. 1) Dòng nào nói đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong truyện Kiều? A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc. B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ. C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước. D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ. 2) Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của truyện Kiều? A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực. B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo. C. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước. D. Kết hợp cả A và B. 3) Dòng nào sau đây nói không đúng về nghệ thuật của truyện Kiều? A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cánh điêu luyện. B. Miêu tả thiên nhiên tài tình. C. Trình bày diễn biến sự việc theo chương, hồi. D. Khắc hoạ tính cánh và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. 4) Bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu ra đời vào thời kỳ nào? A. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. B. Thời kỳ giữa kháng chiến chống Pháp. C. Thời kỳ cuối kháng chiến chống Pháp. D. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ. 5) Nghĩa của từ '' Đồng Chí " là: A. Những người nông dân nghèo khổ. B. Những người nông dân mặc áo lính. C. Những người cùng chung chí hướng, lý tưởng. D. Kết hợp cả A, B và C. 6) Trong câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính", tác giả đã sự dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh - ẩn dụ. B. Hoán dụ - Nhân hoá. C. So sánh - Nhân hoá. D. ẩn dụ- Hoán dụ. 7) Những câu thơ sau được viết theo phương thức biểu đạt nào? ''Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo'' A. Tự sự và nghị luận. C. Tự sự và miêu tả. B. Nghị luận và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm. 8) Thành ngữ ''Nói có sách, mách có chứng'' liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Về lượng. C. Về quan hệ. B. Về chất. D. Về cách thức. 9) Hãy nối các câu ở cột (A) với kiểu câu ở cột (B) sao cho phù hợp. Câu (A) Kiểu câu (B) 1- Bà lão chưa đi hàng cơ à? Muộn đấy? 2- Chưa, bà ạ. 3- Mời bà vào chơi trong này. 4- Láo! Láo hết! Toàn là sai mục đích cả. a. Câu cần khiến. b. Câu cảm thán. c. Câu nghi vấn. d. Câu trần thuật Phần II: Tự luận (7 điểm) Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn''Lặng lẽ Sa Pa'' của Nguyễn Thành Long. * Lưu ý:Phân trắc nghiệm khách quan làm trên giấy thi không làm trực tiếp vào đề bài. B/ Đáp án Phần I / Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm ) ( Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C A C B C B Câu 9, 1: C 3: A 2: D 4: B Phần II/ Tự luận 1, Mở bài ( 1,5 điểm ) - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm ( 0,75 điểm ) - Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên : Đó là con người có tâm hồn trong sáng, có thái độ sống và cống hiến hết mình cho tổ quốc, vô tư và hồn nhiên, âm thầm, lặng lẽ ( 0,75 điểm ) 2, Thân bài ( 4 điểm ) - Nhân vật được tác giả miêu tả sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc ( 1 điểm ). - Sống làm việc một mình âm thầm, lặng lẽ trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 m. Có ý thức trách nhiệm rất cao với công việc, luôn lấy số liệu và báo cáo chính xác.... (1 điểm ) - Có lẽ sống đẹp, cống hiến hết mình và rất khiêm tốn khiến ta cảm phục. ( 1 điểm ) - Có lối sống ứng sử lịch sự, ấm áp tình thương yêu ( 1 điểm ) 3, Kết bài ( 1,5 điểm ) - Đánh giá chung về giá trị tư tưởng của tác phẩm và nhân vật anh thanh niên (0,75 điểm ) - Liên hệ: Lẽ sống và cống hiến của tuổi trẻ trong công việc xây dựng đất nước ngày nay ( 0,75 điểm ) 3, Củng cố : - Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra. 4, Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại kiến thức Ngữ văn đã học. - Soạn : Những đứa trẻ. Ngày dạy....../....../ 2006 Tiết 84 Hướng dẫn đọc thêm Văn bản Những đứa trẻ ( Trích: Thời thơ ấu- GO- rơ - ki ) I/ Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Rung cảm trước tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của GO- rơ- ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể và phân tích tác phẩm tự sự, tự thuật. 3. Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người. II/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. - HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi sgk. III/ Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài soạn của h/s. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm GV: Gọi h/s đọc chú thích * sgk ( 232 ) GV: Tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm? HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. GV: Hướng dẫn đọc - Lời dẫn truyện: Đọc chậm, giọng trầm. - Chú ý thay đổi giọng khi đọc các câu đối thoại xen kẽ. GV: Đọc mẫu một đoạn -> gọi h/s đọc tiếp cho đến hết -> nhận xét. GV: Nhận xét sửa sai cho từng em. GV: Lưu ý một số chú thích 5, 8, 9, 10 HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản GV: Đoạn trích có thể chia thành mấy phần , ý của mỗi phần? HS: Đoạn trích có thể chia ba phần. - Phần1: Từ đầu -> ấn em nó cúi xuống : Tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiên trong trắng. - Phần 2: Tiếp -> cấm không được đến nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán. - Phần 3: còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn. GV: Hãy tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần một và ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ ? HS: Thảo luận -> Trả lời - Các yếu tố: Những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người gì ghẻ, người bà hiền hậu => Tạo nên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc. GV: Văn bản thuộc thể loại gì ? HS: Truyện ngắn tự thuật GV: ngôi kể? HS: Ngôi kể " Tôi " GO- rơ - ki -> Ngôi thứ nhất. GV: Bé A- li- ô- sa có hoàn cảnh như thế nào? GV: Hoàn cảnh của ba đứa con viên đại tá như thế nào? GV: Vì sao viên đại tá lại không cho ba đứa trẻ chơi với A- li- ô- sa? HS: Hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giầu sang. GV: Tìm những lời nói cho thấy rõ sự cấm đoán đó? HS: ( " Đứa nào gọi nó sang" , " Cấm không được đến nhà tao"). GV: Vì sao lũ trẻ lại rủ A- li- ô- sa sang chơi? HS: Do sự tình cờ, A- li- ô- sa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ của nhà đại tá biết được tấm lòng của A- li- ô- sa và rủ A- li- ô- sa sang chơi. GV: Điều gì khiến những đứa trẻ gắn bó với nhau, mặc dù chúng bị người lớn ngăn cấm ? HS: Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau. => Chính điều đó khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động. GV:- Gọi h/s tóm tắt lại chuyện . - Đọc diễn cảm một đoạn ( tuỳ chọn ) GV: Nhận xét. I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm - GO -rơ - ki ( 1868- 1936 )là nhà văn lớn của Nga. Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật. - " Những đứa trẻ " trích ở chương I X của tác phẩm thời thơ ấu. II/ Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc. 2. Chú thích III/ Tìm hiểu văn bản * Bố cục: Ba phần - Thể loại: Truyện ngắn tự thuật. - Ngôi kể : Ngôi thứ nhất. 1, Những đứa trẻ thiếu tình thương - A- li - ô - sa mất bố, mẹ đi lấy chồng bị ông ngoại đánh đòn, bà ngoại là người hiền hậu. - Ba đứa con đại tá: Mẹ chết, sống với ghì ghẻ, bố cấm đoán đánh đòn. - Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau-> để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả. * Luyện tập 3. Củng cố : - Cảm nhận của em về tình cảm của những đứa trẻ ? - Hệ thống lại nội dung bài. 4. Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc nội dung phần đã tìm hiểu. - Đọc và soạn phần còn lại của bài. - Giờ sau học tiếp. Ngày dạy....../ ....../ 2006 Tiết 85 Hướng dẫn đọc thêm Văn bản: Những đứa trẻ ( Trích thời thơ ấu ) I/ Mục tiêu ( Đã nêu ở tiết 84 ) II/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. - HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi sgk. III/ Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu hoàn cảnh sống của những đứa trẻ trong đoạn trích ? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dun g HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản ( tiếp ) GV: Hệ thống lại phần 1 GV:Hướng dẫn h/s tìm hiểu ba đứa trẻ hàng xóm qua cảm nhận của A- li- ô- sa GV: A- li- ô- sa đứng ở vị trí nào để quan sát? HS: Đứng ở xa GV: A- li- ô- sa quan sát như thế nào? HS: Ba đứa cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc (hình thức bên ngoài ). GV: Khi chơi thân với nhau A- li- ô- sa quan sát như thế nào ? HS: Chú ý đoạn : Qua những truyện cổ tích..... -> Những chú gà con. - Kể chuyện mẹ chết, chỉ còn gì ghẻ mà chúng gọi là " mẹ khác " GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua câu văn ấy ? HS: Nghệ thuật so sánh GV: Điều đó khiến ta hình dung như thế nào về những đứa trẻ ? qua cách so sánh ấy bộc lộ cảm xúc gì của tác giả? HS : A- li- ô- sa cảm thông với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ. GV: Lũ trẻ đang trò chuyện thì đại tá xuất hiện. Lúc này A- li- ô- sa quan sát thấy lũ trẻ như thế nào? Tác dụng của cách so sánh ấy? HS: Vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài, vừa thể hiện tâm trạng bên trong của chúng. GV: Theo em chúng buồn về điều gì? Qua tìm hiểu em thấy quan sát có vị trí như thế nào trong tự sự ? HS: Truyện thêm sinh động gợi cảm. GV: Qua cách quan sát, nhận xét, em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả với những đứa trẻ ? GV: Tìm những chi tiết cho thấy sự cảm thông ấy của tác giả ? HS: - Tiếp tục chơi - Những chuyện buồn của chúng khiến A- li- ô- sa cũng buồn. - Luôn muốn làm chúng vui thích GV: Đoạn truyện ấy gợi cho em cảm xúc gì ? HS: Thương bốn đứa trẻ, tình bạn trong sáng GV: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả ? HS: Đan xen truyện đời thường với truyện cổ tích GV: Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng nhau qua chi tiết nào ? HS: Khi những đứa trẻ nhắc đến chuyện dì ghẻ... A- li- ô- sa liên tưởng đến nhân vật mụ gì ghẻ trong truyện cổ tích. GV: Khi thằng anh khẳng định " Mẹ chết rồi về làm sao được " thì A- li- ô- sa nghĩ như thế nào ? HS: " Không được ư ? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết... phép của bọn phù thuỷ ". GV: Mỗi lần A- li- ô- sa nhắc đến bà ngoại là để nói diều gì ? HS: Bà thường kể truyện cổ tích GV: Tác giả sử dụng ngôn ngữ gì ? HS: Ngôn ngữ độc thoại GV: Lời độc thoại ấy nói lên điều gì? HS: Nói lên khát vọng của A- li- ô- sa. GV: Cách kể chuyện đời thường lồng truyện cổ tích có tác dụng gì? HS: Lôi cuốn người đọc, phù hợp với trẻ thơ. GV: Tại sao nhắc đến ba đứa trẻ mà tác giả không hề nhắc đến tên của chúng ? HS: Câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích hơn. HĐ4: Hướng dẫn h/s tổng kết GV: Nêu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích ? GV: Gọi 1 h/s đọc to phần ghi nhớ sgk ( 234) GV: Nhấn mạnh nội dung chính cần ghi nhớ. HĐ5: Hướng dẫn h/s luyện tập GV: Yêu cầu h/s kể tóm tắt nội dung cơ bản của đoạn trích. GV: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh những đứa trẻ trong truyện? III/ Tìm hiểu văn bản ( tiếp ) 1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương. 2, Những quan sát và nhận xét tinh tế của tác giả. - Trước khi quen thân: + Quan sát hình thức bên ngoài của lũ trẻ. - Nghệ thuật so sánh - Khi đại tá xuất hiện: Cả mấy đứa trẻ lặng lẽ... những con ngỗng ngoan ngoãn-> Sợ buồn => Sự thông cảm sâu sắc của tác giả với những đứa trẻ bất hạnh. 3, Chuyện đời thường và truyện cổ tích - Dì ghẻ - Mẹ thật - Người bà nhân hậu => Tác giả sử dụng ngôn mgữ độc thoại. Nói lên khát vọng của A- li- ô- sa. IV/ Tổng kết - Nội dung - Nghệ thuật * Ghi nhớ: SGK (234) V/ Luyện tập 3. Củng cố: - Hệ thống lại nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. Tìm đọc tác phẩm thời thơ ấu. - Giờ sau trả bài kiểm tra Tiếng Việt. Tuần 18 Ngày dạy....../ ....../ ...... 2006 Tiết 86 Trả bài kiểm tra tiếng Việt I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: Đánh giá về kiến thức của mình qua bài kiểm tra tiếng Việt. Củng cố thêm kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm cho học sinh. 3. Thái độ: Có ý thức sửa chữa bài của mình khi mắc lỗi. II/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: Bài kiểm tra đã chấm - Nhận xét. - HS: Ôn tập phần tiếng Việt đã học. III/ Tiến trình bài dạy 1, Kiểm tra bài cũ: Không 2, Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Đề bài HS: Nhắc lại đề bài kiểm tra Tiếng Việt (tiết 74 ) HĐ2: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài GV: Đề bài gồm mấy phần ? HS: Đề bài gồm hai phần, phần trắc nghiệm khách quan và phần trắc nghiệm tự luận. HĐ3: hướng dẫn h/s xây dựng đáp án. GV: treo bảng phụ ghi đáp án theo yêu cầu của đề ( đáp án như tiết 74 ) HĐ4: Trả bài GV: trả bài cho hs. HS: Tự nhận xét bài làm của mình theo đáp án HĐ5: Nhận xét GV: Nhận xét bài làm của h/s. * Ưu điểm: - Đa số học sinh làm bài theo đúng yêu cầu. - Nhiều bài làm đúng phần trắc nghiệm khách quan 9/9 câu. - Phần tự luận làm đúng yêu cầu của các câu. - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, diễn đạt lưu loát ( Hà, Lí Minh, Bình, Hùng, Phẩm, Điệp, Hải, Huyền Nhung ) * Nhược điểm: Một số bài chưa nắm được yêu cầu của đề . - Phần trắc nghiệm khách quan còn chưa xác định được câu đúng câu sai, còn sai 2/ 3 câu. - Phần trắc nghiệm tự luận chưa xác định đúng yêu cầu của đề . - Diễn đạt còn lủng củng, còn sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết xấu. - Chưa xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa chuyển lâm thời. ( Tụ Hùng, Toản, Ngô Minh, Luân ) HĐ6: Chữa lỗi * Lỗi chính tả Lỗi sai Sửa lại - Phương trâm - Phương châm - Lói - Nói - Phát chiển - Phát triển - Phát truyển - Phát triển - Mặt chời - Mặt trời * Lỗi dùng từ, câu GV: Gọi h/s lên bảng chữa một số lỗi dùng từ, đặt câu sai -> HS nhận xét GV: Nhận xét, sửa sai. Kết quả - Điểm 9+10: 2 bài - Điểm 7+8: 26 bài - điểm 5+6: 7 bài - Điểm 3+ 4: 2 bài - Điểm 1+2: không bài - Điểm 0: không bài I/ Đề bài II/ Tìm hiểu đề bài III/ Xây dựng đáp án IV/ trả bài V/ Nhận xét * Ưu điểm * Nhược điểm VI / Chữa lỗi * Lỗi chính tả *Lỗi dùng từ, câu 3, Củng cố: - Hệ thống kiến thức Tiếng Việt - Gọi điểm 4, Hướng dẫn về nhà: - Làm lại những bài chưa đạt yêu cầu trong bài kiểm tra. - ôn toàn bộ phần Tiếng Việt đã học. - Giờ sau trả bài kiểm tra văn. Ngày dạy....../ ....../ 2007 Tiết 87 Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp h/s một lần nữa ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về chùm truyện và thơ Việt Nam hiện đại đã học trong Ngữ văn 9 tập I. 2. Kĩ năng: Củng cố thêm các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận, thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình. 3. Thái độ: Tự nhận xét và sửa chữa bài làm của mình, có ý thức bổ khuyết trong học kỳ II. II/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: Chấm bài, nhận xét. -HS: Tự nhận xét bài làm của mình so với đáp án, trên cơ sở đọc kĩ lời nhận xét và sửa chữa của thầy trên văn bản bài viết. III/ Tiến trình bài dạy 1, Kiểm tra bài cũ: 2, Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Đề bài HS: Nhắc lại đề bài kiểm tra văn ( tiết 75 ) HĐ2: Tìm hiểu đề bài GV: Đề bài gồm mấy phần chính ? HS: Gồm hai phần chính phần trắc nghiệm khách quan và phần trắc nghiệm tự luận. HĐ3: Xây dựng đáp án HS: Thảo luận xây dựng đáp án GV: Đưa ra đáp án ( như tiết 75 ) HĐ4: Trả bài GV: Trả bài cho h/s HS: Tự nhận xét bài kiểm tra của mình trên cơ sở đáp án. HĐ5: Nhận xét * Ưu điểm - Đa số hiểu rõ yêu cầu của đề bài. - Nhiều bài viết đã xác định được nội dung cơ bản ( cảm nhận tốt về nhân vật bé Thu trong tác phẩm " Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang sáng. - Bài viết đủ ba phần - Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp. - Phần trắc nghiệm khách quan nhiều bài làm đúng 6/6 câu. ( Hà, Hùng, Thư, Bình, Trang, Lí Minh, Phẩm, Huyền Nhung ) * Nhược điểm - Phần trắc nghiệm khách quan một số bài sai 5/6 câu. - Phần tự luận chưa xác định được yêu cầu của đề. - Một số bài viết còn sơ sài, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. ( Tụ Hùng, Thế Anh, Toản , Na, Luân, Ngô Minh ) HĐ6: Chữa lỗi * Lỗi chính tả Lỗi sai Sửa lại - Ba ló - Ba nó - hoảnh hốt - hoảng hốt - ngi ngờ - nghi ngờ - sâu lặng - sâu nặng - xung xướng - sung sướng * Lỗi diễn đạt GV: Đưa ra một số lỗi diễn đạt sai mà h/s mắc phải -> Gọi h/s lên bảng sửa -> h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. HS: Trao đổi bài cho bạn đọc. GV: đọc 2 bài viết phần tự luận tốt cho cả lớp nghe. Kết quả - Điểm 9 + 10: không bài - Điểm 7 + 8: 11 bài - Điểm 5 + 6: 22 bài - Điểm 3 + 4 + 4,5: 5 bài - Điểm 1 + 2: không bài - Điểm 0: không bài I/ Đề bài II/ Tìm hiểu đề - Hai phần: Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. III/ Xây dựng đáp án IV/ Trả bài V/ Nhận xét * Ưu điểm * Nhược điểm VI/ Chữa lỗi * Lỗi chính tả * Lỗi diễn đạt 3, Củng cố: - Gọi điểm vào sổ. - Nhận xét chung những ưu điểm, tồn tại. 4, Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại toàn bộ kiến thức phần văn trong học kỳ I. - Chuẩn bị bài: Tập làm thơ 8 chữ. - Yêu cầu : Nhận diện thơ tám chữ - tập làm thơ tám chữ. Ngày dạy......./ ......./ 2007 Tiết 88 Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp theo ) I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: - Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ. - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước. 2. Kĩ năng: Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. 3. Thái độ: Có ý thức phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập. II/ Chuẩn bị của GV và HS GV: - Bảng phụ. - Sưu tầm một số bài thơ tám chữ. HS: Tập làm một bài thơ tám chữ . III/ Tiến trình bài dạy 1, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s. 2, Bài mới: Hoạt động dạy và học Nội dung HĐ3: Luyện tập nhận diện thơ támchữ GV: Nhắc lại đặc điểm thơ tám chữ cho h/s nhớ lại. GV: Hãy tìm những từ thích hợp ( đúng thanh, đúng vần ) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau. HS: Làm bài tập GV: Gọi h/s lên bảng điền từ vào chỗ trống . HS: Lên bảng làm bài tập. GV: Vì sao em điền từ đó ? HS: Dựa vào đặc điểm, cách gieo vần... GV: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 ( T. 151 ) GV: Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước. HS: Làm bài tập GV: Gọi h/s lên bảng trình bày ghi thêm một câu vào cuối khổ thơ. Lưu ý: + Câu cuối phải đủ tám chữ + Chữ cuối phải có âm " ương" hoặc " a " và mang thanh bằng - Câu 1,2 các cặp vần giãn cách ( lạ - rã; trường - sương ) - Câu 3.Vần chân: lạ - rã - ta GV: Cho h/s làm bài tập 3 - Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ. Yêu cầu: Câu mới viết phải đủ tám chữ.... - Đảm bảo nội dung của câu đã cho. GV: Yêu cầu các nhóm đại diện đọc trình bày trước lớp bài thơ đã chuẩn bị. HS: Các nhóm khác nhận xét. - Có đủ tám chữ không. - Cách gieo vần. - Kết cấu bài thơ có hợp lí không. - Chủ đề. - Cảm xúc. GV: Nhận xét, sửa sai HS: Ghi vở III/ Thực hành làm thơ tám chữ Bài 1: ( Điền từ đúng thanh, đúng vần) vào chỗ trống trong khổ thơ sau: Trời trong biếc không qua mây gợn trắng Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua ( Theo thơ trưa hè ) Bài 2: Hoàn thành bài thơ Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương Để trong tôi bao kỉ niệm nhớ thương Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta Bài tập 3: Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ Như người yêu khác hẳn với tình nhau Bến dù nhớ không phải là ao sông Một cánh đeo, chưa thể gọi mùa xuân ( Phạm Công Trứ - Vô đề ) Bài 4: - Trình bày bài thơ đã chuẩn bị. 3, Củng cố: - Làm thế nào để nhận diện được thơ tám chữ ? ( Căn cứ vào số chữ trong mỗi dòng, cách ngắt nhịp, cách gieo vần...) 4, Hướng dẫn học ở nhà: - Về nhà tiếp tục sưu tầm thơ tám chữ. - Giờ sau học tiếp. Ngày dạy...../ ...../ 2007 Tiết 89 Tập Làm Thơ Tám Chữ ( Tiếp ) I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Phát huy tinh thần sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành. 2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực cảm thụ thơ. Tập làm thơ theo đề tài. 3. Thái độ: Có ý thức phát huy tinh thần sáng tạo, hứng thú trong giờ học. II/ Chuẩn bị: GV: Sưu tầm một số bài thơ theo các đề tài. HS: Làm được bài thơ 8 chữ theo đề tài. III/ Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s. 2. Bài mới: Hoạt động của gV và HS Nội dung HĐ4: Thực hành GV:Tiếp tục cho các nhóm (đạidiện) trình bày bài thơ của mình. HS: 3 nhóm còn lại trình bày. Sau mỗi nhóm trình bày -> nhận xét GV: Nhận xét: - Nội dung bài thơ. - Thể thơ. - Vần, ngắt nhịp. - Chủ đề bài thơ. GV: Đánh giá, bổ sung nhận xét qua từng nhóm GV: Hướng đẫn học sinh làm thơ theo đề tài. - Cho học sinh đề tài. * Nhớ trường. * Nhớ bạn. * Con sông quê hương. - Lưu ý: khi làm một bài thơ các em cần xác định được: + Nội dung bài thơ + Thể thơ: " Tám chữ ". + Cách gieo vần, ngắt nhịp. + Cảm xúc. + Chủ đề bài thơ. HS: Làm bài. GV: Cho học sinh tham khảo một số bài thơ theo đề tài. GV: Gọi học sinh trình bày trước lớp. HS: Đánh giá nhận xét. GV: Có thể làm 4 câu thơ theo đề tài Con sông quê hương- Đọc cho HS nghe. - Bình vài nét nội dung, chủ đề vần, nhịp của bài thơ. IV/Thực hành: 1 .Đọc bài thơ: 2. Tập làm thơ theo đề tài. * Nhớ bạn. Ta chia

File đính kèm:

  • docV9 tuan 17-18.doc