Giáo án Tự tình II ( Hồ Xuân Hương)

I - Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Hiểu được tư tưởng của nhà thơ về quyền được hưởng hạnh phúc tuổi xuân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: cảm thông và trân trọng khát vọng giải phóng tình cảm của người phụ nữ trong xã hội ấy.

- Bổ sung kiến thức về nghệ thuật thơ Nôm Đường luật.

II - Phương pháp, phương tiện.

1,Phương pháp.

-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

2,Phương tiện.

-Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

III - Tiến trình dạy học.

1,Ổn định lớp.

2,Kiểm tra bài cũ.: Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương?

3,Dạy bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự tình II ( Hồ Xuân Hương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn Tự tình II ( Hồ Xuân Hương) Tiết 13, 14,5 Ngày soạn1/10/07 I - Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Hiểu được tư tưởng của nhà thơ về quyền được hưởng hạnh phúc tuổi xuân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: cảm thông và trân trọng khát vọng giải phóng tình cảm của người phụ nữ trong xã hội ấy. - Bổ sung kiến thức về nghệ thuật thơ Nôm Đường luật. II - Phương pháp, phương tiện. 1,Phương pháp. -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận. 2,Phương tiện. -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo. III - Tiến trình dạy học. 1,ổn định lớp. 2,Kiểm tra bài cũ.: Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương? 3,Dạy bài mới. Hoạt động của GV và Học Sinh Yêu cầu cần đạt CH: Nêu những nội dung trong phần tiểu dẫn trong sgk ? CH: Đọc bài thơ với giọng tha thiết phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. CH: Chia bố cục bài thơ ? CH: Hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu ? CH: Tâm trạng nhân vật trữ tình có gì thay đổi ? Hình ảnh vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn mang ý nghĩa gì ? CH: Hai câu luận có gì đặc biệt ? CH: Tâm trạng của nhân vật trữ tình ? CH: Nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 4. Củng cố. 5. Dặn dò. I/ Tiểu dẫn. - Tiểu sử Hồ Xuân Hương. - Xuất xứ bài thơ Tự tình II. II/ Đọc – chia bố cục. 1. Đọc. 2. Bố cục. - Chia theo bố cục : Đề, thực, luận, kết. III/ Đọc hiểu. 1. Hai câu đề. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non - Không gian, thời gian : Đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch, có âm thanh của tiếng trống canh dồn. - Tâm trạng : + Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng của mình. + Tâm trạng rối bời trước bước đi của thời gian qua âm thanh tiếng trống. + Một sự bẽ bàng, chua xót giữa cái hồng nhan với nước non. 2. Hai câu thực. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn - Tâm trạng : Mượn hình ảnh chén rượu tượng trưng, say để quên đi thực tại bẽ bàng, nhưng tỉnh lại thì chua xót vì thực tại. - Hình ảnh ẩn dụ : Vầng trăng bóng xế…..tượng trưng cho tuổi xuân con người đã xế bóng tuổi xuân mà hạnh phúc vẫn là một vầng trăng khuyết chưa trọn vẹn. 3. Hai câu luận. - Nghệ thuật đối : - Hình ảnh thiên nhiên : + Mặt đất, chân mây > < rêu, đá. + Sự đối lập giữa sự vật nhỏ bé yếu ớt với sự vật rộng lớn. + Sử dụng những động từ mạnh, xiên, đâm vừa thể hiện sự quẫy đạp của thiên nhiên vừa thể hiện sự bứt phá của nhân vật trữ tình muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh thực tại. Đó là cá tính của HXH. 4. Hai câu kết. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con - Ngao ngán : + Xuân đi xuân lại đến mà tuổi xuân con người già đi theo thời gian mà hạnh phúc vẫn chỉ là một mảnh tình bị san sẻ trở thành tí con con nhỏ bé và rất tội nghiệp. - Bài thơ khép lại là tiếng thở dài não nề của nhân vật trữ tình. Khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng tình yêu mãi lẻ loi, xa vời. IV/ Tổng kết. 1. Nội dung. - Thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp : Trân trọng những khao khát về hạnh phúc của người phụ nữ. 2. Nghệ thuật. - Những đặc trưng nghệ thuật của thể thơ thất ngôn. - Làm bài tập nâng cao - Soạn bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docTiet 13 - 14,5- Tu tinh II - HXH.doc