Giáo án Ngữ văn - Tuần 6, tiết 16 + 17

 

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/ AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân, từ đó nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ.

- Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn.

2. Kĩ năng: học tập cách lập luận, cách hành văn của tác giả để viết được các bài văn phục vụ cho cuộc sống.

3. Tư tưởng: xây dựng cho mình thái độ sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong công cuộc phòng chống HIV/ AIDS nói riêng và các vấn đề thiết thực của cuộc sống nói chung.

 

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Sách tham khảo, những tài liệu liên quan .

 

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Đọc sáng tạo, gợi tìm

 

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Giới thiệu bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn - Tuần 6, tiết 16 + 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:6 - Tiết PPCT: 16&17 Ngày soạn:02/10/2008 Ngày dạy: 06/10/2008 Lớp dạy: 12A6 Thoâng ñieäp nhaân ngaøy theá giôùi phoøng choáng AIDS,1-12-2003 ( Coâ – Phi An – nan) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/ AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân, từ đó nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ. - Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn. 2. Kĩ năng: học tập cách lập luận, cách hành văn của tác giả để viết được các bài văn phục vụ cho cuộc sống. 3. Tư tưởng: xây dựng cho mình thái độ sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong công cuộc phòng chống HIV/ AIDS nói riêng và các vấn đề thiết thực của cuộc sống nói chung. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Sách tham khảo, những tài liệu liên quan…. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Đọc sáng tạo, gợi tìm D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và SH Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: HD tìm hiểu phần tiểu dẫn -HS đọc và nêu được những nét chính về tác giả. *Hoạt động 2: HD đọc hiểu văn bản GV tổ chức cho HS đọc và thảo luận nhóm. 1. HD tìm hiểu câu hỏi 1 SGK - Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao phải đặt vấn đề đó lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của các quốc gia? Nhóm 1:(5 phút) - thảo luận về nội dung bản thông điệp. - HS thực hiện trên bảng phụ và cử đại diện trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, góp ý. 2. HD tìm hiểu câu hỏi 2 SGK Gợi ý: - Điểm tình hình ngắn gọn, đầy đủ, bao quát như thế nào? - Cách đưa ra những dữ kiện, những con số của tác giả có khả năng tác động tới người nghe ra sao? - Cách tổng kết tình hình tập trung nhiều nhất vào luận điểm nào - GV khái quát. Nhóm 2: (5 phút) Thảo luận về cách tổng kết tình hình phòng chống AIDS. - Các nhóm khác nhận xét, góp ý 3. HD tìm hiểu câu hỏi 3 SGK Gợi ý: - Trước thực trạng đáng báo động của đại dịch, C.An nan kêu gọi mọi người cần phải làm gì? - Trong lời kêu gọi tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến điều gì? - GV khái quát. Nhóm 3: ( 5 phút) Đọc diễn cảm và thảo luận đoạn cuối bản thông điệp và phân tích lời kêu gọi: - Phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng nguồn lực và hành động cần thiết. - Đừng có ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” với “họ”. - Hãy sát cánh cùng tôi… 4. HD tìm hiểu câu hỏi 4 SGK - Trong bản thông điệp này nội dung và những câu văn nào đã làm cho anh chị thấy xúc động nhất? vì sao? Yêu cầu HS chọn lựa những câu văn hay và lí giải. - Anh chị rút ra được bài học gì cho việc làm văn nghị luận của bản thân? - GV khái quát . Nhóm 4:(5 phút) Dùng bảng phụ ghi ra những câu văn các em yêu thích nhất, có sức gây chú ý và để lại ấn tượng rồi rút ra những nhận xét về giá trị nghệ thuật: “trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” “Hãy cùng tôi giật đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh dịch bệnh này” “Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình… “Hãy sát cánh cùng tôi”. -GV chốt lại những kiến thức cơ bản theo tinh thần của phần ghi nhớ. HS đọc - ghi nhớ *Hoạt động 3: HD luyện tập. GV hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá. HS thảo luận, viết thành đoạn văn và trình bày trước lớp I. TÁC GIẢ: - Cô- phi An- nan sinh ngày 8- 4- 1938 tại Gan na, một nước cộng hoà thuộc châu Phi. - Ông là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc và đảm nhiệm chức vụ này 2 nhiệm kì (1/1997 đến 1/2007) - Được trao giải thưởng Nô- ben Hoà bình năm 2001. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung bản thông điệp: - HIV/ AIDS là nạn đại dịch gây tỉ lệ tử vong cao, tốc độ lây lan nhanh và chưa tìm ra thuốc đặc hiệu điều trị, trở thành hiểm hoạ cho đời sống nhân loại. - Là người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất, Cô- phi An- nan kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới nhận thấy sự nguy hiểm của đại dịch này và tích cực chung tay góp sức ngăn chặn, đẩy lùi hiểm hoạ. 2. Tổng kết tình hình phòng chống HIV/ AIDS. - Tình hình cụ thể và những số liệu đưa ra không hề chung chung, trừu tượng mà được chọn lọc ngắn gọn, đầy đủ, bao quát, ấn tượng, tác động mạnh trực tiếp tới tâm trí người nghe.Thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vị Tổng thư kí. + Mỗi phút đồng hồ có 10 người nhiễm HIV/ . + Đại dịch lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ, đang lan rộng ở khu vực Đông Âu, toàn châu Á, từ dãy Uran đến Thái Bình Dương… - Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống AIDS: đã có dấu hiệu về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia về phòng chống AIDS song hành động của chúng ta còn quá ít so với yêu cầu thực tế. - Cách tổng kết tình hình có trọng tâm: dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hoành khắp thế giới “có rất ít dấu hiệu suy giảm” do chúng ta chưa hoàn thành mục tiêu đề ra trong cam kết và với tiến độ như hiện nay chúng ta sẽ không đạt bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. 3. Lời kêu gọi: - Đặt ra nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS: + Phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng nguồn lực và hành động cần thiết. Các quốc gia phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự. + Không được kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS. Đừng có ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” với “họ”. - Thiết tha kêu gọi mọi người sát cánh bên nhau để cùng đánh đổ “cái thành luỹ” của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này. 4.Hình thức nghệ thuật: - Sức thuyết phục mạnh mẽ của bài văn được tạo nên bởi tầm quan sát, tầm suy nghĩ sâu rộng; bởi mối quan tâm, lo lắng cho vận mệnh của loài người và bởi cách diễn đạt vừa trang trọng, cô đúc, vừa giàu hình ảnh gợi cảm. - Lập luận chặt chẽ, cách sắp xếp luận điểm, luận cứ hợp lí, rành mạch ,rõ ràng. 5. Ghi nhớ: SGK IV. LUYỆN TẬP: Em sẽ làm gì để hưởng ứng bản thông điệp? Gợi ý viết theo định hướng: - Nhận thức như thế nào về đại dịch? - Việc làm thiết thực, có ý nghĩa? - Ước mơ về một tương lai cuộc sống của em và mọi người sẽ tránh được hiểm hoạ. IV.Luyện tập,cũng cố - dặn dò: Soạn bài “ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” V. Rút kinh nghiệm - bổ sung: Tuần:6 - Tiết PPCT: 18 Ngày soạn:02/10/2008 Ngày dạy: 09/10/2008 Lớp dạy: 12A6 Nghò luaän veà moät baøi thô, ñoaïn thô A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: -Có kỹ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh…để làm bài nghị luận văn học. -Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Sách tham khảo, những tài liệu liên quan…. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Tổ chức giờ dạy kết hợp các phương pháp: phát vấn, thảo luận D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và SH Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nghị luận về một bài thơ: -Cho học sinh đọc đề 1 trong SGK. -Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi: - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? -Hoàn cảnh ra đời: những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Bức tranh thiên nhiên: cảnh đêm trăng núi rừng về khuya rất đẹp đẽ, thơ mộng. - Nhân vật trữ tình trong bài thơ có khác gì hình ảnh các ẩn sĩ trong thơ cổ? -Nhân vật trữ tình xưa: ẩn sĩ; trong bài thơ: là một chiến sĩ cách mạng lo nước, thương dân. -Vì sao nói bài thơ vừa có chất cổ điển vừa có chất hiện đại? -Nghệ thuật bài thơ vừa phảng phất màu sắc cổ điển, vừa đậm chất hiện đại -Cho Học sinh thảo luận nhóm: chia 4 nhóm: -Giáo viên cho đại diện nhóm lên bảng trình bày, Giáo viên cho lớp tiếp tục nhận xét, bổ sung. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, định hướng các ý đúng. ( Có thể dùng bảng phụ trình bày dàn ý mẫu để HS đối chiếu) -Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, Giáo viên dẫn dắt cho học sinh rút ra kết luận chung về các bước làm bài: - Theo em, để làm một bài nghị luận về một bài thơ, ta phải thực hiện các bước nào? -Giáo viên định hướng, bổ sung, chốt lại các bước chính. *Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nghị luận về một đoạn thơ: -Cho học sinh đọc đề 2 SGK. -Hướng dẫn học sinh thảo luận theo câu hỏi SGK: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Xuất xứ đoạn thơ? -Tháng 10- 1954: cuộc kháng chiến chống Pháp thành công. -Khí thế cuộc kháng chiến được miêu tả như thế nào?Chi tiết nào thể hiện rõ nhất? - Khí thế chiến đấu sôi nổi, hào hùng. +Nhiều lực lượng tham gia kháng chiến: bộ đội hành quân, dân công tiếp viện, đoàn xe ô tô quân sự… +Con đường hành quân sôi nổi, náo nức, , khí thế mạnh mẽ, hào hùng. -Chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật? + Các biện pháp tu từ ,so sánh ,trùng điệp. +Từ láy tượng hình, tượng thanh; Hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm.. +Giọng thơ hào hùng, sôi nổi. -Nhận định chung về đoạn thơ? -Giáo viên cho học sinh cả lớp tiếp tục phát biểu nhận xét, bổ sung bài làm của các nhóm. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, định hướng, hoàn chỉnh dàn ý. -Giáo viên có thể sử dụng bảng phụ trình bày dàn ý mẫu -Từ việc tìm hiểu ví dụ 2, cho HS rút ra kết luận về phương pháp làm bài nghị luận về một đoạn thơ: -Theo em, khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, ta có thể tiến hành các bước giống hệt bài nghị luận về một bài thơ hay không? -Giáo viên chỉ rõ, nhấn mạnh cho học sinh thấy điểm giống và khác giữa 2 kiểu bài. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chốt lại phần ghi nhớ: - Đối tượng của một bài văn nghị luận về thơ? -Hãy cho biết nội dung của một bài nghị luận về thơ? -Giáo viên nhận xét, chốt lại và cho học sinh lưu ý phần ghi nhớ. *Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm phần luyện tập: -Bài tập SGK, trang 86: -Giáo viên cho học sinh độc lập làm bài trên cơ sở một số gợi ý sau: + Vị trí đoạn trích +Nội dung: .Cảnh chiều đẹp nhưng buồn. .Tâm trạng nhớ quê của tác giả. +Nghệ thuật: hình ảnh đối lập, gợi cảm, âm điệu, tứ thơ… -Cho học sinh trình bày miệng trước lớp. -Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên gợi ý học sinh về nhà làm bài luyện tập thêm I.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ: 1. Tìm hiểu đề bài: a.Tìm hiểu đề: -Hoàn cảnh ra đời. -Giá trị nội dung: +Bức tranh thiên nhiên thơ mộng tuyệt đẹp. +Tâm trạng chủ thể trữ tình: một chiến sĩ cách mạng nặng lòng lo nỗi nước nhà. -Giá trị nghệ thuật: bài thơ vừa đậm chất cổ điển vừa mang tính hiện đại. b.Lập dàn ý: *.Mở bài: Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. *.Thân bài: - Bức tranh thiên nhiên: - Hình ảnh chủ thể trữ tình: - Chất cổ điển hoà quyện với chất hiện đại: +Yếu tố cổ điển: thể thơ Đường luật, thi liệu. +Yếu tố hiện đại: Hình ảnh nhân vật trữ tình :Lo nỗi nước nhà, sự phá cách trong hai câu cuối. -Nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật : *.Kết bài: -Bài thơ thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ. -Là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ ca thời chống Pháp. 2.Các bước làm bài nghị lụân về một bài thơ: -Bước 1: Đọc kĩ, cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ nói về vấn đề gì? Tình cảm của tác giả như thế nào? -Bước 2: Tìm hiểu sâu tác phẩm ở 2 phương diện: nội dung và nghệ thuật ( chú ý phân tích từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu) -Bước 3: Lập dàn ý theo các luận điểm đã tìm được. -Bước 4: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn II.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ: 1.Tìm hiểu đề bài: a.Tìm hiểu đề: -Hoàn cảnh ra đời bài thơ -Khí thế chiến đấu hào hùng, sôi động -Cách sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện. b.Lập dàn ý: *.Mở bài: -Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ đoạn thơ. *.Thân bài; -8 câu đầu: Quang cảnh chiến đấu sôi động ở Việt Bắc: -4 câu sau: Nhớ lại niềm vui khi tin chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về. -Nghệ thuật: tác giả điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát: -Nhận định chung:một đoạn thơ hay, nội dung và nghệ thuật đậm chất sử thi. *.Kết bài: Đoạn thơ thể hiện không khí cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể và sinh động. 2.Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ: -Các bước tiến hành tương tự như nghị lụân một bài thơ. -Lưu ý thêm : + Vị trí đoạn thơ. + Ý nghĩa đoạn thơ ( chú ý đặt đoạn trong chỉnh thể cả tác phẩm ) + Dạng đề thường gặp: *GHI NHỚ: SGK III.LUYỆN TẬP: 1.Bài tập trang 86, SGK. 2.Tìm hiểu đề và lập dàn ý đề bài: Phân tích đoạn thơ sau: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ………………………………… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Tây tiến- Quang Dũng) IV.Luyện tập,cũng cố - dặn dò: -Hãy trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? -Hãy cho biết đối tượng và nội dung của một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? -Học sinh về nhà xem lại bài giảng, làm bài luyện tập; -Soạn bài: Tây tiến V. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

File đính kèm:

  • docGiao an van.doc