Giáo án văn học 11, từ tiết 56 đến tiết 70 (cơ bản)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

-Tình cha con, nghĩa nặng

-Lời thoại của cha và con thúc đẩy mâu thuẫn truyện

- Bản chất bù nhìn của Khải Định và thủ đoạn của chính quyền thực dân đv người VN yêu nước.

- Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể chuyện độc đáo

- Cuộc săn lùng người đi xem đá bóng ; sự mẫn cán của chức dịch địa phương và “tinh thần thể dục” của người dân nghèo đói.

- Nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuẫn

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ:: Bỗi dưỡng tình cảm tốt đẹp

Nhận thức bộ mặt bịp bợm của TD Pháp và vua bù nhìn KĐ (KNS: nhận thức, phát hiện, trình bày 1 phút)

Nhận thức bộ mặt bịp bợm của TD Pháp dưới hình thức cổ động phong trào thể dục (KNS: nhận thức, phát hiện và trình bày )

1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:

- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp phân tích, giảng bình, so sánh, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

- Trao đổi thảo luận, kích thích sự sáng tạo của học sinh.

- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn

1.2. Phương tiện:

Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh:

- Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn học 11, từ tiết 56 đến tiết 70 (cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Tiết :56, 57+ *. Đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG - VI HÀNH - TINH THẦN THỂ DỤC A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : -Tình cha con, nghĩa nặng -Lời thoại của cha và con thúc đẩy mâu thuẫn truyện - Bản chất bù nhìn của Khải Định và thủ đoạn của chính quyền thực dân đv người VN yêu nước. - Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể chuyện độc đáo - Cuộc săn lùng người đi xem đá bóng ; sự mẫn cán của chức dịch địa phương và “tinh thần thể dục” của người dân nghèo đói. - Nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuẫn 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ:: Bỗi dưỡng tình cảm tốt đẹp Nhận thức bộ mặt bịp bợm của TD Pháp và vua bù nhìn KĐ (KNS: nhận thức, phát hiện, trình bày 1 phút) Nhận thức bộ mặt bịp bợm của TD Pháp dưới hình thức cổ động phong trào thể dục (KNS: nhận thức, phát hiện và trình bày ) 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm: - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp phân tích, giảng bình, so sánh, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. - Trao đổi thảo luận, kích thích sự sáng tạo của học sinh. - Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. * Hoạt động 1. HS đọc tiểu dẫn SGK Tóm tắt nội dung chính. * Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích, đọc văn bản theo đoạn. Chú ý giọng đọc Nêu tâm trạng người cha sau 11 năm trở về quê hương? Tâm trạng của người con khi nghe được cuộc đối thoại giưa cha và ông ngoại? Qua cuộc đối thoại giữa hai cha con Tí, tác phẩm ca ngợi điều gì? Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? Qua bài học,em hãy nêu ý nghĩa câu truyện? * Hoạt động 3: HS đọc phần tiểu dẫn SGK và nêu hoàn cảnh sáng tác truyện. * Hoạt động 4. Trao đổi thảo luận nhóm. GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để hướng dẫn HS vừa đọc vừa tìm hiểu nội dung nghệ thuật truyện: Vi hành. - Nhóm 1. Bản chất bù nhìn của Khải Định hiện lên như thế nào? - Nhóm 2. Nội dung của tác phẩm còn hướng tới đối tượng đả kích nào? - Nhóm 3. Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện? Nêu ý nghĩa của văn bản? * Hoạt động 5. HS đọc tiểu dẫn SGK Tóm tắt nội dung chính. * Hoạt động 6. GV hướng dẫn HS đọc theo cảnh. Trao đổi cặp nhỏ. - Chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản của truyện? - Nghệ thuật dựng truyện của tác giả có gì độc đáo? - Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện? A. Truyện : ha con nghĩa nặng(Hồ Biểu Chánh) I. Tìm hiểu chung:. Tìm hiểu vài nét về tác giả. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc. 2. Nội dung: a/ Tâm trạng người cha: ngườicha rất vui khi được biết con mình đã được cưu mang, sắp thành gia thất. Trần Sửu nghĩ bây giờ chết cũng yên tâm, không còn băn khoăn gì nữa. b/ Tâm trạng người con: thằng tí ngỡ cha nó chết rồi. Sự xuất hiện của cha là một bất ngờ với nó. Nghe được câu chuyện giưa cha và ông ngoại, thằng Tí càng thương và quý cha nó hơn. c/ Cuộc đối thoại giữa hai cha con: + Sửu vì thương con mà muốn tự tử, Tý vì chữ hiếu mà quyết định chạy theo cha, từ bỏ hạnh phúc riêng của mình: Chữ hiếu thắng. àCa ngợi tình nghĩa cha con sâu nặng 3. Nghệ thuật - Tạo tình huông phức tạp căng thẳng, mâu thuẫn được đẩy lên qua lời thoại. - Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam Bộ, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói địa phương 4. Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp lòng hiếu thảo và tinh thương con là bài học của muôn đời. B. Truyện : Vi hành(Nguyễn Ái Quốc) I. Tìm hiểu chung: - Hoàn cảnh sáng tác II. Đọc – hiểu: 1. Đọc:Châm biếm, bông đùa, mỉa mai 2. Nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: - Bản chất bù nhìn của Khải Định: với người Pháp, Khải Định chỉ là thứ đồ chơi hiếm hoi qua việc miêu tả chân dung Khải Định: + Mặt mũi: Vô duyên + Trang phục: lố lăng + Điệu bộ cử chỉ: Lấm lét, lúng túng + Hành động: Lén lút vi hành à Không trực tiếp xuất hiện, chân dung Khải Định hiện lên một cách đầy đủ trong mọi trường hợp: một thằng hề mua vui, một con rối, một công cụ rẻ tiền dưới sự điều khiển của thực dân Pháp. àSự đánh giá khách quan nhất của người dân Pháp. Hắn dần dần bị hạ thấp: Từ một ông vua – thằng hề – một con rối – và cuối cùng là một đứa con nít. - Thái độ thù địch của chính phủ Pháp đối với người Việt Nam. Chính phủ Pháp nhìn bất cứ người An Nam nào cũng đề cho là một vị hoàng đế. Thậm chí chính phủ còn cho người theo dõi “ bám sát đế giày tôi” b Đặc sắc nghệ thuật. - Tạo tình huống đặc sắc. - Cách kể chuyện hóm hỉnh, kết hợp giữa kể, tả, viết thư 3. Ý nghĩa văn bản: Vi hành là truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại của Nguyễn Ái Quốc, thể hiện tài châm biếm sâu sắc của tác giả về hoàng đế An Nam và triều đình nhà Nguyễn. Qua đó, thể hiện thá độ cảu người dân và chính phủ “bảo hộ” đối với Việt Nam và vị hoàng đế này. C. Truyện: Tinh thần thể dục(Nguyễn Công Hoan) I. Tìm hiểu chung: 1. Giới thiệu tác giả. SGK 2. Giới thiệu tác phẩm. - Đăng báo Tiểu thuyết thứ bảy số 251 ngày 25-3-1939. - Vạch trần tính chất bịm bợm của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động nhằm đánh lạc hướng thanh niên. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc 2. Nội dung và nghệ thuật: a/ Nội dung: - Trát của quan tri huyện sức hương lí xã Ngũ Vọng: Nội dung tờ trát của quan huyện Lê Thăng: tầm quan trọng của cuộc giao đấu, mệnh lệnh nghiêm như quân lệnh, chỉ dẫn rõ ràng về số người tham gia, về cách ăn mặc, thời gian, thái độ.. - Sự hưởng ứng của nhân dân: Đối với tinh thần thể dục của các quan chức là tình cảnh thảm hại những người nông dân bị bắt đi xem bóng đá: anh Mịch, bác Phô gái, bà cụ Phó Bính, thằng Cò… + Lời xin của anh Mịch >< sự từ chối của lí trưởng + Yêu cầu của bà phó Bính >< sự giải quyết của ông Lí. + Cảnh tróc nã của tuần phiên >< sự sợ hãi của thằng Cò + Kết quả tróc nã >< thái độ của ông Lí. b. Nghệ thuật: cách dựng cảnh, chọn tình huống, ngôn ngữ và đối thoại, tạo ra mâu thuẫn. 3 Ý nghĩa của truyện. Sự giả dối, bịm bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc, trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng nghèo khổ, đói cơm rách áo thì mọi sự cổ động chỉ là trò bịp bợm. 4. Hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung bài học. Đọc lại văn bản, tóm tắt nội dung. - Soạn bài theo phân phối chương trình. ********************************************** Tuần:16 Tiết:58,59,60 VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI. (Trích kịch: Vũ Như Tô) Nguyễn Huy Tưởng. A. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức : - Xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, tính cách, bi kịch của VNT và Đan Thiềm trong hồi V - Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của t/g đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng phải chịu số phận bi thảm. 2. Về kĩ năng: Đọc –hiểu một trích đoạn kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại 3.Về thái độ : cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng nhưng phải chịu số phận đau thương (KNS: nhận thức giá trị, lắng nghe tích cực, trình bày 1 phút) B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm: - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp phân tích, giảng bình, so sánh, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. - Trao đổi thảo luận, kích thích sự sáng tạo của học sinh. - Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Nguyễn Huy Tưởng cùng thế hệ với Nam Cao, Tô Hoài nhưng có thiên hướng khai thác các đề tài lịch sử và Rất thành công trong hai thể loại kịch lịch sử và tiểu thuyết lịch sử như: Đêm hội Long Trì; An Tư; Lá cờ thêu sứu chữ vàng; sống mãi với thủ đô...Vũ Như Tô là vỡ kịch đầu tay- bi kịch lịch sử có giá trị nhất của ông. Hoạt động của GV và HS. Yêu cầu cần đạt. HĐ 1 : Đọc hiểu khái quát - HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi. - Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào ? - nêu vài nét về tác giả ? - Tóm tắt nội dung tác phẩm ? - Nêu vị trí đoạn trích ? HĐ 2 : Đọc hiểu chi tiết Trao đổi thảo luận nhóm. Tìm hiểu nội dung văn bản. - GV hướng dẫn HS đọc phân vai. Nhận xét và đánh giá. - Nhóm 1: Chỉ ra những mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng? - Nhóm 2. Chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu với lợi ích trực tiếp của nhân dân? Tiết 2 : HĐ 1: Đọc hiểu chi tiết ( tiếp) Trao đổi thảo luận nhóm. - GV định hướng và chuẩn xác kiến thức. - Nhóm 1. Vũ Như Tô là con người có tính cách như thế nào? - Nhóm 2: Điều sai lầm của Vũ Như Tô ở chỗ nào? - Nhóm 3. Vì sao Vũ Như Tô cương quyết không nghe lời Đan Thiềm chạy trốn? - Nhóm 4. Lý do nào khiến Vũ Như Tô trở thành kẻ thù của nhân dân? - GV giảng : Những tiếng kêu than của Vũ Như Tô trước khi bị dẫn ra pháp trường: Ôi mộng lớn! Ôi Cửu Trùng Đài! Ôi Đan Thiềm! à Tâm trạng đau xót, tuyệt vọng, phẫn uất cùng cực. Cho đến lúc chết vẫn cho rằng mình không có công thì cũng vô tội à nét độc đáo của nhân vật bi kịch lịch sử. Trao đổi cặp. GV chuẩn xác kiến thức. - Đan Thiềm là người như thế nào? - Em hiểu bệnh Đan Thiềm là gì? à Diễn biến tâm trạngVũ Như Tô và Đan Thiềm bổ xung cho nhau làm tăng bi kịch, góp phần làm nổi bật chủ đề: Người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp và kẻ tri âm đều có thể sẵn sàng chết vì cái đẹp, cái tài. - Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ? - Rút ra ý nghĩa văn bản ? Hoạt động 3 : - HS đọc ghi nhớ SGK. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn có thiên hướng khai thác về đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp về thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong Nguyễn Huy Tưởng giản dị, đôn hậu mà thâm trầm sâu sắc. 2. Tác phẩm kịch: Vũ Như Tô - Vở kịch đầu tay - bi kịch lịch sử 5 hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực - Tóm tắt nội dung tác phẩm: SGK. 3. Đoạn trích: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài". - Đoạn trích thuộc hồi V, hồi cuối cùng của TP. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Nội dung: a. Những mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch. - Mâu thuẫn thứ nhất: Nhân dân lao động Bạo chúa và phe cánh - Lầm than, làm việc cật lực, bị ăn chặn ->nghèo đói. - Chết vì tai nạn, chết vì bị chém. - Mất mùa-> nổi loạn - Bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, sống xa hoa. - Tăng sưu thuế, tróc nã, hành hạ người chống đối. - Lôi kéo thợ làm phản. à Trịnh Duy Sản cầm đầu phe nổi loạn chống triều đình: Giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm, cung nữ, thiêu hủy Cửu Trùng Đài. - Mâu thuẫn thứ hai: Quan niệm nghệ thuật thuần túy, cao siêu muôn đời >< Lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân. + Vũ Như Tô - Kiến trúc sư - nghệ sĩ: Tâm huyết, hoài bão, muốn đem lại cái đẹp cho muôn đời. + Mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện hoài bão lớn lao: à mục đích chân chính >< con đường thực hiện mục đích sai lầm. à Đẩy Vũ Như Tô vào tình trạng đối nghịch với nhân dân - kẻ thù của nhân dân- người thợ. à Bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô. b. Nhân vật Vũ Như Tô. - Là một kiến trúc sư tài ba «  nghìn năm có một ». - Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không chịu nhận xây lâu đài cho vua Lê Trương Dực. - Không hám lợi, chia hết vàng bạc vua thưởng cho thợ. - Khát khao suốt đời là xây được một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời, để dân ta nghìn thu hãnh diện. à Lí tưởng chân chính, cao đẹp nhưng cao siêu xa rời đời sống nhân dân lao động. à Vũ Như Tô không nhận ra một thực tế: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. - Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. - Khát vọng, đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông xuất phát từ thiên chức của nghệ sĩ chân chính, nhưng chưa đúng vì đặt nhầm chỗ, vì xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền tàn bạo để thực hiện mục đích chân chính của mình. à Vô hình chung tự đưa ông sang hàng ngũ kẻ thù của nhân dân - ông thất bại - trả giá bằng chính sinh mạng của mình. => Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch sử, mang khát vọng lớn, cao cả nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Chỉ thực sự bừng tỉnh khi biết chính An Hòa ra lệnh đập phá, đốt Cửu Trùng Đài. c. Nhân vật Đan Thiềm. - Dưới con mắt của Vũ Như Tô thì Đan Thiềm là tri kỷ, tri âm duy nhất ở triều đình.( Vũ mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài) . - Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài. - Là con người luôn tỉnh táo: Biết chắc Đài không thành, tìm cách bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ bỏ trốn. - Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ. Đau đớn khi không thể cứu được người tài. - Bệnh Đam Thiềm: Bệnh mê đắm cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tàià Thuyết phục Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài. => Sống chết hết mình vì cái, cái đẹp. 2. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính. - Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, nhịp điệu lời thoại nhanh. - Tính cách tâm trtangj nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động. - Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch. 3. Ý nghĩa văn bản : Doạn trích « Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài » đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thưởveef cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch. III. Tổng kết : Ghi nhớ : SGK 4. Hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung bài học. - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chính. D. Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................................................................................................................................................................................... ****************************************** Tiết: 61,62 ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sự hình thành ,phát triển của các dòng VH ND cơ bản và NT đặc sắc của những TP văn xuôi vừa học 2. Kĩ năng: Năng lực hệ thống các tác phẩm đã học theo thể loại, nắm được hồn cốt của những văn bản đã học. 3. Thái độ: Ý thức học tập có khoa học, biết tự củng cố, hệ thống kiến thức đã học B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: Phương pháp đọc hiểu, phân tích, gợi mở,thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Tính chất bi kịch của đoạn trích “Tình yêu và thù hận” được thể hiện như thế nào? Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của hạc sinh. 3.Giới thiệu bài mới. Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Gv chia nhóm cho hs thảo luận những câu hỏi sau: 1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hoá thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó. Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và mau lẹ của văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8- 2945. Gv yêu cầu hs lấy ví dụ làm rõ các xu hướng phát triển khác nhau của văn học. Hs trình bày, gv yêu cầu hs khác nhận xét sau đó chốt lại những nội dung chính. 2. Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào trong tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng. GV yêu cầu hs phân tích những yếu tố trung đại còn tồn tại trong Cha con nghĩa nặng. Cha con nghĩa nặng: Còn chú ý nhiều đến sự kiện, chi tiết. Tâm lí nhân vật sơ sài, thể hiện còn đơn giản. Kể chuyện hoàn toàn theo thời gian, sự việc.Ngôi kể thứ 3, xen những lời bình luận còn vụng về, thiên nhiên còn chưa gắn bó, hài hoà với nhân vật. Tiết 2: Phân tích tình huống trong các truyện ngắn “ Vi hành”( Nguyễn Ái Quốc) Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan) Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao). GV đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi mở cho hs. Tình huống truyện là gì? Vai trò của tình huống đối với tác phẩm tự sự? Hs thảo luận trình bày- hs nhận xét gv chốt lại nội dung chính. Nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao) Gv chia 3 nhóm , mỗi nhóm tìm hiểu một truyện, chuẩn bị thành dàn ý , trình bày. Cả lớp nhận xét- gv chốt lại những nội dung chính. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” Hs thảo luận trình bày. I Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX_-> 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng trong quá trình phát triển. 1. Ở bộ phận công khai, có các xu hướng chính. * Văn học nô dịch, phản động, chống lại nhân dân, cam tâm làm tay sai cho Pháp, chống lại các phong trào yêu nước, cách mạng.. * Văn học lãng mạn: - Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân, bất hoà với thực tại, tìm đến thế giới tình yêu quá khứ, nội tâm, tôn giáo. - Thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, thêm yêu quê hương đất nước.. - Hạn chế: ít gắn với đời sông chính trị văn hoá, sa vào đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu..Văn xuôi: Hoàng ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân.. * Văn học hiện thực: - Phản ánh hiện thực khách quan: Đó là xã hội thuộc địa bất công, tố cáo lên án tầng lớp thống trị, phơi bày tình cảnh khốn khổ của nhân dânlao động, trí thức nghèo..Có giá trị nhân đạo sâu sắc. - Hạn chế: Chưa thấy rõ tiền đồ của nhân dân lao động và tương lai của dân tộc. - Tác giả tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao.. *Ở bộ phận văn học bất hợp pháp. - Văn học yêu nước cách mạng do các sĩ phu yêu nước, các cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng.. - Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng. - Tác giả: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu.. *Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp. - Do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật. - Do sự phức tạp của tình hình xã hội, chính trị, tư tưởng.. 2. Văn học phát triển với tốc độ hết sức mau lẹ, phi thường. - Do sự thúc đẩy của thời đại. - Xã hội mới đòi hỏi văn học phải đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề trước đó chưa từng có. - Sức sông của dân tộc tiếp sức, chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước và cách mạng, của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Sự thức tỉnh, trổi dậy mạnh của ý thức cái tôi cá nhân. II. Phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết trung đại và hiện đại. - Tiểu thuyết trung đại: + Chữ Hán, chữ Nôm + Chú ý đến sự việc, chi tiết. + Cốt truyện đơn tuyến. + Cách kể theo trình tự thời gian. + Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược. + Ngôi kể thứ 3. + Kết cấu chương hồi. - Tiểu thuyết hiện đại; + Chữ quốc ngữ. + Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật. + Cốt truyện phức tạp, đa tuyến. + Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của tâm lí, tâm trạng nhân vật. + Tâm trạng, tâm lí nhân vật phức tạp. + Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể. + Kết cấu chương đoạn. III. Tình huống truyện trong các tác phẩm: Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí phèo. * Tình huống là các quan hệ, những hoàn cảnh, những nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện. Sáng tạo tình huống đặc sắc là vấn đề then chốt của nghệ thuật viết truyện. - Vi hành: tình huống nhầm lẫn. - Tinh thần thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ. Bắt buộc dân xem đá bóng, dân trốn chạy, thoái thác. - Chữ người tử tù: tình huống éo le, tử tù sắp bị tử hình- người cho chữ, quản ngục- người xin chữ. Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. - Chí Phèo: Tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sông lương thiện và không được làm người lương thiện. IV. Nét đặc sắc trong nghệ thuật của các truyện: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo. - Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tác giả chủ yếu đi sâu vào tâm trạng và cảm giác của nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế.. - Chữ người tử tù: Cốt truyện đơn giản, Tạo tình huống éo le. Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ kể, tả vừa cổ kính, vừa hiện đại, rất tạo hình. - Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, li kì. Cách kể, tả linh hoạt, biến hoá. Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.. V. Quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triễn khai và giải quyết mâu thuẩn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. - Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm của nhân dân nhưng không lên án, không cho rằng Vũ Như Tô và Đan Thiềm là người có tội. - Mâu thuẫn thứ hai chưa được giải quyết dứt khoát bởi đó là mâu thuẫn đã mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và xã hội-> cách giải quyết thoả đáng, tối ưu. 4. Củng cố: - Ngoài những nội dung đã ôn tập, về nhà đọc và tìm hiểu cụ thể hơn một số tác phẩm tiêu biểu trong chưng trình. - Viết đoạn văn phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận. 5. Dặn dò: - Ôn tập kiểm tra học kì. - Đọc trước phần “ Kiểm tra tổng hợp cuối học kì” D. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ************************************************************************************ Tuần:17 Ti Tuần:18 Tiết: 65 BẢN TIN. A. Mục tiêu bài học: Kiến thức : Mục đích, yêu cầu của viết bản tin Cách viết một bản thông thường về những sự kiện diễn trong đời sống 2. Kĩ năng : Phân tích đặc điểm của một số bản tin Viết bản tin đơn giản, đúng quy cách về một sự việc, hiện tượng trong nhà trường hoặc xã hội. KNS: ra quyết định, giao tiếp, tư duy sáng tạo 3. Thái độ : Có ý thức trong việc tạo ra bản tin phù hợp với mục đích tạo lập B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học: - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm. - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn. 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn văn. Bài tập về nhà. 3. Bài mới. Bản tin là một thể loại của ngôn ngữ báo chí có chức năng cung cấp thông tin cho người đọc. Bản tin có đặc điểm gì? Cách viết một bản tin như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới. Hoạt động của GV và HS. Yêu cầu cần đạt. * Hoạt động 1. HS đọc mục I SGK. Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày GV chuẩn xác kiến thức. - Nhóm 1 : Trả lời câu hỏi 1+2 SGK. - Nhóm 2 : Trả lời câu hỏi 3+4SGK. - Nhóm 3 : Bản tin là gì ? có bao nhiêu loại ? Đó là những loại nào ? - Nhóm 4 : Mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin là gì ? * Hoạt động 2. HS đọc mục II. Trao đổi cặp. GV chuẩn xác kiến thức. - Cần khai thác và lựa chọn tin như thế nào ? - Tiêu đề bản tin có quan hệ như thế nào với nội dung ? - Em có nhận xét gì về phần mở đầu của 3 bản tin trong SGK ? - Phầ

File đính kèm:

  • docGiao an 11 cb hot.doc
Giáo án liên quan