Giáo án Vật lý K6 bài 15: Đòn bẩy

Bài 15 ĐÒN BẨY

I. Mục tiêu

 1.Về kiến thức:

- Học sinh xác định được điểm tựa O, các điểm tác dụng lực F1 là O1, lực F2 là O2.

 2.Về kĩ năng:

- Biết sử dụng đòn bẩy trong công việc thực tiễn và cuộc sồng.

 3.Về thái độ

- Thích tìm hiểu các vấn đề có liên quan.

II.Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

- Cho mỗi nhóm học sinh:

+ Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.

+ Một khối trụ kim loại có móc 2N.

+ Một giá đỡ có thanh ngang.

- Cho cả lớp:

+ Một vật nặng.

+ Một cái gậy.

+ Một vật kê.

+ Tranh minh họa: 15.1, 15.2, 15.3,15.4.

+ Bảng kết quả thí nghiệm

 2. Học sinh:

- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 15

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K6 bài 15: Đòn bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 6A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 6B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 6C Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Tiết 18 Bài 15 ĐÒN BẨY I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Học sinh xác định được điểm tựa O, các điểm tác dụng lực F1 là O1, lực F2 là O2. 2.Về kĩ năng: - Biết sử dụng đòn bẩy trong công việc thực tiễn và cuộc sồng. 3.Về thái độ - Thích tìm hiểu các vấn đề có liên quan. II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Cho mỗi nhóm học sinh: + Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên. + Một khối trụ kim loại có móc 2N. + Một giá đỡ có thanh ngang. - Cho cả lớp: + Một vật nặng. + Một cái gậy. + Một vật kê. + Tranh minh họa: 15.1, 15.2, 15.3,15.4. + Bảng kết quả thí nghiệm 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 15 III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ : - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực như thế nào so với trọng lượng của vật ? 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập - Một số người quyết định dùng cần vợt để nâng ống bê tông lên (H.15.1) liệu làm thế có dễ dàng hơn hay không? Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy - Cho học sinh quan sát các hình vẽ, sau đó đọc nội dung mục 1. Cho biết các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào? (Giáo viên tóm tắt nội dung và ghi lên bảng) C1: Học sinh điền các chữ O; O1; O2 vào vị trí thích hợp trên H 15.2; H 15.3. Hoạt động 3 : Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào - Cho học sinh đọc nội dung đặt vấn đề SGK sau đó giáo viên đặt câu hỏi: – Trong H 15.4 các điểm O; O1; O2 là gì? – Khoảng cách OO1 và OO2 là gì? – Muốn F2 nhỏ hơn F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì? Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm: “So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi vị trí các điểm O; O1, O2. Cho học sinh chép bảng kết quả thí nghiệm. C2: Đo trọng lượng của vật. Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo 3 trường hợp trong bảng 15.1. C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Hoạt động 4 : Vận dụng C4: Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. C5:Hãy chỉ ra điểm tựa, các lực tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong H 15.5. - Học sinh nghiên cứu sgk - Tìm hiểu về đoàn bẩy C1: 1 (O1) – 2 (O) – 3 (O2) 4 (O1) – 5 (O) – 6 (O2). - Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng của vật (F1) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì? - Chuẩn bị: lực kế, khối trụ kim loại có móc, dây buộc, giá đỡ có thanh ngang. Tiến hành đo: C2: Học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 15.4 để đo lực kéo F2 và ghi vào bảng 15.1. C3: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. C4: Tùy theo học sinh. C5: Điểm tựa Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền. Trục bánh xe cút kít. Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo. Trục quay bấp bênh. I. Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy : Các đòn bẩy đều có một điểm xác định gọi là điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa – Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào một điểm của đòn bẩy (O1). – Lực nâng vật (F2) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy (O2). II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Đặt vấn đề: Muốn lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng của vật (F1) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì? 2. Thí nghiệm: 3. Rút ra kết luận: - Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. 4. Vận dụng 3/.Củng cố: - GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ. - Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập. 4/.Dặn dò : - Làm bài tập trong sách bài tập - Học bài và chuẩn bị tiết “ THI HỌC KÌ I ”

File đính kèm:

  • docvat li 6.tiet 18 (thay tiet 17).doc
Giáo án liên quan