Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 23 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

LỚP 6

Tiết 23-Bài 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.1 Kiến thức

- Tìm được ví dụ trong thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí

1.2 Kỹ năng

- Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.

- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.

1.3 Thái độ

- Hợp tác với các bạn trong nhóm, tích cực trong học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4419 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 23 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lưu Minh Đức Lớp 6 Tiết 23-Bài 20: sự nở vì nhiệt của chất khí 1. Mục tiêu bài học 1.1 Kiến thức Tìm được ví dụ trong thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí 1.2 Kỹ năng Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết. Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết. 1.3 Thái độ - Hợp tác với các bạn trong nhóm, tích cực trong học tập. 2. Phương tiện dạy học - Quả bóng bàn bị bẹp, 1 cái kim, phích nước nóng, chậu thuỷ tinh - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 bình cầu đáy bằng có nút cao su và một ống thuỷ tinh cắm qua nút cao su, 1 cốc đựng nước màu, khăn lau khô - Bảng 20.1 3. Tiến trình bài học 3.1 ổn định tổ chức 3.2 Kiểm tra bài cũ Yêu cầu học sinh chữa bài 19.1, 19.2, 19.4 SBT 3.3 Tổ chức các hoạt động học tập * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (10’) Hoạt động của Học sinh Hoạt động Giáo viên Nội dung cần đạt - HS: quan sát, nêu hiện tượng xảy ra - HS: trả lời - HS: quan sát hiện tượng - HS: trả lời - GV: đưa ra 1 quả bóng bàn đã bị bẹp, cho quả bóng vào nước nóng ? Tại sao khi cho quả bị bẹp vào nước nóng quả bóng lại phồng trở lại? - GV: nếu HS trả lời là do nhựa của quả bóng nóng lên chảy ra, GV dùng kim đâm thủng một lỗ nhỏ trên quả bóng sau đo nhúng vào nước nóng, quả bóng không phồng trở lại ? Có phải do nhựa qủa bóng chảy ra không? -> Để trả lời câu hỏi này ta vào bài hôm nay. bài 20 Sự nở vì nhiệt của chất khí * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí (10’) Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên Nội dung cần đạt - HS: đọc sách và trả lời câu hỏi. - HS: quan sát - HS: tiến hành TN theo nhóm - HS: quan sát hiện tượng xảy ra sau đó trả lời C1- C4 - HS: ghi bài - HS: trả lời - GV: yc HS đọc sách và nêu dụng cụ, cách tiến hành TN - GV: hướng dẫn các nhóm cách lấy giọt nước màu - GV: phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm - GV: theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm - GV: hướng dẫn HS thảo luận trả lời các câu C1 – C4 - GV: yc HS trả lời câu hỏi phần mở bài I. Sự nở vì nhiệt của chất khí Thí nghiệm1: hình 20.1, 20.2 a) Dụng cụ: b) Tiến hành: c) Nhận xét: - C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng - C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm - C3: Do không khí trong bình bị nóng lên - C4: Do không khí trong bình bị lạnh đi - C7: Vì không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ * Hoạt động 3: Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau (5’) Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên Nội dung cần đạt - HS: quan sát và trả lời câu hỏi - HS: nghe - GV: chiếu bảng 20.1, yc HS quan sát và nêu nhận xét về: ? Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau? ? Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau? ? Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? ? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí, lỏng, rắn? - GV: thông báo phần “chú ý” II. Sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau * Hoạt động 4: Rút ra kết luận (5’) Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên Nội dung cần đạt - HS: trả lời C6 - HS: ghi bài - GV: Chiếu câu C6, yc HS hoàn thành - GV: gọi HS trả lời III. Rút ra kết luận C6: (1) tăng - (2) lạnh đi (3) ít nhất – (4) nhiều nhất 3.4 Kiểm tra, đánh giá (Vận dụng - củng cố) (14’) Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên Nội dung cần đạt - HS: đọc ghi nhớ - HS: thảo luận trả lời C8 - HS: quan sát, nghe và trả lời câu hỏi - HS: đọc - GV: yc HS đọc ghi nhớ - GV: hướng dẫn HS thảo luận trả lời C8 - GV: chiếu hình 20.3, giới thiệu cấu tạo của dụng cụ, yc HS trả lời: ? Tại sao dựa vào sự lên, xuống của mực nước trong ống thuỷ tinh người ta có thể biết trời nóng hay lạnh? - GV: yc HS đọc “có thể em chưa biết” IV. Vận dụng: - C8: d = 10m/V. Khi nhiệt độ tăng, V tăng, m không đổi do đó d giảm. Vì vậy, trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh - C9: khi trời nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới và ngược lại. 3.5 Bài tập về nhà: - Làm bài 20.1 - 20.6 (SBT trang 25) - Xem trước bài 21 một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

File đính kèm:

  • docGiao an su no vi nhiet cua chat khi.doc
Giáo án liên quan