Giúp học sinh học tốt toán và vật lí chương trình THCS qua các buổi ngoại khoá

 Trong lịch sử loài người ,việc truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ sau làmột việc làm hết sức cao quí của thế hệ đi trước và nhiệm vụ đó lại càng vinh quang và nặng nề hơn đối với mỗi người giáo viên chúng ta.

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ,đổi mới chương trình và sách giáo khoa như hiện nay ,thì người giáo viên phải biết tìm mọi cách khác nhau truyền đạt kiến thức đến học sinh

 Qua nghiên cứu,theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng,chùng tôi thấy trênVTV3 đài truyền hình Việt Nam có chương trình thi kiến thức rất hay dành cho học sinh THPT đó là đường lên đỉnh ÔLYMPIA.Qua thảo luận tổ chúng tôi thống nhất soạn thảo một chương trình ngoại khoá tìm hiểu kiến thức về hai môn toán và vật lí cấp THCS để giúp các em hiểu biết thêm về các kiến thức về toán và vật lí mà trong bài giảng các thầy cô chưa thể hoặc chưa kịp đề cập đến

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giúp học sinh học tốt toán và vật lí chương trình THCS qua các buổi ngoại khoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH *********************************** GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TOÁN VÀ VẬT LÍ CHƯƠNG TRÌNH THCS QUA CÁC BUỔI NGOẠI KHOÁ THÁNG 3 NĂM 2005 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH *************************************** GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TOÁN VÀ VẬT LÍ CHƯƠNG TRÌNH THCS QUA CÁC BUỔI NGOẠI KHOÁ THÁNG 3 NĂM 2005 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM HIỆP CÔNG TRÌNH TẬP THỂ TỔ TỤ NHIÊN I ************************ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TOÁN VÀ VẬT LÍ CHƯƠNG TRÌNH THCS QUA CÁC BUỔI NGOẠI KHOÁ THÁNG 3 NĂM 2005 LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử loài người ,việc truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ sau làmột việc làm hết sức cao quí của thế hệ đi trước và nhiệm vụ đó lại càng vinh quang và nặng nề hơn đối với mỗi người giáo viên chúng ta. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ,đổi mới chương trình và sách giáo khoa như hiện nay ,thì người giáo viên phải biết tìm mọi cách khác nhau truyền đạt kiến thức đến học sinh Qua nghiên cứu,theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng,chùng tôi thấy trênVTV3 đài truyền hình Việt Nam có chương trình thi kiến thức rất hay dành cho học sinh THPT đó là đường lên đỉnh ÔLYMPIA.Qua thảo luận tổ chúng tôi thống nhất soạn thảo một chương trình ngoại khoá tìm hiểu kiến thức về hai môn toán và vật lí cấp THCS để giúp các em hiểu biết thêm về các kiến thức về toán và vật lí mà trong bài giảng các thầy cô chưa thể hoặc chưa kịp đề cập đến Trò chơi kiến thức này tổ chúng tôi đã thực hiện trong 3 năm qua:2002-2003;2003-2004;2004-2005 và đem lại kết quả hết sức khả quan và tổ chúng tôi dự kiến hoàn chỉnh chương trình ở lớp 9 trong năm học đến(2005-2006) Tuy chúng tôi đã cố gắng nhiều nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót.Chúng tôi mong các đồng nghiệp gần xa góp ý bổ sung để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TẬP THỂ TỔ TỰ NHIÊN I HƯỚNG DẪN CÁCH THỰC HIỆN a/Phương tiện kĩ thuật hổ trợ: -Một dàn máy đố vui để học có 6 chuông bấm -Một hệ thống âm thanh có 7 micro -Một đồng hồ bấm giây b/Nội dung chuẩn bị: Giáo viên trong tổ chúng tôi tập trung ra câu hỏi về toán và vật lí thành 4 phần *Phần1:Khởi động:Soạn 10 câu hỏi tra lời nhanh cho mỗi đội Ví dụ:Vật phát ra âm gọi là? TL:Nguồn âm *Phần2:Vượt chướng ngại vật:Soạn một ô chữ có các từ hàng dọc và hàng ngang theo một chủ đề nào đó có trong chương trình Ví dụ: 1 N H I Ệ T K Ế 2 R Ô B É C V A N 3 R Ò N G R Ọ C Đ Ộ N G 4 B Ì N H C H I A Đ Ộ 5 B Ă N G P H I Ế N 6 K I L Ô G A M 7 K H Ố I L Ư Ợ N G 8 K H Ố I L Ư Ợ N G R I Ê N G 9 N I U T Ơ N 10 B Ê T Ô N G 1/ 7 Chữ cái :Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ 2/8 Chữ cái :Tên một loại cân thường dùng để đo khối lượng 3/11 Chữ cái: Một loại ròng rọc 4/10 Chữ cái :Một dụng cụ đo thể tích 5/9 Chữ cái : Chất có nhiệt độ nóng chảy là 800C 6/7 Chữ cái:Đơn vị của khối lượng 7/9 Chữ cái:Đại lượng có đơn vị đo là ki lô gam 8/14 Chữ cái:Đại lượng được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích một chất 9/6 Chữ cái:Đơn vị của lực 10/6 Chữ cái:Một loại vật liệu có sự nở vì nhiệt bằng thép HÀNG DỌC:TRỌNG LƯỢNG *Phần3:Tăng tốc:Soạn cho mỗi đội 2 câu hỏi 3 dữ kiện Ví dụ: 1/Đây là cái gì? a/Một dụng cụ hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng b/Người ta dùng nó để đo nhiệt độ c/Giới hạn đo của nó từ 350Cđến 420C TL:Nhiệt kế Y tế *Phần4:Về đích:Soạn cho mỗi đội 2 câu hỏi mang tính tư duy đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức để trả lời Ví dụ: 1/Cho một bình chia độ .Một quả trứng(không bỏ lọt bình chia độ),1cái bát,1cái đĩa và nước.Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng? TL:Đặt cái bát lên đĩa.Đổ nước từ chai vào đầy bát.Thả trứng vào bát,nước tràn ra đĩa.Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ .Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích của quả trứng c/Cách chơi:Tổ chúng tôi bố trí một khối lớp thực hiện một chương trình và tiến hành như sau: Bố trí cho mỗi lớp từ 3 đến 5 học sinh vào một bàn lớn có đầy đủ chuông điện và micro .Khi bố trí xong người dẫn chương trình cho học sinh bắt đầu chơi *Phần khởi động:Cho các đội (lớp)cử một đại diện trả lời nhanh 10 câu hỏi.Mỗi câu đúng cho 10điểm.thời gian là 15 giây.Quá 15 giây người dẫn chương trình trả lời cho khán giả *Phần tăng tốc:Cho mỗi đội chọn ô chữ hàng ngang,người dẫn chương trình nêu lời dẫn để học sinh trả lời ,thời gian là 15 giây, trả lời đúng thì cho 10điểm nếu không trả lời được thì dành 15 giây để đội khác trả lời.Sau khi trả lời được 1lần/mỗi đội thì các em có thể trả lời ô chữ hàng dọc và trả lời đúng thì cho 40điểm,nếu trả lời sai thì không được tham gia tiếp phần này *Phần tăng tốc:Người dẫn chương trình nêu câu hỏi 3 dữ kiện,mỗi dữ kiện là 10 giây.Nếu ngay dữ kiện đầu tiên mà học sinh trả lời được thì cho 30điểm,nếu ở dữ kiện thứ 2 mà học sinh mới trả lời được thì cho 20 điểm,còn ở dữ kiện thứ 3 mới trả lời được thì cho 10điểm *Phần về đích:Mỗi câu hỏi trong phần này là 30 điểm và thời gian là 30 giây ,Nếu đội nào không trả lời được câu hỏi của mình thì dành quyền cho đội khác với thời gian là 30 giây Qua mỗi phần thi ,thư kí sẽ công bố điểm của mỗi đội đạt được để khích lệ các em.Sau 4 phần thi đội nào có tổng số điểm cao nhất sẽ đạt giải nhất,tiếp đến là giải nhì và giải 3.Tổ sẽ chuẩn bị các phần thưởng tương ứng với các giải này để động viên các em. Sau đây là chương trình mà tổ chúng tôi đã thực hiện trong 3 năm qua mời các đồng nghiệp tham khảo NỘI DUNG NGOẠI KHOÁ MÔN :VẬT LÍ 6 I/KHỞI ĐỘNG ĐỘI A 1/Một inh bằng bao nhiêu centimét? TL:2,54cm 2/Một lít bằng bao nhiêu cc? TL:1000cc 3/00c ứng với bao nhiêu độ F? TL:320F 4/Độ dài lớn nhất ghi trên thước gọi là? TL:Giới hạn đo 5/Bê tông có sự nở vì nhiệt giống chất rắn nào? TL:Thép 6/Khi đun nóng một chất lỏng thì khối lượng của chất lỏng thay đổi như thế nào? TL:Không thay đổi 7/1kg/m3 bằng bao nhiêu g/cm3? TL:0,001 g/cm3 8/Chất lỏng nào có khối lượng riêng là13600kg/m3? TL: Thuỷ ngân 9/Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là gì? TL:Sự nóng chảy 10/Nước sôi ở nhiệt độ là bao nhiêu? TL:1000C ĐỘI B 1/Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước người ta dùng? TL:Bình chia độ,bình tràn 2/Thể tích của hình cầu bán kính R bằng? TL:pR3 3/1000C ứng với bao nhiêu độ F? TL:2120F 4/Quả kinh khí cầu đầu tiên của loài người được bay lên không trung vào năm nào? TL:1783 5/Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu? TL: 00C 6/Tấm nệm là vật có tính đàn hồi? TL:Không có tính đàn hồi 7/Rượu sôi ở nhiệt độ là bao nhiêu? TL: : 800C 8/Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi gọi là gì? TL:Sự bay hơi 9/1g/cm3 bằng bao nhiêu kg/m3? TL:1000 kg/m3 10/Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng là gì? TL: d=10D ĐỘI C 1/Một lạng bằng bao nhiêu gam? TL:100gam 2/Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là gì? TL:Lực 3/Dụng cụ dùng để đo lực gọi là gì TL:Lực kế 4/Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước gọi là? TL:Độ chia nhỏ nhất 5/Thuỷ ngân nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu? TL: -390C 6/Một ti vi 21inh thì đường kính màn hình dài bao nhiêu cm? TL:53,3cm 7/Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? TL:Giống nhau 8/10C bằng bao nhiêu 0F TL: 10C =1,80F 9/Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì? TL:Sự đông đặc 10/Thuỷ ngânsôi ở nhiệt độ là bao nhiêu? TL: 3570C ĐỘI D 1/Khối lượng riêng của URANI là bao nhiêu? TL:19100 kg/m3 2/Khi nhiệt độ của nước tăng từ 00c đến40c thì nước giản nở như thế nao? TL:Nước co lại chứ không nở ra 3/Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là? TL: P = 10m 4/Thể tích hình trụ được tính bằng công thức nào? TL: V = pR2h 5/Một chỉ vàng bằng bao nhiêu gam? TL: 3,78gam 6/Một vật khi đưa lên mặt trăng thì trọng lượng của nó thay đổi như thế nào so với trọng lượng của vật đó khi còn ở trên mặt đất ? TL: Bằng 1/6 trọng lượng của vật đó trên mặt đất 7/Rượu nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu? TL: : -1170C 8/Trọng lượng của quả cân 100gam là bao nhiêu? TL:1N 9/Khi áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng như thế nào? TL:Nhiệt độ sôi càng cao 10/ Este sôi ở nhiệt độ là bao nhiêu? TL: 350C ĐỘI E 1/Có những loại nhiệt giai nào? TL: 0C , : 0F , : 0K 2/Giới hạn đo của nhiệt kế Y tế là bao nhiêu? TL: : 420C 3/Hiệu giữa chiếu dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo gọi là ? TL:Độ biến dạng của lò xo 4/Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? TL:9461 tỉ km 5/Thực chất các "cân bỏ túi" là dụng cụ gì? TL:Lực kế 6/Loại máy cơ đơn giản có số ròng rọc động và ròng rọc cố định bằng nhau gọi là gì? TL: Pa lăng 7/Chất nào có khối lượng riêng vào khoảng 1200 kg/m3 TL: Gạo 8/Sự chuyển một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là gì? TL:Sự ngưng tụ 9/Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật như thế nào? TL:Không thay đổi 10/100cm3 nước khi đông đặc cho bao nhiêu cm3 nước đá? TL;109cm3 II/VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT 1 N H I Ệ T K Ế 2 R Ô B É C V A N 3 R Ò N G R Ọ C Đ Ộ N G 4 B Ì N H C H I A Đ Ộ 5 B Ă N G P H I Ế N 6 K I L Ô G A M 7 K H Ố I L Ư Ợ N G 8 K H Ố I L Ư Ợ N G R I Ê N G 9 N I U T Ơ N 10 B Ê T Ô N G 1/ 7 Chữ cái :Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ 2/8 Chữ cái :Tên một loại cân thường dùng để đo khối lượng 3/11 Chữ cái: Một loại ròng rọc 4/10 Chữ cái :Một dụng cụ đo thể tích 5/9 Chữ cái : Chất có nhiệt độ nóng chảy là 800C 6/7 Chữ cái:Đơn vị của khối lượng 7/9 Chữ cái:Đại lượng có đơn vị đo là ki lô gam 8/14 Chữ cái:Đại lượng được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích một chất 9/6 Chữ cái:Đơn vị của lực 10/6 Chữ cái:Một loại vật liệu có sự nở vì nhiệt bằng thép HÀNG DỌC:TRỌNG LƯỢNG III/TĂNG TỐC 1/Đây là cái gì? a/Một dụng cụ hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng b/Người ta dùng nó để đo nhiệt độ c/Giới hạn đo của nó từ 350Cđến 420C TL:Nhiệt kế Y tế 2/Đây là dụng cụ gì? a/Thành phần chính của nó là một lò xo b/Một đầu của lò xo được gắn vào vỏ đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị c/Dụng cụ này dùng để đo trọng lượng của vật TL:Lực kế 3/Đây là cái gì? a/Là máy đơn giản đâu tiên con người biết sử dụng b/Từ đời xưa người Ai Cập đã biết dùng loại máy này để nâng những hòn đá lớn xây kim tự tháp c/Cái kìm,cái kéo là ứng dụng của loại máy này TL:Đòn bẩy 4/Đây là chất gì? a/Là chất có khối lượng riêng bằng 13600kg/m3 b/Được sử dụng nhiều trong các loại nhiệt kế c/Nó là kim loại duy nhất ở thể lỏng TL: Thuỷ ngân 5/Đây là đơn vị gì? a/Một đơn vị được dùng để đo khối lượng của một vật b/Mẫu vật của đơn vị này được đặt ở viện đo lường quốc tế tại nước Pháp c/Đơn vị này lớn gấp 1000 lần đơn vị gam TL:Ki lô gam 6/Đây là chất gì? a/Đây là một chất lỏng không màu ,không mùi,không vị b/Khi nhiệt độ của nó tăng từ 00C lên 40C thì nó co lại chứ không nở ra c/Chất này có khối lượng riêng là 1000kg/m3 TL:Nước nguyên chất 7/Đây là dụng cụ gì? a/Một loại dụng cụ dùng để đo khối lượng b/Thường được sử dụng để cân trẻ sơ sinh c/Được sử dụng trong các bệnh viện TL:Cân Y tế 8/Đây là hai loại lực gì? a/Hai lực này cùng tác dụng lên một vật b/Hai lực này có cùng độ lớn ,cùng phương nhưng ngược chiều c/Dưới tác dụng của hai lực này vật vẫn đứng yên TL:Hai lực cân bằng 9/Đây là lực gì? a/Một trong các loại lực đã học trong chương trình vật lí 6 b/Lực này có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất c/Loại lực này có liên quan đến Trái đất TL:Trọng lực 10/Đây là loại máy đơn giản nào? a/Là một loại máy đơn giản được ghép bởi hai loại máy đơn giản khác b/Sử dụng loại máy này cho ta lợi về lực và thay đổi được hướng kéo c/Loại máy này có số ròng rọc cố định bằng số ròng rọc động TL:Pa lăng IV/VỀ ĐÍCH 1/Cho một bình chia độ .Một quả trứng(không bỏ lọt bình chia độ),1cái bát,1cái đĩa và nước.Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng? TL:Đặt cái bát lên đĩa.Đổ nước từ chai vào đầy bát.Thả trứng vào bát,nước tràn ra đĩa.Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ .Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích của quả trứng 2/Hãy tìm hiểu xem có những máy cơ đơn giản nào được sử dụng trong chiếc xe đạp TL:Những máy cơ đơn giản được sử dụng trong chiếc xe đạp là: -Đòn bẩy:Hai bàn đạp và trục xe,ghi đông,phanh -Ròng rọc cố định:Các bộ phận phanh xe đạp 3/Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? TL:Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn,nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn,có thể làm rách tôn lợp mái 4/Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? TL:Khi rót nước có 1lượng không khí ở ngoài tràn vào phích.Nếu đậy nút lại ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên,nở ra và có thể làm bật nút phích 5/Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác.Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật,nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân? TL:Đặt vật cần cân lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu.Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho cân chỉ đúng như cũ.Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân 6/Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí? TL:Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp hơn nhiệt độ này 7/Tại sao vào mùa lạnh,khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau đó một thời gian mặt gương lại sáng trở lại? TL:Trong hơi thở của con người có hơi nước.Khi gặp mặt gương lạnh hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương.Sau thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng 8/Tại sao trên bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C? TL:Vì nhiệt độ của cơ thể người chỉ vào khoảng từ350C đến 420C 9/Tại sao đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn ngoeo rất dài? TL:Để đở tốn lực đưa ô tô lên dốc 10/Có cách đơn giản nào để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không? TL:Cân thử một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết. NỘI DUNG NGOẠI KHOÁ MÔN :VẬT LÍ 7 I/KHỞI ĐỘNG ĐỘI A 1/Vận tốc của ánh sáng trong không khí là bao nhiêu? TL:300000km/s 2/Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là gì? TL: Siêu âm 3/Vật tự phát ra ánh sáng gọi là gì? TL:Nguồn sáng 4/Đường truyền của ánh sáng trong nước là đường gì? TL:Đường thẳng 5/Chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng gọi là chùm sáng gì? TL:Chùm sáng song song 6/Hiện tượng nhật thực toàn phần gần nhất nhìn thấy tại Việt Nam xảy ra vào năm nào? TL:1995 7/Khi góc giữa tia tới và tia phản xạ là 900 thì góc phản xạ bằng bao nhiêu? TL:450 8/Ảnh không hứng được trên màn gọi là gì? TL:Ảnh ảo 9/Môi trường nào không truyền được âm? TL:Chân không 10/Nam châm điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? TL:Tác dụng từ ĐỘI B 1//Đường truyền của ánh sáng trong thuỷ tinh là đường gì? TL:Đường thẳng 2/ Chùm sáng gồm các tia sáng le rộng ra trên đường truyền của chúng gọi là chùm sáng gì? TL:Chùm sáng phân kì 3/Hiện tượng ánh sáng bị hắt lại theo mội hướng gọi là? TL:Tán xạ ánh sáng 4/Ảnh hứng được trên màn gọi là? TL:Ảnh thật 5/Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là gì? TL:Biên độ dao động 6/Vận tốc của âm trong nước là bao nhiêu? TL:1500m/s 7/ Không khí sạch là chất cách điện hay dẫn điện? TL:Chất cách điện 8/Khi dòng điện có cường độ 1A chạy qua tiết diện thẳng của1 vật dẫn trong 1 giây thì số electron chuyển qua nó là bao nhiêu? TL:6,25 tỉ tỉ 9/Cầu chì và công tắc được mắc trên dây nào trong mạng điện? TL:Dây nóng 10/Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? TL:Tác dụng từ ĐỘI C 1/ Chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng gọi là chùm sáng gì? TL:Chùm sáng hội tụ 2/Dây tóc của bóng đèn điện làm bằng chất gì? TL:Wonfram 3/Chì nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu? TL3270C 4/Hạt nhân nguyên tử mang điện tích gì? TL:Mang điện tích dương 5/Nước nguyên chất là chất cách điện hay dẫn điện? TL:Chất cách điện 6/ Ống xả xe máy dùng để làm gì? TL:Giảm độ to của âm 7/Đơn vị của cường độ dòng điện là gì? TL:Am pe(A) 8/Vật phát ra âm gọi là gì? TL:Nguồn âm 9/Trong năm2004 Nguyệt thực toàn phần xảy ra vào thời gian nào? TL:Đêm 5 tháng 5 năm2004 10/Vận tốc của âm trong không khí là bao nhiêu? TL:340m/s ĐỘI D 1/Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện có tên là gì? TL:Am pe kế 2/Số dao động trong 1 giây gọi là gì? TL:Tần số dao động 3/Độ to của âm được đo bằng đơn vị? TL:Đề xi Ben 4/Vật không tự phát ra ánh sáng và củng không hắt lại ánh sáng chiếu vào gọilà? TL:Vật đen 5/ Gương cầu lồi cho ảnh ảo như thế nào so với vật thật? TL:Nhỏ hơn vật 6/Để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị nào? TL:Miliampe 7/Chất không cho dòng điện đi qua gọi là? TL:Chất cách điện 8/Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát với lụa là? TL:Điện tích dương 9/1A bằng bao nhiêu mA? TL:100mA 10/Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là gì? TL:Hạ âm ĐỘI E 1/1mA bằng bao nhiêu A? TL:0,001A 2/Êlectron mang điện tích gì? TL:Điện tích âm 3/Trong kĩ thuật mạ điện người ta áp dụng tác dụng nào của dòng điện? TL:Tác dụng hoá học 4/Chất cho dòng điện đi qua gọi là? TL:Chất dẫn điện 5/Điện tích của thanh nhựa sẫmmàu khi cọ xát vào vải khô là? TL:Điện tích âm 6/Vận tốc của âm trong thép là bao nhiêu? TL:6100m/s 7/Sứ là chất dẫn điện hay cách điện? TL:Chất cách điện 8/Gương cầu lõm cho ảnh ảo như thế nào so với vật thật? TL:Lớn hơn vật 9/ Đơn vị của tần số dao động gọi là gì? TL:Héc (HZ) 10/Tiếng sét có độ to là bao nhiêu dB? TL:120dB II/VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT 1 C H Â N K H Ô N G 2 H Ạ Â M 3 N G U Ồ N S Á N G 4 N G Ô I S A O 5 T Ầ N S Ố 6 B Ó N G Đ E N 7 V Ậ T D Ẫ N Đ I Ệ N 8 S I Ê U Â M 9 N G U Ồ N Đ I Ệ N 10 Ả N H Ả O 1/9Chữ cái:Môi trường không truyền âm 2/4Chữ cái:Âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz 3/9Chữ cái:Vật tự nó phát ra ánh sáng 4/7Chữ cái:Các chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời ban đêm khi không có mây 5/5Chữ cái:Số dao động trong 1 giây 6/7Chữ cái:Chỗ không nhận được ánh sáng trên màn chắn 7/10Chữ cái:Vật cho dòng điện đi qua 8/6Chữ cái:Âm có tần số lớn hơn 20000Hz 9/9Chữ cái:Dụng cụ cung cấp dòng điện lâu dài 10/5Chữ cái:Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng HÀNG DỌC :CHUÔNG ĐIỆN III/TĂNG TỐC 1/Đây là môi trường nào? a/Là một trong 4 môi trường cơ bản :Rắn ,lỏng,khí,chân không b/Trong môi trường này không có các hạt để truyền âm c/Môi trường này không truyền được âm TL:Chân không 2/Đây là loại dụng cụ gì? a/Dụng cụ này dùng để tạo ra ảnh ảo của vật b/Dụng cụ này có thể biến một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ và có thể biến chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ song song c/Dụng cụ này cho ảnh ảo lớn hơn vật TL:Gương cầu lõm 3/Dụng cụ này có tên là gì? a/Là một dụng cụ đo điện b/Có thể dùng để đo cường độ dòng điện c/Có thể dùng để đo hiệu điện thế TL:Đồng hồ điện vạn năng 4/Đây là môi trường truyền âm nào? a/Là một trong ba môi trường truyền âm b/Trong môi trường này âm truyền tốt nhất c/Tốc độ truyền âm trong môi trường này là 6100m/s TL:Thép 5/Đây là loại hạt nào? a/Nó là thành phần của nguyên tử các chất b/Vị trí của nó là ở tâm nguyên tử c/Nó mang điện tích dương TL:Hạt nhân nguyên tử 6/Đây là dụng cụ gì? a/Dụng cụ này hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện b/Thường dùng trong các hộ gia đình c/Dùng để là phẳng các loại vải TL:Bàn là điện 7/Đây là cái gì? a/Dụng cụ này hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện b/Được sử dụng ở các hải cảng có nhập phế liệu c/Chỉ vận chuyển các vật bằng sắt ,thép TL:Cần cẩu điện 8/Đây là cái gì? a/Dụng cụ này dùng để tạo ra ảnh ảo của vật b/Được dùng ở chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất c/Ảnh ảo của vật tạo bởi dụng cụ này nhỏ hơn vật TL:Gương cầu lồi 9/Đây là đại lượng nào? a/Đại lượng này có liên quan đến độ cao của âm b/Được xác định bằng số dao động trong 1 giây c/Đơn vị của đại lượng này là héc TL:Tần số của dao động 10/Đây là loại hạt nào? a/Một trong hai loại hạt mang điện cấu tạo nên nguyên tử b/Hạt này chỉ mang điện tích âm c/Loại hạt này chỉ có trong các nguyên tử kim loại TL:Êlectron tự do IV/VỀ ĐÍCH 1/Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch? TL:Vì đêm rằm âm lịch.Mặt trời,Mặt trăng ,Trái đất mới có khả năng nằm trên cùng 1 đường thẳng.Trái đất mới có thể chặn ánh sáng Mặt trời không cho chiếu sáng Mặt trăng 2/Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc,nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sét TL:Đó là do ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều.Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300000000m/s.trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí là 340m/s .Vì vậy thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh chớp truyền đến mắt ta 3/Người ta sử dụng ấm điện để đun nước.Hãy cho biết nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu? TL:Khi còn nước trong ấm,nhiệt độ cao nhất của ấm là 1000C (lúc nước đang sôi) 4/Có 4 ampe kế có giới hạn đo lần lượt là: a/50mA b/1,5A c/0,5A d/1A cần chọn ampekế nào để đo dòng điện qua nam châm có cường độ 0,8A TL:Các ampekế có giới hạn đo 1,5A và 1A 5/Hãydùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm? TL:Ta biết ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng A1B1<AB (1) Ta biết ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng A2B2>AB (2) Từ(1) và(2) ta có A1B1<AB <A2B2 hay A1B1<A2B2 6/Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra nốt nhạc khi gãy đàn ghi ta và khi thổi sáo? TL:Khi gãy đàn ghi ta dây đàn dao động Khi thổi sáo cột không khí trong sáo dao động 7/Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông .Cá ở trong sông lập tức "Lẩn trốn ngay".Hãy giải thích tại sao? TL:Tiếng động của chân người đã truyền qua đất trên bờ ,rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác 8/Nếu nghe tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp.Các em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sét đánh là bao nhiêu không? TL:Có thể tính được và khoảng cách đó là: S=v.t=340.3=1020m 9/Tại sao nói chuyện với nhau ở gần mặt ao,hồ(trên bờ ao.hồ),tiếng nói nghe rất rỏ TL:Nói chuyện với nhau ở gần mặt ao,hồ(trên bờ ao.hồ),tiếng nói nghe rất rỏ vì ở đó ta không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao,hồ 10/Ở nhiều xe đạp có lắp một nguồn điện (Đianmô) để thắp sáng đèn.Quan sát ta chỉ thấy có 1 dây dẫn nối từ đi namô tơi bóng đèn .Vì sao đèn vẫn sáng khi đi na mô hoạt động? TL:Dây thứ 2 chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cực thứ 2 của đina mô(vỏ đinamô) với đầu thứ hai của đèn NỘI DUNG NGOẠI KHOÁ MÔN :VẬT LÍ 8 I/KHỞI ĐỘNG ĐỘI A 1/Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là gì? TL:Quỹ đạo của chuyển động 2/1km/h bằng bao nhiêu m/s? TL:0,28m/s 3/Vận tốc của ánh sáng là bao nhiêu km/s? TL:300000km/s 4/Dụng cụ đo vận tốc được gọi là gì? TL:Tốc kế 5/1kwh bằng bao nhiêu Jun? TL:3600000J 6/Công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là bao nhiêu? TL:1920Mw 7/Nhiệt dung riêng của đồng là bao nhiêu? TL:380J/kg.độ 8/Để xác định nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm người ta dùng dụng cụ nào? TL:Nhiệt lượng kế 9/Năng suất toả nhiệt của khí đốt là bao nhiêu? TL:44.106 J/kg 10/Áp suất ở tâm Trái đất là bao nhiêu? TL:4.1011 pa ĐỘI B 1/1m/s bằng bao nhiêu km/h? TL:3.6km/h 2/Trong hàng hải người ta dùng đơn vị nà

File đính kèm:

  • docGiup hoc sinh hoc tot Toan Ly THCS.doc