Kinh nghiệm hành văn

1. Có ý hay mà không có văn hay thì ý không nổi lên được, tất nhiên bài viết không hấp dẫn người đọc. Chế Lan Viên nói đúng: "Có những cái cày bừa tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn tăng năng suất cho ý".

Văn hay cũng có nhiều mức cao thấp khác nhau, phụ thuộc vào sự phấn đấu theo chỉ tiêu cao thấp khác nhau của ngươì viết. Đánh giá người viết văn giỏi, không nên căn cứ ở chỗ anh ta viết nhanh hay chậm, chữa bản thảo nhiều hay ít, mà ở chỗ anh ta đạt tới cái hay ở mức độ nào.

Nhiều nhà văn lớn viết rất chật vật, bản thảo chữa đi chữa lại rất nhiều lần, thậm chí có khi chữa mãi cũng chưa ưng ý thì vứt quách đi, không tiếc. Những tập bản thảo ấy, đối với người khác, có khi đã lấy làm thoả mãn lắm rồi. Đấy là do tiêu chí đánh giá cái hay của văn chương trong quan niệm của mỗi người viết có mức độ cao thấp rất khác nhau.

Viết văn nên phấn đấu theo tiêu chí cao, hướng tới người đọc ở trình độ cao - cao về văn, tất nhiên. Nghĩa là lấy mức văn của những ông ấy làm chuẩn. Khi viết, ta tưởng tượng những độc giả ấy sẽ đọc mình và cố sức viết sao cho các vị ấy chấp nhận là được.

Khi Nhà xuất bản Văn học quyết định làm tuyển tập Nguyễn Tuân, ông Giám đốc Lý Hải Châu đề nghị hai người (ông Vũ Ngọc Phan và tôi) để Nguyễn Tuân chọn lựa. Nguyễn Tuân đã chọn tôi. Vinh dự này khiến tôi phải cố hết sức viết bài giới thiệu sao cho nhà văn ưng ý. Bài giới thiệu chỉ hơn 60 trang mà phải viết trong gần 6 tháng. Viết xong, hai chân bị phù nề vì ngồi lâu, xuống máu.

Thực ra, "văn mình, vợ người", tự đánh giá đúng văn mình rất khó. Vì thế trong thời kỳ tập viết, nên đưa bài văn của mình cho những người có trình độ cao xem để họ đánh giá cho. Khi bài đã in ra, thì nên lắng nghe dư luận đánh giá thế nào để rút kinh nghiệm. Có bài mình viết xong tưởng là được. Té ra người ta chê không ra gì. Tất nhiên được những ông như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh. khen thì rất sướng và hoàn toàn có thể yên tâm. Cố nhiên không nên nghĩ rằng đã viết được một số bài khá thì sẽ tiếp tục viết khá. Mỗi bài viết lại là một cuộc vật lộn mới, một cuộc phấn đấu mới, nếu không cố gắng hết sức thì có thể viết xuống tay dần, nghĩa là thụt lùi một cách thảm hại. Thực tế, đã có những cây bút như vậy.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm hành văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM HÀNH VĂN Thứ bẩy ngày 16 tháng 6 năm 2012 4:04 PM GS. Nguyễn Đăng Mạnh I. Viết văn là quá trình phấn đấu quyết liệt và liên tục. 1. Có ý hay mà không có văn hay thì ý không nổi lên được, tất nhiên bài viết không hấp dẫn người đọc. Chế Lan Viên nói đúng: "Có những cái cày bừa tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn tăng năng suất cho ý". Văn hay cũng có nhiều mức cao thấp khác nhau, phụ thuộc vào sự phấn đấu theo chỉ tiêu cao thấp khác nhau của ngươì viết. Đánh giá người viết văn giỏi, không nên căn cứ ở chỗ anh ta viết nhanh hay chậm, chữa bản thảo nhiều hay ít, mà ở chỗ anh ta đạt tới cái hay ở mức độ nào. Nhiều nhà văn lớn viết rất chật vật, bản thảo chữa đi chữa lại rất nhiều lần, thậm chí có khi chữa mãi cũng chưa ưng ý thì vứt quách đi, không tiếc. Những tập bản thảo ấy, đối với người khác, có khi đã lấy làm thoả mãn lắm rồi. Đấy là do tiêu chí đánh giá cái hay của văn chương trong quan niệm của mỗi người viết có mức độ cao thấp rất khác nhau. Viết văn nên phấn đấu theo tiêu chí cao, hướng tới người đọc ở trình độ cao - cao về văn, tất nhiên. Nghĩa là lấy mức văn của những ông ấy làm chuẩn. Khi viết, ta tưởng tượng những độc giả ấy sẽ đọc mình và cố sức viết sao cho các vị ấy chấp nhận là được. Khi Nhà xuất bản Văn học quyết định làm tuyển tập Nguyễn Tuân, ông Giám đốc Lý Hải Châu đề nghị hai người (ông Vũ Ngọc Phan và tôi) để Nguyễn Tuân chọn lựa. Nguyễn Tuân đã chọn tôi. Vinh dự này khiến tôi phải cố hết sức viết bài giới thiệu sao cho nhà văn ưng ý. Bài giới thiệu chỉ hơn 60 trang mà phải viết trong gần 6 tháng. Viết xong, hai chân bị phù nề vì ngồi lâu, xuống máu. Thực ra, "văn mình, vợ người", tự đánh giá đúng văn mình rất khó. Vì thế trong thời kỳ tập viết, nên đưa bài văn của mình cho những người có trình độ cao xem để họ đánh giá cho. Khi bài đã in ra, thì nên lắng nghe dư luận đánh giá thế nào để rút kinh nghiệm. Có bài mình viết xong tưởng là được. Té ra người ta chê không ra gì. Tất nhiên được những ông như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh... khen thì rất sướng và hoàn toàn có thể yên tâm. Cố nhiên không nên nghĩ rằng đã viết được một số bài khá thì sẽ tiếp tục viết khá. Mỗi bài viết lại là một cuộc vật lộn mới, một cuộc phấn đấu mới, nếu không cố gắng hết sức thì có thể viết xuống tay dần, nghĩa là thụt lùi một cách thảm hại. Thực tế, đã có những cây bút như vậy. 2. Nhưng văn hay phải có cái gốc tư tưởng vững. Nhà thơ Xuân Diệu có lần nói với tôi: "Vốn văn hóa, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sống, nếu chịu khó đọc sách, học hỏi, rút kinh nghiệm thì rồi sẽ có được. Nhưng điều quyết định là phải có cái gốc nhân tình thật vững thì mới viết được tốt và mới đi xa được." Người ta thường nói văn phải có giọng riêng, văn phải có hồn. Hồn văn, giọng văn xét đến cùng, bắt nguồn từ thái độ tình cảm của người viết, nghĩa là từ tư tưởng riêng (không phải tư tưởng vay mượn) thể hiện ở thái độ khinh trọng, yêu ghét riêng. Diễn đạt thái độ ấy một cách chân thật thì tạo ra giọng văn riêng của mình. Đọc văn như thế, thấy có hình ảnh cái tôi của người cầm bút hiện diện qua lời văn, qua những dòng chữ, cho đến cả cách diễn đạt câu, dùng từ... Mạnh Tử nói: "Lời nói không ngay thẳng biết có điều che ám, lời nói quá quắt biết có bị hãm về cái gì, lời nói cong queo biết có điều lìa lẽ phải, lời nói quanh quẩn, biết có điều cùng khốn". Từ Trình Khanh nói: "Nhân phẩm do sự tu dưỡng mà khác nhau, tài nghệ cũng do đổi đời mà trái hẳn, cho nên những nhân chính hiền sĩ, lời thuần mà khí bình, những anh hùng hào đại hiệp, lời hùng mà khí mạnh, những cô thần nghiệt tử, lời gắt mà khí gấp, những dật dân di lão, lời kín mà khí trầm, các nhà hiền lương văn học, lời nhã mà khí hoà, các bậc phi tần liệt sĩ, lời tôn mà khí nghiêm, những mị phu cận thần, lời lả lướt mà khí tục tằn, những tuấn nam kỳ nữ, lời dâm đãng mà khí hồi hộp"[1]. Tôi có đưa ra khái niệm "Sang" trong đánh giá văn chương - bên cạnh tiêu chí đúng sai, hay dở. Đúng vậy, gốc tư tưởng có tốt, gốc nhân tình có sâu tư cách người viết có đàng hoàng thì văn mới hay, mới sang được. II. Một số thủ pháp hành văn cụ thể. Tổng kết kinh nghiệm viết văn, tôi có rút ra được một số thủ pháp hành văn cụ thể. Thực ra khi viết chưa hẳn đã có ý thức dùng thủ pháp này thủ pháp khác. Chẳng qua là nội dung viết tự nó đòi hỏi phải viết như thế - nội dung quyết định hình thức. 1. Thủ pháp đòn bẩy Muốn làm cho ý của mình nổi bật lên, gây được ấn tượng đậm nét ở người đọc, nhiều khi phải dùng thủ pháp đòn bẩy. Thí dụ: Trong bài "Nguyên Ngọc, con người lãng mạn", để nêu bật cái ý mà tôi tự thấy là một phát hiện này: "Nguyên Ngọc không phải chỉ viết truyện sử thi, viết văn lãng mạn. Anh thật sự sống trong không khí sử thi và mang hẳn trong máu mình chất lãng mạn", tôi đưa cái ý nghĩa không đúng của mình trước đây về Nguyên Ngọc: "Về văn Nguyên Ngọc, thú thật tôi chỉ đọc có hai tác phẩm "Đất nước đứng lên" và "Rừng xà nu". Mà đọc không phải để nghiên cứu, nên cũng chẳng nghiền ngẫm gì nhiều, vì thế tôi cứ đinh ninh, đến thời đổi mới này, anh không thể viết được nữa. Anh chỉ có thể đổi mới bằng lý luận, bằng lý thuyết mới và bằng cách ủng hộ những xu hướng sáng tác mới. Cái tạng của anh chuyên viết truyện anh hùng, với ngôn ngữ sử thi tráng lệ hào hùng và cảm hứng lãng mạn sôi nổi, như "Đất nước đứng lên", như "Rừng xà nu", bây giờ viết sao được nữa!". Ý nghĩ này chính là đòn bẩy, cũng có thể gọi là một thứ phục bút, để làm nổi hẳn lên cái ý mà mình rất tâm đắc sau đây: "Té ra tôi đã lầm, lầm to: anh vẫn viết, vẫn viết về người anh hùng, vẫn viết bằng cái văn ấy, bằng cái giọng ấy, bằng cái cảm hứng lãng mạn sôi nổi ấy"[2]. Về bài Dại khôn Nguyễn Khải, để nêu bật cái dại của nhà văn rất khôn này, tôi trước hết nói về cái khôn của anh đã. Lại khen cả cái "bốc" rất đáng yêu của anh khi phát hiện một tài văn mới. Đấy cũng là một thứ đòn bẩy để tô đậm cái dại của anh, khiến anh "bây giờ nghĩ lại, xấu hổ chết đi được"[3]. Cũng một cách ấy tôi so sánh tư tưởng của Ngô Tất Tố viết về cái đói và miếng ăn của người nông dân, để nêu bật tư tưởng rất khác của Nam Cao cũng viết về đề tài ấy: Ngô Tất Tố viết về cái đói, Nam Cao viết về miếng ăn. Ngô Tất Tố viết về cái khổ, Nam Cao viết về cái nhục, truyện Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, truyện Nam Cao viết là tiếng kêu hãy cứu lấy nhân tính, nhân phẩm con người đang bị miếng ăn hủy hoại...[4] 2. Lấy một hiện tượng trong thực tế đời sống quen thuộc có hình thức tương đồng để diễn đạt ý tưởng. Nói về sự xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết nhiều tập vào những năm 60 của thế kỷ vừa qua, như Vỡ bờ, Bão biển, Những người thợ mỏ, Cửa biển...v.v, tôi hình dung các tác giả của chúng như những đấu thủ chạy đua dai sức nhiều vòng trên sân vận động - mục đích là để đánh giá cao sức viết rất khoẻ của Nguyên Hồng: "Đọc bốn tập truyện của Nguyên Hồng, tôi bỗng nẩy ra một ý nghĩ vui vui: viết truyện dài cũng có thể ví như người chạy đua dai sức chứ sao? Mỗi vòng đua có thể ví như một tập sách phải hoàn thành. Vậy thì chung quanh đề tài "Cửa biển", cho đến nay, dễ đã có đến bốn, năm người bước vào cuộc đấu. Ở vòng đầu, nói chung, ai nấy đều hăng hái. Có người chạy rất tốt và hứa hẹn nhiều triển vọng, đã được người xem cổ vũ nhiệt liệt. Nhưng đến vòng hai, xem ra đa số đều uể oải, có người đành phải bỏ cuộc. Riêng Nguyên Hồng thì cứ đều đều một mạch chạy suốt bốn vòng, khi tới đích, mệt thì có mệt, vẫn đủ sức giơ tay vẫy chào khán giả"[5]. Kết thúc bài viết về bộ tiểu thuyết Cửa biển, tôi lại nẩy ra một ý khác: so sánh sáng tác tiểu thuyết với việc tổ chức những trận đánh, nhằm tổng kết dưới hình thức ngắn gọn, dễ hiểu và vui về chỗ mạnh chỗ yếu cơ bản của ngòi bút Nguyên Hồng, đồng thời cũng nhân đó, đưa ra nhận xét một cách bóng gió về mấy nhà tiểu thuyết khác: "viết tiểu thuyết có thể ví như tổ chức một trận đánh trong nghệ thuật quân sự. Truyện ngắn, ấy là một trận nhỏ. Truyện dài, ấy là tiến hành một trận đánh lớn, một chiến dịch. Muốn tổ chức một chiến dịch đạt kết quả tốt, tôi nghĩ, một mặt phải có người chỉ huy giỏi, mặt khác phải có quân đội vững, hậu cần tốt. Xem xét một số "chiến dịch" tiểu thuyết của ta hiện nay, thấy có trường hợp người chỉ huy tỏ ra rất sắc sảo, đường lối quân sự nắm vững, kế hoạch tác chiến rất thông minh, nhưng trận đánh càng triển khai càng lúng túng, vì lương thực thiếu, quân lại không đủ mạnh, nhất là quân chủ lực. Trận đánh của Nguyên Hồng có lẽ thuộc trường hợp ngược lại. "Chiến dịch" "Cửa biển" như thế là đã kết thúc và có thể nói là đã giành được thắng lợi nhất định. Nhưng nếu như cũng quân ấy, hậu cần ấy, mà chỉ huy tốt hơn nữa, mục tiêu nắm chắc hơn, chọn binh tuyển tướng nghiêm khắc hơn, hành quân mau lẹ và phối hợp các binh chủng một cách chặt chẽ và khẩn trương hơn thì chắc hẳn "chiến dịch" sẽ diễn ra một cách nhanh gọn hơn và thắng lợi lại còn có thể lớn hơn". Tôi cho rằng cách diễn đạt này đã làm sáng tỏ được chỗ mạnh chỗ yếu, nhìn trên nét lớn, của bộ tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng: vốn sống phong phú, hình tượng chồng chất, chi tiết bề bộn và sinh động, nhưng kết cấu không chặt, nhiều chương dài dòng luộm thuộm... ngược hẳn với chỗ mạnh, chỗ yếu của bộ tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi. Nói về những bài thơ viết non, viết vội của Huy Cận trong tập Những năm 60, tôi đã ví nhà thơ giống như "một đứa trẻ háu ăn, cứ đi đi lại lại nóng lòng sốt ruột qua một cái vườn ấy, một gốc cây ấy của tâm hồn mình để chờ hái quả thơ vừa chín tới. Hái sớm, hái vội một chút, cố nhiên là không có lợi cho thơ. Cho nên cũng là một gốc cây Huy Cận đó thôi mà trái lần này xanh hơn, vị lần này nhạt hơn"[6]. Nhìn một cách khái quát chỗ đứng của các nhà văn trong lịch sử văn học, tôi cho rằng nhà văn chỉ có thể sống lâu dài với thời gian, nghĩa là có vị trí vững chãi trong văn học sử, khi tạo ra được những kiệt tác văn chương, những đỉnh cao nghệ thuật. Vì thế tôi đã lấy hình ảnh này để diễn đạt: "Đứng trước lịch sử văn học một dân tộc cũng giống như đứng trước một cảnh núi non trùng điệp chạy giật lùi về phía chân trời của quá khứ: người ta chỉ có thể nhìn thấy được những đỉnh cao mà thôi"[7]. Nghĩa là đối với văn học đương đại thì người ta có thể thấy được tất cả, dù chỉ là những gò đống. Nhưng lịch sử lùi xa mãi thì gò đống sẽ bị xoá đi hết, chỉ còn lại những đỉnh cao. ( Còn nữa ) [1] Dẫn theo Doãn Kê Thiện: Công dụng của văn học. Tiểu thuyết thứ bẩy số 6 (11 - 1944). [2] Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách (Sách đã dẫn) [3] Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách (Sách đã dẫn) [4] Con đường đi vào thế giới nghệ thuật... (Sách đã dẫn) [5] Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Sách đã dẫn) [6] Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Sách đã dẫn) [7] Con đường đi vào nghệ thuật... (Sách đã dẫn) 3. Đưa ra những tiêu chí để phân tích đánh giá, bình giảng. Những tiêu chí nói ở đây đều bắt nguồn từ những nguyên lý triết học, mỹ học, tâm lý học, xã hội học... nhưng phải được vận dụng một cách cụ thể, sáng tạo phù hợp với đối tượng phân tích, bình giảng, đánh giá... Chẳng hạn tôi lấy tiêu chí "độ phóng đại" để đánh giá nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. Muốn gây cười, nhất thiết phải phóng đại. Nhưng phóng đại đến cái độ nào đấy thì phải dừng lại. Phóng đại chưa đến độ thì không đủ gây cười. Nhưng phóng đại quá độ thì không giữ được niềm tin ở độc giả. Nguyễn Công Hoan nhiều khi đã phóng đại quá cái độ ấy, nhất là khi ông viết về những phụ nữ có tư tưởng mới, đòi bình quyền, bình đẳng, đòi tự do luyến ái...v.v...Đọc những truyện ấy, người ta có thể buồn cười, nhưng không tin là có thật. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thì khác: phóng đại dường như là hết sức thoải mái, tạo ra những nhân vật kỳ quái đến vô lý như Xuân, TYPN, Phó Đoan, Cố Hồng, ông Phán mọc sừng, Min đơ, Min toa, Văn Minh vợ và chồng, Lang Tỳ, Lang Phế, Cậu Phước em Chã... Vậy mà đọc đến trang cuối cùng, ngồi ngẫm nghĩ thì thấy, té ra nhà văn chẳng nói điêu cho thằng nào, con nào cả. Xuân tóc đỏ, Phó Đoan, Cố Hồng...chẳng những có thật mà còn đầy rẫy trong thiên hạ. Có nghĩa là thiên tài trào phúng của Vũ Trọng Phùng đã cảm nhận được đúng cái độ phải dừng lại kia của nghệ thuật phóng đại. Khẳng định giá trị nghệ thuật nhân vật Văn Sĩ Hoàng của Nam Cao trong Đôi mắt và những nhân vật của Nguyễn Thi trong cuốn tiểu thuyết viết dở Ở xã Trung Nghĩa, tôi lại đưa ra tiêu chí về sự thống nhất biện chứng giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu: "Có lẽ một trong những điều đặc sắc nhất của tác phẩm là sự kết hợp đến mức nhuần nhuyễn giữa cái vô nghĩa và cái có nghĩa, giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu: Ông Tư Trầm thì phải có cái tên như thế. Thằng đại diện Hiếm thì phải có cái bộ quần áo và cái giọng nói như thế, nó phải ngồi gọn gàng trên cái xe đạp vừa chậm vừa nhanh để len lỏi lên họp quận. Còn thằng cảnh sát Âu thì nhất thiết phải cưỡi lên cái xe gắn máy vừa nhanh vừa chậm như thế và có cái thói quen thắng mạnh xe lại một cách đột ngột để cho cái hình đàn bà cởi truồng trước mặt nó phải bật ngửa ra tênh hênh tô hô như ăn vạ. Thằng chủ ấp Ba Sồi cũng vậy, nhất thiết phải có cái búi tóc hủ lậu bé choắt như trái cau và phải biết sợ vợ một cách khôn ngoan, cũng như vợ nó nhất định phải to xác, cả miệng và chột mắt: "Nhất voi một ngà, nhì đàn bà chột mắt"[1]. Bình bài thơ rất hay nhưng rất khó giảng là bài Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm, tôi lại đưa ra khái niệm "siêu thơ". Tôi phân biệt hai phạm trù thơ và siêu thơ. "Thuộc phạm trù thơ là những thi phẩm hay hoặc dở, nhưng đều có thể hiểu được, giảng được một cách rành mạch. Còn bước vào phạm trù siêu thơ là bước vào một thế giới khác, thế giới siêu nhiên, siêu thực. Một thứ thơ hướng nội ở độ sâu thẳm nhất. Nó đi hẳn vào cõi tiềm thức, vô thức và diễn tả bằng chính ngôn ngữ mông lung vô thức (...). Đây là thế giới không tuân theo lô-gic thông thường, không nói năng bằng cú pháp thông thường. Lời lẽ, chữ nghĩa, hình ảnh như là phi lý, vô nghĩa (...) Lá Diêu Bông là gì? Có cái lá gì trên đời này là Lá Diêu Bông? Vậy thì tìm đâu cho thấy lá Diêu Bông? Nhưng chính cái ý nghĩa mơ hồ của nó và cái âm hưởng của nó sao cứ văng vẳng như là tiếng nói, tiếng kêu, tiếng khẩn cầu của ai đó trên cánh đồng trống vắng một buổi chiều đông bị gió đồng thổi bạt đi thành ra càng trở nên xa vắng hơn và nghe mơ hồ như là tiếng gió... Có phải là linh hồn của đồng quê ta cất lên thành tiếng đó không? Có phải là linh hồn của những thôn nữ ngày xưa, của những cô Tấm, những Ngọc Hoa, Cúc Hoa, những Xuý Vân đến chết vẫn còn vương vấn trên mảnh đất này với niềm khao khát yêu thương đó chăng? Hay là chính linh hồn ta đó, hoà cùng linh hồn đất nước, cất lên thành tỉếng gọi thiết tha trên đồng chiều bạt gió: Diêu Bông hời!... ới Diêu Bông!.. Vâng, tôi gọi thế là phạm trù siêu thơ"[2]. Tôi cũng hay vận dụng ý kiến của nhà văn Hêminhuê về phần nổi phần chìm của "tảng băng trôi" để phân tích tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam, chẳng hạn như Nguyễn Tuân. Tôi cho rằng lối ăn nói ngông nghênh, khinh bạc, gai góc của ông chỉ là thuộc cái phần nổi của tảng băng trôi. Đọc Nguyễn Tuân, phải lắng sâu để hiểu được, bẩy phần chìm của tảng băng dưới nước. Ấy là tấm lòng tha thiết với những gì đã tạo nên truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời trên đất nước này, đã tạo nên cái đẹp, cái sang, cái tài hoa thanh lịch của một dân tộc từng có hàng nghìn năm văn hiến... Đề cập đến Xuân Diệu như nhà thơ lớn nhất của tình yêu trong văn học Việt Nam tôi khẳng định đóng góp to lớn của ông đối với lịch sử văn học là đã lần đầu tiên đưa tình yêu thật sự là tình yêu vào thơ ca nước ta. Luận điểm này buộc tôi phải định nghĩa thế nào là "tình yêu thực sự là tình yêu. Đấy cũng là một tiêu chí đánh giá thơ tình trong văn học hiện đại: tình yêu là sự kết hợp thống nhất hai quan hệ nam nữ: quan hệ nhục thể và quan hệ tinh thần. Đây là sự giao cảm tuyệt đối và tuyệt vời giữa "anh" và "em" từ thể xác đến linh hồn. Lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca Việt Nam, Xuân Diệu đã nói được điều ấy một cách đầy ý thức và chân thật: Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau hai mái tóc ngắn dài... (...) Trời cao trêu nhử chén xanh êm Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm Nên lúc môi ta kề miệng thắm Trời ơi ta muốn uống hồn em...[3] Để khẳng định vị trí không thể thay thế được của Nguyên Hồng và Nam Cao đối với lịch sử văn học dân tộc, tôi đưa ra tiêu chí sau đây: ..." muốn biết một nhà văn có vai trò như thế nào trong lịch sử văn học, nên trả lời câu hỏi này: giả sử không có cây bút ấy, thì bức tranh rộng lớn của văn học phản ánh xã hội, đất nước và tâm hồn con người qua các thời đại, có bị khuyết đi một chỗ vào đáng kể không? Nghĩa là đối với nhiệm vụ của nền văn học dân tộc, đấy có phải là một cây bút cần thiết không?'[4] Vận dụng tiêu chí này, dễ dàng thấy được vai trò văn học sử quan trọng của các nhà văn nói trên. Không có Nam Cao thì lấy gì thay thế được bức tranh đầy ấn tượng của ông về tình trạng nông thôn Việt Nam vô cùng đen tối, ngột ngạt dưới ách Pháp - Nhật, đến nỗi người nông dân bị huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình và bị tước đoạt hẳn quyền làm người ? Không có tác giả Cửa biển thì lấy gì thay thế được bức tranh đồ sộ hoành tráng của ông về thành phố Hải Phòng trong những ngày bão táp lịch sử trước Cách mạng tháng Tám, những ngày dân tộc quần quại dữ dội trong cơn trở dạ để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ? 4) Dựng không khí, diễn tả cảm xúc. Văn nghiên cứu, phê bình văn học gần với sáng tác chính là ở chỗ này đây. Nó đòi hỏi ở người viết phải có trí tưởng tượng phong phú và sáng tạo được hình ảnh. Đây là hình ảnh chuyển tải cảm xúc thẩm mỹ. Trước hết người viết phải có cảm xúc thật sự trước thế giới nghệ thuật của nhà văn (không có cảm xúc thật thì hình ảnh vẽ ra chỉ là giả tạo và vô duyên, đọc rất chối, thà đừng dùng hình ảnh còn hơn). Đây không phải sự sao chép lại hình ảnh của nhà văn, nghĩa là trích dẫn dài dòng, la liệt. Đây là thế giới hình tượng của nhà văn được soi rọi qua hoạt động tư duy tổng hợp và tâm hồn của nhà phê bình và vì thế trở nên tập trung hơn, tổng hợp hơn, ngắn gọn hơn và nổi bật hơn. Đây là đoạn diễn tả chất thơ rất khỏe trong tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng mà tiêu biểu nhất là chương mở đầu tập Cơn bão đã đến, kể chuyện mẹ La vượt ngục, một tứ thơ độc đáo, vô cùng mãnh liệt vút lên từ bóng tối khủng khiếp của nhà tù đế quốc: "...một đoạn thơ ca ngợi ánh sáng và sự sống. Nhưng nào phải ánh bình minh với những ngón tay hồng hay vầng trăng như liềm vàng đĩa bạc! Đây chỉ là một ngọn đèn dầu tù mù như chút linh hồn hấp hối trong cái bệnh xá khủng khiếp của nhà tù Hà Giang. Chao ôi! Cái ngọn đèn nhập nhoè, đùng đục ấy bỗng được vặn sáng lên vào một thời khắc nào đó, của những đêm đông dằng dặc nơi núi rừng, thì có khác nào ánh hào quang lung linh nơi toà sen bảo tháp đối với những người tù khổ sai đang tưởng mình bị vùi sâu dưới đáy cùng của âm ti địa ngục! Cái ánh sáng ấy lọc qua sương đêm buốt lạnh, lọt vào khe cửa nhà giam, đã thức tỉnh mẹ La từ cõi chết, làm sống lại trong tâm hồn người tù khổ sai này những kỷ niệm đầy chất thơ của tình mẹ con, tình chồng vợ, tình quê hương, làng xóm và đã làm bùng cháy trong trái tim người đàn bà vô cùng oan khổ này ngọn lửa căm thù mãnh liệt quyết chống lại số mệnh, chống lại bóng tối đầy tử khí của tiếng kẻng tù, trong nhạc điệu hoang dại của gió rừng thác núi hoà với tiếng rên rỉ của tù nhân và tiếng xích xiềng loảng xoảng"[5]. Còn đây, tôi cố dựng lên cái không khí bức bối toát ra từ ba chương cuốn tiểu thuyết viết dở của Nguyễn Thi: Ở xã Trung Nghĩa. Cái khó là phải vừa khái quát tổng hợp vừa bám vào những chi tiết tiêu biểu, dùng tưởng tượng, chắp nối các chi tiết ấy lại, tạo nên bằng lời văn gợi cảm của mình bức tranh có hồn thể hiện đúng cái hồn, cái không khí bao trùm lên những trang sách của Nguyễn Thi: "Biết nói thế nào về cái không khí này? Chỉ vài trang đầu thôi, người đọc đã cảm giác được cụ thể một cái gì đó vừa oi ả bức bối, vừa tởm lợm tanh tưởi bốc lên từ cái bến tắm sặc mùi cá chết của thằng Ba Kỳ dưới ánh nắng ban chiều còn nóng gắt. Cảnh vật thì trơ trụi, trống rỗng như cái mặt bàn rộng quá khổ đặt trước cái thân hình nhỏ choắt lại của lão đại diện Hiếm trong cái nhà công sở, tạo ra một khoảng trống vô nghĩa lý và "đầy sự phiền muộn", nhất là khi thằng cha bật ngửa người ra sau để tỏ vẻ ngạc nhiên một cách giả dối. Có một cái gì thật khó tả bao trùm cả không gian và thấm vào hồn người; nó heo hút, xơ xác, hoang vắng trên cái bóng lẻ loi của ông Tư Trầm, đầu lao về phía trước, đang ngật ngưỡng bước thấp bước cao đi đến nhà công sở. Nó vừa ảm đạm, buồn tẻ, vừa chập chờn hư thực một cách ma quái trong cái giọng nói của thằng đại diện. Cái thằng cha, sao nó lại mặc cái bộ bà ba trắng xác như giấy? Giọng của nó thì cứ đều đều rủ rỉ, nửa như tâm tình, nửa như đe doạ, nửa nói chuyện với người khác, nửa như độc thoại nội tâm, tác động một cách khó chịu mang tai ông Tư, gây ra cái cảm giác mà tác giả gọi là giống như đang ở trong cái không khí những buổi bắt tà của lão thầy pháp Rôn vào đấy"[6]. Thực ra viết như thế không hẳn chỉ là truyện kỹ thuật làm văn mà trước hết phải thực sự sống với cái không khí của truyện, thực sự hít thở trong không khí bức bối, ma quái rất khó chịu ấy toát lên từ những trang viết của Nguyễn Thi. (Còn nữa) [1] Con đường đi vào thế giới nghệ thuật... (Sách đã dẫn) [2] Con đường đi vào thế giới nghệ thuật... (Sách đã dẫn) [3] Con đường đi vào thế giới nghệ thuật... (Sách đã dẫn) [4] Con đường đi vào thế giới nghệ thuật... (Sách đã dẫn) [5] Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Sách đã dẫn) [6] Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Sách đã dẫn) 5) Dẫn chứng, trích dẫn a. Phân tích, bình luận tác phẩm tất phải có trích dẫn văn bản. Lập luận thì phải có luận cứ, phải tìm dẫn chứng để thuyết phục. Nhưng viết nghiên cứu, phê bình không nên dẫn chứng nhiều. Nhà viết sử văn học nổi tiếng Lăng-xông (G.Lanson) viết về các nhà văn Pháp, phân tích tác phẩm của họ mà hầu như không trích dẫn một câu văn nào của ai cả. Vậy mà thế giới hình tượng của các nhà văn ấy vẫn hiện lên trước mắt độc giả với đặc điểm riêng, phong cách riêng rất cụ thể. Nói như thế để thấy, phân tích văn mà trích dẫn la liệt là không hay ho gì. Chỉ nên trích dẫn khi rất cần thiết và câu văn trích phải rất chọn lọc, phải rất đắt. Nói về khuynh hướng sử thi trong văn học Việt Nam những năm chống Mỹ (1965 - 1975) mà dẫn bài Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân , tùy bút Đường chúng ta đi và truyện Rừng xà nu của Nguyên Ngọc thì thật đích đáng. Phân tích tâm lý lãng mạn của con người ta thời kháng chiến tuy dứng trong gian khổ mà tâm hồn luôn sống với lý tưởng, với tương lai, thiết tha tưởng không có bằng chứng nào hay hơn là mấy câu thơ Tố Hữu trong "Ba mươi đời ta có Đảng": Củ khoai, củ sắn thay cơm Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát Trông trời cao mà mát tâm can. Lấy cảnh nghèo đói của làng quê ta ngày xưa để giải thích cảm hứng dạt dào của Xuân Diệu trong baì Ngói mới, không gì thú vị bằng dẫn hai câu thơ lục bát của Trần Đăng Khoa: Mái tranh ơi hỡi mái tranh Thấm bao mưa nắng mà thành quê hương![1] Có trường hợp tôi phải tìm hiểu nhiều dẫn chứng để khẳng định một luận điểm. Ấy là trường hợp viết về Nguyễn Đình Thi. Tôi cho rằng Nguyễn Đình Thi có một vùng thẩm mỹ riêng, nghĩa là chỉ viết về đối tượng ấy thì mới có cảm hứng thật sự và viết hay. Ấy là đất nước đẹp trong đau thương, lam lũ, bất hạnh: Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Nhưng Nguyễn Đình Thi là người đa tài. Ông viết đủ các thể loại văn và thơ. Vậy muốn thuyết phục được người đọc cũng phải tìm dẫn chứng trên đủ các thể loại sáng tác ấy. Tìm ra được những bằng chứng đích đáng, rất đắc ý: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác heo may... Hình ảnh đất nước như một cơ thể bị cào xé, đau đớn: (...) Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều (Đất nước) Tượng trưng cho đất nước là những cô thanh niên xung phong vất vả lam lũ: Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường (Lá đỏ) Tiểu thuyết: Vỡ bờ tập I: đất nước bất hạnh viết hay hơn Vỡ bờ tập II: đất nước vùng lên, cách mạng thành công. Kịch: Nguyễn Đình Thi dường như chỉ có cảm hứng "Nguyễn Trãi ở Đông Quan", Nguyễn Trãi bị cầm tù, Thăng Long bị chiếm đóng; không có cảm hứng Nguyễn Trãi ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi anh hùng, đất nước chiến thắng. Nhưng thú vị nhất là dẫn chứng này: trong một bài nói chuyện ở lớp viết văn Nguyễn Du khoa I, để minh họa một ý kiến nào đấy, Nguyễn Đình Thi đã thuật lại một đoạn văn của L.Tônxtôi trong Chiến tranh và hòa bình: "Nguyên soái Kutudốp chủ trì một hội nghị tướng lĩnh trong một cái lán của một nông dân Nga giữa cánh đồng. Ông có thói quen ngủ gật khi người ta bàn cãi về quân sự. Chợt ông tỉnh dậy, thấy ở một góc xó lán, có một em bé gái Nga lam lũ, tiều tụy, có đôi mắt rất sáng và hồn nhiên nhìn ông đầy thương mến. Ông xúc động, nói thầm với mình: Đây mới là nước Nga! Em bé gái kia mới đích thực là nước Nga, chứ không phải là lũ tướng tá đang ba hoa kia". Nguyễn Đình Thi kể đến đấy, cảm động quá, ông khóc và dừng lại, không nói được nữa. Như gặp một thời cơ may mắn, tôi "chộp" ngay lấy đoạn

File đính kèm:

  • docKinh nghiem viet bai van Nghi luan.doc
Giáo án liên quan