Mấy kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phần” đọc và hiểu văn bản thơ” trong 4 bài học 18, 19, 20, 21, ở sách giáo khoa thí điểm môn ngữ văn lớp 8 tập 2 cấp trung học cơ sở

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Sau hai năm giảng dạy chương trình thí điểm và sách giáo khoa thí điểm môn Ngữ văn lớp 8, tôi viết đề tài này nhằm nêu một số kinh nghiệm cũng như một số đề đạt về nội dung sách giáo khoa thí điểm Ngữ văn lớp 8 Trung học cơ sở( THCS) nhằm giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn lớp 8 THCS. Đề tài này tôi chỉ đi sâu vào 4 bài học 18,19,20,21, của cuốn sách Ngữ văn lớp 8 thí điểm tập 2. Qua 4 bài học trên tôi thấy sách giáo khoa thí điểm Ngữ Văn 8 nói chung và 4 bài học nói riêng có một số ưu điểm giúp học sinh học tốt. Các ưu điểm đó là:

- Sách gọn, đẹp, kênh hình khá phong phú

- Sách được viết dưới ánh sáng của hai quan điểm dạy học hiện đại: quan điểm tích cực hóa người học, quan điểm tích hợp

- Sách tăng phần thực hành, tăng nhiều nội dung gắn với người học, sách xem người dạy và người học đều là những cá tính sáng tạo.

 Như Lê- Nin đã nói: “Chỉ có chân lý tương đối”. Một cuốn sách giáo khoa thí điểm ra đời ngoài ưu điểm là chính, sách còn một số tồn tại làm cho người học nhận thức sai lạc tác phẩm:

 - Trong 4 bài học phần lý thuyết về văn thuyết minh được rút ra từ các văn bản thơ quả là một bài toán hóc búa cho người dạy, cho người học.

 - Phần kết quả cần đạt thiếu hẳn phần rèn luyện các thao tác tư duy.

 - Phần ghi nhớ chưa công phu, chưa ghi được cái lạ cái đơn nhất về nghệ thuật của văn bản.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mấy kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phần” đọc và hiểu văn bản thơ” trong 4 bài học 18, 19, 20, 21, ở sách giáo khoa thí điểm môn ngữ văn lớp 8 tập 2 cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mấy kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phần” Đọc và hiểu văn bản thơ” trong 4 bài học 18,19,20,21, ở sách giáo khoa thí điểm môn ngữ văn lớp 8 tập 2 cấp trung học cơ sở A. đặt vấn đề: Sau hai năm giảng dạy chương trình thí điểm và sách giáo khoa thí điểm môn Ngữ văn lớp 8, tôi viết đề tài này nhằm nêu một số kinh nghiệm cũng như một số đề đạt về nội dung sách giáo khoa thí điểm Ngữ văn lớp 8 Trung học cơ sở( THCS) nhằm giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn lớp 8 THCS. Đề tài này tôi chỉ đi sâu vào 4 bài học 18,19,20,21, của cuốn sách Ngữ văn lớp 8 thí điểm tập 2. Qua 4 bài học trên tôi thấy sách giáo khoa thí điểm Ngữ Văn 8 nói chung và 4 bài học nói riêng có một số ưu điểm giúp học sinh học tốt. Các ưu điểm đó là: - Sách gọn, đẹp, kênh hình khá phong phú - Sách được viết dưới ánh sáng của hai quan điểm dạy học hiện đại: quan điểm tích cực hóa người học, quan điểm tích hợp - Sách tăng phần thực hành, tăng nhiều nội dung gắn với người học, sách xem người dạy và người học đều là những cá tính sáng tạo. Như Lê- Nin đã nói: “Chỉ có chân lý tương đối”. Một cuốn sách giáo khoa thí điểm ra đời ngoài ưu điểm là chính, sách còn một số tồn tại làm cho người học nhận thức sai lạc tác phẩm: - Trong 4 bài học phần lý thuyết về văn thuyết minh được rút ra từ các văn bản thơ quả là một bài toán hóc búa cho người dạy, cho người học. - Phần kết quả cần đạt thiếu hẳn phần rèn luyện các thao tác tư duy. - Phần ghi nhớ chưa công phu, chưa ghi được cái lạ cái đơn nhất về nghệ thuật của văn bản. - Phần chú thích được chú ý vì ba phân môn cùng làm việc ở phần này song lại thiếu những chú thích đích đáng làm người học nhận thức lệch về tác phẩm. Những chú thích cần thiết đó là: Thế nào là thơ mới lãng mạn? Thế nào là thơ ca cách mạng vô sản ? Năm tháng ra đời của các bài thơ: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương không được ghi chú. Thiếu những chú thích trên trong quá trình kiểm tra miệng, kiểm tra trắc nghiệm các em còn có những ngộ nhận. Cho khát vọng tự do của con hổ trong Nhớ rừng của Thế Lữ giống như khát vọng tự do của người thanh niên công sản Tố Hữu trong bài thơ “ Khi con Tu hú” - Xem tác giả Tế Hanh lúc sáng tác bài thơ Quê hương ở tuổi 17 cũng là nhà thơ cách mạng như nhà thơ Tố Hữu (có lẽ vì được học trong một bài học mà lại thiếu chú thích). - Học sinh cho rằng Ngắm trăng và Rằm tháng giêng của Bác ra đời cùng một thời điểm. - Để giúp học sinh tránh những ngộ nhận sai lệch trên, để giúp học sinh tiếp thu tối đa nét hiện đại cách tân của sách giáo khoa mới, để giúp học sinh học tốt phần văn bản thơ một thể loại tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc, để giúp học sinh học tốt phần văn bản thơ một thể loại tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc, một thể loại kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng, một thể loại mà khi đọc lên vang lên nhạc điệu khác thường, tôi đã thực hiện những giải pháp hữu hiệu sau: B- giải quyết vấn đề: I. Những giải pháp hữu hiệu. 1, Tăng cường phần chú thích và phân tích ngữ cảnh. Ngữ cảnh là bối cảnh, hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm. Ngữ cảnh là yếu tố ngoài tố ngoài văn bản nhưng nếu thiếu nó thì người đọc khó có điểm tựa để tư duy và đánh giá. Ngữ cảnh có ngữ cảnh hẹp (nét chính trị và quan điểm nghệ thuật của tác giả lúc sáng tác tác phẩm), có ngữ cảnh rộng (nét chính trị, kinh tế, văn hóa ngoài xã hội ảnh hưởng đến tác phẩm). a, Phần chú thích tôi đã thực hiện như sau: - Phần thể loại: Tôi đã chú thích “Thế nào là thơ mới lãng mạn ?” Thơ mới lãng mạn là tiếng nói của lớp trí thức tiểu tư sản tây học, là tiếng nói của cái tôi cá thể phá bỏ mọi ước lệ. Thơ cách mạng là tiếng nói của giai cấp vô sản, những nghệ sỹ, chiến sỹ, nó giàu tính chiến đấu tính lý tưởng, tính sử thi, đó là tiếng nói của cái tôi cộng đồng. - Phần năm tháng ra đời của tác phẩm tôi chú thích thêm: + Nhớ rừng (1933). + Ông Đồ ( 1935 trích báo Tinh Hoa). + Quê hương (1938). b, Tôi luôn luôn để những con số đặc biệt, năm ra đời tác phẩm lung linh trong đầu các em: Nhớ rừng sáng tác 1933 khá thành công ta càng hiểu rõ công lao của Thế Lữ đặt nền móng cho phong trào thơ mới (1932-1945). Ta càng hiểu rõ âm vang bi tráng của thời đại vỗ vào các dòng thơ. Cũng vậy bài thơ “ Khi con Tu hú” viết tháng 7 năm 1939, ta càng hiểu rõ hơn tâm tư trong tù của người thanh niên cộng sản đã đón nhận mặt trời chân lý. Đó là khát vọng tự do gắn liền với khát vọng trở về chiến đấu với đồng bào đồng chí, khát vọng tự do gắn liền với khát vọng dân chủ trong phong trào Mặt trận dân chủ. Nắm được đây là tiếng hát của người thanh niên trẻ, khỏe, cái gì cũng tươi non, cái gì cũng đương độ phát triển (đang chín, ngọt dần, càng rộng, càng cao…) Nắm được bài thơ Ông đồ cũa Vũ Đình Liên sáng tác năm 1935 trên văn đàn có hai dòng phái: Một đã kích Ông đồ - chữ nho quyết liệt, một trường phái phục cổ - chữ nho, ta càng khâm phục thái độ nhân bản của tác giả: Cảm thương chân thành cho ông đồ, một lớp người đang tàn tạ. 2, Rèn luyện thao tác so sánh: Khi bình giá các văn bản thơ cùng với thao tác liên tưởng và tưởng tượng, thao tác so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng. Thao tác so sánh là kho vô tận để tìm kiếm kiến thức mới. Đối với cảm nhận văn chương so sánh giúp ta nhận ra những quy luật chung, những nét điển hình của tác phẩm. So sánh giúp ta những nét riêng, nét đơn nhất giúp tác phẩm tồn tại cùng năm tháng, nếu ta thâm nhập sâu rộng ta sẽ có được những cảm nhận đích đáng: Từ đích đáng, câu đích đáng, vấn đề đích đáng như nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiền đã yêu cầu: Anh Nguyễn Văn Bính trong 1 bài viết có đưa ra 3 cấp độ so sánh: Hình ảnh, tác phẩm, đề tài. Việc làm của tôi lại khác. Tôi tận dụng tối đa và giảng kỹ những câu hỏi và luyện thao tác so sánh trong sách giáo khoa thí điểm Ngữ văn 8 tập 2 ở bài ôn tập thứ 31, bài tập số 2 nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản cụ thể, tôi tổ chức cho các em thảo luận, các em đã rút ra được sự khác biệt về hình thức. TT Hình thức Văn bản thơ trong các bài 15,16 Văn bản thơ trong các bài 18,19 a Giọng điệu Điệu ngâm Điệu nói b Thể thơ Đường luật bát cú tự do về câu, đoạn, vần nhịp c Cấu tứ Cái tôi lẫn vào ngoại cảnh Cái tôi bộc lộ trực tiếp Học xong bài tập này, thầy giáo phải chỉ cho các em hiểu đây là so sánh lịch đại theo chiều dọc lịch sử, so sánh các dòng thơ. + Có thể từ thơ mới lãng mạn là một cuộc cách mạng trong thơ, tôi còn lập các bảng so sánh sau: So sánh giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Thể loại Ngôn ngữ thơ Ngôn ngữ văn xuôi Thể loại Văn biểu cảm, đánh giá Văn tự sự, lập luận, thuyết minh v.v.. Thao tác Ty duy trên hệ tương đồng Tư duy trên hệ cú loạn Tính chất Bảo hòa cảm xúc giàu tính nhạc Tính tạo hình Cú pháp Siêu cú pháp Thuận cú pháp Tôi không chỉ tổ chức cho học sinh phân tích 3 cấp độ: hình ảnh, tác phẩm, đề tài như anh Nguyễn Văn Bính đã nêu. ở cấp THCS, tôi tập trung cho các em so sánh từ. Từ “Lộn nhào” trong câu: “Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”. Các em khi đọc lên có thấy hay không ? Có thể thay từ “nhào lộn” được không ? Trong qú trình tạo nghĩa, từ “nhào lộn” diễn tả nét hoạt, sống động của con diều và niềm vui thỏa thích của các cậu bé chơi diêu, đồng thời cũng là biểu tượng của tự do khi con diều nhào lộn giữa trời xanh cao rộng. Còn từ “lộn nhào” gợi nghĩa xấu nhiều hơn, có thể đứt dây hoặc không gió. ở THCS không chỉ phân tích ở cấp độ từ mà còn có thể phân tích ở cấp độ câu. Chế Lan Viên khi phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” cũng đã phân tích ở cấp độ câu. Trong câu thơ “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” để chứng minh chỉ có một cấu trúc duy nhất, ông đã thay câu thơ “Sáng vào rừng rậm, tối vào hang” thay từ “rừng rậm” cho 2 từ “bờ suối” thì tình hình cách mạng đen tối quá. Ông lại đảo vế câu thơ: Tối vào hang, sáng ra bờ suối, cũng không được vì viết như thế phản ánh tình hình cách mạng sáng sủa quá. Theo tôi là có nhiều cấp độ so sánh, so sánh lịch đại, so sánh đồng đại, so sánh vĩ mô, so sánh vi mô. ở THCS tôi đi sâu vào những câu hỏi rèn luyện thao tác so sánh từ, câu. Để giúp các em có cái nhìn văn học sử khi cảm nhận, tôi chú ý cách so sánh dòng để thẩỹo sự đổi mới cách tân của các văn bản thơ mới ra đời những năm 1930. 3, Tập trung khai thác một điểm cho thấo ở những cậu thơ diễn đạt có cái bất ngờ. Một phụ huynh có con trở thành nhân tài là bởi phụ huynh đó đã dạy con: Con làm việc gì, nghề gì cũng phải cho thấu. Trong phân tích tác phẩm cũng vậy. Phân tích một điểm cho thấu đòi hỏi người học phải suy nghĩ nhiều, lao động nhiều. Một bài thơ, câu thơ có từ “nhãn”, câu nhãn, khổ nhãn gọi là con mắt của thơ. Thường con mắt của câu, của bài nằm ở câu kết của bài. Câu kết hay thường tổng kết được ý tòan bài, vừa có sức gợi ý mới. Câu kết của thơ hay về hình thức thường được diễn đạt bất ngờ. Nhà phê bình văn học Nguyễn Phan Cảnh cũng đã từng nói: Cái đẹp chỉ nằm ở chỗ bất ngờ phân tích những chỗ có cái bất ngờ thì cũng như người thợ điện muốn dòng điện sáng phải đóng cầu dao điện, chứ không thể đi bấm công tắc từng bóng một. Sau đây là một vài ví dụ làm sáng rõ giải pháp hữu hiệu đã nêu ở trên. Khi giảng thơ Bác, tôi hiểu phong cách Bác viết nặng về phương thức kể, khi Bác miêu tả là có cái bất ngờ, giảng bài “Tức cảnh Pác Bó” tôi đã tổ chức cho các em chiếm lĩnh từ “chông chênh”. Từ “chông chênh” diễn tả bàn đá không bằng phẳng, diễn tả được niềm vui rất thanh niên của Bác Hồ, thích sống giữa lòng thiên nhiên như Bác đã từng ước nguyện trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”. Kháng chiến thành công ta trở lại. Trăng xưa, hạc cũ với xuân này Trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ngoài từ nhãn “chông chênh” ta không thể không tập trung phân tích từ “sang”. Cả bài thơ kể về chuyện những ngày gian khô, an bần thế mà Bác đã vui vì chữ “sang”. Mạch thơ Bác vận động mạnh mà vẫn hợp lí vì câu thơ thứ 3: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” đã hé lộ chữ sang vì được làm việc giữa lòng thiên nhiên, giữa lòng tổ quốc, được dịch sử Đảng cộng sản Liên Xô truyền ánh sáng, đường lối thần diệu soi sáng vào cách mạng Việt Nam. Và khi Bác kết bài thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang” ta lại thấy được nụ cười vui của Bác. Vui vì an bần mà lạc đạo, vui vì được hưởng thú lâm tuyền, vui vì cuộc đời cách mạng và tương lai cách mạng mang lại. Người xưa “sang” phải gắn với cái giàu về phương diện vật chất. Nay Bác ăn cháo bẹ rau măng, ở hang mà vẫn sang vì đời sống tinh thần, sang vì thấy thành công của cách mạng sắp đến do công sức của mình mang lại. ở bài Khi con tu hú, tôi hỏi các em: Xét về mặt kết cấu, câu thơ nào được lặp lại ? Nêu tác dụng của sự lặp lại đó: Yếu tố lắp lại bất nogừ mà nghệ thuật gọi là kết cấu trùng hợp mở rộng. Hình ảnh con chim Tu hú không chỉ là tiếng báo thời gian gợi cảm xúc hè mà còn là biểu tượng của tiếng gọi lòng, gọi bạn, gọi đàn của tác giả phải đập tan xích xiềng đế quốc để tự giải phóng mình, giải phóng nhân dân mình, tổ quốc mình. ở bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh cũng có hai câu diễn đạt bất ngờ, tạo nhiều lượng nghĩa. Nói đến quê biển, không thể không nói đến biển, chiếc thuyền mà phải tập trung mô tả cánh buồm. Bởi như cánh buồm ở thế: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Đó là tồn tại, thế sống, thế vui, thế làm ăn phát triển. Buồm càng rướn, càng thâu gió, hồn làng càng sung mãn phát triển. Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợi Tế Hanh ở hình ảnh này: Người ta nghe thấy những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương. Cách viết câu cuối khá tinh tế không thể không tổ chức cho các em chiếm lĩnh. “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nhớ quê hương lúc xa cách mà không nói nhớ người thân yêu mà lại “nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Cách nói cụ thể vừa nói được nhớ quê hương trong nỗi nhớ người, trong nỗi nhớ những con người lao động thuy chung nồng mặn như biển, lao động cần mẫn thân minh đã tắm cái mặn mòi mùi vị của biển, những con ngời gan góc chiến đấu liên tục với biển để kiếm sống. Hình ảnh làng cụ thể sinh động thì tình của nhà thơ càng sâu nặng với quê. Xa mà vẫn nhớ quá, quả là nỗi nhớ da diết sâu thẳm. ở bài “Ông đồ”, hình thức tự học có hướng dẫn. Trong câu hỏi 4, em thích nhất câu thơ nào trong bài thơ, ta không thể không hướng dẫn các em phân tích cho thấu câu kết. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? Rõ ràng là có cái bất ngờ. Từ chỗ một “Ông đồ già” đến chỗ “Ông đồ xưa” tác giả nghĩ đến số đông: Những người muôn năm cũ, rõ ràng là tác giả cảm thương cho số phận ông đồ, cảm thương cho một lớp người tàn trong đó có người viết và hàng loạt người chơi trong thời tàn. Câu hỏi lòng cũng là sự hối hận của tác giả. Tự đối lập giữa quá khứ: Muôn năm cũ với hiện tại càng làm tăng thêm nỗi cảm thương, sự hối hận của tác giả. Đi sâu vào một điểm, nối các điểm khác tổng hợp lại tạo thành hình tượng chỉnh thể. Nếu không kết lại mà chỉ lần từng đốt là chưa đủ. 4, Phân tích một văn bản dưới ánh sáng của quan điểm liên văn bản: Cái ích lợi của việc phân tích này là có thể dùng ánh sáng của các bài thơ cùng chủ đề soi sáng những ý khuất của bài thơ ta phân tích. Bài “Đi đường” là một ví dụ, khi giảng bài thơ này mà ta không đạt trong chìm thơ giải tù: Giải đi sớm, Đáp thuyền xuống huyện U Minh… thì ta dễ có sự nhầm lẫn “vượt trùng san” là chi tiết tượng trưng. Thơ Bác đổi mới ở chỗ bao giờ chi tiết nghĩa đen 100%, từ nghĩa đen ta hiểu nghĩa biểu trưng là trường kỳ vượt gian khổ nhất định sẽ lênđến tận cùng của núi cao tức là sẽ giành được thắng lợi. Khi giảng Tức cảnh Pác Bó mà ta không đặt bài thơ trong chùm thơ Pác Bó: “”Pác Bó hùng vĩ”, thăm lại hàng “Pác Bó” ta sẽ không thấy hết cái hay trong chữ sang, sang vì sự hùng vĩ, vì thế vận động chính trị, vì ở đó “Đảng vạch con đường đánh Nhật Tây” để đem đến một hiện thực đẹp mà lúc đó Bác đã tiên đoán: “Bốn lãm cách mạng hoàn thành”. ở câu hỏi 4, trang 37 khi tìm hiểu bài thơ Ngắm trăng tác giả sách giáo khoa thí điểm muốn các em tìm hiểu bài Ngắm trăng trong chùm thơ Trăng của Bác. Đạt trong chùm thơ trăng dễ dàng các em có kết luận về thi pháp: Thơ Bác đầy trăng. Đặt trong chùm thơ trăng kháng chiến ta càng hiểu hơn một nét đẹp hiện đại trong thơ Bác: Thơ Bác đầy ánh ban mai, đầy chất thep. Bởi ở bài Tin thắng trận, Trăng đòi thơ, Bác của ta vẫn khất trăng nhưng khi có tin thắng trận, có cảm xúc nồng cháy đột xuất Bác lại làm thơ tặng trăng. Đặt trong chùm thơ trăng ta càng thấy người ít ngủ bởi lo trăm việc cho dân tộc. Tương tự như trên khi giảng bài Quê hương của Tế Hanh ta đặt trong chùm thơ quê hương của nhà thơ: Nhớ con sông quê hương, Mặt quê hương, Tế Hanh là nhà thơ tình có nhiều phát hiện về vẻ đẹp của quê ở vùng sông biển, vẻ đẹp đó lại láng chảy để thống nhất, vẻ đẹp đó luôn hiện hữu trên gương mặt người vợ yêu thương. Ôi chín năm nhớ thương Mặt em là quê hương. ii. phần đối chứng: Từ dạy lớp 8 hai khoá, kết quả kiểm tra. Năm 2003 Năm 2004 - Nhận thức được năm ra đời văn bản 10% 80% - Nhận thức đúng các nhà thơ mới lãng mạn 30% 90% - Khai thác được ý ngoài văn bản 5% 60% - Tìm được từ hay, câu hay, giải thích - được từ hay, câu hay 10% 80% - Nhận thức được đặc điểm 2 dòng thơ mới và cách mạng 15% 70% c. kết thúc vấn đề: - Rõ ràng bàng 4 phương pháp hữu hiệu trên, tôi đã dạy các em phần tìm hiểu nội dung vừa dạy cách tìm nội dung một yếu tố vô cùng quan trọng của phương pháp dạy học tích cực và tích hợp. - Khai thác hết vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản thơ chính là đã làm tốt phần tích hợp trong một bài học, giúp học sinh viết những câu văn hay và tăng phần hình ảnh biểu cảm trong văn thuyết minh. - Không nên đồng nhất phần rèn luyện kỹ năng với phần rèn luyện các thao tác tư duy. ở phần ghi nhớ mà tìm được điểm nhìn của nhà thơ, tìm được cách tư duy hình tượng của nhà thơ người học mới có vốn phong phú trong cách tư duy của mình. - Kinh nghiệm dạy phần đọc và hiểu văn bản thơ, tôi có tiếp thu ý người xưa song tôi đã sáng tạo ở những phần phân tích cụ thể. Tôi mong là có đóng góp một mảnh nhỏ trong khoa học giảng dạy môn Ngữ văn, có gì sai sót mong bạn đọc chỉ giáo. Tôi mong các nhà soạn sách bổ sung thêm vào sách giáo khoa Ngữ văn 8 những trường hợp mà tôi đề nghị hợp lí để các em ngày càng thíchhọc và học có hiệu quả hơn môn Ngữ văn. Đức Thọ, ngày 01 tháng 5 năm 2005. Người viết Nguyễn Thị Tuyết

File đính kèm:

  • docDoc va hieu van ban .doc