Ngữ văn 6 - Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn

Bài 1: “ Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

( Mẹ - Trần Quốc Minh )

a, Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

b,Theo em, hình ảnh nào góp phần làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao?

Bài 2: Đọc đoạn văn dưới đây, những hình ảnh nào cho em biết được sự to lớn của cây đa quê hương? Qua đó, em hiểu rõ thêm điều gì về cây đa?

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu cảu chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là cả một than cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn xuống cũng chẳng rõ . Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.

(Nguyễn Khắc Viện)

Bài 3: Đọc đoạn văn sau trong bài “Rừng miền đông” (Chu Lai):

Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều, phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu con mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả than cây

Chi tiết nào giúp em cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng? Nêu cảm nhận của em về chi tiết đó?

Bài 4: Trong bài “Về thăm bà”, nhà văn Thạch Lam có viết:

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

Em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ qua đoạn văn trên?

Bài 5:

Bóng mây

Hôm nay trời nắng như nung,

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày,

Ước gì em hóa đám mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

Thanh Hào

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7469 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 6 - Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn – NV6 Bài 1: “…Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Mẹ - Trần Quốc Minh ) a, Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. b,Theo em, hình ảnh nào góp phần làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao? Bài 2: Đọc đoạn văn dưới đây, những hình ảnh nào cho em biết được sự to lớn của cây đa quê hương? Qua đó, em hiểu rõ thêm điều gì về cây đa? Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu cảu chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là cả một than cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn xuống cũng chẳng rõ . Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. (Nguyễn Khắc Viện) Bài 3: Đọc đoạn văn sau trong bài “Rừng miền đông” (Chu Lai): Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều, phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu con mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả than cây… Chi tiết nào giúp em cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng? Nêu cảm nhận của em về chi tiết đó? Bài 4: Trong bài “Về thăm bà”, nhà văn Thạch Lam có viết: Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. Em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ qua đoạn văn trên? Bài 5: Bóng mây Hôm nay trời nắng như nung, Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày, Ước gì em hóa đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Thanh Hào Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ? Bài 6: Trong bài thơ “Con cò”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ và sâu sắc? Bài 7: Trong bài “Mùa thảo quả”, nhà văn Ma Văn Kháng viết: Thảo quả chín dần. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Em có nhận xét gì về cảnh rừng thảo quả chín qua cách miêu tả sinh động trên của nhà văn? Bài 8: Trong bài “Bè xuôi sông La”, nhà văn Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào? Bài 9: Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, nhà thơ Đặng Hiển viết: Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao? Bài 10: Đọc bài ca dao dưới đây, em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì? Em cảm nhận được điều đó qua cách diễn đạt sinh động ra sao? Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi! Bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần! Bài 11: Cảnh “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” được nhà văn Hoàng Hữu Bội miêu tả sinh động qua đoạn văn sau: Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rái rác trong thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy le te. Trên mấy cay cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều…Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Thành công nổi bật về cách dùng từ ở đoạn văn trên là gì? Hãy chỉ rõ tác dụng của nó đối với việc miêu tả cảnh buổi sáng nói trên. Bài 12: Tả cảnh một buổi chiều trên sông Hương, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có đoạn viết: Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn… Em hãy cho biết: đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì? Bài 13: Trong bài “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên. Bài 14: Trong bài “Sầu riêng”, nhà văn Mai Văn Tạo đã tả cây sầu riêng ở đất Nam Bộ như sau: Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. Hãy cho biết: cách miêu tả của nhà văn có điểm gì lạ? Cách miêu tả như vậy đã giúp em nhận ra được vẻ đẹp gì đáng trân trọng ở cây sầu riêng? Bài 15: Trong bài “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa. Đoạn thơ có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất đối với em? Vì sao?

File đính kèm:

  • docBai tap luyen van cam thu.doc
Giáo án liên quan