Phân tích khổ thơ thứ ba bài thơ “Tây Tiến”, tác giả Quang Dũng

Bài làm:

Thơ ca những năm tháng kháng chiến chống Pháp viết về người lính ái quốc vô cùng đa dạng; cảm hứng về những con người thời đại ấy luôn luôn vẫy gọi những hồn thơ Cách mạng. Quang Dũng_ nhà thơ, người chiến sĩ xứ Đoài mây trắng cũng góp một giọng điệu riêng vào đề tài này bởi sự khắc họa tài hoa những chàng trai đất Hà thành trong một thời trận mạc. Trong bài thơ Tây Tiến được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã gợi lên nỗi nhớ da diết đơn vị cũ cùng những chặng đường hành quân qua miền Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ mà đầy thơ mộng. Bài thơ có bốn khổ thơ liên tiếp như những đợt sóng của kí ức. Cao trào trong mạch cảm xúc của bài thơ và cũng là hình ảnh trung tâm trong nỗi nhớ về Tây Tiến của tác giả là ở đoạn thơ thứ ba, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, lẫm liệt và bi tráng. Cảm hứng lãng mạn cách mạng đã giúp cho nhà thơ phát hiện và khắc họa được vẻ đẹp kiêu hùng của người lính, vượt lên xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn:

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Hiện thực của cuộc chiến tranh gian khổ và vẻ đẹp của ý chí kiên cường, tâm hồn bay bổng lãng mạn trong những người chiến sĩ Tây Tiến được tác giả thể hiện rất chân thực trong bốn câu thơ đầu của khổ thơ thứ ba:

“ Tây Tiến đòan binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích khổ thơ thứ ba bài thơ “Tây Tiến”, tác giả Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích khổ thơ thứ ba bài thơ “ Tây Tiến”. Bài làm: Thơ ca những năm tháng kháng chiến chống Pháp viết về người lính ái quốc vô cùng đa dạng; cảm hứng về những con người thời đại ấy luôn luôn vẫy gọi những hồn thơ Cách mạng. Quang Dũng_ nhà thơ, người chiến sĩ xứ Đoài mây trắng cũng góp một giọng điệu riêng vào đề tài này bởi sự khắc họa tài hoa những chàng trai đất Hà thành trong một thời trận mạc. Trong bài thơ Tây Tiến được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã gợi lên nỗi nhớ da diết đơn vị cũ cùng những chặng đường hành quân qua miền Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ mà đầy thơ mộng. Bài thơ có bốn khổ thơ liên tiếp như những đợt sóng của kí ức. Cao trào trong mạch cảm xúc của bài thơ và cũng là hình ảnh trung tâm trong nỗi nhớ về Tây Tiến của tác giả là ở đoạn thơ thứ ba, Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, lẫm liệt và bi tráng. Cảm hứng lãng mạn cách mạng đã giúp cho nhà thơ phát hiện và khắc họa được vẻ đẹp kiêu hùng của người lính, vượt lên xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn: “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Hiện thực của cuộc chiến tranh gian khổ và vẻ đẹp của ý chí kiên cường, tâm hồn bay bổng lãng mạn trong những người chiến sĩ Tây Tiến được tác giả thể hiện rất chân thực trong bốn câu thơ đầu của khổ thơ thứ ba: “ Tây Tiến đòan binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Miền Tây Tổ quốc là mảnh đất rừng thiêng nước độc, nơi lam sơn chướng khí. Vì vậy người lính Tây Tiến sinh hoạt và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức gian khổ và thiếu thốn. “ Không mọc tóc” là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp. “ Quân xanh màu lá” là có thực, là nước da tái xanh của người chiến sĩ khi phải trải qua thử thách của cảnh “ sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” (Chính Hữu). Các nhà thơ nói về những gian khổ mà người lính Tây Tiến phải trải qua bằng giọng điệu xót xa,cảm mến: “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. ( Đồng chí- Chính Hữu) hay: “ Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ”. Song với nhà thơ Quang Dũng, ông lại viết về hiện thực bằng bút pháp lãng mạn, vì vậy hiện thực trong thơ ông là một hiện thực hào hùng, kiêu hùng. Cách nói đầy khẩu khí khiến người chiến sĩ hiện lên ngang tàng, cứng cỏi, oai hùng, lẫm liệt và ngạo nghễ. “ Không mọc tóc” chứ không phải là tóc không thể mọc được vì sốt rét. Một cách nói mang tâm thế chủ động, như vậy chỉ bằng một nét khắc họa, Quang Dũng đã cho người đọc hiểu rõ để tự hào và ngưỡng mộ vẻ đẹp khỏe khoắn của những anh “vệ trọc” lừng lẫy một thời. “ Vệ trọc “ còn có nghĩa là chủ động cạo trọc đầu để nhụy trang. Và “quân xanh màu lá” cũng có thể hiểu là hình ảnh người chiến sĩ ngụy trang để xuất quỷ nhập thần trong mỗi nhiệm vụ. Không chỉ toát lên vẻ đẹp của chất bi tráng mà trong bốn câu thơ này ta còn thấy được vẻ đẹp của ý chí kiên cường và tâm hồn bay bổng, lãng mạn của người chiến sĩ Tây Tiến. Hình ảnh thơ “dữ oai hùm” mang đến cho người lính vẻ đẹp oai phong lẫm liệt như những chúa tể rừng xanh. Vẻ đẹp dũng mãnh của người chiến sĩ còn được thể hiện qua âm Hán Việt : “đoàn binh”. ý chí xung trận trở nên mạnh mẽ hơn, oai nghiêm hơn. Đôi mắt trừng là đôi mắt cháy bỏng lửa căm hờn, là đôi mắt đã trải qua quá nhiều hi sinh , mất mát, là đôi mắt đã không ít lần nhìn thấy cái chết và nhìn sâu vào cái chết để sống và để chiến đấu. Đôi mắt đã bộc lộ toàn bộ nội lực của người chiến sĩ, diễn tả được tận cùng cái oai phong, lẫm liệt của những chiến binh Tây Tiến một thời lừng lẫy, hào hùng. Chính sức mạnh của lòng căm thù, ý chí quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước đã góp phần tạo dựng lên đôi mắt trừng đầy ám ảnh trong thơ Quang Dũng. Trong những ngày tháng chiến đấu ở núi rừng miền Tây xa thẳm và cực kì gian lao, khắc nghiệt, Hà Nội với những “dáng kiều thơm” vẫn hiện về trong giấc mơ là nỗi nhớ da diết, là cõi đi về trong mộng. Câu thơ thể hiện vẻ đẹp hào hoa của các chàng trai trẻ đất Hà thành. Nét vẽ bay bổng này đã từng cùng bài thơ và tác giả của nó chịu nhiều thăng trầm. “Tây Tiến” ra đời, được lưu truyền rộng rãi trong bộ đội và cán bộ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. nhưng sau đó, do quan niệm có phần lệch lạc của một số người trong giới văn học, bài thơ được coi là mộng rớt, buồn rớt, những dấu vết tiểu tư sản. Vì vậy trong thời gian dài, Tây Tiến ít được nhắc tới. Song sự trải nghiệm của lịch sử đã trả lại cho Quang Dũng và nền thơ ca Việt Nam nói chung vẹn nguyên giá trị của những câu thơ như thế. “ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” là hào hoa Tây Tiến, là bay bổng Tây Tiến và cũng là sức mạnh Tây Tiến. Câu thơ với tứ thơ là giấc mơ, là nỗi nhớ của người lính. Người lính cách mạng trong thơ Hồng Nguyên cũng đã từng bộc lộ nỗi nhớ bồn chồn, da diết về quê nhà: “ Tôi nhớ bờ tregió lộng Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau.” (Nhớ) Quang Dũng và người lính Tây Tiến nhớ về Hà Nội, mảnh đát kinh kì đô hội bởi họ ra đi từ đó. “Dáng kiều thơm” gợi vẻ đẹp thiết tha thanh lịch, yêu kiều, vẻ đẹp của sự hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ chấp chới “dáng kiều thơm” là động lực giúp người lính vượt qua những khó khăn, gian khổ. Đó còn là lời thúc giục họ tiến bước đi lên phía trước, là sợi dây thiêng liêng manh họ vượt bom đạn trở về: “ Em ơi đợi anh về/ Đợi anh hoài em nhé/ Mưa có rơi dầm dề/ Ngày có buồn lê thê/ Em ơi em cứ đợi/Dù tuyết rơi gió thổi/Dù nắng cháy em ơi/ Bạn cũ có quên rồi/Đợi anh về em nhé.[…] Em ơi em cứ đợi/Dù ai thương nhớ ai/ Chẳng mong có ngày mai/Dù mẹ già con dại/ Hết mong anh trở về/Dù bạn viếng hồn anh/ Yên nghỉ nấm mồ xanh/ nâng chén tình dốc cạn/ Thì em ơi mặc bạn/ Đợi anh hoài em nghe/ Tin rằng anh sắp về/ Đợi anh anh lại về…” ( Đợi anh về của Xi-Mô-Lốp, Tố Hữu ). Thơ Quang Dũng có sự kết hợp tài tình giữa chất hiện thực và lãng mạn cách mạng. Vượt lên trên những gian khổ về vật chất thơ ông bao giờ cũng thể hiện tư thế hiên ngang của người chiến sĩ sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” . Bước chân qua miền Tây Bắc của những người chiến sĩ Tây Tiến được đánh dấu bằng nhũng nấm mồ: “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Từ láy “rải rác” gợi cảm giác rất nhiều người lính đã ngã xuống nằm lại nơi mảnh đất xa lạ dọc con đường hành quân nơi biên cương để trở thành những nấm mồ viễn xứ. Những từ Hán Việt trang trọng, cổ kính :”biên cương”, “mồ viễn xứ” gợi lên cảm giác thiêng liêng và tấm lòng trân trọng của nhà thơ trước sự ra đi của đồng đội. Đó chính là thứ nghi lễ ngôn từ mà Quang Dũng đã dành để tưởng nhớ đồng đội ngã xuống hi sinh vì Tổ quốc. Câu thơ mang theo nỗi buồn tê tái từ thời chinh phụ tráng sĩ gọi về: “Hồn tử sĩ ù ù gió thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi Chinh phu tử sĩ mấy người Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn”. Cảm hứng lãng mạn hướng người chiến sĩ Tây Tiến đến cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng chung của cộng đồng, của toàn dân tộc: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Thanh điệu câu thơ đến đây vút lên nhẹ nhàng, như cân bằng lại cảm xúc thơ, thể hiện sâu sắc tinh thần xả thân vì lí tưởng, vì Tổ quốc. Giọng thơ mạnh mẽ, dứt khoát giúp cho tình thơ bi mà không lụy. Cảm hứng thơ như bay bổng bởi đôi cánh lí tưởng và tinh thần lãng mạn. Không những vậy âm hưởng thơ gợi đến cái âm vang hào sảng của một lời thề “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”: “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Nào có xá chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi thà chết chớ lui”. ( Đoàn vệ quốc quân – Phan Huỳnh Điểu) Khát vọng ra đi, dâng hiến, xả thân vì Tổ quốc đã trở thành lí tưởng cao đẹp của cả một thời đại. Chính mong muốn và khát vọng ấy đã tạo nên sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ Tây Tiến, giúp họ vượt lên trên mọi khổ ải, gian nguy kể cả là cái chết. Trong câu thơ này, những từ ngữ đã được Quang Dũng chọn lọc khá đắt. Đời “xanh” chỉ tuổi thanh xuân mơn mởn tràn đầy sức sống, còn gì đáng quý hơn, đáng tiếc hơn. Vậy mà hai chữ “chẳng tiếc” cất lên trong ý thơ đầy mạnh mẽ. Đó là tinh thần vững vàng của người lính, ý chí sắt đá của ngườilính, những con người sẵn sàng dâng hiến cuộc đời, tuổi trẻ mình cho đất nước. Đây không phải là một cách nói của thi ca mà thực sự đã là dũng khí, tinh thần và hành động của nhiều thế hệ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến gian khổ: “Chúng tôi đi không tiếc đời mình (Nhưng tuổi hai mươi làm sao mà không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”. (Những người đi tới biển- Thanh Thảo) “Tuổi hai mươi” là quãng đời xanh quý giá nhất của một con người, đã được tự nguyện hiến dâng vì độc lập tự do của Tổ quốc, mà không hề chờ đợi bất kì sự tri ân, tri công nào. Lời ộc lộ chân thành của nhà thơ mặc áo lính Thanh Thảo, thưc sự đã để lại một ấn cảm mạnh mẽ với bao lớp độc giả của phong trào thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh chàng Thanh Thảo có nét gần gũi với người li khách trong “Tống biệt hành “ của nhà thơ Thâm Tâm: “Chí nhớn chưa về bàn tay không, Thì không bao giờ nói trở lại! Ba năm, mẹ già cũng đừng mong”. lại thấy ở đây cả bóng dáng một người chinh phu hăm hở lên đường thực hiện chí làm trai, một chàng Kinh Kha,… Những chàng trai của những thời đại khác nhau, nhưng đều gặp nhau cùng ở một tinh thần: dám xả thân vì lí tưởng. Hai câu thơ :” Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” làm thành một cặp bi-tráng. Viết về cái chết mà cao cả, tráng lệ hào hùng. Thật hiếm có trong thi ca những câu thơ tả trực tiếp giờ phút vĩnh biệt những người đồng đội, như hai câu thơ: “ áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Câu thơ là hiện thực đau thương tàn khốc của cuộc chiến tranh. “ Người lính ngã xuống chỉ có manh chiếu sơ sài bó tạm. Đến khi hết chiếu phải lấy tre chẻ, buộc thành cáng rồi bỏ thi hài mang đi chôn. Gần 200 đồng chí đã nằm xuống, những nấm mồ như phủ kín quả đồi. Các bà mẹ chiến sĩ đem chiếu tặng bộ đội đã không cầm được nước mắt và chẳng nói nên lời khi đề cập đến mục đích sử dụng”. ( Giáo dục và Thời đại, Vân Long). “áo bào” là tấm áo vua ban cho những chiến tướng thời xưa trước khi lên đường xuất chinh, quyết đấu với kẻ thù. Chữ “áo bào” gợi lên một nét cổ kính, trang trọng, nhưng không quá xa cách. “Đây là cách nói của những người lính chúng tôi, cách nói ước lệ của câu thơ trước đây để an ủi những đồng chí của mình đã ngã xuống giữa đường”.(Nhớ về Tây Tiến, Vũ Văn Sĩ ghi lời của nhà thơ Quang Dũng, Nhà văn nói về tác phẩm). Quang dũng đã dùng cách nói giảm, nói tránh để làm vơi nỗi đau, là cách nói sang để an ủi linh hồn người nằm xuống. Cái chết đến đây được sang trọng hóa, tương xứng với những chi tiết về ngoại hình, nội tâm và lí tưởng của họ. Chữ “về” gợi tình cảm gần gũi, yêu thương: ngừoi lính hi sinh là trở về với đất mẹ, trong lòng Tổ quốc. Đó còn là sự tựu nghĩa của những người anh hùng sau khi đã làm tròn nhiệm vụ. Trong giây phút thiêng liêng trở về với đất mẹ của những linh hồn chiến sĩ cũng là giây phút vĩnh biệt những người đồng đội, vang lên tiếng gầm của dòng sông Mã như một khúc độc hành bi tráng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Sự mất mát đau thương thấu động cả trời đất. Câu thơ trên nhẹ nhàng. Câu thơ dưới dữ dội gào thét. Con người lặng đi trước nỗi đau, thiên nhiên gầm lên một khúc độc hành bi tráng. Quang Dũng đã truyền được vào câu thơ tất cả cái bi tráng của sự hi sinh và nỗi đau xót trong lòng người chiến sĩ khi phải vĩnh biệt đồng đội. Con sông Mã gắn với hành trình Tây Tiến , chia sẻ mọi gian khổ, vui buồn, mất mát hi sinh của họ. Cũng chính con sông Mã một mình cuồn cuộn đổ về xuôi, tấu lên tiếng kèn thiên nhiên bi tráng tiễn đưa linh hồn người chiến sĩ. Nhiều nhà thư cũng dùng hình ảnh thiên nhiên để nói về sự hi sinh của người chiến sĩ. Tố Hữu khẳng định sự bất tử của những người cách mạng đã hi sinh bằng những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, trường tồn: “Những hồn Trần Phú vô danh Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn.” Vũ Cao mượn hình ảnh bông hoa để bất tử hóa sự hi sinh của cô gái làng Xuân Dục: “Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi đóa hoa thơm”. Với hình ảnh “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, Quang Dũng đã nói được nỗi đau thương ghê gớm nhưng không bi lụy mà mãnh liệt, đầy sức sống. Tây tiến thuộc số ít những bài thơ nói về cái chết, sự hi sinh một cách thấm thía bằng cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã giúp nhà thơ Quang Dũng khắc họa thành công chân dung người lính Tây Tiến trong vẻ đẹp hào hoa và hết sức kiêu hùng ở đọan thơ thứ ba của bài. Những người lính Tây Tiến biểu tượng cho khí phách mạnh mẽ của tuổi trẻ một thời không chỉ tự nguyện chấp nhận, mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng dâng hiến cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

File đính kèm:

  • docPhan tich kho tho thu hai bai tho Tay Tien cua nahtho Quang Dung.doc