Tập huấn thực hiện dạy học chuẩn kiến thức kỹ năng cấp THPT môn Địa Lý

1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔTHÔNG

* Là một kếhoạch sưphạm gồm :

- Mục tiêu giáo dục :

+ Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục.

+ Chuẩn kiến thức, kĩnăng và các yêu cầu thái độcủa từng môn học, cấp học.

- Phương pháp và hình thức tổchức giáo dục.

- Đánh giá kết quảgiáo dục từng môn học ởmỗi lớp, cấp học.

2. SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ

- Cụthểhóa các yêu cầu vềnội dung kiến thức và kỹnăng quy định Chương trình GDPT,

đáp ứng yêu cầu vềPP GDPT.

- Ngoài bám sát Chương trình GDPT, SGK còn cung cấp thêm những nguồn kiến thức sinh

động, hấp dẫn khác phù hợp với tài liệu học tập và nhận thức của học sinh.

- Là tài liệu viết cho HS, nhưng là chỗdựa quan trọng, là căn cứ đểngười giáo viên tổ

chức dạy học.

pdf24 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập huấn thực hiện dạy học chuẩn kiến thức kỹ năng cấp THPT môn Địa Lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HÒA -------------------  ---------------- TËP HUÊN THùC HIÖN D¹Y HäC CHUÈN KIÕN THøC Kü N¡NG CÊP THPT M¤N §ÞA Lý NTH Gi¸o viªn Ngoâ Quang Tuaán §T : 01277 869 882 Năm học : 2010 - 2011 2 NéI DUNG TËP HUÊN 1. Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng. 2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng. 3. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng. PHẦN I GIỚI THIỆU TÀI LIỆU “ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG ” Trong quá trình dạy học các thầy (cô) đang sử dụng những loại tài liệu chủ yếu nào ? * Một số tài liệu đã ban hành: - Chương trình GDPT (5/5/2006) - Sách giáo khoa hiện hành (2005 -> nay) - Sách giáo viên. - Các tài liệu tham khảo khác : thiết kế bài giảng, tư liệu, bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu thay sách. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT(11/2009). 1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG * Là một kế hoạch sư phạm gồm : - Mục tiêu giáo dục : + Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục. + Chuẩn kiến thức, kĩ năng và các yêu cầu thái độ của từng môn học, cấp học. - Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. - Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học. 2. SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ - Cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định Chương trình GDPT, đáp ứng yêu cầu về PP GDPT. - Ngoài bám sát Chương trình GDPT, SGK còn cung cấp thêm những nguồn kiến thức sinh động, hấp dẫn khác phù hợp với tài liệu học tập và nhận thức của học sinh. - Là tài liệu viết cho HS, nhưng là chỗ dựa quan trọng, là căn cứ để người giáo viên tổ chức dạy học. 3. HƯỚNG DẤN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG 3.1) Lý do ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT : 3 - Lý do thứ nhất: Trong dạy học còn tồn tại một số quan điểm, thói quen chưa đúng đắn như: + Chương trình GDPT đó ban hành nhiều năm nhưng nhiều giáo viên vẫn không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả. + Xem SGK, SGV là pháp lệnh, GV cố dạy làm sao cho hết nội dung SGK. + Tình trạng dạy ôm đồm, quá tải trong các giờ học ở trường phổ thông đang diễn ra. + Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống nhất dạy như thế nào ? Dạy những nội dung gì ? Rèn luyện những kỹ năng gì đối với học sinh... - Lý do thứ hai: Trong kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên chưa thống nhất về khối lợng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng. - Lý do thứ ba: Trong dự giờ giáo viên, các cấp quản lý giáo dục cũng chưa thống nhất tiêu chí đánh giá giáo viên về kiến thức, kĩ năng của giờ dạy. - Lý do thứ tư: Để phù hợp với logic: Chương trình - Chuẩn KT - viết SGK ( Việt Nam: Có khung chương trình - viết SGK) * Việc biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình GDPT sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên. 3.2) Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT- KN Địa lý THPT : - Thể hiện những yêu cầu cụ thể, mức độ cần đạt được về KT, KN của Chương trình GDPT được minh chứng bằng những đơn vị kiến thức và yêu cầu cụ thể về kỹ năng của SGK. - Nói cách khác, hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN là sự cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức, KN của chương trình bằng các nội dung chọn lọc trong SGK của SGK. - Là tài liệu xác định những yêu cầu cơ bản, những kiến thức tối thiểu mà học sinh cần phải đạt trong quá trình học tập. - Là tài liệu GV căn cứ để trả lời được câu hỏi: “dạy cái gì” ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi lớp nhằm đạt được những yêu cầu chung về kiến thức của bộ môn. ================= Hoạt động 1 : Hãy sơ đồ hoá mối quan hệ của các nội dung sau : 1. Chương trình giáo dục phổ thông. 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN 3. Kế hoạch dạy học (giáo án; thiết kế bài giảng). 4. Sách giáo khoa. 5. Sách giáo viên. 6. Sách tham khảo khác: bài giảng sẵn, tư liệu... (Theo thầy, cô thì nội dung nào được xây dựng trước?) 4 Tìm hiểu mối quan hệ giữa chuẩn KT-KN, SGK, chương trình GDPT Hoạt động 2: So sánh nội dung chuẩn KT- KN, TL HDTH chuẩn và SGK - So sánh nội dung các tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn, hướng dẫn thực hiện chuẩn. - Vị trí, đặc điểm các tài liệu. - Những điểm giống và khác nhau và mối quan hệ giữa chúng ? * Chú ý : So sánh các câu hỏi trong SGK với mức độ yêu cầu của chuẩn KT-KN; Cấu trúc tài liệu hướng dẫn với SGK Thông tin phản hồi Chương trình GDPT (Chuẩn KT-KN) Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN Sách giáo khoa, Sách giáo viên - Trình bày theo chủ đề một cách ngắn gọn bằng bảng với các cột. - Trình bày theo chủ đề nhưng diễn giải các yêu cầu đó chi tiết hơn.mỗi chủ đề thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN. - Viết rõ đơn vị chuẩn KT- KN, mức độ nhận thức yêu cầu người dạy và người học phải đạt được (mức tối thiểu) - SGK viết theo bài, cụ thể, chi tiết hóa chuẩn KT-KN. - Bài viết SGK có số liệu minh hoạ, kênh hình sinh động. - SGK có hệ thống câu hỏi bài tập giữa bài, cuối bài, các bài thực hành - Một số nội dung trong sách giáo khoa yêu cầu nâng cao so với chuẩn KT-KN của chương trình GDPT. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KT- KN Sách giáo khoa Sách giáo viên Sách tham khảo KẾ HOẠCH DẠY HỌC 5 Ví dụ: Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển ( Địa lý 12- CT chuẩn ) a) Giống nhau: Giữa tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN và Sách giáo khoa, Sách giáo viên đều có: - Khái quát Biển Đông: + Biển lớn thứ 2 trong TBD... + Biển tương đối kín... + Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa... - Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam: + Khí hậu: Khí hậu Việt Nam mang tính khí hậu hải dương... điều hòa hơn... + Địa hình, hệ sinh thái vùng biển đa dạng... + Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú... + Nhiều thiên tai: bão, sạt lở bở biển, cát bay... b) Khác nhau: Chương trình GDPT (Chuẩn KT-KN) Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN Sách giáo khoa, Sách giáo viên - Chỉ nêu khái quát các đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam.. - Trình bày những ý cơ bản khái quát.. và chung trong các chủ đề.. - Tường minh chi tiết các nội dung...nêu các dẫn chứng minh họa...làm rõ hơn chuẩn KT-KN...các nội dung trong sách giáo khoa.. đều gắn với địa danh cụ thể.. - Ví dụ: sạt lở bờ biển - Miền Trung . ngập mặn.. Đồng bằng sông Cửu Long - Sách giáo khoa còn có hệ thống kênh hình, hệ thống câu hỏi làm khắc sâu thêm về nội dung bài học.. * Từ các đặc điểm trên nên vị trí, vai trò của các tài liêu cũng không giống nhau: - Chương trình GDPT (5/5/2006): là pháp lệnh. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN:(11/2009): là căn cứ giúp GV xác định mức độ kiến thức, kỹ năng cơ bản, tối thiểu cần đạt trong dạy học; đồng thời là cơ sở của việc thống nhất các nội dung kiểm tra và là tài liệu của GV. - SGK: là tài liệu học tập của học sinh và tài liệu giảng dạy của giáo viên. - Sách GV: là tài liệu tham khảo trong soạn giảng. - Các tài liệu khác: là tư liệu tham khảo cần phải kiểm tra thẩm định cẩn thận trước khi đưa vào soạn giảng. * SGK và Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT, KN có liên quan chặt chẽ với CT GDPT. Cụ thể: - Bám sát Chương trình GDPT. 6 - SGK và HD thực hiện Chuẩn đều là sự cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng của Chương trình GDPT. Tuy nhiên, HD thực hiện Chuẩn thể hiện bằng cách định lượng những yêu cầu cụ thể, mức độ cần đạt được về KT, KN của Chương trình GDPT. Vì vậy, HD thực hiện Chuẩn, SGK là căn cứ giúp cho GV xác định mức độ kiến thức trong dạy học và kiểm tra đánh giá. ============================================================= Phần II HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KT-KN 1. Thế nào là chuẩn kiến thức - kỹ năng ? - Chuẩn KT-KN của chương trình môn học là những yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của các môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun) - Vì thế, Chuẩn KT-KN có tính bắt buộc, không được cắt xén, giảm bớt. 2. Những đặc điểm cơ bản của chuẩn kiến thức - kỹ năng. - Chuẩn KT-KN được chi tiết tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kỹ năng. - Chuẩn kiến thức kỹ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. - Chuẩn KT-KN là thành phần của Chương trình GDPT. 3. Tại sao phải dạy học theo chuẩn KT-KN ? - Chuẩn KT-KN của CTGDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá. - Căn cứ để biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy-học kiểm tra đánh giá. - Căn cứ để chỉ đạo, quản lí, thanh tra kiểm tra việc thực hiện dạy-học... - Căn cứ để giáo viên xác định mục tiêu của mỗi tiết học và mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng GD. - Căn cứ để xác đinh mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết quả GD từng môn học cấp học.. 4. Một số định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng: - Dạy học theo Chuẩn KT-KN là: Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. - Dạy học theo Chuẩn KT-KN là: Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. + Cụ thể: Giáo viên đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK để xác định mục tiêu bài học; phần kiến thức nào là kiến thức cơ bản; kiến thức nào là kiến thức trọng tâm; đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh. 7 - Dạy học theo Chuẩn KT-KN là: + Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; nhưng không được cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình GDPT. + Không có nghĩa là chỉ dạy theo Chuẩn mà phải xác định cho được nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Giữa các đối tượng HS khác nhau thì áp dụng nội dung dạy học khác nhau về các mức độ (mức độ 4,5,6 của KT và mức độ 2,3 của KN). + Việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình. - Dạy học theo chuẩn kỹ năng là: Cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng thực hành (như lập bảng thống kê, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu, viết và trình bày báo cáo kết quả); rèn luyện các năng lực hành động, vận dụng các kiến thức, các qui luật ĐL vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi; rèn luyện về kĩ năng sống... 5. Các mức độ về KT-KN: a) Về kiến thức: có 06 mức độ: 1. Nhận biết: là nhớ lại các dữ liệu, các thông tin đã có với các yêu cầu như nhận ra, nhớ lại, nhận dạng được, liệt kê, xác định vị trí 2. Thông hiểu: hiểu được ý nghĩa, giải thích, chứng minh được các khái niệm, sợ vật, hiện tượng theo các yêu cầu như diễn tả bằng ngôn ngữ, biểu thị, minh họa, giải thích 3. Vận dụng: sử dụng những kiến thức đã học vào 1 hoàn cảnh cụ thể mới với các yêu cầu so sánh, phát hiện mâu thuẫn sai lầm, giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các KN, ĐL, ĐL, TC đã biết; khái quát hóa, trừu tượng hóa từ tình huống đơn giản, riêng sang tình huống mới phức tạp hơn. 4. Phân tích: khả năng phân chia 1 thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ với các yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận 5. Đánh giá: xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định 6. Sáng tạo: tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, khai thác, bổ sung để tạo ra 1 hình mẫu mới; dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới b) Về kỹ năng: có 03 mức độ: - Mức 1: Thực hiện được. - Mức 2: Thực hiện thành thạo. - Mức 3: Thực hiện sáng tạo. * Lưu ý: Trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay thì : + Về mặt kiến thức: Chương trình giáo dục phổ thông tập trung chủ yếu ở 3 mức độ đầu, các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh. + Về mặt kĩ năng: Chương trình giáo dục phổ thông tập trung chủ yếu ở 2 mức độ đầu, các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh. =============== 8 Hoạt động 1 : Dựa vào các tài liệu được cung cấp: SGK,SGV, Tài liệu chuẩn KT-KN, Hướng dẫn thực hiện chuẩn. Hãy xác định mục tiêu cho một tiết dạy: + Nhóm 1,2: Khối 10: Bài Thuỷ quyển-Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. + Nhóm 3,4: Khối 11: Bài Một số vấn đề mang tính toàn cầu. + Nhóm 5,6: Khối 12: Bài Lao động - Việc làm. (Học viên thảo luận và trình bày trong 10 phút) Thông tin phản hồi - Khối 10 Chuẩn (về K.thức) Sách giáo viên - Biết được khái niệm thuỷ quyển. - Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên TĐ: vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. - Biết được đặc điểm và sự phân bố một số sông lớn trên TG. Hiểu rõ: - Các vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất. - Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy. - Những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. - Một số kiểu sông chính. Thông tin phản hồi - Khối 11 Chuẩn (về K.thức) Sách giáo viên - Giải thích được hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang PT,già hoá dân số ở các nước PT. - Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang PT và già hoá dân số ở các nước PT. - Biết và giải thích được đặc điểm dân số của TG, của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. Nêu hậu quả... - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiểm MT, phân tích được hậu quả của ô nhiểm MT, nhận thức. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiểm của từng loại môi trường... nhận thức được sự cần thiết BVMT. - Hiểu đươc sự cần thiết bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết bảo vệ hoà bình. Thông tin phản hồi - Khối 12 Chuẩn (về K.thức) Sách giáo viên - Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động, những mặt mạnh, và hạn chế. Việc sử dụng lao động ở nước ta đang có sự thay đổi. - Chứng minh được nước ta có nguồn LĐ dồi dào, với truyền thống và kinh nghiệm sx phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên. 9 - Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động, những mặt mạnh, và hạn chế. Việc sử dụng lao động ở nước ta đang có sự thay đổi. - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. + Tình trạng thất nghiệp. + Hướng giải quyết việc làm. - Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề KTXH lớn đặt ra ở nước ta hiện nay. Tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH; hướng giải quyết việc làm cho người lao động. * Kết luận về cách xác định mục tiêu cho một tiết dạy : - GV dựa vào khung chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn để xác định mục tiêu về KT-KN của từng chủ đề, kết hợp với phân phối chương trình và SGK để tách mục tiêu từ các chủ đề thành mục tiêu của tiết học. - Xác định mục tiêu nên tường minh đến lớp KT thứ 2. Trong mỗi chủ đề GV xác định được số lượng đơn vị KT-KN, mức độ cần đạt được của mỗi đơn vị KT-KN.(VD: trình bày..hay Phân tích..) Trên cơ sở mục tiêu của chủ đề GV xác định mục tiêu của tiết học (bài học) và nội dung ôn tập KTĐG. - Lưu ý: SGK và kể cả SGV chỉ là một tài liệu nhằm cung cấp thêm những thông tin, là phương tiện phục vụ cho việc dạy và học và cũng được xây dựng trên cơ sở chương trình GDPT và tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn Hoạt động 2 : Dựa vào mục tiêu đã xác định được, sử dụng SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn và hiểu biết của bản thân để xây dựng nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết để minh họa cho tiết dạy theo chuẩn KT – KN : Bài 17: Lao động và việc làm. (Các nhóm thảo luận 05 phút) Thông tin phản hồi a) Về kiến thức : 1. Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. a, Nguồn lao động nước ta dồi dào,chất lượng lao động...Những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động. b, Cơ cấu sử dụng lao động đang có sự thay đổi : - Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế,theo lãnh thổ,theo thành phần. - Nguyên nhân. c, Năng suất lao động chưa cao. 2. Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết. b) Về kỹ năng : - Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ... 10 Hoạt động 3 : Dựa trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng cần thiết đã xác định được. Hãy xây dựng câu hỏi theo yêu cầu mức độ của kiến thức, kỹ năng môn Địa lí THPT. (Các nhóm thảo luận 10 phút) Chuẩn KTKN Mức 1: Nhận biết Chuẩn KTKN Mức 2: Thông hiểu Chuẩn KTKN Mức 3: Vận dụng .. .. Thông tin phản hồi ( Dành cho mục 1-SGK ) Mức 1: Nhận biết Mức 2: Thông hiểu Mức 3: Vận dụng 1. Dựa vào SGK và những KT đã học hãy cho biết nguồn lao động nước ta có những đặc điểm gì ? 1. Tại sao nước ta có nguồn lao động dồi dào ? 1. Tại sao chất lượng lao động được nâng lên rõ rệt.. 2. Dựa vào bảng 17.1 : nhận xét về chất lượng nguồn lao động..? 2.Nguồn lao động dồi dào ..có thuận lợi,khó khăn gì đối với sự phát triển KT-XH ? 3. Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh, hạn chế gì ? Thông tin phản hồi ( Dành cho mục 2-SGK ) Mức 1: Nhận biết Mức 2: Thông hiểu Mức 3: Vận dụng 1. Cơ cấu lao động nước ta hiện nay có sự chuyển dịch như thế nào ? 1. Dựa vào các bảng số liệu (17.2, 17.3, 17.4) nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta. 1. Tại sao cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự chuyển dịch như vậy ? Thông tin phản hồi ( Dành cho mục 3-SGK ) Mức 1: Nhận biết Mức 2: Thông hiểu Mức 3: Vận dụng 1. Dựa vào bảng số liệu và sgk nhận xét về tình hình việc làm ở nước ta ? 1. Tại sao nước ta tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao ? 1. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, gây ra hậu quả gì ? 2. Tại sao nói vấn đề việc làm là một vấn đề KTXH gay gắt. 11 3. MQH dân số -lao động- việc làm ? 2. Vậy cần phải làm gì để giai quyết việc làm ? 2. Tại sao áp dụng các biện pháp giải quyết việc làm đó đó ? 2. Liên hệ các biên pháp giải quyết việc làm ở địa phương và em thấy tính hiệu quả, tính thực tiễn của biên pháp đó ? 6. Ý nghĩa của sử dụng tài liệu HD thực hiện chuẩn KT-KN : - Xác định mục tiêu cho các tiết học. - Sử dụng tài liệu để xác định mức độ nội dung (KT- KN). - Sử dụng tài liệu kết hợp với SGK, SGV và PPCT. - Sử dụng tài liệu để thiết kế các hoạt động lên lớp. - Sử dụng tài liệu đối với các tiết thực hành, ôn tập và kiểm tra đánh giá. Sơ đồ biểu diễn kiến thức trong SGK và trong bài dạy Tham khảo Chuẩn KT SGV Trên chuẩn KT ngoài SGK (Có thể đưa vào để làm rõ và sinh động bài dạy) KT có trong SGK nhưng không có trong chuẩn KT-KN (Có thể không đưa vào bài dạy) Nội dung bài dạy trên lớp Nội dung kiến thức trong SGK 12 Phần III HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN 1. Thế nào là Kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN ? - Bám sát chuẩn kiến thức -kỹ năng để ra đề kiểm tra, không sử dụng những nội dung xa rời chương trình. Xác định nội dung kiểm tra dựa trên mục tiêu của từng bài học, chương và toàn bộ chương trình, chuẩn KT-KN của môn học. - Sử dụng các mức độ nhận thức cần đạt (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) trong chuẩn KT- KN để ra đề kiểm tra, đảm bảo phù hợp với với đối tượng học sinh. - Đánh giá toàn diện cả lý thuyết, năng lực thực hành, các kỹ năng địa lý (lựa chọn tỷ lệ về kiến thức và kỹ năng phù hợp). Tùy theo mục đích đánh giá mà GV lựa chọn hình thức KTĐG khác nhau. (nói, viết, bài tập, phiếu hỏi..) - Đề kiểm tra đảm bảo được sự phân hóa HS.(học sinh có trình độ cơ bản, nâng cao) - Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra. - Thể hiện được mối quan hệ giữa KTĐG với thúc đẩy đổi mới PPDH. 2. Yêu cầu đổi mới công tác KTĐG theo chuẩn KT-KN của môn học : - Phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN. - Chỉ đạo ,ktra việc thực hiện chương trình,kế hoạch giảng dạy, học tập, tăng cường khâu đổi mới kiểm tra, đánh giá, phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và ĐG của học sinh, ĐG của nhà trường.. Đảm bảo chính xác, khách quan công bằng. - Đánh giá kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS kịp thời sửa chữa những thiếu sót. - Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng PP kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ phía HS. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà chú ý đến cả quá trình học tập. Không tập trung vào đánh giá khả năng tái hiện kiến thức mà chú trọng khả năng vận dụng kiến thức trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp hơn. - Từng bước nâng cao chất lượng đề kiểm tra đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn KT- KN, vừa có khả năng phân hoá cao. Đổi mới ra đề theo hướng kiểm tra KT-KN cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học phù hợp với chương trình, thời gian. - Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề thi. Kết hợp hợp lí giữa các hình thức kiểm tra nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của mỗi hình thức. Hoạt động 1 : Hãy minh hoạ một số câu hỏi bám sát chuẩn KT-KN và câu hỏi vượt chuẩn KT-KN : + Nhóm 1,2: Khối 10 - Chủ đề Vũ trụ.Hệ quả các chuyển động chính của Trái đất. + Nhóm 3,4: Khối 11- Chủ đề : Hoa kỳ. + Nhóm 5,6: Khối 12- Chủ đề : Địa lí tự nhiên. 13 Thông tin phản hồi Khối 10: a. Câu hỏi bám sát chuẩn: Câu 1: Hệ mặt trời là gì? Câu 2: Trình bày các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái đất. Câu 3: Hãy phân biệt: Giờ địa phương,giờ múi và giờ quốc tế. Câu 4: Thế nào là hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh? b. Các câu hỏi vượt chuẩn: Câu 1: Trình bày ý nghĩa của giờ địa phương,giờ múi,giờ quốc tế Câu 2: Sự chuyển động lệch hướng ban đầu của các vật thể trên Trái đất là do lực gì tác động? Lấy ví dụ tác động của lực này đến các nhân tố tự nhiên trên bề mặt Trái Đất? Câu 3: Giả sử TĐ không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh mặt trời thì Trái đất có ngày, đêm không? Khối 11. a. Các câu hỏi bám sát chuẩn: Câu 1: Trình bày đặc điểm của 3 vùng tự nhiên Hoa kỳ. Câu 2: Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên của Hoa kỳ đối với sự phát triển kinh tế. Câu 3: Căn cứ vào hình 6.1 SGK và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản Hoa Kỳ. Câu 4: Phân tích đặc điểm dân cư Hoa Kỳ và những ảnh hưởng của dân cư đối với sự phát triển KT. Câu 5: Trình bày và giải thích đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ. Câu 6: Dựa vào các bản đồ 6.6; 6.7 trình bày sự phân bố một số nông sản chính và các ngành công nghiệp của Hoa kỳ.( Hoặc trình bày sự phân bố các vùng nông nghiệp chính và các trung tâm công nghiệp Hoa kỳ ) b. Các câu hỏi vượt chuẩn KT-KN : Câu 1: So sánh đặc điểm tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa vùng phía Tây và vùng phía Đông của Hoa kỳ. Câu 2: Dựa vào bảng 6.1 vẽ biểu đồ thể hiện dân số Hoa Kỳ qua các năm, giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển Ktế. Câu 3: Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa kỳ. Câu 4: Phân tích các nhân tố tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa kỳ. Khối 12 a. Các câu hỏi bám sát chuẩn : Câu 1: Trình bày các đặc điểm của địa hình nước ta. 14 Câu 2: Trình bày dặc điểm khái quát về biển Đông.Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên nước ta. Câu 3: Khu vực đồi núi nước ta có những thế mạnh và hạn chế gì? Câu 4: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta. Câu 5: Giải thích quá trình hình thành đất feralít. Câu 6: Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi. Câu 7: Trình bày sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc –Nam Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học, phân tích các đặc điểm tự nhiên của miến Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. b. Các câu hỏi vượt chuẩn KT-KN Câu 1: Trình bày các nhân tố tác động đến sự hình thành đặc điểm khí hậu nước ta. Câu 2: Giải thích sư khác biệt về khí hậu giữa Đông trường Sơn và Tây nguyên. Câu 3: Dựa vào Átlat địa lí VN và kiến thức đã học,trình bày và giải thích chế độ mưa nước ta. Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta. Câu 5: Dựa vào Átlat địa lí VN và kiến thức đã học, trình bày và giải thích chế độ mưa của vùng duyên hải Miền Trung. Câu 6: Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi

File đính kèm:

  • pdfTAP HUAN CHUAN KTKN MON DIA LY 2010 NQT 2 .pdf