Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử

Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy và học được xem như một yếu tố then chốt nhằm giải quyết mâu thuẫn rất lớn của ngành giáo dục là : Thời gian đào tạo không tăng, song lượng kiến thức cần giảng dạy thì tăng không ngừng. Với sự phát triển như vũ bão và ứng dụng vô cùng rộng lớn của Công nghệ thông tin, vấn đề sử dụng CNTT trong dạy và học đang được cả thế giới quan tâm. Trong bài này, chúng tôi chỉ đặt vấn đề từ một khía cạnh nhỏ : Thiết kế và sử dụng Giáo án điện tử trong trường đại học như thế nào ?

1. Giáo án điện tử là gì ?

Giáo án được hiểu là "kịch bản sư phạm" của một hoặc nhiều giờ lên lớp lý thuyết hay thực hành; trong đó dự tính toàn bộ mục tiêu, nội dung cơ bản và diễn tiến của các hoạt động dạy và học theo phân phối chương trình môn học.

Giáo án điện tử là một loại hình giáo án đặc biệt, được thiết kế bằng cách cấu trúc hoá các đơn vị tri thức và được cụ thể hoá bằng sự trình diễn trên máy tính. Các nội dung trình bày bao gồm các sự kiện sẽ nảy sinh trong quá trình tương tác giữa người dạy và người học qua các phương tiện kỹ thuật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy và học được xem như một yếu tố then chốt nhằm giải quyết mâu thuẫn rất lớn của ngành giáo dục là : Thời gian đào tạo không tăng, song lượng kiến thức cần giảng dạy thì tăng không ngừng. Với sự phát triển như vũ bão và ứng dụng vô cùng rộng lớn của Công nghệ thông tin, vấn đề sử dụng CNTT trong dạy và học đang được cả thế giới quan tâm. Trong bài này, chúng tôi chỉ đặt vấn đề từ một khía cạnh nhỏ : Thiết kế và sử dụng Giáo án điện tử trong trường đại học như thế nào ? 1. Giáo án điện tử là gì ? Giáo án được hiểu là "kịch bản sư phạm" của một hoặc nhiều giờ lên lớp lý thuyết hay thực hành; trong đó dự tính toàn bộ mục tiêu, nội dung cơ bản và diễn tiến của các hoạt động dạy và học theo phân phối chương trình môn học. Giáo án điện tử là một loại hình giáo án đặc biệt, được thiết kế bằng cách cấu trúc hoá các đơn vị tri thức và được cụ thể hoá bằng sự trình diễn trên máy tính. Các nội dung trình bày bao gồm các sự kiện sẽ nảy sinh trong quá trình tương tác giữa người dạy và người học qua các phương tiện kỹ thuật. 2. Những vấn đề cần quan tâm khi thiết kế giáo án điện tử: Thực tế trong quá trình thử nghiệm những năm qua cho thấy là không phải bài nào sử dụng giáo án điện tử cũng mang lại hiệu quả cao, nhất là trường hợp máy tính điện tử được dùng không hơn gì bảng đen và phấn trắng mà người thầy lại bị ràng buộc vào phương tiện nên đôi khi ảnh hưởng tới tiến độ lên lớp. Khi thiết kế giáo án điện tử phải xác định rõ các yếu tố sau: + Nội dung bài học sẽ thay đổi như thế nào so với giáo án truyền thống? + Các chức năng cơ bản điều hành quá trình dạy học như : Tạo tiền đề xuất phát, hướng đích, gợi động cơ, làm việc với nội dung mới, củng cố, ôn tập và đánh giá kiểm tra sẽ được thể hiện trong giáo án điện tử ra sao? + Tiến hành giảng dạy với giáo án điện tử có những điểm nào khác với phương pháp dạy học truyền thống ? 3. Cấu trúc một giáo án điện tử: Có thể nói tính hệ thống và khả chuyển một cách sinh động là những ưu việt chính của giáo án điện tử. Cấu trúc của một giáo án điện tử có dạng : Hệ thống các nội dung chính Chi tiết hoá từng phần Ví dụ, bài tập, chỉ dẫn,... Chú ý, kiểm tra, ôn tập,... Chúng tôi chỉ nêu ở đây thiết kế giáo án điện tử sử dụng công cụ PowerPoint; việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác sẽ được trình bày trong các chuyên đề sau. Về nội dung : Theo sơ đồ cấu trúc trên, trang đầu tiên (trang chủ) trình bày danh mục những nội dung chính, có thể có cả phần mục đích yêu cầu. Các trang kế tiếp được trình bày từng nội dung cụ thể. Chỉ nên đưa ra những thông tin cốt lõi chứ không phải chi tiết bài giảng, cố gắng mô tả trên các sơ đồ (kinh nghiệm cho thấy nếu mô hình hoá được thì người nghe sẽ có hứng thú và nhớ lâu). Sau mỗi phần nội dung có thể có các ví dụ, bài tập và có liên kết trả lại trang chủ. Cuối cùng nên có một vài bài tập hoặc câu hỏi test để củng cố bài. Có thể tham khảo ý kiến của một số nhà nghiên cứu đưa ra quy tắc 3 số 6 : Một tiết có 6 trang, mỗi trang có 6 dòng, mỗi dòng có 6 chữ. Về hình thức : Cần chọn màu nền và màu ký tự có độ tương phản tương đối cao để nổi rõ. Không nên cầu kỳ trong trình bày, song nên có một vài hình ảnh minh hoạ để dễ nhớ và đỡ căng thẳng. Cần thiết lập các siêu liên kết để cuối mỗi phần nội dung có thể quay về trang chủ để có cái nhìn tổng quan và từ trang chủ đến mỗi phần tương ứng. Cách thiết kế cần đáp ứng các yêu cầu linh hoạt : Có thể chuyển thành bài giảng dùng máy Overhead; có thể dùng trực tiếp máy tính và Projector; có thể dùng cho người học tự học, tự nghiên cứu. Trong trường hợp bài giảng cần sử dụng các phần mềm khác (ví dụ dạy toán dùng phần mềm Maple) vẫn có thể thiết kế giáo án dùng PowerPoint và thiết lập liên kết đến các phần mềm khác để khai thác khả năng trình diễn mạnh. K Lưu ý : Bài giảng sẽ đơn điệu nếu chỉ đầy những chữ, thiếu hình ảnh. Nếu quá thiên về trình diễn thì có thể làm chậm tiến độ bài giảng và người học chỉ mải xem trình diễn. Các câu trắc nghiệm là một điểm rất mạnh của bài giảng điện tử nhằm tạo thông tin 2 chiều và gây hứng thú cho người học. Những câu bình luận di dỏm thường có hiệu quả cao. 4. Các hình thức khai thác các giáo án điện tử: Với giáo án điện tử đã được thiết kế thì hình thức khai thác rất đa dạng, song phổ biến là các hình thức sau : Lên lớp với số đông trên giảng đường: Giảng viên truyền thụ kiến thức mới theo giáo án điện tử đã chuẩn bị sẵn và chiếu lên màn lớn. Lên lớp với nhóm nhỏ: Giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn để sinh viên hoạt động từng nhóm theo tinh thần hợp tác cùng lĩnh hội kiến thức. Cá nhân: các sinh viên hoạt động độc lập chủ yếu nhằm ôn tập củng cố và tự kiểm tra kiến thức của mình. Trong quá trình học tập, sinh viên quan sát thông tin trên máy tính như Text, Video, ảnh Gif, sơ đồ, đồ thị, ... rồi tiến hành thảo luận và đưa ra nhận xét sau đó kiểm tra lại tính đúng đắn của của các suy luận của mình bằng các Test đã chuẩn bị sẵn hoặc người học làm bài tập sau đó đối chiếu kết quả. Khi đó người giảng viên không còn là kho kiến thức duy nhất mà phải thêm một chức năng là tư vấn cho học sinh khai thác một cách tối ưu các nguồn tài nguyên tri thức được lưu trữ trong máy tính.

File đính kèm:

  • docGiaoanDT.doc