Câu 1/ Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
A. Khi xung quanh ta có ánh sáng. B. Khi ta mở to mắt.
C. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Khi không có vật chắn sáng.
17 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 10102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 100 câu hỏi trắc nghiệm môn: Vật lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUY NHƠN
TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN
100 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Môn: Vật lí 7
I/ 60 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN:
Dùng bút khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
Bài 1:
Câu 1/ Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
A. Khi xung quanh ta có ánh sáng. B. Khi ta mở to mắt.
C. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Khi không có vật chắn sáng.
Câu 2/ Nguồn sáng là gì?
A. Là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Là những vật được chiếu sáng.
C. Là những vật sáng. D. Là những vật được nung nóng.
Câu 3/ Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng?
A. Quyển sách đặt trên bàn vào ban ngày.
B. Mặt trời.
C. Đôi dép để ngoài hè vào buổi sáng.
D. Quần áo phơi ngoài nắng.
Bài 2:
Câu 4/ Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng neon pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong.
Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn.
Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rõng lại cong.
Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại.
Câu 5/ Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường nào?
A. Theo đường vòng. B. Theo đường thẳng.
C. Theo đường dích dắc. D. Theo đường cong bất kì.
Bài 3:
Câu 6/ Trong các câu sau câu nào sai khi nói về vật chắn sáng?
A. Cản đường truyền đi của ánh sáng.
B. Không cho ánh sáng truyền qua.
C. Đặt trước mắt người quan sát.
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Câu 7/ Trong các câu sau câu nào đúng khi nói về bóng tối?
Vùng tối sau vật cản.
Một phần trên màng chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Chỗ không có ánh sáng truyền tới.
Phần có màu đen trên màn.
Câu 8/ Câu trả lời nào sau đây là đúng khi mô tả vùng bóng nửa tối?
Vùng bóng nửa tối là vùng ở sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Vùng bóng nửa tối là vùng nằm sau vật cản.
Vùng bóng nửa tối là vùng trên màn chắn chỉ nhận được ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
Vùng bóng nửa tối là vùng nằm trên màn chắn sáng.
Bài 4:
Câu 9/ Ảnh của một vật tạo bỡi gương phẳng là gì?
A. Là hình của vật đó mà mắt ta thấy trong gương.
B. Là hình của vật đó ở sau gương.
C. Bóng của vật đó xuất hiện ở trong gương.
D. Bóng của vật đó.
Câu 10/ Chọn phương án trả lời chính xác nhất. Góc phản xạ là góc hợp bỡi:
A. Tia phản xạ và mặt gương.
B. Tia phản xạ và pháp tuyến ở gương tại điểm tới.
C. Tia tới và pháp tuyến.
D. Tia phản xạ và tia tới.
Bài 5:
Câu 11/ Khi đứng trước gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương.Hỏi phát biểu nào dưới đây sai?
Ảnh của ta tạo bỡi gương phẳng không thể sờ được.
Ta không thể hứng được ảnh của mình trên màn chắn.
Nhìn vào gương ta thấy được ảnh của một vật trước gương.
Ảnh của ta tạo bỡi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.
Câu 12/ Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.
Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng là một nguồn sáng.
Câu 13/ Hai vật A, B có chiều cao như nhau , A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A/ và B/ ?
A. Ảnh A/ cao hơn ảnh B/ . B. Ảnh B/ cao hơn ảnh A/ .
C. Hai ảnh cao bằng nhau. D. Không xác định được.
Bài 7:
Câu 14/ Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt như thế nào?
A. Là mặt ngoài của một phần mặt cầu. B. Là mặt trong của một phần mặt cầu.
C. Là mặt cong. D. Là mặt lồi.
Câu 15/ Ảnh của một vật tạo bỡi gương cầu lồi là gì?
A. Là ảnh ảo mắt không thấy được. B. Là ảnh ảo, hứng được trên màn chắn.
C. Là ảnh ảo, không được trên màn chắn. D. Là một ảnh không thấy được.
Bài 8:
Câu 16/ Để quan sát ảnh của một vật tạo bỡi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu?
Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.
Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.
Ở trước gương và nhìn vào vật.
D. Ở trước gương.
Câu 17/ Sau khi quan sát ảnh của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm, bốn HS có bốn kết luận sau đây. Hỏi kết luận nào là đúng nhất?
Aûnh ảo tạo bỡi gương cầu lõm lớn hơn vật.
Aûnh nhìn thấy trong gương cầu lõm bằng vật.
Aûnh ảo do gương cầu lõm tạo ra nhỏ hơn vật.
Kích thước ảnh trong gương cầu lõm khác với kích thước vật.
Câu 18/ Câu nào sau đây sai khi nói về tác dụng của gương cầu lõm?
Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
Biến đổi một chùm tia tới phân kì thách hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật.
Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ là chùm phân kì.
Bài 10:
Câu 19/ Khi gảy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Cho biết vật nào phát ra âm thanh đó, chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau?
A. Ngón tay gảy đàn. B. Hộp đàn.
C. Dây đàn dao động. D. Không khí xung quanh dây đàn.
Câu 20/ Khi ngồi xem tivi thì mẹ của Nam hỏi: “Aâm thanh phát từ tivi là ở bộ phận nào? Nam trả lời các câu sau câu nào đúng nhất?
A Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc tivi.
B. Người ở trong tivi.
C. Màng loa.
D. Màn hình tivi.
Bài 11:
Câu 21/ Theo em các kết luận nào sau đây là sai?
Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20 000Hz.
Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz.
Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.
Câu 22/ Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất?
Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 100Hz.
Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Trong một giây vật dao động được 80 dao động.
Câu 23/ Có một viên đạn bay trong không khí. Hãy chọn kết luận đúng nhất trong các kết luận sau?
Khối lượng của viên đạn càng lớn thì âm phát ra càng cao.
Viên đạn bay càng nhanh thì âm phát ra càng cao.
Viên đạn bay càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
Vận tốc viên đạn không ảnh hưởng đến độ cao thấp của âm.
Bài 12:
Câu 24/ Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn/
Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
Câu 25/ Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tần số dao động.
B. Nhiệt độ của môi trường truyền âm.
C. Biên độ dao động.
D. Kích thước của vật dao động.
Bài 13:
Câu 26/ Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm trong các môi trường, một bạn đưa ra các kết luận sau. Hãy chọn kết luận đúng nhất?
Aâm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí.
Aâm thanh càng to thì truyền đi càng xa.
Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27/ Ghi nhận nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng sấm sét trong tự nhiên?
Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia chớp.
Nghe được tiếng nổ và nhìn thấy tia chớp gần như cùng lúc.
Nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được tiếng nổ.
Nghe được tiếng nổ sau vì vận tốc truyền âm nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong không khí.
Câu 28/ Sau khi nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được âm thanh là 2 giây. Một HS đã tính khoảng cách từ chỗ đứng tới chỗ xảy ra hiêïn tượng trên, trong các kết quả trên kết quả nào là đúng?
A. 170m. B. 340m.
C. 680m. D. 1500m.
Bài 14:
Câu 29/ Nhận xét nào sau đây là không chính xác khi nói về âm phản xạ và tiếng vang?
Phòng càng lớn thì càng dễ nghe tiếng vang.
Khoảng cách từ nguồn phát âm đến nguồn phản xạ phải lớn hơn (340:15)m mới nghe được tiếng vang.
Tai ta nghe được âm thanh to hơn khi cùng một lúc nghe được nhiều âm phản xạ.
Nhận được âm phản xạ tức là nghe được tiếng vang.
Câu 30/ Hãy xác định câu sai trong các câu sau?
Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm âm tốt.
Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.
Mặt tường sần sùi , mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
Bài 15:
Câu 31/ Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn?
Tiếng nô đùa của HS trong giờ ra chơi.
Tiếng còi ôtô nghe thấy khi đi trên đường.
Aâm thanh phát ra từ loa ở buổi hoà nhạc, ca nhạc.
Tiếng máy cày cày ruộng ở gần lớp học.
Câu 32/ Cách xử lí nào sau đây là tốt nhất khi người làm việc trong điều kiện có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn. B. Tránh xa vị trí gây tiếng ồn.
C. Gắn hệ thống giảm âm vào ống xả. D. Thay động cơ của máy nổ.
Câu 33/ Hãy chọn câu trả lời không đúng trong các câu sau?
Cây xanh vừa hấp thụ, vừa phản xạ âm thanh.
Hơi nước trong không khí không hấp thụ âm thanh.
Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
Bài 17:
Câu 34/ Nhận xét nào sau đây là đúng khi cọ xát nhiều vật?
A. Có khả năng đẩy các vật khác.
B. Thước nhựa sau khi cọ xát có tính chất đẩy các vật khác.
C. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút vâït khác.
D. Thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát không có khả năng hút hoặc đẩy các vật khác.
Câu 35/ Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Trong các câu giải thích sau câu nào đúng?
Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
Do cọ xát mạnh.
Bài 18:
Câu 36/ Hai thanh nhựa nhiễm điện cùng loại đưa lại gần nhau, chúng tương tác với nhau như thế nào?
A. Hút nhau. B. Đẩy nhau.
C. Không hút, không đẩy. D. Vừa hút, vừa đẩy.
Câu 37/ Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thuỷ tinh và thanh nhựa bị nhiễm điện chứng tỏ điều gì?
A. Chúng đều bị nhiễm điện. B. Chúng nhiễm điện cùng loại.
C. Chúng nhiễm điện khác loại. D. Chúng không nhiễm điện.
Câu 38/ Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thuỷ tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?
A. Dương. B. Aâm vì thuỷ tinh nhiễm điện dương.
C. Vừa nhiễm điện dương, vừa điện âm. D. Không nhiễm điện.
Bài 19:
Câu 39/ Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất khi nói về dòng điện?
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Dòng điện là dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng.
Dòng điện là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng.
Dòng điện là dòng điện tích.
Câu 40/ Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây. Hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Chiếc pin tròn đặt trên bàn. B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.
C. Một mảnh nilông đã được cọ xát. D. Dòng điện trong nhà đang ngắt cầu dao.
Bài 20:
Câu 41/ Câu phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật dẫn điện?
A. Vật cho điện tích đi qua. B. Vật cho êlectrôn đi qua.
C. Vật cho dòng điện đi qua. D. Vật có khả năng nhiễm điện.
Câu 42/ Ba vật liệu nào sau đây thường dùng để làm vật cách điện?
A. Sơn, gỗ, cao su. B. Nhựa, sứ, không khí.
C. Nhựa, sứ, thuỷ tinh. D. Nilông, sứ, nước nguyên chất.
Câu 43/ Câu kết luận nào sau đây là đúng nhất khi nói về dòng điện trong kim loại?
Là dòng điện tích dịch chuyển có hướng.
Là dòng các êlectrôn tự do.
Là dòng các điện tích dương tự do dịch chuyển có hướng.
Là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Bài 21:
Câu 44/ Sơ đồ mạch điện có tác dụng gì?
Giúp các thợ điện dựa vào đó mắc mạch điện đúng như yêu cầu.
Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện.
Mô tả mạch điện đơn giản trong thực tế.
Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 45/ Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều dòng điện?
Là chiều chuyển dời có hướng của các điện tích.
Là chiều dịch chuyển của các êlectrôn.
Là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
Là chiều từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện.
Bài 22:
Câu 46/ Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong những dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Cầu chì. B. Quạt điện.
C. Bóng đèn bút thử điện. D. Không có trường hợp nào.
Câu 47/ Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong những dụng cụ nào sau đây?
A. Aám điện. B. Máy thu hình.
C. Bàn là. D. Máy sưởi điện.
Câu 48/ Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?
A. Công tắc. B. Máy bơm nước chạy điện.
C. Đèn báo của tivi. D. Dây dẫn điện ở gia đình.
Bài 23:
Câu 49/ Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?
A. Mảnh nilông được cọ xát mạnh.
B. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin.
D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
Câu 50/ Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của dòng điện được biểu hiện như thế nào? Hãy chọn câu trả lời sai.
A. Làm tim ngừng đập. B. Làm các cơ co giật.
C. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. D. Tất cả các câu trên đều không đúng.
Bài 24:
Câu 51/ Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 HS phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào là sai?
A. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
B. Đèn chưa sáng khi số chỉ của ampe kế còn rất nhỏ.
C. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
D. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
Câu 52/ Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Liên hệ giữa ampe với miliampe là: 1A = 1000mA.
Liên hệ giữa miliampe với ampe là: 1mA = 0,01A.
Đơn vị của cường độ dòng điện là: ampe, kí hiệu là A.
Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế và miliampe kế.
Câu 53/ Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).
A. Ampe kế có giới hạn đo: 100mA. B. Ampe kế có giới hạn đo: 2A.
C. Ampe kế có giới hạn đo: 0,5A. D. Ampe kế có giới hạn đo: 1A.
Bài 25 + 26:
Câu 54/ Phát biểu nào dưới đây là sai?
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 3V.
Hiệu điện thế giữa hai cực của pin tròn là 1,5V.
Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
Hiệu điện thế ở cực dương của pin là 1,5V.
Câu 55/ Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của hiệu điện thế?
A. Vôn, được kí hiệu là V. B. Ampe, được kí hiệu là A.
C. Milivôn, được kí hiệu là mV. D. Kilôvôn, được kí hiệu là kV.
Câu 56/ Vôn kế là dụng cụ dùng để làm gì?
A. Đo cường độ dòng điện.
B. Đo hiệu điện thế tại một điểm trên mạch điện.
C. Đo hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
D. Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện.
Câu 57/ Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế?
Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Giữa hai cực của một acquy trong mạch kín.
Giữa hai đầu của một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện.
Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn.
Câu 58/ Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào dây tóc của bóng đèn bị đứt?
A. 220V B. 110V.
C. 200V. D. 300V.
Bài 29:
Câu 59/ Câu phát biểu nào dưới đây là đúng nhất, khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V?
Dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm gì.
Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người và gây nguy hiểm gì.
Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm.
Dòng điện không thể đi qua cơ thể người.
Câu 60/ Phát biểu nào dưới đây là sai?
Dây chì to, nhỏ khác nhau đều nóng chảy ở cùng một nhiệt độ.
Các cầu chì ghi số khác nhau đều bị đứt với những dòng điện có cường độ bằng nhau.
Dây chì to, nhỏ khác nhau bị đứt với những dòng điện có cường độ khác nhau.
Cầu chì sẽ đứt khi cường độ dòng điện chạy qua nó lớn hơn số ghi trên cầu chì.
II/ 15 CÂU TRẮC NGHIỆM DẠNG GHÉP ĐÔI:
Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu có nghĩa.
Câu 1/ Bài 1
Cột A
Cột B
1. Nguồn sáng
2. Vật sáng
3. Mặt Trăng
4. Mặt Trời
a. là vật sáng.
b. là nguồn sáng.
c. là những vật tự phát ra ánh sáng.
d. là những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu 2/ Bài 2
Cột A
Cột B
1. Đường truyền của ánh sáng trong
không khí
2. Chùm sáng song song
3. Chùm sáng hội tụ
4. Chùm sáng phân kì
a. gồm các tia sáng, giao nhau trên đường truyền.
b. là đường thẳng.
c. gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền.
d. gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền.
Câu 3/ Bài 3
Cột A
Cột B
1. Bóng tối
2. Bóng nửa tối
3. Nhật thực
4. Nguyệt thực
a. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
b. không nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
c. xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
d. xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 4/ Bài 4
Cột A
Cột B
1. Góc hợp bỡi tia tới và gương là 30o
2. Góc hợp bỡi tia tới và tia phản xạ là 30o
3. Góc hợp bỡi tia tới và gương là 40o
4. Góc hợp bỡi tia phản xạ và gương là 50o
a. thì góc phản xạ là 40o.
b. thì góc phản xạ là 30o.
c. thì góc phản xạ là 60o.
d. thì góc phản xạ là 50o.
Câu 5/ Bài 5
Cột A
Cột B
1. Aûnh của một vật tạo bỡi gương phẳng
2. Hai tia tới từ S tới gương phẳng
3. Hai vật như nhau đặt trước gương phẳng
4. Hai tia tới sông song tới gương phẳng
a. cho hai ảnh cao bằng nhau.
b. cho hai tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S/.
c. cho hai tia phản xạ có đường kéo dài không gặp nhau.
d. là ảnh ảo không hướng được trên màn chắn.
Câu 6/ Bài 7
Cột A
Cột B
1. Aûnh tạo bỡi gương cầu lồi
2. Aûnh tạo bỡi gương phẳng
3. Gương cầu lồi
4. Gương phẳng
a. là ảnh ảo lớn bằng vật.
b. là ảnh ảo nhỏ hơn vật.
c. có mặt phản xạ là mặt phẳng.
d. có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu.
Câu 7/ Bài 11
Cột A
Cột B
1. Các vật phát ra âm
2. Số dao động trong một giây
3. Aâm phát ra càng cao
4. Aâm phát ra càng thấp
a. gọi là tần số.
b. khi tần số dao động càng nhỏ.
c. đều dao động.
d. khi tần số dao động càng lớn.
Câu 8/ Bài 12
Cột A
Cột B
1. Biên độ dao động càng lớn
2. Biên độ dao động càng nhỏ
3. Độ to của âm được đo bằng đơn vị
4. Đơn vị của tần số là
a. đêxiben (dB).
b. âm càng to.
c. hec (Hz).
d. âm càng nhỏ.
Câu 9/ Bài 14
Cột A
Cột B
1. Aâm dội lại khi gặp một mặt chắn
2. Aâm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp 1/15 giây.
3. Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề
4. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn
a. phản xạ âm tốt.
b. là âm phản xạ.
c. gọi là tiếng vang.
d. phản xạ âm kém.
Câu 10/ Bài 17
Cột A
Cột B
1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật
2. Vật nhiễm điện có khả năng
3. Thanh nhựa nhiễm điện âm
4. Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương
a. đẩy một thanh nhựa nhiễm điện âm.
b. hút một thanh nhựa nhiễm điện âm.
c. bằng cách cọ xát.
d. hút các vật khác.
Câu 11/ Bài 18
Cột A
Cột B
1. Các vật nhiễm điện cùng loại
2. Các vật nhiễm điện khác loại
3. Vật nhiễm điện âm nếu
4. Vật nhiễm điện dương nếu
a. thì hút nhau.
b. nhận thêm êlectrôn.
c. mất bớt êlectrôn.
d. thì đẩy nhau.
Câu 12/ Bài 20
Cột A
Cột B
1. Chất dẫn điện
2. Chất cách điện
3. Dòng điện
4. Dòng điện trong kim loại
a. là chất không cho dòng điện đi qua.
b. là chất cho dòng điện đi qua.
c. là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
d. là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 13/ Bài 23
Cột A
Cột B
1. Dòng điện có tác dụng từ
2. Dòng điện có tác dụng sinh lí
3. Dòng điện
4. Dòng điện có tác dụng hoá học
a. có 5 tác dụng.
b. vì nó tách đồng ra khỏi dung dịch.
c. vì nó có thể làm quay kim nam châm.
d. khi đi qua cơ thể người và các động vật.
Câu 14/ Bài 25
Cột A
Cột B
1. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực
2. Đơn vị đo hiệu điện thế
3. Dùng ampe kế để đo
4. Dùng vôn kế để đo
a. vôn (V).
b. của nó một hiệu điện thế.
c. hiệu điện thế.
d. cường độ dòng điện.
Câu 15/ Bài 29
Cột A
Cột B
1. Cơ thể người
2. Làm việc với hiệu điện thế nhỏ hơn 40V
3. Nắp cầu chì
4. Làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên
a. là một vật không dẫn điện.
b. gây nguy hiểm với cơ thể người.
c. không gây nguy hiểm với cơ thể người.
d. là một vật dẫn điện.
III/ 15 CÂU TRẮC NGHIỆM DẠNG ĐÚNG – SAI:
Hãy chọn câu trả lời đúng hay sai trong các câu sau.
Câu 1/ Một bạn HS phát biểu: “Mắt ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ mắt phát ra truyền đến vật”. Câu phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 2/ Bạn Nam phát biểu: “Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng”. Nam phát biểu như vậy đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 3/ Trong một lần làm thí nghiệm Bình nhận xét: “Aûnh ảo tạo bỡi gương phẳng hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật”. Bình nhận xét như vậy đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 4/ Nam nhận xét về tác dụng của gương cầu lõm như sau: “Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. Nam nhận xét như thế dúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 5/ “Aâm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng nhỏ”. Phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 6/ “Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí, trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng”. Phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 7/ “Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người”. Nhận xét về ô nhiễm tiếng ồn trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 8/ “Một vật nhiễm điện dương nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện âm nếu mất bớt êlectrôn”. Kết luận trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 9/ “Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng”. Phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 10/ “Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện”. Nhận
File đính kèm:
- 100 cau hoi trac nghiem vat li 7.doc