30 bài toán hỗn hợp - Lớp 10

1. Cho hỗn hợp X gồm 10 gam Mg và Cu hoà tan vào dung dịch HCl dư, thu được 3,733 lít khí H2 (đktc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là (cho Mg = 24; Cu = 64)

A. 50% B. 40% C. 35% D. Kết quả khác

2. Hoà tan hoàn toàn 1,38 gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al là: (cho Al = 27; Fe = 56)

A. 29,35% B. 40% C. 58,69% D. 39,13% E. 38,17%

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 30 bài toán hỗn hợp - Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Bài toán hỗn hợp - Lớp 10 1. Cho hỗn hợp X gồm 10 gam Mg và Cu hoà tan vào dung dịch HCl dư, thu được 3,733 lít khí H2 (đktc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là (cho Mg = 24; Cu = 64) A. 50% B. 40% C. 35% D. Kết quả khác 2. Hoà tan hoàn toàn 1,38 gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al là: (cho Al = 27; Fe = 56) A. 29,35% B. 40% C. 58,69% D. 39,13% E. 38,17% 3. Hoà tan 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí hidro thoát ra. Khối lượng của muối clorua thu được là: (cho Al = 27; Fe = 56 ; Cl = 35,5) A. 40,5 gam B. 45,5 gam C. 55,5 gam D. 65,5 gam 4. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 1,12 lít khí ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là : (cho Mg = 24; Fe = 56 ; Zn = 65; Cl = 35,5) A. 15,5 gam B. 14,65 gam C. 13,55 gam D. 12,5 gam 5. Cho 14,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 6,72 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là : (cho Mg = 24; Fe = 56 ; Zn = 65; O = 16; S = 32) A. 43,9 gam B. 43,3 gam C. 44,5 gam D. 34,3 gam 6. Cho 2,84 gam hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít CO2 ở đktc và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là : (cho Cl = 35,5; O = 16; C = 12) A. 2,84 g B. 3,17 g C. 3,5 g D. 3,6 g 7. Hòa tan hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II trong dung dịch axit HCl dư thu được 6,72 lít CO2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng 2 muối cacbonat ban đầu là bao nhiêu? (cho Cl = 35,5; O = 16; C = 12) A. 3 g B. 3,1 g C. 3,2 g D. 3,3 g 8. Hoà tan hoàn toàn 1,56 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng thấy thu được 1,008 lit khí hidro (đktc). Khối lượng muối sunfat thu được là: (cho O = 16; S = 32) A. 5,88 gam B. 8,58 gam C. 5,97 gam D. không xỏc định 9. Cho 37,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng với 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M tới phản ứng hoàn toàn. Thể tích dung dịch NaOH 1 M cần cho vào dd sau phản ứng để có kết tủa lớn nhất là : A. 2 lít B. 3 lít C. 4 lít D. 5 lít 10. Oxi hóa hoàn toàn 14,3 gam hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi thu được 22,3 gam hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối tạo ra là: (cho Fe = 56 ; Zn = 65; O = 16; Cl = 35,5) A. 36,6 gam B. 32,05 gam C. 49,8 gam D. 48,9 gam 11. Cho 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch H2SO4 0,1M. Khối lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là: (cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Zn = 65) A. 5,81 gam B. 5,18 gam C. 6,18 gam D. 6,81 gam 12. Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng khối lượng dung dịch HCl tăng thêm 7,8 gam. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là ; (cho Al = 27; Fe = 56 ; Cl = 35,5) A. 26,05 gam B. 2,605 gam C. 13,025 gam D. 1,3025 gam 13. Hòa tan 20 gam hỗn hợp gồm nhiều oxit kim loại, cần vừa đủ 100ml dung dịch HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch, lượng muối clorua khan thu được là: (cho O = 16; Cl = 35,5) A. 21,1 gam B. 24 gam C. 25,2 gam D. 26,1 gam 14. Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (có hoá trị không đổi), trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí ở đktc và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 1,38 gam B. 1,83 gam C. 1,41 gam D. 2,53 gam 15. Hoà tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl thu được dung dịch  và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 5, 71 gam muối khan. Thể tích (lít) khí B thoát ra ở đktc là: A. 2,24 B. 0,224 C. 1,12 D. 0,112 16. Hoà tan hoàn toàn 5,8 gam muối cacbonat của kim loại M (MCO3) bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch G1 và một chất khí. Cô cạn dung dịch G1 thu được 7,6 gam muối sunfat trung hoà, khan. Công thức hoá học của muối cacbonat là: (cho Ba =137; Sr = 88 ; S= 32; O = 16; Ca =40; Mg = 24) A. MgCO3 B. FeCO3 C. BaCO3 D. CaCO3 17. Nung 0,1 mol hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 4,64 gam hỗn hợp 2 oxit. Vậy 2 kim loại đó là : (cho Ba =137; Fe = 56 ; C= 12; O = 16; Ca =40; Mg = 24) A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Ca và Sr D. Sr và Ba 18. Cho hỗn hợp muối CaCO3 và NaHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa. Số mol hỗn hợp muối là (mol) : A. 0,1 B. 0,05 C. 0,15 D. 0,075 19. Cho từ từ bột Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Khối lượng bột Fe đó tham gia phản ứng là: ( cho Fe = 56; Cu = 64) A. 5,6 gam B. 0,056 gam C. 0,56 gam D. 0,28 gam 20. Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Giá trị của V (lít) là: (Cho Mg = 24; Zn = 65; Fe = 56; S = 32; O = 16) A. 6,72 B. 13,44 C. 22,4 D. 4,48 21. Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Khối lượng (gam) của CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là: (Cho Cu = 64; Fe = 56; Cl = 35,5; O = 16) A. 2,7 và 3,25 B. 3,25 và 2,7 C. 0,27 và 0,325 D. 0,325 và 0,27 22. Cho a gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Giá trị của a (gam) là: (Cho Cu = 64; Fe = 56; Cl = 35,5; O = 16) A. 1,6 B. 2,4 C. 3,2 D. 3,6 23. Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Nồng độ mol của dung dịch HCl là: (Cho Cu = 64; Fe = 56; Cl = 35,5; O = 16) A. 0,5 M B. 1 M C. 1,5 M D. 2 M 24. Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. V (ml) có giá trị là: (Cho Cu = 64; Fe = 56; Cl = 35,5; O = 16) A. 50 B. 100 C. 150 D. 200 25. Hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho hỗn hợp tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là: A. 2:1 B. 1:2 C. 1:1 D. 1:3 26. Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 ( trong đó mỗi chất chiếm 50% khối lượng) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là. (Cho Cu = 64; Fe = 56; Cl = 35,5; O = 16) A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:3 27. Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 ( có khối lượng bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối. Tỉ số khối lượng của 2 muối thu được là: (Cho Cu = 64; Fe = 56; Cl = 35,5; O = 16) A. 0,38 B. 0,83 C. 0,50 D. không xác định được 28. Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng chất rắn A là : (Cho Cu = 64; Fe = 56) A. 4,08 gam B. 6, 16 gam C. 7,12 gam D. 8,23 gam 29. Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2g X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24lớt hiđro (ở đktc). A, B là hai kim loại: (cho Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Cs = 133) A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. 30. Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong nhúm IIA vào dd HCl thu được 1,12 lit CO2 ở đktc. Xỏc định kim loại A và B là: ( cho Mg = 24 ; Ca = 40 ; Sr = 88 ; Ba = 137) A. Be và Mg B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.

File đính kèm:

  • doc30 BAI TOAN HON HOP.doc