ĐỀ SỐ 1:
Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu 1 : Tại sao dân số ở nước ta đang nổi lên như một trong những vấn đề cấp bách nhất?
Phần tự chọn: Thí sinh chọn câu II.a hoặc câu II.b
Câu 2a: Theo chương trình THPT không phân ban (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
108 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 30 đề tự luận luyện thi đại học, tốt nghiệp môn địa lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 ĐỀ TỰ LUẬN LUYỆN THI ĐẠI HỌC, TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA LÝ
nguyentusgd truy xuất từ:
Đĩa CD của Nhóm Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh - SSDG
ĐỀ SỐ 1:
Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu 1 : Tại sao dân số ở nước ta đang nổi lên như một trong những vấn đề cấp bách nhất?
Phần tự chọn: Thí sinh chọn câu II.a hoặc câu II.b
Câu 2a: Theo chương trình THPT không phân ban (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Năm
Cơ cấu giá trị thị trường nhập khẩu (%)
Đông Nam Á
Trung Quốc – Đông Bắc Á
EU
Nước khác
2000
28,5
34,9
8,4
28,2
2002
24,2
36,2
9,3
31,3
Anh (chị) hãy:
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị thị trường nhập khẩu chính của nước ta thời gian gần đây
2/ Nêu nhận xét và phân tích ý nghĩa của sự thay đổi đó
Câu 2b. Theo chương trình THPT phân ban
Địa hình đồi núi thấp (<1000m) có ý nghĩa thế nào đối với các hoạt động sản xuất của nhân dân ta?
Những vấn đề cần đặt ra trong khai thác những thế mạnh kinh tế trên địa hình đó để bảo đảm cho việc phát triển bền vững, lâu dài
Đáp án đề số 1:
Câu 1: Dân số nước ta đang nổi lên như một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay vì:
1. Dân số là nguồn nhân lực quan trong để phát triển kinh tế đất nước
- Người lao động (một bộ phận của dân số) là lực lượng sản xuất của xã hội. Không có lực lượng lao động thì không thể phát triển kinh tế - xã hội
- Dân số là lực lượng tiêu dùng, là cơ sở hình thành thị trường tiêu thụ rộng lớn, kích thích các nghành sản xuất phát triển
- Nước ta có 54 dân tộc, mức sống của bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Do đó phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng dân tộc ít người
- Nhìn chung, chính sách dân số gắn liền với chiến lược con người. Không có chính sách dân số hợp lí thì khó có thể phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
2. Dân số nước ta tăng nhanh
- Vào nửa cuối thế kỉ XX, hiện tượng bùng nổ dân số đã diễn ra ở nước ta; thời kì 1965 – 1975 mức tăng trung bình là 3%. Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, nên mức tăng dân số có giảm nhưng còn chậm; thời kì 1979 – 1989 mức tăng trung bình là 2,1%; thời kì 1989 – 1999, mức tăng trung bình là 1,7%; năm 2004: 1,4%
- Nhìn chung, tỉ lệ gia tăng dân số vẫn ở mức cao, mỗi năm dân số vẫn tăng hơn một triệu người. Hiện nay, số dân nước ta đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới
3. Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế
Trong điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay, sức ép của dân số rất lớn:
- Đối với việc phát triển kinh tế
- Đối với vấn đề xã hội (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở)
- Đối với tài nguyên môi trường
- Đối với chất lượng cuộc sống
4. Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí đã hạn chế sự tăng trưởng kinh tế – xã hội
- Sự phân bố dân cư không đều:
+ Giữa miền núi và đồng bằng
+ Giữa thành thị và nông thôn
- Hậu quả, hạn chế:
+ Đối với việc khai thác các thế mạnh nguồn tài nguyên của từng vùng
+ Đối với khía cạnh phát triển về xã hội (chất lượng cuộc sống, văn hóa, xã hội) của dân cư ở trung du, miền núi
+ Khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động
Câu 2a.
1. Vẽ biểu đồ cơ cấu kim nghạch của thị trường nhập khẩu
- Biểu đồ thích hợp: biểu đồ tròn có quy mô (bán kính) khác nhau:
R (2000) < R (2002)
- Vẽ đúng tỉ lệ giá trị của mỗi thị trường nhập khẩu vào từng thời điểm
- Ghi chú giải các thị trường. Nội dung biểu đồ biểu thị.
2. Nhận xét, giải thích
- Nhận xét:
+ Trong những năm gần đây, cơ cấu giá trị thị trường nhập khẩu của nước ta đã thay đổi nhanh phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế
+ Năm 2000, thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu là khu vực Trung Đông và Đông Bắc Á, giá trị nhập khẩu chiếm 34,9%; tiếp sau là thị trường Đông Nam Á 28,5%, thị trường EU chỉ chiếm 8,4%, thị trường các nước khác cũng khá cao với 28,2%
+ Năm 2002, kim nghạch nhập khẩu đã thay đổi, thị trường Trung Đông và Đông Bắc Á tăng lên đạt 36,2% (Tăng 1,3%), thị trường Đông Nam Á, giảm mạnh (giảm 4,3%; thị trường EU và các nườc khác tăng lần lượt là 0,9% và 3,1%)
- Giải thích:
+ Xu hướng thay đổi thị trường nhập khẩu trước hết thể hiện phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ kinh tế của nước ta, thể hiện việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại
+ Sự điều chỉnh thị trường còn thể hiện xu thế hội nhập và tư thế tự chủ của nền kinh tế; cho phép ta chủ động tìm kiếm thị trường nhập khẩu có lợi nhất
+ Với 60,2% giá trị kim nghạch nhập khẩu thuộc về thị trường châu Á, đã thể hiện xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực ASEAN, APEC của nước ta
+ Trong hoạt động xuất nhập khẩu có những đổi mới về cơ chế quản lí; mở rông quyền hoạt động kinh tế đối ngoại cho các nghành và các địa phương
Câu 2b.
Chiếm ¾ diện tích cả nước, địa hình đồi núi nước ta có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1. Thuận lợi
- Sản xuất nông – lâm nghiệp:
+ Trên các cao nguyên có độ cao dưới 1000m, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên nơi có địa hình tương đối phẳng, trải rộng với nhiều loại đất feralit có độ phì cao như đất đỏ badan, đất đỏ đá vôi, là khu vực thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới quy mô lớn: cà phê, cao su, chè; Ở đây còn có thể phát triển chăn nuôi gia súc lớn nhờ có nhiều đồng cỏ tốt
+ Ở các vùng đồi núi thấp dưới 500m thuộc khu trung du Bắc Bộ có thể phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, những bậc thềm Đông Nam Bộ có nhiều đất xám phù sa cổ rất thuận lợi để trồng cao su, cà phê, điều, hồ tiêu và các loại cây ăn quả khác
+ Nhiều vùng đồi núi thấp khu Đông Bắc, Tây Bắc, sườn đông dãy Trường Sơn là dạng đất trống, đồi núi trọc; Ở đây cần thiết phải đẩy mạnh việc trồng rừng phòng hộ hoặc lấy gỗ. Riêng vùng núi Bắc Trung Bộ, Bắc và Nam Tây Nguyên là nơi diện tích rừng còn khá lớn có thể phát triển nghành khai thác rừng và chế biến gỗ
- Phát triển công nghiệp:
+ Nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như than đá, sắt, đồng, thiếc, bô xít, apatit, đá vôi. Đây là cơ sở để phát triển các nghành công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng
+ Trên bậc thềm các cao nguyên, nơi đầu nguồn các sông lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Đồng Nai và sông Xê Xan) có thể khai thác nguồn năng lượng thủy điện
- Khai thác dịch vụ du lịch
+ Vùng núi, cao nguyên cao trên 1500m có khí hậu á nhiệt đới, có thể xây dựng thành các trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tốt (Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Đà Lạt)
+ Những nơi có địa hình cácxto với các hang động hùng vĩ, kì thú là các địa điểm thu hút nhiều khách tham quan du lịch (Phong Nha, Hạ Long)
2.Khó khăn
- Trong môi trường nhiệt đới ẩm, gió mùa, đồi núi nước ta bị xâm thực, xói mòn mạnh ở những nơi thiếu lớp thực vật che phủ, do dó nhiều đồi trung du đã bị thoái hóa thành vùng đất trống đồi trọc
- Mặt khác địa hình hiểm trở, sông ngòi nhiều thành ghềnh gây trở ngại cho giao thông và phát triển kinh tế. Vào mùa mưa, nạn núi lở, đất trượt làm hư hỏng các công trình giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của dân cư miền núi
- Nạn thiếu đất canh tác và khan hiếm nước mặt ở những vùng địa hình đá vôi là những khó khăn lớn cho cuộc sống dân cư miền núi (các cao nguyên Đồng Văn, Bắc Hà)
3. Những vấn đề cần quan tam để bảo đảm sự bền vững trong khai thác
- Trong nông – lâm nghiệp
+ Việc canh tác trên đất dốc cần có biện pháp kĩ thuật thích hợp để hạn chế xói mòn, rửa trôi kết hợp với trồng cây và xây dựng các công trình thủy lợi
+ Có kế hoạch trồng và bảo vệ rừng ở những nơi vừa khai thác nhằm hạn chế xói mòn, bảo đảm tình trạng cân bằng sinh thái
+ Lập rừng quốc gia để bảo toàn các nguồn gen động thực vật quý hiếm, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới ẩm của nước ta
- Trong công nghiệp
+ Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông, năng lượng phục vụ cho sản xuất và dân cư
+ Trong khai thác nguyên liệu và chế biến khoáng sản, việc xử lí nguồn nước và các chất thải công nghiệp được chú ý đúng mức để khỏi ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu có dân cư đông đúc
- Trong phát triển du lịch:
Đồi núi nước ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp: hang động, vịnh đảo, bãi biển nhiệt đới; trong khai thác, xây dựng cần chú ý đến sự hài hòa, không làm phá vỡ thiên nhiên, không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường du lịch
ĐỀ SỐ 2
Phần chung cho tất cả các thí sinh
Câu 1
Vị trí địa lí là nguồn lực quan trọng của một quốc gia. Anh (chị) hãy:
1. Nêu đặc điểm của vị trí, giới hạn và hình thể lãnh thổ nước ta
2. Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đó đối với việc định hướng phát triển các ngành kinh tế trong thời kì Đổi mới
Phần tự chọn: Thí sinh chọn câu II.a hoặc câu II.b
Câu 2a.Theo chương trình THPT không phân ban
Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và xã hội ở Tây Nguyên với việc phát triển cây cà phê, cao su, chè
Câu 2b.Theo chương trình THPT phân ban
Đồng bằng sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Hãy phân tích các thế mạnh chủ yếu của vùng này
Đáp án đề số 2:
Câu 1
1. Về mặt vị trí địa lí
a. Tự nhiên
- Việt Nam nằm ở bờ đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
- Trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó thiên nhiên nước ta khác hẳn với nhiều nước cùng vĩ độ (Tây Á, Tây Phi)
- Nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
- Nước ta giáp biển Đông, một vùng biển rông lớn, giàu tiềm năng
b. Kinh tế – xã hội
- Việt Nam nằm trên đường hàng hải, hàng không và tuyến đường bộ quốc tế quan trọng, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á đại dương
- Trong khu vựv kinh tế sôi động của thế giới: vùng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á)
2. Giới hạn và hình thể lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam ngày nay bao gồm các bộ phận:
- Phần lục địa: diện tích 329.297km2 (theo Niên giám Thống kê 2003), có giới hạn trong khung tọa độ: phía Bắc: 23o23’B, phía Nam: 8o34’B; phía Tây: 102o10’Đ, phía Đông: 109o24’Đ. Dải đất liền nước ta hẹp ngang, kéo dài 15o vĩ tuyến, theo hình chữ S
- Vùng biển rộng gấp nhiều lần so với vùng đất liền
- Vùng trời: là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm trên toàn lãnh thổ nước ta
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội
- Trong giao thông, dịch vụ:
Nhờ vị trí nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam đóng vai trò là nơi trung chuyển hàng hóa qua lại giữa các thị trường châu Á và châu Đại Dương, Đông Bắc Á và Đông Nam Á bằng đường bộ và đường hàng không
- Trong nông nghiệp
Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao, độ ẩm có sự phân hóa theo mùa tạo điều kiện cho nước ta phát triên mạnh một nền công nghiệp thâm canh cả các nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những thành tựu trong sản xuất các mặt hàng nông sản gần đây đã nói lên tiềm năng to lớn đó
- Trong công nghiệp:
+ Với vị trí trên cả hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nước ta có nguồn khoáng sản nội sinh đa dạng, tuy trữ lượng không lớn nhưng cũng đủ điều kiện thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu cho nhiều nghành công nghiệp cơ bản trong nước
+ Nước ta còn là nơi giao lưu của các luồng thực vật và động vật di lưu từ phương Bắc và phương Nam đến, làm cho số lượng giống, loài động thực vật càng phong phú. Đây là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp với nhiều giống cây trồng vật nuôi đa dạng
- Hạn chế:
+ Do hình thể hẹp và kéo dài theo vĩ độ, đặc điểm này gây nhiều trở ngại cho việc bảo vệ an ninh kinh tế, giao thông vận tải Bắc – Nam, nhất là thời kì mưa bão
+ Khu vực gió mùa Đông Nam Á cũng là nơi thường xảy ra các thiên tai: lũ, bão, hạn, rét thất thường, gây tổn thất nặng nề cho sản xuất và đời sống
+ Nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới, nước ta phải thường xuyên đối mặt với nhiều làn sóng cạnh tranh từ bên ngoài, đòi hỏi nền kinh tế phải liên tục đổi mới nếu không muốn bị thua sút, tụt hậu
Câu 2a :
Điều kiện thuận lợi về tự nhiên và xã hội ở Tây Nguyên với việc phát triển cây cà phê, cao su, chè
1. Điều kiện tự nhiên:
- Có diện tích đất đỏ badan giàu chất dinh dưỡng lớn nhất nước ta, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng rất thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo: một mùa mưa, một mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
- Do ảnh hưởng của độ cao nên khí hậu có sự phân hóa: Ở các cao nguyên có độ cao 400 – 500m khí hậu khô nóng thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên chiếm 4/5 diện tích trồng cà phê cả nước. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai ở nước ta. Các cao nguyên trên 1000m có khí hậu mát mẻ, khá thuận lợi cho việc trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới. Cây chè đã được trồng ở Lâm Đồng, Gia Lai.
2. Điều kiện xã hội:
- Là vùng thưa dân nhất cả nước nhưng việc phát triển vùng chuyên canh đã được bổ sung nguồn lao động dồi dào từ nhiều vùng khác nhau của đất nước.
- Bên cạnh các nông trường quốc doanh sản xuất tập trung, việc phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn đã góp phần tận dụng sức lao động, mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất.
- Các nông trường, vùng chuyên canh nằm dọc các tuyến đường tạo điều kiện giao lưu kinh tế, xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp của Tây Nguyên.
- Thị trường cà phê, cao su, chè ngày càng mở rộng, nếu đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng, Tây Nguyên có thể xuất khẩu những mặt hàng này nhiều hơn nữa.
- Lương thực, thực phẩm cho nhân dân ở Tây Nguyên được đảm bảo tốt hơn, tạo điều kiện ổn định diện tích trồng các cây công nghiệp lâu năm.
Câu 2b : Các thế mạnh chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
1. Về vị trí địa lí của ĐBSH
- Bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, tiếp giáp với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (nơi giàu tài nguyên lâm sản và nguồn trữ lượng thủy năng lớn nhất nước).
- Thông suốt với Bắc Trung Bộ, một vùng kinh tế năng động đang phát triển.
- Nằm kề liền với vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
2. Tài nguyên thiên nhiên
- Đất được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp là tài nguyên có giá trị lớn của đồng bằng sông Hồng (tổng lượng phù sa hàng năm khá lớn, bồi đắp cho ĐBSH tương đối màu mỡ)
- Tài nguyên nước rất phong phú. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn tưới tiêu nước dồi dào cho đồng ruộng, giúp cho nền nông nghiệp thâm canh trồng lúa nước phát triển
- Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại có mùa đông lạnh và mưa phùn, tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở ĐBSH.
- Việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển (chiếm hơn 10% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước); ngoài ra ở các vùng biển còn phát triển nghề đánh bắt cá, làm muối v.v
- Tài nguyên khoáng sản đáng kể là đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), tiềm năng khí đốt (Thái Bình).
3. Điều kiện kinh tế – xã hội
- Có lực lượng lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp phong phú (nhất là việc trồng lúa nước, trình độ thâm canh cao). Ở đô thị, chất lượng người lao động vào loại hàng đầu của đất nước.
- Cơ sở hạ tầng của ĐBSH vào loại tốt nhất so với nhiều vùng khác trong cả nước (nhiều quốc lộ được nâng cấp, mạng lưới đường thủy, đường hàng không phát triển).
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cho các nghành kinh tế ngày càng hoàn thiện (hệ thống các công trình thủy lợi; cá trạm , trại bảo vệ cây trồng vật nuôi)
- Tập trung nhiều làng nghề truyền thống
- ĐBSH ở rìa trung du, lại có bờ biển dài và thủ đô Hà Nội lâu đời với nhiều di tích lịch sử, do đó có thể phát triển mạnh ngành du lịch. Các địa danh du lịch hấp dẫn: chùa Hương, Côn Sơn, Đồ Sơn, Cát Bà v.v
Hàng loạt chính sách mới của nhà nước đã giúp cho các ngành kinh tế ở ĐBSH phát triển.
ĐỀ SỐ 3
Phần chung cho tất cả các thí sinh
Câu I (3,5 điểm)
Trung du và miền núi Bắc Bộ là một trong những vùng kinh tế quan trọng của nước ta
1. Phân tích các thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện, về kinh tế biển ở vùng này
2. Tại sao lại nói: Việc phát huy các thế mạnh kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa chính trị và xã hội quan trọng?
Phần tự chọn: Thí sinh chọn câu II.a hoặc câu II.b
Câu II.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3,5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Năm
Trâu
(triệu con)
Bò
(triệu con)
Lợn
(triệu con)
Gia cầm
(triệu con)
1990
2,9
3,1
12,3
107,4
1995
3,0
3,6
16,3
142,1
2000
2,9
4,1
20,2
196,1
2002
2,8
4,1
23,2
233,3
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ cùng trong một biểu đồ các đường biểu diễn thể hiện rõ nhất tốc độ phát triển của nghành chăn nuôi ở nước ta (cho giá trị của năm 1990 = 100%)
2. Nêu nhận xét về tình hình tăng trưởng đó và giải thích nguyên nhân
Câu II.b. Theo chương trình THPT phân ban (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu về sản lượng than và điện của nước ta thời kì 1975 – 2003 sau đây
Năm
1975
1985
1990
1995
2000
2003
Than (triệu tấn)
5,2
5,7
4,6
8,4
11,6
19,0
Điện (tỉ kw/h)
2,4
5,2
8,8
14,7
26,7
41,1
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp để biểu hiện tình hình phát triển của các nghành công nghiệp nói trên trong thời gian qua
2. Nêu nhận xét tốc độ tăng trưởng của hai nghành công nghiệp trên. Giải thích nguyên nhân
Đáp án đề số 3
Câu I
1. Phân tích các thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện , về kinh tế biển
a. Khái quát
Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) gồm hai tiểu vùng: Tây Bắc và Đông Bắc. Đây là vùng có diện tích lớn nhất nước ta (gần 110000km2, dân số 11,6 triệu người năm 2003). TDMNBB có vị trí địa lí quan trọng (giáp thượng Lào, Nam Trung Quốc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ)
Đối với cả nước, đây là vùng có thế mạnh nhất về khai thác khoáng sản và thủy điện
b. Thế mạnh về khai thác khoáng sản:
- Các mỏ than lớn tập trung ở tiểu khu Đông Bắc, ỡ đây có vùng than Quảng Ninh lớn nhất nước ta; chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á (than antraxit). Nguồn than khai thác chủ yếu được dùng cho các nhà máy nhiệt điện (Phả Lại, Uông Bí) và để xuất khẩu. Hiện nay sản lượng khai thác than đã vượt mức 20 triệu tấn/năm
- Tài nguyên khoáng sản, kim loại đa dạng và phong phú: mỏ sắt ở Yên Bái, Thái Nguyên. Các mỏ kim loại màu có cả ở Tây Bắc và Đông Bắc: đồng – niken khá lớn (Sơn La), thiếc và boxit (Cao Bằng), kẽm chì ở Chợ Điền (Bắc Cạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc (Tĩnh Túc, Cao Bằng) sản xuất khoảng 1000 tấn/năm
- Các khoáng sản phi kim loại có đất hiếm (Lai Châu), đá vôi ở nhiều tỉnh, đất sét và cao lanh ở Quảng Ninh, mỏ apatit ở Lào Cai
c. Thế mạnh về khai thác thủy điện
- Trữ năng thủy điện lớn nhất nước. Nguồn thủy năng lớn ở hệ thống sông Hồng (11 triệu kw) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước; riêng sông Đà chiếm phần lớn: gần 6 triệu kw; nguồn thủy năng lớn này đang được khai thác: nhà máy Thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 nghìn kw), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1,9 triệukw). Hiện nay đang triển khai xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La (2,4 triệu kw), Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 nghìn kw)
- Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được khai thác trên nhiều phụ lưu của các con sông ở nước ta
- Việc phát triển thủy điện không những sẽ tạo ra động lực mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn giúp cho việc khai thác và chế biến của vùng được thuận lợi
d. Thế mạnh về kinh tế biển
- Vùng biển Quảng Ninh rất nhiều tiềm năng, đang phát triển năng động cùng với sự phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Vùng biển từ Móng Cái đến Quảng Yên đang đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản
- Du lịch biển – đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế của nước ta (quần thể du lịch Hạ Long)
Câu II.a
1. Vẽ biểu đồ biểu hiện tốc độ tăng trưởng của một số gia súc, gia cầm
- Xử lí số liệu: tính tỉ lệ % (lấy năm 1990= 100%)
Năm
Trâu
(triệu con)
Bò
(triệu con)
Lợn
(triệu con)
Gia cầm
(triệu con)
1990
100
100
100
100
1995
103
116
132
132
2000
100
132
164
183
2002
97
132
189
217
Vẽ biểu đồ:
+ Vẽ cùng một hệ tọa độ, biểu đồ 4 đường biểu diễn, biểu hiện chỉ số phát triển của các loại gia súc, gia cầm tương ứng với từng thời điểm
+ Ghi đầy đủ đơn vị và thời gian trên hai trục, nội dung biểu đồ
+ Ghi chú phân biệt 4 đường biểu diễn các đại lượng biểu thị
2. Nhận xét phân tích nguyên nhân
- Tình hình phát triển:
+ Từ năm 1990 đến 2002 số lượng các đàn gia súc, gia cầm đều tăng, riêng đàn trâu có giảm chút ít
+ Gia cầm có số lượng đông, tăng nhanh nhất từ 107,4 triệu con, nay tăng lên 233,3 triệu con, tương đương mức tăng 2,2 lần sau 12 năm
+ Lợn là gia súc được nuôi phổ biến ở nhiều nơi, tập trung nhất ở những vùng thâm canh cây lương thực. Số lượng đàn lợn tăng từ 12,3 triệu con lên 23,3 triệu con; tăng gần 11,9 triệu con; tức tăng 2,2%
+ Đàn bò có tốc độ tăng ít: từ 3,3 triệu con lên 4,1 triệu con
+ Đàn trâu trong thời gian gần đây có dấu hiệu suy giảm
- Nguyên nhân:
Gia cầm và đàn lợn có nhịp độ tăng khá nhanh, nhờ gần đây nền nông nghiệp nước ta đã bảo đảm lương thực cho người, nên thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm được giải quyết tốt hơn. Nước ta cũng áp dụng nhiều kĩ thuật tiên tiến trong chăn nuôi như: lai giống, chế biến thức ăn, quan tâm công tác phòng dịch, xây dựng thêm các cơ sở giết mổ, đông lạnh, đóng hộp
+ Đàn bò phát triển khá mạnh nhờ quan tâm đến lai tạo, nhập giống mới, trồng cỏ làm thức ăn, phòng trừ dịch bệnh. Vùng duyên hải miền Trung có khả năng lớn về chăn nuôi bò. Do có nhiều đồng cỏ nên Tây Nguyên phát triển việc nuôi bò thịt và bò sữa.
+ Đàn trâu có xu hướng giảm vì công việc làm đất đã được cơ giới hóa ở nhiều nơi, nhu cầu lấy sức kéo không còn lớn khiến số lượng trâu sụt giảm
Câu II.b
1. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của các nghành công nghiệp:
- Vẽ biểu đồ thích hợp: biểu đồ kết hợp cột và đường
- Vẽ đúng giá trị tăng trưởng của hai nghành công nghiệp điện và than tương ứng với từng thời điểm. Có đủ đơn vị trên hai trục giá trị
- Ghi chú giải cho hai loại sản phẩm và nội dung biểu thị
2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng, giải thích
- Nhận xét:
Nhìn chung từ năm 1975 đến năm 2003, hai nghành công nghiệp năng lượng ở nước ta đều tăng nhưng nhịp độ tăng khác nhau:
+ Giai đoạn 1975 – 1990: Công nghiệp khai thác than tăng chậm và không ổn định, thậm chí suy giảm; năm 1990 chỉ còn 4,6 triệu tấn, trong khi công nghiệp điện vẫn giữ nhịp độ tăng đều
+ Giai đoạn 1990 – 2003: Công nghiệp khai thác than bắt đầu phát triển theo chiều sâu, nhờ vậy sản lượng tăng nhanh, năm 2003 đạt 19,0 triệu tấn, gấp 3,7 lần so với năm 1975. Công nghiệp điện lực tiếp tục tăng mạnh, năm 2003 đạt 41,1 tỉ kw/h, gấp 17,1 lần so với năm 1975
- Nguyên nhân:
+ Biến động trong nghành khai thác than do giai đoạn đầu kĩ thuật công nghệ còn lạc hậu, thị trường tiêu thụ hạn chế trong nội địa. Gần đây nhờ tập trung đổi mới máy móc thiết bị, thị trường trong và ngoài nước được mở rông, nên nhiều nghành công nghiệp đã sử dụng nhiên liệu truyền thống này, do đó nghành than có nhiều vận hội mới
+ Công nghiệp điện lực tăng đều đặn trong thời gian qua nhờ nước ta đã sớm khai thác thế mạnh của các nguồn thủy điện trên sông Đà, sông Đồng Nai ; các nhà máy thủy điện mọc lên ngày càng nhiều, dựa trên nguồn thủy năng phong phú của các hệ thống sông ở miền Bắc. Nguồn nhiệt điện từ nhiên liệu than và khí đốt dồi dào trong nước. Nhu cầu điện cho công nghiệp, cho đời sống ngày càng cấp thiết đã tạo cơ hội cho công nghiệp điện lực tăng tốc, phát triển ngày càng mạnh mẽ
ĐỀ SỐ 4
Phần chung cho tất cả các thí sinh
Câu I (3,5 điểm)
Cho bản số liệu dưới đây:
Nhóm tuổi
Năm 1989
Năm 1999
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Từ 0 đến 14
20,1
18,9
17,4
16,1
Từ 15 đến 59
25,6
28,2
28,4
30,0
Từ 60 trở lên
3,0
4,2
3,4
4,7
Anh (chị) hãy:
1. Qua biểu đồ, so sánh tình hình biến động cơ cấu nam nữ và cơ cấu các nhóm tuổi trong 10 năm gần đây
2. Phân tích các mặt thuận lợi và khó khăn của cơ cấu các nhóm tuổi đối với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta hiện nay
Phần tự chọn: Thí sinh chọn câu II.a hoặc câu II.b
Câu II.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3,5 điểm)
Trình bày về hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Giải thích vì sao hai trung tâm nói trên lại phát triển mạnh về hoạt động công nghiệp?
Câu II.b. Theo chương trình THPT phân ban (3,5 điểm)
Nhiệt đới gió mùa là kiểu khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Anh (chị) hãy:
1. Trình bày những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta
2. Giải thích cơ chế hoạt động của gió mùa ảnh hưởng đến nước ta
Đáp án đề số 4
Câu I
1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nam nữ của dân số
- Biểu đồ thích hợp: Dạng biểu đồ hình thanh ngang (kiểu tháp tuổi: trục tung ở giữa chỉ nhóm tuổi, trục hoành biểu thị tỉ lệ %)
- Vẽ đúng tỉ lệ (%) nam , nữ ở mỗi nhóm tuổi lần lượt trên hai biểu đồ tương ứng với hai thời điểm 1989, 1999. Có đủ đơn vị trên hai trục
- Ghi chú phân biệt ba nh
File đính kèm:
- 30 de tu luan luyen thi tot nghiep dai hoc monDia ly.doc