Bài 1. cấu tạo nguyên tử

Dạng 1: Bài tập về thành phần nguyên tử:

*) Lý thuyết : Gọi số p, n, e trong ntử lần lượt là Z, N, E(nguyên dương)

Khi đó Z = E tống số hạt (S)= Z + N + E = 2Z + N

Trong đó: số hạt mang điện: Z+E =2Z

số hạt không mang điện: N

- Với đồng vị bền : Z ≤ N ≤ 1,52Z (*)

 

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5987 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1. cấu tạo nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Nguyên tử lớp vỏ (e mang điện tích âm) hạt nhân proton (mang điện tích + ) nơtron (không mang điện) Dạng 1: Bài tập về thành phần nguyên tử: *) Lý thuyết : Gọi số p, n, e trong ntử lần lượt là Z, N, E(nguyên dương) Khi đó Z = E tống số hạt (S)= Z + N + E = 2Z + N Trong đó: số hạt mang điện: Z+E =2Z số hạt không mang điện: N Với đồng vị bền : Z ≤ N ≤ 1,52Z (*) Riêng với Z≤ 20: Z≤N≤1,23Z Nếu bài toán cho 2 dữ kiện là tổng số hạt và số hạt mang điện, không mang điện thì lập các phương trình và giải bình thường Nếu bài cho tổng số hạt và biết số N lớn hơn số Z không nhiều hay hơn 1,2 đơn vị, ta có thể tính Z bằng cách lấy tổng số hạt trong nguyên tử chia 3. Lấy Z chính là số nguyên sát dưới kết quả vừa tính được Nếu chỉ cho tổng số hạt thì phải sử dụng biểu thức (*) để biện luận : Ta có : S =2Z + N N = S - 2Z (**) Thay (**) vào (*) ta được: Nếu bài toán cho số hạt trong ion thì ta vẫn gọi số p, n, e trong ng.tử của nó là Z, N, E. Sau đó tính số hạt e trong ion đó theo E và điện tích của ion: +) Nếu ion là Aa+ thì số e =E - a +) nếu ion là: Bb- thì số e = E +b. Nếu bài toán cho số hạt trong 1 phân tử gồm nhiều ntố khác loại hoặc ion đa ntử thì ta sẽ gọi số p, n, e trong mỗi loại ntử đó là Z, N, E, Z’, N’, E’ sau đó tiến hành lập các phương trình toán học bình thường. Ví dụ1: Nguyên tử của Nguyên tố X có cấu tạo bởi 115 hạt. Trong đó, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số hạt từng loại cấu tạo nên ntử đó. Đ/S: Z=35 Ví dụ 2: Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố là 13, số hạt n lớn hơn số hạt p không đáng kể. Xác định tên nguyên tố. Ví dụ 3: Một cation R3+ có tổng số hạt là 37. Tỉ số hạt e đối với n là 5/7. Tìm số p, e, n trong R3+? Đ/S: Al Ví dụ 4:Một hợp chất ion tạo ra từ ion M+ và ion X2-. Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt cơ bản trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31. Tìm đthn, số khối của M và X. Tìm công thức phân tử của M2X. Bài 1: Một nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Tìm số hạt p, n, e và số khối của R? Đ/S: Na Bài 2:Một nguyên tử có tổng số các hạt là 62 và có số khối nhỏ hơn 43. Tìm số p, số n, và khối lượng mol nguyên tử. Bài 3: Nguyên tử R có tổng số hạt là 115 và có số khối là 80. Tìm điện tích hạt nhân của R? Bài 4: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm số p, n, e và số điện tích hạt nhân của R? Bài 5: Nguyên tử R có tổng số hạt trong nguyên tử là 52, số hạt không mang điện gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Xác định số hiệu ntử của R? Bài 6: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Tìm số p, n, e và số điện tích hạt nhân của R? Bài 7: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 34. Cho biết số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tố? Đ/S: Na Bài 8: Trong anion X3- tổng số hạt là 111, số e bằng 48% số khối. Tìm số p, n, e và số khối của X3-? Bài 9. Một kim loại M có khối lượng là 54. Tổng số các hạt trong M2+ là 78. Hãy xác định số thứ tự của M trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cho biết M là nguyên tố nào trong các nguyên tố dưới đây: Cr Mn Fe Co Bài 10: Cho hợp chất MX3. Trong phân tử MX3, tổng số hạt cơ bản là 196 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 8 hạt. Xác định hợp chất MX3? Đ/S: AlCl3 Viết cấu hình e của M và X? Bài 11: Tổng số hạt p, n, e trong 2 ntử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của ntử B nhiều hơn của A là 12. Xác định 2 kim loại A, B Viết các ptpư điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ 1 oxit của B Đ/S: A là Ca, B là Fe Bài 12. Một hợp chất B được tạo bởi một kim loại hóa trị II và một phi kim hóa trị I. Tổng số hạt trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110. Hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang diện của kim loại so với phi kim trong B là 2/7. Tìm A, Z của kim loại và phi kim trên? Bài 13:Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2, tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. xác định kí hiệu nguyên tử M, X và công thức phân tử MX2? Bài 14. Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt trong A là 140. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Viết cấu hình electron của M+ và X2- và gọi tên chất A. Bài 15. Trong phân tử A2B gồm ion A+ và B2- có tổng số các hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Mặt khác, người ta biết số khối của ion A+ lớn hơn trong ion B2- là 23. Tổng số hạt trong ion A+ nhiều hơn trong ion B2- là 31. * Xác định điện tích hạt nhân của A và B. * Viết cấu hình electron của các ion A+ và B2-. Bài 16: Tổng số hạt mang điện trong ion là 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B. Chuyên đề 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Dạng 2: BT về bán kính nguyên tử và khối lượng, khối lượng riêng của nguyên tử *) Lý thuyết: Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 hạt cơ bản : e, p, n. Khối lượng hạt e là : 9,1094.10-28 (g) hay 0,55.10-3 u Khối lượng hạt p là :1,6726.10-24 (g) hay 1 u Khối lượng hạt n là :1,6748.10-24 (g) hay 1 u Khối lượng nguyên tử : . Do khối lượng của cac hạt e rất nhỏ, nên coi khối lượng nguyên tử . Khối lượng riêng của một chất : . Thể tích khối cầu : ; r là bán kính của khối cầu. Liên hệ giữa D vá V ta có công thức : Bài 1. Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử của sắt lần lượt là: 1,28Ao và 56g/mol. Tính khối lượng riêng của ntử sắt biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử sắt chỉ chiếm 74%. Đ/S: 7,84g/cm3 Bài 2. Bán kính nguyên tử và khối lượng mol ntử của kẽm lần lượt là: 1,38Ao và 65g/mol. a) Tính khối lượng riêng của kẽm. Đ/S: 9,82g/cm3 b) Biết Zn ko phải là khối đặc mà có khoảng trống, thể tích thực của Zn chỉ bằng 72,5% thể tích đo được. Tính khối lượng riêng đúng của kẽm. Đ/S: 7,12g/cm3 Bài 3. a) Một ntử có bán kính nguyên tử xấp xỉ 1,28Ao và khối lượng riêng tinh thể là 7,89g/cm3. Biết rằng các ntử chỉ chiếm 74% thể tích tinh thể, còn lại là rỗng. Tính khối lượng riêng trung bình của ng.tử(g/cm3). Tính khối lượng mol ntử. Đ/S: , M=56,36g/mol b) Ng.tử Au bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44Ao và 197g/mol. Biết rằng khối lượng riêng của Au kim loại là: 19,36g/cm3. Hỏi các ntử Au chiếm bao nhiêu % thể tích trong tinh thể? Đ/S: 72% Bài 4. Nếu thừa nhận rằng ntử Ca có dạng hình cầu, sắp xếp đặc khít bên cạnh nhau thì thể tích chiếm bởi các ntử kim loại chỉ bằng 74% so với toàn khối tinh thể. Hãy tính bán kính ntử Ca (theo đơn vị Ao) biết khối lượng riêng của Ca là1,55g/cm3, và ntử khối của Ca là 40. Bài 5. Coi ntử 919F là hình cầu có bán kính 10-10m và hạt nhân cũng là 1 hình cầu có bán kính 10-14m. 1. Khối lượng của 1 ntử 919F là bao nhiêu? Đ/S: 3,154.10-23g 2. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử F = ? Đ/S: 7,535.1012g/cm3 3. Tìm tỉ số thể tích giữa ng.tử F và hạt nhân F? Đ/S: 1012 lần Bài 6. Ntử Al có bán kính 1,43A0 và có NTK là 27. Tính khối lượng riêng của ntử Al. Trong thực tế, thể tích thật chiếm bởi các ntử chỉ bằng 74% thể tích tinh thể, còn lại là khe trống. Xác định khối lượng riêng đúng của tinh thể Al. Bài 7. Cho biết KL nguyên tử của một loại đồng vị Fe là 8,96.10-23 gam, Z=26; xác định số khối, số n, nguyên tử khối của loại đồng vị trên . Bài 8. Cho biết một loại nguyên tử Fe có : 26p , 30n , 26e a. Trong 56 gam Fe chứa bao nhiêu hạt p, n , e ? b. Trong 1 kg Fe có bao nhiêu (e) c. Có bao nhiêu kg Fe chứa 1 kg (e) Bài 9. Biết rằng tỷ khối của kim loại ( Pt) bằng 21,45 g/cm3 , nguyên tử khối bằng 195 ; của Au lần lượt bằng 19,5 cm3 và 197 . Hãy so sánh số nguyên tử kim loại chứa trong 1 cm3 mỗi kim loại trên . Bài 10. Khối lượng nơtron bằng 1,6748.10-27 kg . Giả sử nơtron là hạt hình câù có bán kính là 2.10-15 m . Nếu ta giả thiết xếp đầy nơtron vào một khối hình lập phương mỗi chiều 1 cm , khoảng trống giữa các quả cầu chiếm 26% thể tích không gian hình lập phương . Tính khối lượng của khối lập phương chứa nơtron đó Bài 11. Cho biết 1 nguyên tử Mg có 12e, 12p, 12n. a) Tính khối lượng 1 nguyên tử Mg? b) 1 (mol) nguyên tử Mg nặng. 24,305 (g). Tính số nguyên tử Mg có trong 1 (mol) Mg? Chuyên đề 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Dạng 3: Bài tập về đồng vị: Xác định % các đồng vị, xác định số khối. Giả sử nguyên tố X có *) Chú ý: nếu 1 nguyên tố chỉ có 2 đồng vị X1, X2 => gọi % đồng vị 1 là a thì % đồng vị 2 là 100 - a % hay 1-a VD1. Tính thành phần % các đồng vị của C biết C ở trạng thái tự nhiên có 2 đồng vị bền là 612C, 136C. Biết nguyên tử khối trung bình của C là 12,011. Đ/S: 98,9% và 1,1% VD2. Brom có 2 đồng vị bền trong đó đồng vị 3579Br chiếm 54,5%. Tìm đồng vị thứ 2 biết NTKTB của Brom là 79,91. Đ/S: 3581Br Bài 1: Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị 6529Cu, 6329Cu với tỷ số 63Cu/ 65Cu = 105/ 245.Tính nguyên tử khối của Cu. Đ/S: 64,4 Bài 2: Cho 2 đồng vị hidro với tỷ lệ phần trăm số nguyên tử , và . a)Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố. b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo ra từ 2 loại đồng vị của 2 nguyên tố đó? Tính phân tử khối của mỗi loại đồng vị nói trên. Bài 3: Một hỗn hợp gồm 2 đồng vị có số khối trung bình là 31,1 và tỷ lệ phần trăm của các đồng vị này là 90% và 10%. Tổng số hạt cơ bản trong 2 đồng vị là 93. Số hạt không mang điện bằng 0,55 lần số hạt mang điện. Tìm số điện tích hạt nhân và số nơtron trong mỗi đồng vị Bài 4: R có 2 loại đồng vị là R1 và R2. Tổng số hạt trong R1 là 54 hạt và trong R2 là 52 hạt. Biết R1 chiếm 25% và R2 chiếm 75%. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của R. Bài 5. Nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35p. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của X? Bài 6: Một hỗn hợp gồm hai đồng vị có số khối trung bình 31,1 và tỉ lệ % của các đồng vị này là 90% và 10%. Tổng số hạt trong hai đồng vị là 93 và số hạt không mang điện bằng 0,55 lần số hạt mang điện. Tìm số Z và số notron của mỗi đồng vị? Bài 7. hòa tan 4,84g Mg kim loại bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 0,4g khí H2 Xác định NTK của Mg Mg kim loại cho ở trên có 2 đồng vị là 1224Mg và 1 đồng vị khác. Xác định số khối của đồng vị thứ 2 biết tỉ số của 2 loại đvị trên là 4:1. Đ/S: a) 24,2; b) 25 Bài 8. Một thanh đồng chứa 2 mol Cu. Trong thanh đồng đó có 2 loại đvị là 6329Cu và 6529Cu với hàm lượng tương ứng là 25% và 75%. Hỏi thanh đồng đó nặng bao nhiêu gam? Đ/S: 129g Bài 9. Dung dịch A chứa 0,4mol HCl, trong đó có 2 đồng vị 3517Cl và 3717Cl với hàm lượng tương ứng là 75% và 25%. Nếu cho dd A t/d với dd AgNO3 thu được bao nhiêu gam kết tủa? Đ/S: 57,4g Bài 10. Oxi có 3 đvị 168O, 178O, 188O, biết % các đvị tương ứng là x1, x2, x3, trong đó x1=15x2; x1-x2=21x3. Tính nguyên tử khối trung bình của oxi? HD: có x1 =15x2, x3 = 2/3x2, thay vào CT => NTKtb = 16,14 Bài 11. NTKTB của Ag là 107,87. Trong tự nhiên Ag có 2 đồng vị, trong đó 10947Ag chiếm 44%. Xác định số khối và viết kí hiệu nguyên tử của đồng vị còn lại. Đ/S: 10747Ag Bài 12. Đồng gồm 2 đvị 6529Cu, 6329Cu. a) Tính thành phần phẩn trăm 6529Cu trong CuO. Biết NTK tb của Cu = 63,546, của O = 15,9994. HD: Tính % đvị 65Cu=27,3%, tính %mCu trong CuO = 79,9% => % của đvị 65Cu trong CuO =27,3%. 79,9% = 21,01% b)Tính hàm lượng % của 6329Cu trong CuSO4.5H2O. Biết NTKtb của H=1,008; S = 32,066; Đ/S: 18,54% Bài 13. Một nguyên tố X có 3 đvị A, B, C lần lượt chiếm tỉ lệ % là: 79%, 10%, 11%. Tổng số khối của 3 đvị là 75. NTKtb của X là 24,32. Mặt khác, số n của B nhiều hơn của A là 1 hạt. a)Tìm số khối của mỗi đvị b) Biết trong A có số p = n, tìm X Đ/S: a) 24; 25; 26; b) Mg Bài 14. Cho 1 dd chứa 8,19g muối NaX t/d với lượng dư AgNO3 thu được 20,09g kết tủa Xác định NTK của X Nguyên tố X có 2 đvị, đvị 1 hơn đvị 2 là 50% tổng số ntử, hạt nhân ntử đvị 1 kém hạt nhân đvị 2 là 2n. Xác định số khối mỗi đvị. Bài 15. nguyên tố 35X có 2 đồng vị là X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện của X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 g 2040Ca tác dụng với 1 lượng X vừa đủ thì được 5,994g hợp chất. Biết tỉ lệ giữa số nguyên tử X1 và X2 bằng 605:495. Tính NTK trung bình của X, số khối của X1 và X2 Có bao nhiêu nguyên tử X1, X2 trong 1 mol nguyên tử X. Bài 16. Cho m gam kim loại X t/d vừa đủ với 7,81g khí clo thu được 14,05943 gam muối clorua với hiệu suất 95%. Kim loại X có 2 đồng vị A và B có đặc điểm: Tổng số hạt trong 2 ntử A và B bằng 186. Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2 Một hỗn hợp có 3600 ntử A và B. Nếu ta thêm vào hỗn hợp này 400 ntử A thì hàm lượng phần trăm của ntử B trong hỗn hợp sau ít hơn trong hỗn hợp đầu là 7,3%. Xác định khối lượng m và khối lượng ntử của kim loại X. Xác định số khối của A, B và số hiệu ntử Xác định số ntử A có trong khối lượng muối nói trên Bài 17. Nguyên tố A có hai đồng vị X và Y. Tỉ lệ số nguyên tử của X : Y là 45 : 455. Tổng số hạt trong nguyên tử của X bằng 32. X nhiều hơn Y là 2 nơtron. Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính nguyên tử lượng trung bình của A. ĐS: 20,1 Bài 18. Nguyên tố Argon có 3 loại đồng vị có số khối bằng 36; 38 và A. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của 3 đồng vị lần lượt bằng 0,34%; 0,06% và 99,6%. Biết 125 nguyên tử Ar có khối lượng 4997,5 u. Tính số khối A của đồng vị thứ 3 và NTK trung bình của Ar. Bài 19. Hợp chất A có công thức phân tử M2X. * Tổng số các hạt trong hợp chất là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. * Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. * Tổng số 3 loại hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. a. Xác định số hiệu, số khối của M và X. b. Cho 2,34g hợp chất A tác dụng với dung dịch M’(NO3)2 thu được 2,8662g kết tủa B. Xác định khối lượng nguyên tử M’. c. Nguyên tố M’ ở trên có 2 đồng vị Y, Z biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị Y = 0,37 số nguyên tử đồng vị Z. Xác định số khối của Y, Z. Chuyên đề 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Dạng 4. Viết cấu hình electron. A)Lý thuyết: - Dãy phân mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s . . . - Với 20 nguyên tố đầu tiên ( Z20) cấu hình e trùng với phân mức năng lượng. - Với nguyên tố có Z 21: Cấu hình e có sự sắp xếp lại trật tự các phân lớp trong dãy phân lớp năng lượng. - Khi gặp cấu hình dạng: (n-1)d9ns2 ---> (n-1)d10ns1 : hiện tượng sớm bão hòa (n-1)d4ns2 ---> (n-1)d5ns1 : hiện tượng sớm nửa bão hòa (bán bão hòa). * Cách viết cấu hình e của ion: - Viết cấu hình e của nguyên tử X - Thêm hoặc bớt n e vào các phân lớp ngoài cùng của cấu hình * Để biểu diễn sự phân bố e vào các AO cần lưu ý: - Để biểu diễn AO 1 cách đơn giản, người ta dùng ô lượng tử (là 1 ô vuông nhỏ: ) - Mỗi e được biểu diễn bởi 1 mũi tên đi lên hoặc đi xuống - Khi trong 1 AO đã có 2 e, ta nói rằng 2e này đã ghép đôi - Khi trong 1 AO có 1 e, ta nói rằng e này độc thân - Khi trong AO không có e, ta nói đó là AO trống - Sự biểu diễn tuân theo: Nguyên lí Pau li: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron. Quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau. `B) Bài tập: Ví dụ 1: Viết cáu hình e ntử các ntố có Z = 9, 11, 20, 21, 24, 25, 29, 42, 47. Hỏi Mỗi ntử có mấy lớp e? Lớp ngoài cùng có mấy e? e cuối cùng điền vào phân lớp nào? Ví dụ 2: Viết cấu hình e và sự phân bố e vào các AO của các nguyên tử và ion sau: O(Z=8); O2-; S (Z=16); S2-; Cl (Z=17); Cl-; K (Z=19); K+, Ca (Z=20); Ca2+, Fe (Z=26); Fe2+; Fe3+. Ví dụ 3: Viết đầy đủ cấu hình e của các ntử có e ngoài cùng như sau: a) 3p64s2 b) 3s23p1; c) 3s23p5; d) 4p5 e) 5p66s1 f) 3s23p6 g)3d104s2 - Xác định tên ntố? Cho biết các nguyên tử trên có bao nhiêu e độc thân? - Nguyên tử nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Ví dụ 4: a)Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử của nó có phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp ngoài cùng là 4s (1) Trong 2 nguyên tố A,B. nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim. (2) Xác định cấu hình e của A,B và tên của A,B. Cho biết tổng số e có trong phân lớp ngoài cùng của A và B là 7. b) Cho các ion A+ và B2- đều có cấu hình e của khí trơ Ne[2s22p6]. Viết cấu hình e của A,B và dự đoán tính chất hóa học của 2 nguyên tố này. Ví dụ 5: Nguyên tử 2 nguyên tố X,Y lần lượt có phân lớp ngoài cùng là 4px và 4sy. Cho biết trong hạt nhân nguyên tử Y có số p = số n và X không phải là khí hiếm. ab)Viết cấu hình e nguyên tử của 2 nguyên tố X,Y ( biết tổng số e của 2 phân lớp ngoài cùng của nguyên tử 2 nguyên tố là 7). bCó 2 đồng vị của X là X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện của X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Y tác dụng với 1 lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất YX2. Biết tỷ lệ số nguyên tử X1:X2 = 605:495 Tính và số khối của X1 , X2. Có bao nhiêu nguyên tử X1, X2 trong 1 mol nguyên tử X. Bài 1. Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R? Viết sự phân bố e vào các obitan nguyên tử? Tính chất hh đặc trưng của R là gì? Anion X- có cấu hình e giống R+. Hỏi X là ntố gì? Viết cấu hình e ntử của nó Bài 2. Hãy cho biết cấu hình e : 1s22s22p6 có thể là của nguyên tử và ion nào? Viết cấu hình e ntử của các ntố đó Bài 3. Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy viết cấu hình e và cho biết tên của chúng. ĐS: 16 S, 17 Cl, 18 Ar Bài 4. Nguyên tử của một nguyên tố X có số e ở mức năng lượng cao nhất là 4p5. Tỉ số giữa số hạt không mang điện và mang điện là 0,6429. Tìm số điện tích hạt nhân và số khối của X? Bài 5. Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là 3p1 ; 3d5 ; 4p3 ; 5s2 ; 4p6.a) Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử. b) Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu? c) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích? Bài 6. Cho các nguyên tử sau: A có điện tích hạt nhân là 36+. B có số hiệu nguyên tử là 20. C có 3 lớp e, lớp M chứa 6 e. D có tổng số e trên phân lớp p là 9. Viết cấu hình e của A, B, C, D. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa? Bài 7. Cho các nguyên tử và ion sau: Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p; Nguyên tử B có 12 e; Nguyên tử C có 7 e ngoài cùng ở lớp N; Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 6s1; Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng 1/2 số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên phân lớp p là 6 hạt. Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D, E. Biểu diễn cấu tạo nguyên tử. Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa? Tính chất hóa học cơ bản của chúng Bài 8. Phân lớp e ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của hai phân lớp là 5 và hiệu số e của hai phân lớp là 3. a) Viết cấu hình e của chúng, xác định số hiệu nguyên tử, tìm tên nguyên tố. b) Hai nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71 đvC. Tính số n và số khối mỗi nguyên tử. ĐS: Bài 9: cấu hình e ngoài cùng của một nguyên tố là 5p5. Tỉ lệ số notron và điện tích hạt nhân bằng 1,3962. Số notron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số notron của nguyên tố Y. Khi cho 1,0725g Y tác dụng với lượng dư X thu được 4,565 gam sản phẩm có công thức XY. Viết cấu hình e đầy đủ của X? Xác định số hiệu nguyên tử, số khối, tên gọi của X, Y? X, Y chất nào là kim loại, là phi kim? Chuyên đề 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM : Câu 1. Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 Câu 2. Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: a. 1s2 2s2 2p6 3s2 b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 c. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây? A. a, b, c. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, c, d. Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. A. Ca (Z = 20) C. Fe (Z = 26) B. Ni (Z = 28) D. K (Z = 19) Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố hoá học A có Z = 20 có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: A. 3s2 3p2 B. 3s2 3p6 C. 3s2 3p4 D. 4s2 . Câu 5. Một Ion R3+ có phân lớp cuối cùng của cấu hình electron là 3d5. Cấu hình electron của nguyên tử X là: a - 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1 b - 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. c - 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 4s2 3d8. d - 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s3. Câu 6. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X thuộc loại. A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 7. Hãy ghép cấu hình electron nguyên tử ở cột 1 với tên nguyên tố hoá học ở cột 2 sao cho phù hợp. Cột 1 Cột 2 a. 1s2 2s2 2p6 3s2 1. Natri (z = 11) b. 1s2 2s2 2p5 2. Đồng (z = 29) c. 1s2 2p2 2p6 3s1 3. Sắt (z = 26) d. 1s2 2s2 2p6 3s6 3p6 3d6 4s2 4. Flo (z = 9) e. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 5. Magiê (z = 12) Câu 8. Hãy ghép nửa câu ở cột 1 với nửa câu ở cột 1 với nửa câu ở cột 2 sao cho phù hợp. Cột 1 Cột 2 1. Số electron tối đa trong lớp M là a. 12 electron 2. Số electron tối đa trong phân lớp s là b. 14 electron 3. Số electron tối đa trong phân lớp p là c. 10 electron 4. Số electron tối đa trong phân lớp d là d. 18 electron 5. Số electron tối đa trong phân lớp f là e. 2 electron g. 6 electron Câu 9. 3 nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 17; 18; 19; X; Y, Z có thể là: A. Phi kim, kim loại, phi kim. B. Phi kim, phi kim, kim loại. C. Kim loại, khí hiếm, phi kim. D. Phi kim, khí hiếm, kim loại Câu 10. Hãy chọn các câu (a, b, c, d) và các số (1, 2, 3, 4) cho sau để điền vào chỗ trống trong các câu (A, B, C, D) sao cho thích hợp: a. 1s c. 3s, 3p và 3d. b. 2s và 2p d. 4s, 4p, 4d và 4f. A. Lớp electron thứ nhất (n = 1) gọi là lớp K, gần hạt nhân nhất, có………phân lớp đó là phân lớp…… B. Lớp electron thứ hai (n = 2) gọi là lớp L, là lớp có…………. phân lớp, đó là phân lớp……………… C. Lớp electron thứ ba (n = 3) gọi là lớp M, là lớp có………… .phân lớp, đó là phân lớp……………….. D. Lớp electron thứ tư (n = 4) gọi là lớp N, là lớp có……………phân lớp, đó là phân lớp……………… Câu 11. Một nguyên tử có kí hiệu là , cấu hình electron của nguyên tử X là : A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2. C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2. Câu 12 Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài cùng là : A. 3s2 3p2. B. 3s2 3p1 . C. 2s2 2p1 . D. 3p1 4s2 Câu 13. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là : A. 1s2 2s2 2p4 . B. 1s2 2s2 2p2 . C. 1s2 2s2 2p3. D. 1s2 2s2 2p5. Câu 14 Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3 thì nhận xét nào sai : Có 7 electron. B. Có 7 nơtron. C. Không xác định được số nơtron. D. Có 7 proton. Câu 15. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố là 2s1, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 2s2 2p5, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 2. B. 5. C. 7. D. 9. Câu 17. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s2 3p1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 11. B. 10. C. 13. D. 12. Câu 18. Lớp L ( n = 2) có số phân lớp là : A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp , lớp thứ 3 có 7 electron . Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây ? A. 7. B. 9. C. 15. D. 17. Câu 20. Nguyên tử cacbon ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ? A. 6. B. 4 C. 3. D. 2. Câu 21. Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa ? A. s1 , p3, d7, f12 B. s2, p6, d10, f14 C. s2, d5, d9, f13 D. s2, p4, d10, f10 Câu 22. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu là 16 : 1s2 2s2 2p6 3s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s1. D. 1s2 2s2 3p2 4p2 5p2 6p1. Câu 23 . Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp O ( n = 5) là: A. 25. B. 30. C. 40. D. 50. Câu 24. Trong số các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình electron nào là của nguyên tử

File đính kèm:

  • docChuyen de cau tao nguyen tu(1).doc
Giáo án liên quan