Bài 1
NGƯỜI HÀ NỘI ỨNG XỬ THANH LỊCH, VĂN MINH
NƠI CÔNG CỘNG
(2 tiết)
I. THANH LỊCH, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG
1. Không gian công cộng Hà Nội
a. Không gian công cộng
Không gian công cộng là không gian đáp ứng nhu cầu chung cho các hoạt động sống của cộng đồng.
Sự hình thành, phát triển, và thay đổi của không gian công cộng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, khả năng xây dựng, số lượng dân cư, tập quán sinh hoạt của mỗi vùng, miền.
Trong không gian công cộng, người sử dụng vừa là người quan sát, thụ hưởng lại vừa là người tham gia các hoạt động. Cách thức hoạt động của mỗi người trong không gian công cộng có tác động đến những người khác, và cũng ảnh hưởng đến chính mình.
10 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 6783 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1 - Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh nơi công cộng (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
NGƯỜI HÀ NỘI ỨNG XỬ THANH LỊCH, VĂN MINH
NƠI CÔNG CỘNG
(2 tiết)
I. THANH LỊCH, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG
1. Không gian công cộng Hà Nội
a. Không gian công cộng
Không gian công cộng là không gian đáp ứng nhu cầu chung cho các hoạt động sống của cộng đồng.
Sự hình thành, phát triển, và thay đổi của không gian công cộng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, khả năng xây dựng, số lượng dân cư, tập quán sinh hoạt của mỗi vùng, miền.
Trong không gian công cộng, người sử dụng vừa là người quan sát, thụ hưởng lại vừa là người tham gia các hoạt động. Cách thức hoạt động của mỗi người trong không gian công cộng có tác động đến những người khác, và cũng ảnh hưởng đến chính mình.
Các loại hình không gian công cộng:
+ Ở đô thị, không gian công cộng gồm những đường phố, quảng trường, siêu thị, bến xe, sân chơi khu chung cư, công viên, nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện, di tích danh thắng, sân vận động, cung văn hoá, thể thao, nơi vui chơi giải trí ngoài trời phục vụ cho các tầng lớp nhân dân.
+ Ở ngoại thành, không gian công cộng là những ngõ xóm, đường làng, chợ, nơi thờ phụng như đình chùa, miếu mạo. Nay có thêm nhà văn hoá, sân thể thao, trụ sở câu lạc bộ nơi diễn ra các hoạt động chung của người dân ở vùng nông thôn.
b. Đặc điểm của không gian công cộng
- Không gian công cộng là những không gian chung, là nơi mà mọi người có thể gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với nhau, cùng hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hoá, thi tài năng, mua sắm, chờ tàu xe, nơi trẻ em vui chơi, người già tập dưỡng sinh, gái trai tâm sự. Trong không gian đó, con người bình đẳng, tự do, tham gia vào các hoạt động nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của cá nhân.
- Trong không gian công cộng, người ta có thể thấy rõ những dấu ấn lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội, nét bản sắc trong văn hóa vùng, phong tục tập quán, lối sống của con người; phẩm chất, phong cách, quan hệ đạo đức, luật pháp của mỗi công dân. Ở đó, có sự tác động qua lại giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể nên dễ dàng có nhận xét, đánh giá về cách ứng xử của mỗi người.
- Ở đô thị, không gian công cộng thường nhiều hơn, rộng lớn hơn, và cũng đa dạng, phức tạp hơn, mọi người ít quen biết nhau hơn so với không gian làng xã.
- Những đường xá nơi con người, xe cộ đi lại khi tham gia giao thông cũng được coi là những không gian công cộng đặc thù.
2. Ứng xử thanh lịch văn minh nơi công cộng
a. Khái nịêm về ứng xử thanh lịch, văn minh
- Ứng xử là cách thể hiện tình cảm, thái độ, hành động của con người được biểu hiện qua người này đối với người khác, của con người đối với sự việc, đối với thiên nhiên, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Ứng xử tốt giữa người với người sẽ thiết lập và duy trì được các mối quan hệ, giúp cho tinh thần thoải mái, tạo được thiện cảm và tin cậy lẫn nhau giữa mọi người.
Ứng xử đúng với thiên nhiên, môi trường, coi thiên nhiên, môi trường như một “thực thể sống” để ứng xử chứ không phải là một đối tượng vô tri, sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho con người và cho cả thiên nhiên.
- Ứng xử thanh lịch, văn minh là sự biểu hiện tình cảm thái độ, hành động đúng đắn, đẹp đẽ của người có văn hoá.
Ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện qua các hành vi của con người như lời nói, việc làm, mắt nhìn, cử chỉ thái độ trên cơ sở lòng nhân ái và sự hiểu biết. Như vậy, ứng xử không đơn thuần là thể hiện bên ngoài của phép xã giao mà nó phản ánh bản chất bên trong của người ứng xử. Ứng xử thanh lịch, văn minh còn được thể hiện ở khía cạnh đối với tự mình, là thái độ của mỗi cá nhân đối với trách nhiệm của bản thân mình trong sinh hoạt, trong công việc...
Với mức độ và tầm quan trọng như vậy, văn hoá ứng xử đòi hỏi mỗi con người phải được học tập, rèn luyện và tu dưỡng thường xuyên, liên tục.
b. Ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội nơi công cộng
- Một số đặc điểm về cách ứng xử của người Hà Nội
Hà Nội là thủ đô một đất nước có mấy ngàn năm văn hiến, đó cũng là nơi hội tụ những tài năng, tinh hoa trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, người của đất "Ngàn năm văn vật " đã có lối ứng xử vừa thanh lịch vừa văn minh.
+ Người Hà Nội tự trọng, biết mình, cẩn thận, chỉn chu đối với chính mình. Từ việc phân biệt cách mặc trong nhà khác với mặc ra đường, ăn trông nồi, ngồi trông hướng, tu thân rồi mới tề giachứng tỏ phải biết mình, sửa mình là điều trước tiên.
+ Sự hài hòa, dung hoà các mối quan hệ là đặc điểm nổi bật trong quan hệ ứng xử của người Hà Nội. Người Hà Nội hào hoa mà không kênh kiệu, khoe vẻ giàu sang; vui tươi duyên dáng mà không suồng sã; thông minh, lịch thiệp mà vẫn chân thành; chững chạc, khiêm nhường, ân cần và tế nhị Người Hà Nội không ứng xử thái quá, cực đoan, muốn ăn ở cho vừa lòng người, không rộng, không hẹp; không “uống nước cả cặn”, “vơ đũa cả nắm”, ghét ai là “đào đất đổ đi”, nói không to quá, ăn không cay quá, mặc không loè loẹt quá, đi đứng không hấp tấp quá, mọi thứ sao cho chừng mực vừa phải.
+ Người Hà Nội vừa tự trọng, vừa tôn trọng người khác, không kính cẩn thái quá đối với những người quyền cao chức trọng, tự tin tiếp xúc với “những người của công chúng”. Những cử chỉ ngả mũ, bắt tay, cúi đầu tỏ lòng tôn kính... thể hiện thói quen giao tiếp lịch lãm, tế nhị, biểu lộ chiều sâu của tâm hồn trong sáng, trí tuệ thông minh, phong thái đường hoàng.
+ Người Hà Nội kín đáo, khiêm nhường, ứng xử ân tình, tế nhị, niềm nở chân thành, không nỡ chạm vào lòng tự ái, nỗi đau của người khác. Sống hài hoà, thân thiện với thiên nhiên, môi trường, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Cách ứng xử của người Hà Nội khiến cho ai đó mỗi khi gặp gỡ, giao thiệp đều cảm thấy hài lòng, quý trọng và cảm kích ghi nhớ.
- Ứng xử thanh lịch, văn minh nơi công cộng:
+ Hà Nội là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, thể thao, những sự kiện trọng đại trong nước và quốc tế, có sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Trong các hoạt động này, người Hà Nội nghiêm cẩn, chân thành, tận tình, cởi mở, thân thiện, hào hoa góp phần làm nên những thành công của các kỳ cuộc lớn và các hội nghị quốc tế.
+ Khi tham gia hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hóa, dự tiệc cưới hỏi, cần ăn mặc trang nhã, đẹp đẽ, hợp thời trang, nói năng đúng mực, lịch thiệp. Tác phong nhanh nhẹn mà không vội vàng, biết nhường bước người già, nâng niu em nhỏ, biết nói lời cảm ơn, biết cúi đầu xin lỗi, biết mỉm cười thân thiện với mọi người. Trong nhà hát, rạp chiếu bóng, trong hội nghị, trong thư viện, bảo tàng không nói chuyện riêng, đi lại nhẹ nhàng, xin lỗi khi qua mặt người khác. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, thể dục, thể thao như: đá bóng, chơi cầu... thì chơi hết mình, với tinh thần cao thượng, cổ vũ vô tư, tôn trọng luật, không làm phiền người khác.
+ Khi mua bán: Người bán biết ứng xử nhiệt tình, niềm nở, nhã nhặn, kiên nhẫn, giới thiệu kỹ càng, trung thực về ưu, nhược điểm, chất lượng hàng hoá, dịch vụ sản phẩm, làm vừa lòng khách đến. Không nói thách, quảng cáo bịp bợm, để khách được tuỳ ý lựa chọn, so sánh, thích thì mua, không bị khó chịu bởi người bán khó tính, chua ngoa, nặng lời, lườm nguýt.... Đối với khách mua hàng là người nước ngoài , người bán hàng còn giới thiệu kỹ càng hơn, chu đáo hơn để khách nước ngoài hiểu thêm về hàng hoá, văn hóa Hà Nội, có thể nói một đôi câu bằng tiếng nước họ chứng tỏ sự hiểu biết, hào hoa, mến khách.
Ngược lại, người mua cần “thông thái”, đọc kĩ hướng dẫn, hạn sử dụng, không có thái độ chê bai, tỏ vẻ ta là người có tiền, muốn nói gì tuỳ ý. Vào hàng quán cần có thái độ tôn trọng, cử chỉ ăn uống lịch sự có văn hoá, không tỏ ra ta là “ thượng đế”, hay say rượu đập phá gây rối, ăn uống lãng phí hoặc làm mất vệ sinh quán ăn.
Trong các quán như cà phê sinh viên, quán ăn quen thuộc của các bạn học sinh không tuỳ tiện gác chân lên ghế, không vẩy tàn thuốc lá vứt giấy ăn ra sàn, không nói cười ầm ĩ, không nói những câu bình phẩm chửi thề, văng tục.
- Ở nơi công cộng, biết giữ gìn vệ sinh, chơi đùa ý tứ, không nói to, la hét, cãi lộn. Vì thành phố xanh, sạch, đẹp, không bẻ cành ngắt hoa, không vứt rác, xả bẩn bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
- Sống ở khu dân cư, làng xóm: Người Hà Nội coi trọng tình làng, nghĩa xóm, nơi “tối lửa tắt đèn”, không “bán anh em xa” mà lại thêm “mua láng giềng gần”. Không những ở làng, xã mà cả những khu chung cư, ngõ phố mọi người biết sống vì nhau, biết trọng tình, biết sống nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác để tạo ra niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách chống lại thiên tai, địch họa...
- Người Hà Nội biết giữ gìn sự tôn nghiêm ở lễ hội, nơi chùa chiền, đình miếu. Không chen lấn ồn ào, cười đùa nơi thờ tự, tôn trọng đời sống tâm linh nhưng không mê tín dị đoan. Biết ngả mũ nhường đường khi gặp đám tang trên đường. Không mặc diêm dúa, cầu kỳ khi đi việc hiếu. Đi lại nhẹ nhàng khi thăm người thân nơi bệnh viện. Biết mỉm cười chia vui trước niềm vui của người khác, biết quan tâm, cảm thông chia sẻ trước những mất mát, khó khăn, đau khổ của người khác.
- Không chỉ học hỏi làm theo nếp sống văn hóa, người Hà Nội cũng sẵn sàng bầy tỏ thái độ bất bình trước sự vô cảm, trước những việc làm sai, biết lên án những hành vi thiếu văn hóa, vì lợi ích chung của cả cộng đồng.
II. THANH LỊCH, VĂN MINH KHI THAM GIA GIAO THÔNG
1. Hệ thống giao thông Hà Nội
a. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông Hà Nội gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không. Thông dụng nhất là hệ thống giao thông đường bộ với các tuyến quốc lộ, đường vành đai, đường liên huyện, liên xã... Riêng các tuyến đường bộ nội và ngoại thành trên địa bàn thành phố là 5. 989 ki-lô-mét, trong đó chiều dài các tuyến phố nội thành là 684 ki-lô-mét. Trung bình cứ 1 ki-lô-mét đường ở Hà Nội chịu tải của 48 xe ô tô, 548 xe mô tô. Khu vực nội thành, mỗi ki-lô-mét đường chịu tải 107 xe ô tô và 646 xe mô tô.
- Cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội còn chắp vá, quĩ đất dành cho giao thông của toàn thành phố mới được 7% . Đường phố cổ, phố cũ chật hẹp, vỉa hè bị chiếm dụng nhiều. Giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không còn hạn chế về khả năng chuyên chở.
- Những năm gần đây, nhiều con đường được mở thêm, chất lượng tốt hơn với nhiều làn xe, có hệ thống biển báo rõ ràng, hệ thống chiếu sáng tương đối hiện đại; đã có một số cầu vượt qua ngã tư, cầu đường bộ, hầm đường bộ, các công trình phục vụ thuận tiện như các bến xe, nhà ga, sân bay, bến tàu khang trang, thuận tiện cho hành khách đi lại. Tuy vậy, nhìn chung giao thông Hà Nội còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
b. Phương tiện giao thông
- Phương tiện giao thông ở Hà Nội có nhiều chủng loại từ thô sơ đến hiện đại như xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hoả. Tổng số xe ôtô đã lên tới hơn 30 vạn chiếc, xe mô tô có khoảng 3,5 triệu chiếc. Với số lượng xe lớn, mật độ lưu thông trên đường hàng ngày rất đông, nhất là ngày làm việc. Vào giờ cao điểm rất dễ xảy ra ùn tắc, va chạm, mất nhiều thời gian, tiêu hao nhiên liệu trên đường và gây tâm lý mệt mỏi khó chịu cho người tham gia giao thông.
- Do không có xe điện ngầm, ít phương tiện công cộng, lại nhiều xe thô sơ, xe cá nhân, nên khói bụi, tiếng ồn do các phương tiện lưu thông gây nên là những vấn đề bức xúc đang được đặt ra đối với môi trường không khí, môi trường sống của Thủ đô Hà Nội.
c. Đối tượng tham gia giao thông và tình hình quản lý giao thông
Tính đến nay, dân số Hà Nội có gần 6,5 triệu người.Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước nên hàng ngày số lượng người tham gia giao thông tại Hà Nội và phương tiện tham gia giao thông rất đông vì ngoài người dân Thủ đô còn có người dân các địa phương khác và người nước ngoài về Hà Nội làm việc, học tập, c«ng t¸c, buôn bán, du lịch.
Nhìn chung, đa số người tham gia giao thông hiểu luật và có ý thức chấp hành đúng luật. Tuy nhiên, cũng có không ít người ý thức chấp hành luật giao thông chưa cao hoặc không hiểu biết về luật. Bên cạnh đó, khả năng quản lý trật tự, an toàn giao thông còn hạn chế nên tình trạng lộn xộn, mất trật tự, mất an toàn thường xuyên xảy ra, có lúc khá nghiêm trọng.
Trước hiện trạng đó, cùng với việc đồng bộ thực hiện các giải pháp từ qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, đến cải thiện phương tiện, nâng cao năng lực quản lý thì đòi hỏi ý thức người dân chấp hành luật lệ giao thông, ứng xử có văn hoá trong tham gia giao thông là rất cần thiết.
2. Ứng xử thanh lịch, văn minh khi tham gia giao thông
a. Tôn trọng luật lệ giao thông
- Hiểu pháp luật nói chung và luật giao thông nói riêng: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành có tính bắt buộc chung nhằm đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước. Khi tham gia giao thông, mọi người cần hiểu và thực hiện đúng luật giao thông. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thông qua việc tuyên truyền giáo dục sâu rộng, cấp bằng lái phương tiện chính xác, xử phạt đủ mức răn đe là yêu cầu đối với cơ quan quản lý. Đối với công dân cần phải học luật, hiểu luật làm tiền đề cho việc thực hiện nghiêm chỉnh những điều luật đã đề ra.
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông
+ Người đi bộ phải đi trên vỉa hè bên tay phải theo chiều đi của mình. Những nơi không có vỉa hè, phải đi sát mép đường bên phải. Khi sang đường cần sang đúng nơi qui định như cầu vượt cho người đi bộ, hầm đường bộ hay những nơi có vạch kẻ ngang cho người đi bộ sang đường; không trèo qua dải phân cách; không sang đường một cách tuỳ tiện.
+ Khi tham gia giao thông bằng xe đạp, phải đi đúng phần đường dành cho xe đạp, không đi hàng hai, hàng ba trở lên, không sử dụng ô dù khi đạp xe. Không đi xe đạp trên vỉa hè, trong công viên, vườn hoa. Không chở ba người, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường một chiều, không đua xe đạp trên phố.
+ Người điều khiển mô tô, xe máy hoặc ngồi trên mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng tốc độ cho phép, không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng, không nghe điện thoại di động khi đang điều khiển các phương tiện giao thông; phải có bằng lái, đúng độ tuổi; đỗ dừng xe đúng nơi quy định. Gặp điểm ùn tắc không chen lấn vọt lên vỉa hè, không lấn sang trái chắn kín phần đường của xe ngược chiều khiến cho hai bên không có lối thoát mà phải đi đúng phần đường quy định, chấp hành hệ thống biển báo, không bóp còi inh ỏi, rú ga ầm ĩ làm mất trật tự đường phố. Không đua xe và tổ chức đua xe trái phép.
+ Khi tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, người tham gia giao thông có văn hóa trước hết phải biết tuân thủ các quy định của chủ phương tiện đối với hành khách.
Khi đi tàu xe đường dài, biết vào bến mua vé, không đứng dọc đường đón xe. Khi xe chạy, không thò đầu và tay ra ngoài. Khi xuống dọc đường cần chờ tàu, xe dừng hẳn mới xuống là phong cách thanh lịch văn minh của người có hiểu biết.
Khi đi trên các phương tiện đường thuỷ, biết mặc áo phao, không đùa nghịch và biết tuân theo nội qui, qui định và hướng dẫn của người điều khiển phương tiện.
Khi là khách hàng của hãng hàng không biết tuân thủ những qui định của sân bay, xuất trình vé, giữ vệ sinh phòng đợi, xếp hàng thứ tự khi làm thủ tục gửi đồ, thắt dây an toàn đúng qui định, tắt di động, nói năng đi lai nhẹ nhàng.
Tại nơi đường bộ cắt ngang, đường sắt không có rào chắn, dù đi bằng phương tiện gì cần quan sát trước khi sang đường, khi có tàu chạy qua phải đứng cách xa ít nhất 3 mét không ném đất đá lên tàu, không được cố vượt, khi có rào chắn phải dừng lại ngay. Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông, lái xe trong tình trạng nồng độ cồn trong máu vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Thực hiện tốt những qui định trên là chấp hành luật lệ giao thông, là ứng xử có hiểu biết khi tham gia giao thông, là yêu cầu tối thiểu đối với người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
b. Ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông
Giao thông tuy chỉ là việc đi lại, nhưng cần có thái độ ứng xử văn hóa, góp phần tạo nên nét đẹp của cộng đồng và hạn chế được tắc nghẽn, tai nạn giao thông xảy ra. Văn hóa giao thông là tấm gương phản ánh sự hiểu biết, thanh lịch, trình độ văn minh của một đô thị. Tôn trọng, chấp hành luật giao thông là nấc thang đầu của giá trị văn hoá trong tham gia giao thông. Đó là việc làm đúng, cao hơn là việc làm đẹp, cao hơn nữa là việc làm cao thượng. Những điều đó sẽ làm cho bức tranh giao thông đô thị thêm đẹp.
Biết lựa chọn phương tiện phù hợp với nhu cầu đi lại của mình và cơ sở hạ tầng, đường sá cũng là biết ứng xử văn hóa. Sử dụng hệ thống xe bus nội thành là cách để giảm mật độ xe trên đường phố. Khi cần thiết mới tham gia giao thông, tránh lãng phí và không an toàn cá nhân, tăng mật độ đi lại. Đoạn đường ngắn có thể lựa chọn cách đi bộ hay đi xe đạp, vừa rèn luyện sức khoẻ, vừa tiết kiệm, vừa giảm ô nhiễm môi trường.
Người đi bộ sang đường biết sử dụng cầu vượt và hầm đường bộ vừa đảm bảo an toàn vừa thể hiện là người văn minh.
Nhường nhịn là cách ứng xử văn hóa của người Hà Nội. Pháp luật không xử phạt được người không nhường đường, nhưng nhường đường cho xe sau để không phải nghe tiếng còi inh ỏi, giải toả tâm lý bức xúc của người có việc vội, góp phần tạo nên nét đẹp trong tham gia giao thông.
Khi đi xe buýt, ô tô, tàu hỏa nên nhường ghế cho người già, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ có thai. Không chen lấn, xô đẩy khi lên xe, ngồi trên xe nên tập thói quen mở sách báo ra đọc, dám đấu tranh chống lại tiêu cực; không vô cảm, thờ ơ, im lặng khi thấy kẻ gian móc túi, khi có chuyện bất bình xảy ra.
Gặp cảnh đường tắc, không nên có những lời cằn nhằn thô lỗ, không nên chen lấn xô đẩy, phóng xe lên vỉa hè. Kiên nhẫn và hợp tác với lực lượng giữ gìn trật tự giao thông sẽ góp phần giải phóng làn đường.
Trên đường xảy ra tai nạn giao thông hay gặp chuyện xô xát, người văn minh không hiếu kỳ xúm xít làm khó cho các lực lượng chức năng giải quyết. Cần quan tâm chia sẻ thông cảm với người bị nạn, biết giúp đỡ người bị nạn một cách tự giác, vô tư, có khi dù bị lỡ việc của mình, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu nạn nhân theo phương châm “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Một khía cạnh của lòng cao thượng là những tấm gương sẵn sàng hy sinh tài sản, tính mệnh cứu người đuối nước trên sông, xe bị kẹt trên đường sắt, khi tàu sắp chạy qua. Đó là đạo lý của dân tộc cũng là hành vi cụ thể của con người thanh lịch, văn minh.
Việc quy hoạch, xây dựng và quản lý lại giao thông, tuyên truyền, xử phạt tuy là việc của những người quản lý giao thông nhưng sự chấp hành nghiêm túc, gương mẫu của mỗi người vừa là bổn phận công dân, vừa là "cái gương" sáng để những người còn kém văn hóa phải soi.
Ứng xử thanh lịch, văn minh trong giao thông là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tôn vinh nét đẹp văn hoá của người Hà Nội nơi công cộng. Cần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá trong hiện tại và tương lai làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn.
File đính kèm:
- Bai 1 NGUOI HA NOI UNG XU THANH LICH VAN MINH NOICONG CONG.doc