Giáo án nghề Làm vườn - Chương trình cả năm - Trường THCS Lý Tự Trọng

I. Mục tiêu bài học.

 Học xong bài này, học sinh phải:

1. Về kiến thức: Trình bày được khái niệm về thiết kế, quy hoạch vườn

2. Về kĩ năng: Tham quan mô hình VAC ở địa phương & thiết kế vườn theo hệ sinh thái VAC

3. Về thái độ: Có ý thức thiết kế và quy hoạch vườn

II. Chuẩn bị của GV & HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu nội dung của bài

- Tham khảo tài liệu liên quan

- Chuẩn bị địa điểm, mô hình VAC

- Các số liệu về đất đai, khí hậu, cây trồng vật nuôi, thị trường tiêu thụ

- Số liệu và phương hướng phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứư trước nội dung bài

III. Thời gian học và số HS vắng ở các lớp.

Thời gian Ngày / Ngày / Ghi chú

Lớp dạy

Số HS vắng

IV. Quá trình thực hiện tiết học.

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1: Nghề làm vườn cần có những yêu cầu gì?

Câu 2: Em hãy cho biết tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta?

 

doc83 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Làm vườn - Chương trình cả năm - Trường THCS Lý Tự Trọng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: giới thiệu nghề làm vườn. I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này, học sinh phải: 1. Về kiến thức: - Biết được vị trí nghề làm vườn - Trình bày được đặc điểm của nghề làm vườn - Nêu được những yêu cầu của nghề làm vườn - Biết được tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta. 2. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng nhiên cứu và thu thập thông tin. 3. Về thái độ: Có thái độ yêu quý nghề làm vườn. II. Chuẩn bị của GV & HS: Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu SGK, sách tham khảo các số liệu về nghề làm vườn Bảng phụ: các số liệu thành tựu nghề trồng cây ăn quả. Chuẩn bị của học sinh: Tham khảo các số liệu về nghề trồng cây ăn quả (số loài cây có giá trị, tổng sản lượng, giá trị kinh tế). III. Thời gian học và số HS vắng ở các lớp. Thời gian Ngày / Ngày / Ghi chú Lớp dạy Số HS vắng IV. Quá trình thực hiện tiết học. ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Phương pháp TG Nội dung - Hs tự nghiên cứu SGK - GV : Em hãy cho biết nghề làm vườn có vị trí như thế nào trong đời sống và nền kinh tế quốc dân ? - HS trả lời như cột bên - GV : Sản phẩm của nghề làm vườn là gì ? Hãy kể tên vầ cho biết nhứng sản phẩm đó có giá trị như thế nào ? - HS thảo luận nhóm về câu hỏi : GV : Theo em nghề làm vườn còn đêm lại lợi ích gì ? Hãy phân tích lợi ích đó ? GV mở rộng : trong nhân dân có câu “ thứ nhất canh trì thứ nhì canh viên”. GV yêu cầu HS đọc SGK tìm nội dung thích hợp điền vào chỗ trống trong bảng sau : Đặc điểm Nội dung 1) Đối tượng lao động 2) Mục đích lao động 3) Nội dung lao động 4) Công cụ lao động 5) Điều kiện lao động 6) Sản phẩm - HS đọc SGK - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế tìm nội dung thích hợp để điền vào bảng sau Yêu cầu Nội dung của yêu cầu 1. Tri thức, kĩ năng 2. Tâm sinh lí 3. Sức khoẻ 4. Nơi đào tạo HS: Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV tổ chức điều khiển các hoạt động của HS, nhận xét, chính xác hoá các câu trả lời của các nhóm GV : Em hãy cho biết tình nghề làm vườn hiện nay của Việt Nam ? HS : Nghiên cứu SGK kết hợp với liên hệ thực tế trả lời câu hỏi Nghề làm vườn có triển vọng như thế nào? GV : Em hãy cho áp dụng tiến bộ KHKT vào lĩnh vực nào ? Mục đích của việc xây dựng mạng lưới hội làm vườn là gì? I. Vị trí nghề làm vườn. - Có từ lâu đời, nghề làm vườn đang phát triển và sẽ phát triển - Góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho nhân dân - Các sản phẩm của vườn : các loại hoa quả , sữa, trứng , ...cung cấp những chất dinh dưỡng có chứa nhiều đạm, chất béo, Vitamin hiện còn rất thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Cung cấp nhiều cho CN chế biến thực phẩm, thủ công nghiệp, nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh thông thường và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. - Làm đẹp cho đời, vườn hoa cây cảnh. II. Đặc điểm của nghề làm vườn 1 Là cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, bao gồm các loại cây rau, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây lấy gỗ 2 Nhằm tận dụng đất đai , điều kiện thiên nhiên, lao động để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng góp phần tăng thêm thu nhập. 3 - Làm đất - Gieo trồng - Chăm sóc - thu hoạch - Chọn nhân giống cây - Bảo quản , chế biến 4 Cày , bừa, cuốc cào , mai, thuổng ,xẻng, dao, bơm, thuốc trừ sâu, bơm và ống dẫn nước, xe cải tiến, ... 5 Trực tiếp ngoài trời, tiếp xúc với hoá chất, tư thế làm việc luôn thay đổi 6 Rau , hoa quả, cây cảnh, dược liệu, gỗ III. Những yêu cầu đối với nghề làm vườn Những yêu cầu Nội dung của yêu cầu 1 Phải có tri thức kĩ năng về văn hoá và kĩ thuật thì mới đạt kết quả cao trong sản xuất. Trình độ về khoa học kĩ thuật và quản lí kinh tế càng cao thì càng mang lại hiệu nhiều quả kinh tế trong sản xuất 2 Yêu thích nghề làm vườn, cần cù, cẩn thậ , tỉ mỉ, có khả năng quan sát, phântích tổng hợp, có tư duy kinh tế và hiểu biết về thẩm mĩ, có ước vọng tạo ra những giống cây tốt và trở thành người kinh doanh vườn giỏi 3 Sức khoẻ tốt , dẻo dai , có khả năng thích ứng với hoạt động ngoài trời. Đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo. 4 Trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học nông nghiệp IV. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở Việt Nam Tình hình nghề làm vườn Làm vườn là một nghề có truyền thống lâu đời của nhân dân và đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình phát triển nghề làm vườn, nhân dân ta đã tạo ra được nhiều giống tốt à tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý. Nhìn chung phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa mạnh Triển vọng phát triển của nghề làm vườn. - Ngày càng được khuyến khích phát triển tập trung làm tốt các việc sau đây : + tiếp tục đấy mạnh cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình vườn cho phù hợp vời từng địa phương + khuyến khích phát triển vườn đồi vườn rừng, vườn trang trại + áp dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng + Mở rộng mạng lưới hội làm vườn + xây dựng các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng,... phù hợp. 4. Hệ thống kiến thức, tổng kết. - Hệ thống kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm: Đặc điểm và yêu cầu của nghề làm vườn. - Luyên tập, củng cố: Liên hệ với bản thân , thái độ , yêu cầu với nghề làm vườn 5. Hướng dẫn học tiếp: Hãy tìm hiểu các mô hình vườn ươm cây, mô hình VAC ở địa phương em ? V. Rút kinh nghiệm: ( Nội dung , phương pháp , thời gian...) .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thông qua tổ bộ môn Giáo viên bộ Môn Tiết 2: Khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này, học sinh phải: Về kiến thức: Trình bày được khái niệm về thiết kế, quy hoạch vườn Về kĩ năng: Tham quan mô hình VAC ở địa phương & thiết kế vườn theo hệ sinh thái VAC Về thái độ: Có ý thức thiết kế và quy hoạch vườn II. Chuẩn bị của GV & HS: 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung của bài Tham khảo tài liệu liên quan Chuẩn bị địa điểm, mô hình VAC Các số liệu về đất đai, khí hậu, cây trồng vật nuôi, thị trường tiêu thụ Số liệu và phương hướng phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứư trước nội dung bài III. Thời gian học và số HS vắng ở các lớp. Thời gian Ngày / Ngày / Ghi chú Lớp dạy Số HS vắng IV. Quá trình thực hiện tiết học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Nghề làm vườn cần có những yêu cầu gì? Câu 2: Em hãy cho biết tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta? 3. Bài mới. Phương pháp TG Nội dung GV: ?Theo em thiết kế, quy hoạch vườn gồm những công việc gì? Từ đó cho biết ý nghĩa của các công việc đó? HS: trả lời - Trên một mảnh vườn phải tiến hành thiết kế, quy hoạch bố trí V, A, C, nhà ở, côngtrình phụ thật khoa học hợp lí, chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. GV: yêu cầu HS: nghiên cứu SGK cho biết: ? Thế nào là VAC? Giữa VAC có mối quan hệ như thế nào? GV: Yêu cầu HS đại diện nhóm trả lời Đại diện nhóm nhận xét, bổ sung Kết luận GV: ? VAC được thiết kế dựa trên cơ sở khoa học nào? GV: hỏi ? Mô hình VAC có vai trò gì? HS: trả lời ? GV: hỏi: Em hãy cho biết hiệu quả của mô hình VAC? Cho biết mô hình và quy mô phát triển? HS : trả lời như cột bên GV : Việc thiết kế xây dựng vườn theo hệ sinh thái VAC phải căn cứ vào yếu tố nào? HS : trả lời như cột bên GV : theo các em thiết kế và quy hoạch vườn theo phương châm nào ? HS : trả lời theo 4 phương châm như cột bên GV : Để thiết và quy hoạch vườn cần dựa vào những nội dung nào ? 1. ý nghĩa thiết kế quy hoạch vườn Có ý nghĩa tiết kiệm đất, phát triển kinh tế 2) Khái niệm về hệ sinh thái VAC. - VAC là vườn, ao, chuồng. Là một hệ sinh thái có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi: Vườn trồng cây để lấy sản phảm cho người, vừa lấy thức ăn để chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá. Ao là nguồn nước tưới cho cây trong vườn, làm vệ sinh cho gai súc và lấy bùn bón cho cây. Chuồng chăn nuôi vừa lấy thịt, lấy trừng cho người, vừa lấy phân bón cho cây và làm thức ăn cho cá. - VAC có cơ sở khoa học vững chắc dựa trên “chiến lược tái sinh”: tái sinh năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của câytrồng, tái sinh vật thừa của cây trồng, và vật nuôi trong hệ sinh thái khép kín, làm sạch môi trường. - VAC cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày như rau, quả, thịt, cá,, trứng, tăng thêm chất dinh dưỡng. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội. - Hiệu quả của VAC rất lớn, năng suất cao, hiệu quả đa dạng và phong phú, quy mô ngày càng được mở rộng. 3)Những căn cứ để thiết kế - Đất đai, nguồn nước, mặt nước, khí hậu ở địa phương. Mỗi loại cây có yêu cầu khác nhau. - Mục đích sản xuất và tiêu thụ snả phẩm. - Căn cứ vào khả năng lao động, vật tư, vốn và trình độ của người làm vườn. 4) Phương châm. - Thực hiện thâm canh cao, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật tập trung đầu tư lao động trên mảnh vườn dể có thu nhậ cao. - Phát huy tác dụng của hệ thống sinh thái VAC - Lấy ngắn nuôi dài - Làm dần từng bước theo thời vụ 5) Nội dung thiết kế a) Điều tra thu thập tình hình về đất đai , khí hậu , nguồn nước, điều kiện giao thông, thị trường ở địa phương b) Xác định phương , mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm c) Lập sơ đồ của vườn d) Quy hoạch , thiết kế cụ thể e) Lập kế hoạch xây dựng VAC, xác định các bước và thời gian thực hiện, cá chi phí cần thiết. 4. Hệ thống kiến thức, tổng kết. - Hệ thống kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm: Hệ sinh thái VAC - Luyên tập, củng cố: Bài tập: Đánh giá thực trạng mô hình VAC ở địa phươngem? Cho biết biện pháp giải quyết thực trạng đó? 5. Hướng dẫn học tiếp: - Tìm hiểu thực trạng mô hình vườn ở các vùng sinh thái (vùng đồng bằng Bắc Bộ, trung du miền núi). V. Rút kinh nghiệm: ( Nội dung , phương pháp , thời gian...) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thông qua tổ bộ môn Giáo viên bộ Môn Tiết 3: mô hình VAC ở các vùng sinh thái I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này, học sinh phải: 1.Về kiến thức: Biết được một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái (vùng đồng bằng Bắc Bộ, trung du miền núi). 2.Về kĩ năng: Thăm quan mô hình trung du miền núi 3.Về thái độ: Có ý thức thiết kế và quy hoạch vườn II. Chuẩn bị của GV & HS: 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung của bài Tham khảo tài liệu liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứư trước nội dung bài III. Thời gian học và số HS vắng ở các lớp. Thời gian Ngày / Ngày / Ghi chú Lớp dạy Số HS vắng IV. Quá trình thực hiện tiết học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Khái niệm VAC? Mối quan hệ VAC? Câu 2: Những căn cứ để thiết kế qui hoạch vườn? 3. Bài mới. Phương pháp TG Nội dung GV : Dựa vào những kiến thức địa lí em hãy kể tên các vùng sinh thái ? HS : thảo luận GV : Em hãy cho biết vùng đồng bằng Bắc bộ có những đặc điểm nào ? GV treo sơ đồ mô hình VAC HS quan sát nghiên cứu sơ đồ Gv : Nhà ở quay về hướng nào ? Công trình phụ quay về hướng nào ? Trong vườn thường bố trí trồng những loại cây gì ? - Ao bố trí nuôi con gì ? - Chuồng đặt ở vị trí nàovà nuôi con gì ? HS: Quan sát thảo luận -> trả lời câu hỏi. Gv: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. GV: Dựa vào kiến thức địa lí hãy nêu đặc điểm của vùng trung du miền núi ? Gv treo sơ đồ mô hình vườn trung du miền núi, yêu cầu Hs quan sát mô hình cho biết: - Vườn được chia ra mấy dạng? - Vườn đồi thường trồng các loại cây nào ? - Vườn rừng thường trồng các loại cây nào ? - Vườn đồi thường trồng các loại cây nào? - Vườn rừng thường trồng các loại cây nào? HS: Quan sát thảo luận -> trả lời câu hỏi. Gv: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. 1) Vùng đồng bằng Bắc bộ a) Đặc điểm - đất hẹp, mực nước ngầm thấp, có nắng gắt, gió tây về mùa hè và các đợt gió mùa đông bắc lạnh, ẩm và khô về mùa đông b) Mô hình vườn - Nhà : đặt ở phía bắc của khu đất và quay về hướng nam, các công trình phụ quay về hướng đông - Vườn : trong vườn trồng 1-2 loại cây ăn quả, dưới bóng trồng gừng , riềng, trước cửa nhà trồng quất, cam, tranh trồng ở bờ ao, trồng xen rau, đậu chuối đu đủ. ở góc vườn trồng rau và 1 số cây thuốc, xung quanh mép vườn trồng bầu bí bắc giàn xuống ao - Ngoài cùng là hàng rào bảo vệ - Ao sâu 1,5 đến 2m, đắp bờ, trên bở trồng rau ,đậu, một phần nhỏ thả bèo , nuôi tôm cá, ... - chuồng nuôi gia súc, gia cầm nên đặt cạnh ao hoặc trên ao 2) Vùng trung du, miền núi a) đặc điểm - Diện tích đất rộng,dốc do đó ít gió bão nhưng rét và có sương - Nguồn nước tưới khó khăn b) Mô hình Vườn : vườn đồi, vườn rừng, trang trại. +vườn nhà : ở chân đồi quanh nhà trồng cam quýt, chuối đu đủ..., vườn rau cạnh ao. Góc vườn trồng cây gia vị , một số cây thuốc + Vườn đồi : trồng mơ, mận , hồng, cam, bưởi trồng cây công nghiệp : chè cà phê, trồng xen các cây giữa các cây này : cây họ đậu hoặc cây lấy củ. + Vườn rừng trồng cây lấy gỗ: mỡ, bồ đề, lát hoa hoặc vừa lấy gỗ, vừa lấy quả: trám, trẩu, hoặc cây đặc sản: quế, hồi. 4. Hệ thống kiến thức, tổng kết. - Hệ thống kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm: Mô hình VAC vùng đồng bằng bắc bộ, vùng trung du miền núi. - Luyên tập, củng cố: Vẽ và trình bày mô hình VAC ở các vùng sinh thái 5. Hướng dẫn học tiếp: - Tìm hiểu thực trạng vừơn tạp, vườn cũ ở gia đình địa phương. V. Rút kinh nghiệm: ( Nội dung , phương pháp , thời gian...)........................................... Thông qua tổ bộ môn Giáo viên bộ Môn Tiết 4: Cải tạo tu bổ vườn tạp I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này, học sinh phải: Về kiến thức: - Trình bày được thực trạng vườn hiện nay - Nêu được nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn - Biết được những công việc cần làm để cải tạo, tu bổ vườn Về kĩ năng: Có khả năng ứng dụng để tu bổ, cải tạo vườn tại gia đình địa phương Về thái độ: Có ý thức tu bổ, cải tạo vườn tạp. II. Chuẩn bị của GV & HS: 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung của bài Tham khảo tài liệu liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài học. Tìm hiểu tình trạng vườn tạp ở địa phương, các số liệu thực tế về diện tích, mức độ thiệt hại, ... III. Thời gian học và số HS vắng ở các lớp. Thời gian Ngày / Ngày / Ghi chú Lớp dạy Số HS vắng IV. Quá trình thực hiện tiết học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Trình bày khái niệm về quy hoạch thiết kế vườn ? Câu 2: Nêu đặc điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ ? 3. Bài mới. Phương pháp TG Nội dung GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi sau: liên hệ thực tế các em hãy cho biết thực trạng vườn hiện nay của chúng ta? HS: thảo luận và trả lời GV: yêu cầu HS trả lời tiếp: Hãy cho biết hiện nay vườn còmn những tồn tại gì? ? Hãy cho biết ao hiện nay còn tồn tại gì? ? Hãy cho biết hiện nay chuồng còn có tồn tại gì? HS thảo luận và cho biết cải tạo, tu bổ vườn cần tuân theo nguyên tắc nào? ? Theo em khi tiến hành tu bổ, cải tạo vườn cần làm những công việc gì? ? Đối với vườn cần làm nhưỡng công việc gì? ? Đối với ao cần tiến hành tu bổ, cải tạo những công việc gì? ? Đối với chuồng cần tiến hành cải tạo, tu bổ những công việc gì? ? Em hãy cho biết chúng ta cần tiến hành xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo vườn như thế nào? ? Đối với vườn chúng ta cần xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo vườn như thế nào? ? Hãy liên hệ thực tế gia đình, địa phương? ? Đối với ao chúng ta cần xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo như thế nào? ? Em hãy liên hệ thực tế ở địa phương? ? Đối với chuồng chúng ta cần xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo như thế nào? Chuồng chăn nuôi có đảm bảo vệ sinh hay không? Việc thực hiện các biện pháp chống rét, chống nóng, kĩ thuật chăn nuôi có ưu nhược điểm gì? I. Thực trạng của vườn hiện nay - Hầu hết chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, kinh tế và có những nhược điểm sau 1. Vườn : đa số còn là vườn tạp, cơ cấu cây trồng không hợp lí, giống xấu chăm sóc kém, sâu bệnh nhiều, trồng quá dày , lộn xộn còn ít giống tốt. Đất vườn không được cải tạo nên năng suất vườn tháp hiệu quả kinh tế kém. 2. Ao : ao thường bi cớm, bờ không được đắp kĩ nên nước rò rỉ nhiều, không có hệ thống dẫn nước, tháo nước nên nước ao thiếu oxi. Kĩ thuật nuôi chưa tốt. 3. Chuồng: Diện tích chuồng còn hẹp, trống trải, không đảm bảo vệ sinh, dịch bệnh dễ phát sinh. Chưa có giống tốt, thức ăn chưa đủ chất dinh dưỡng. II. Nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn. - Phải chọn cây, con có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương. - Cải tạo, tu bổ vườn phải nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trình độ người làm vườn. - Tuyệt đối không vì cải tạo, tu bổ mà làm giảm hiệu quả kinh tế. III. Những công việc cần làm để cải tạo và tu bổ vườn. 1.Vườn: Phân tích hiện trạng của vườn có ưu, nhựơc điểm về cơ cấu cây trồng, cách sắp xếp trong vườn. Việc sử dụng quy hoạch đất, cải tạo đất, chống xói mòn. Kĩ thuật và hiệu quả của từng loại cây (giống, sâu bệnh, sản lượng, tiêu thụ sản phẩm...) đánh giá chung và đề ra biện pháp khắc phục. 2. Ao: Đánh giá kĩ thuật xây dựng ao, hệ thống dẫn và tiêu nước, tình trạng ao, giống, cá nuôi, năng suất, hiệu quả kinh tế... 3. Chuồng: - Phân tích ưu nhược điểm của từng yếu tố VAC sau đó tiến hành đánh giá chung về vị trí và mối liên hệ giữa các thành phần của VAC , giữa VAC với các khu nhà ở, các công trình phụ, giữa toàn bộ khu nhà và VAC với môi trường xung quanh . Trên cơ sở đó rút ra những ưu và nhược điểm cần khắc phục trong kế hoạch cải tạo tu bổ vườn. 4. Xây dựng kế hoạch cải tạo, tu bổ vườn. - Cho cả hệ thống: Nhà ở, công trình phụ, và từng thành phần của VAC , xác định thời gian làm và và định hình sau cải tạo> Phải vẽ sơ đồ của khu VAC cụ thể. - Xác định mục tiêu về kĩ thuật và mục tiêu kinh tế. 5. Tiến hành tu bổ, cải tạo. a. Vườn: - cải tạo về cấu trúc cây trồng bằng cách loại bỏ cây bị bệnh, năng suất thấp , tiến hành trông xen những cây mới va khi cây mới đi vào sản xuất thì loại thải dần hết cây cũ. Những cây mới trồng phải là những cây giống tốt có năng suất cao, phẩm chất tốt. - Sửa sang lại hệ thống tiêu, tưới nước nước cho hợp lí. Bón thêm phân hữu cơ, bùn ao, phù sa và vôi để cải tạo kết cấu đất, giảm độ chua, đất được tơi xốp. - áp dụng các tiến bộ khoa học phù hợp với từng loại cây trồng ở các khâu từ khi gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, đến thu hoạch, bảo quản nhân giống. Tiến hành trồng xen hợp lí giữa các cây ngắn ngày và dài ngày. b. Ao - Diện tích ao tuỳ theo điều kiện làm việc ở từng nơi mà to, nhỏ khác nhau, nhưng khải đảm bảo không bị cớm, rợp có hệ thống cấp, thoát nước chủ động. Bờ ao phải được đắp cao, không để rò rỉ, sạt lở, có cống dẫn nước và thoát nước. Nước ao sạch, độ pH = 6 – 7 có màu xanh nõn chuối hay xanh màu vỏ đỗ là tốt. Đáy ao cần có một lớp bùn 15-20cm. Rắc vôi bột vào ao - Xác định các loại cá nuôi trong ao: Loại nuôi chính, loại nuôi ghép. - áp dụng các tiến bộ khoa học mới phù hợp cho cá lớn nhanh, mít bị bệnh và nước ao không bị ô nhiễm. c.Chuồng: - Phải thoáng mát về mùa hè, ấp áp về mùa đông. Chuồng nên quy về hướng Đông hay Đông Nam. Nền chuồng dốc về phía sau và không thấm nước. Phải có hố ủ phân có mái che và rãnh thu nước tiểu. Diện tích chuồng tuỳ theo các loại vật nuôi mà có kích thước khác nhau. 4. Hệ thống kiến thức, tổng kết. - Hệ thống kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm: Nguyên tắc, công việc, tiến hành thiết kế cảI tạo tu bổ vườn tạp. - Luyên tập, củng cố: Cho biết thực trạng những khu vườn hiện nay của địa phương em? Em hãy xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo cho những khu vườn đó? 5. Hướng dẫn học tiếp: - Em hãy nêu thực trạng của vườn hiện nay? - Em hãy trình bày nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn? - Nêu những công việc cần làm để cải tạo tu bổ vườn? V. Rút kinh nghiệm: ( Nội dung , phương pháp , thời gian...) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thông qua tổ bộ môn Giáo viên bộ Môn Chương II: kỹ thuật nhân giống cây trồng Tiết 12: vườn ươm cây giống I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này, học sinh phải: 1.Về kiến thức: Biết được kỹ thuật làm vườn ươm nhân giống cây ăn quả 2.Về kĩ năng: - Có khả năng áp dụng kỹ thuật làm vườn ươm nhân giống cây vào trong thực tế. 3.Về thái độ - Có ý thức làm vườn ươm nhân giống cây ăn quả đúng kĩ thuật. II. Chuẩn bị của GV & HS: 1. Chuẩn bị của GV: tài liệu làm vườn. 2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy bút. III. Thời gian học và số HS vắng ở các lớp. Thời gian Ngày / Ngày / Ghi chú Lớp dạy Số HS vắng IV. Quá trình thực hiện tiết học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Nội dung TG Phương pháp 1.Kĩ thuật làm vườn ươm cây giống. a. Nhiệm vụ của vườn ươm - Chọn tạo và bồi dưỡng giống tốt - áp dụng các phương pháp nhân giống tiến bộ để sản xuất nhiều giống cây trồng quý, có phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. b. Các loại vườn ươm. - Vườn ươm cố định: Là loại vườn ươm giải quyết cả hai nhiệm vụ nêu trên. - Vườn ươm tạm thời: Là loại vườn ươm chỉ thực nhiệm vụ nhân giống cây trồng là chủ yếu. c. Chọn địa điểm làm vườn ươm. Cần chú ý các yêu cầu sau: - Điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu của các giống cây trồng trong vườn. - đất có kết cấu tốt, tầng đất mặt dày 40-50cm, có khả năng giữ nước thoát nước tốt. Nên chọn đất cát pha , đất thịt nhẹ. Vùng trung du, miền núi nên chọn đất có pH=5-7 và mực nước ngầm sâu 0,8-1m. Chọn khu đất bằng phẳng hay hơi dốc, đủ ánh sáng thoáng gió và tốt nhất là có đai rừng chắn gió. - Gần đường giao thông, gần nguồn nước tưới d. thiết kế khu vườn ươm thiết kế làm 3 khu - khu cây giống chia làm 2 khu nhỏ + khu 1 : trồng giống cây ăn quả đã được chọn lọc tốt nhằm lấy hạt, lấy cành giâm tạo gốc ghép + khu 2 : trồng các giống cây ăn quả quý để lấy cành ghép, mắt ghép, cành chiết, cành giâm, hạt nhằm sản xuất cây con giống - Khu nhân giống : 5 khu nhỏ +khu 1 : gieo hạt, ra ngôi cây gốc ghép +khu 2 : giâm cành, ra ngôi cành giâm làm gốc ghép +khu 3 : khu ra ngôi chăm sóc cành giâm (sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm cành + khu 4 gơ cành chiết để sản xuất cây giống bằng phương pháp chiết cành + khu 5 gieo hạt để sản xuất cây giống bằng phương pháp gieo hạt - Khu luân canh : trồng rau, cây họ đậu nhằm cải tạo nâng cao độ phì của đất sau vài năm luân phiên đổi chỗ giữa các khu thuộc khu nhân giống vì hàng năm khi xuất cây giống đã đào mất một lớp đất mặt , làm cho đất vườn ươm xấu dần cần phải cải tạo Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: ? Vườn ươm cây giống có nhiệm vụ gì ? Xuất phát từ nhiệm vụ vườn ươm, vườn ươm chia ra làm mấy loại? Gv yêu cầu đại diện nhóm trả lời Hs nhóm khác nhận xét bổ sung Gv nhận xét bổ sung và thống nhất câu trả lời ? Dựa vào kiến thức thực tế hãy cho biết khi chọn địa điểm xây dựng vườn ươm cần chú ý gì ? Hãy giải thích vì sao cần điều kiện đó ? ? theo em đối với vùng trung du miền núi cần có yêu cầu nào khác ? ? Qua thực tế kết hợp phương tiện thông tin đại chúng em hãy thiết kế khu vườn ươm điển hình ? ? Khu nhân giống được chia làm mấy khu ? Nhiệm vụ của từng khu ? ? Tai sao phải thiết kế khu luân canh ? Vai trò khu luân canh ? 4. Hệ thống kiến thức, tổng kết. - Hệ thống kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm: Kĩ thuật làm vườn ươm cây giống. - Luyên tập, củng cố: Thiết kế vườn ươm. 5. Hướng dẫn học tiếp: - Hãy tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả ở địa phương em ? V. Rút kinh nghiệm: ( Nội dung , phương pháp , thời gian...) .............................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thông qua tổ bộ môn Giáo viên bộ Môn Tiết 13: nhân giống bằng phương pháp hữu tính ( Gieo hạt). I.Mục tiêu bài dạy. Sau bài này, HS phải: 1.Về kiến thức: - Biết được phương pháp nhân giống cây ăn quả (Nhân giống hữu tính - gieo hạt) 2.Về kĩ năng: - Có khả năng áp dụng các phương pháp nhân giống cây vào trong thực tế. 3.Về thái độ - Có ý thức nhân giống cây ăn quả đúng kĩ thuật. II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học 1. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung của bài. Tham khảo tài liệu liên quan Tìm hiểu việc áp dụng các phương pháp gieo hạt của người dân hiện nay 2. Chuẩn bị của HS : Nghiên cứư trước nội dung bài Tìm hiểu kĩ thuật nhân giống cây ở gia đình, địa phương và qua ti vi, sách, báo III. Thời gian học và số HS vắng ở các lớp. Thời gian Ngày / Ngày / Ghi chú Lớp dạy Số HS vắng IV. Quá trình thực hiện tiết học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Nội dung TG Phương pháp * Phương pháp nhân giống hữu tính (Nhân giống bằng hạt) - ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, hệ số nhân

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_lam_vuon_chuong_trinh_ca_nam_truong_thcs_ly_tu.doc
Giáo án liên quan