I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức .
Hiểu được vai trò, ý nghĩa của TN hoá học ở trường THCS.
Phân loại, yêu cầu sư phạm của việc sử dụng TN hình thành kiến thức kỹ năng mới.
Sử dụng TN theo hướng dạy - học tích cực các bài hoá học.
2. Kỹ năng
24 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài 12: sử dụng thí nghiệm dạy học trong hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12: sử dụng thí nghiệm dạy học trong hoá họC
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức .
Hiểu được vai trò, ý nghĩa của TN hoá học ở trường THCS.
Phân loại, yêu cầu sư phạm của việc sử dụng TN hình thành kiến thức kỹ năng mới.
Sử dụng TN theo hướng dạy - học tích cực các bài hoá học.
2. Kỹ năng :
Sử dụng hợp lí một số TN trong dạy học hoá học lớp 8 và lớp 9.
Thiết kế được các hoạt động cụ thể của Gv và Hs trong việc dạy học một số nội dung hoá học cụ thể trong SGK lớp 8, 9 theo hướng tích cực.
3. Thái độ :
Tích cực vận dụng cấc thí nghiệm để dạy hoá học có hiệu quả .
II. Nội dung :
Nội dung chính:
1. Vai trò của thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học THCS. Phân loại TN hoá học .
2. Sử dụng TN hoá học để dạy học hoá học lớp 8,9 theo hướng dạy học tích cực. Vận dụng để dạy học tích cực một số nội dung cụ thể .
1. vai trò của thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học THCS
- TN hoá học có vai trò to lớn trong hoạt động hoá học .
+ Hình thành khái niệm, tính chất hoá học mới ; Hình thành khái niệm phản ứng hoá học; Định luật bảo toàn khối lượng các chất; Tính chất hoá học của chất cụ thể : oxi, hiđrô, nước( lớp 8 ), ô xit, axit, bazơ, muối, metan, etilen, axetilen, ben zen, rượi etilic... ( lớp 9).
+ ôn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức thông qua TN hoá học bằng cách giải các bài tập thực nghiệm về phân biệt chất cho trước, điều chế các chất...
+ Rèn luyện kỹ năng thực hành hoá học : Lấy hoá chất, cân, đong hoá chất, lắp ráp dụng cụ, hoà tan chất, đun nóng chất ...thông qua thực hành thực hiện các TN kiểm tra tính chất đã học trong các bài thực hành hoá học .
- TN hoá học được phân loại căn cứ vào những tiêu chí khác nhau :
+ Căn cứ vào chủ thể thực hiện TN :
* TN do Hs biểu diễn.
* TN do Gv biểu diển.
+ Căn cứ vào mục đích TN :
* TN nghiên cứu và TN minh hoạ.
* TN kiểm tra dự đoán ( TN kiểm chứng ) .
* TN nêu vấn đề và TN giải quyết vấn đề.
* TN đối chứng, so sánh.
+Căn cứ vào mức độ phát triển và tư duy tích cực của học sinh: * TN tích cực
* TN không tích cực .
2
* TN nghiên cứu do nhóm học sinh thực hiện để phát hiện một tính chất HH mới .
VD: Nghiên cứu tác dụng của ba zơ và dd muối trong bài
( Ba zơ ).
* TN biểu diển của giáo viên theo hướng nghiên cứu: Giúp Hs quan sát, nhận xét, rút ra kết luận.
VD: Gv biểu diển TN đốt cháy sắt trong bình khí Clo ở bài tính chất hoá học của kim loại để Hs nghiên cứu tính chất tác dụng của kim loại với phi kim.
* TN kiểm chứng: Nhằm kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lí thuyết.
VD: Sau khi Hs dự đoán khả năng phản ứng của Nhôm với dd Ba zơ, Hs làm TN cho dây nhôm vào dd NaOH kiểm tra dự đoán nào đúng.
* TN đối chứng: Nhằm giúp cho việc rút ra các kết luận một cách đầy đủ, chính xác hơn về một quy tắc, tính chất của chất.
VD: TN nghiên cứu khả năng Kim loại Fe có thể đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO 4, còn Cu không đẩy được Fe ra khỏi dd FeSO4 .
* TN nêu vấn đề .
VD: Khi nghiên cứu tính chất của a xít H2 SO4 đặc, GV yêu cầu Hs thực hiện TN cho dây Cu vào H2 SO4 đặc, nóng và thấy có phản ứng xãy ra vấn đề đặt ra là : Liệu hiện tượng trên có sai không hoặc lí thuyết trước đây ( Kim lọai đứng sau H không tác dụng với dd axit ) không đúng.
* TN nhằm giải quyết vấn đề .
VD: “( Hs thực hiện TN cho dây Cu vào H2 SO4 đặc, nóng và thấy có phản ứng xãy ra:
Vấn đề đặt ra là : Liệu hiện tượng trên có sai không hoặc lí thuyết trước đây ( Kim lọai đứng sau H không tác dụng với dd axit ) không đúng”,
Gv thực hiện thêm TN cho giấy quỳ ẩm lên miệng ống nghiệm Cu và
H2 SO4 đặc nóng, yêu cầu học sinh nêu hiện tượng và xác định khí này có phải là H2 không ? Qua đó, vấn đề đã được giải quyết với a xít H2 SO4 đặc, nóng khí tạo thành không phải là khi H2 mà là khí SO2 làm giấy quỳ tím ẩm hoá đỏ . Do đó phản ứng này không trái với tính chất của dd axít H2 SO4 loảng đã
học mà là tính chất mới của H2SO4 đặc nóng : Phản ứng với kim loại kể cả kim loại đứng sau H2 tạo thành sản phẩm là muối và không giải phóng khí H2.
2. Sử dụng tn hoá học để dạy hoá học lớp 8, 9 trường thcs theo hướng dạy - học tích cực. Vận dụng để dạy học một số nội dung cụ thể .
1.2.Sử dụng TN hoá học theo hướng tích cực theo các mức độ khác nhau .
Sử dụng TN được coi là tích cực khi TN là nguồn kiến thức để Hs khai thác tìm kiếm kiến thức mới dưới nhiều hình thức khác nhau .
- Mức 1( ít tích cực nhất ) : Hs chỉ quan sát TN do Gv thực hiện để chứng minh cho một tính chất, một hiện tượng mà Hs đã được biết qua SGK hoặc Gv thông báo .
- Mức 2 ( ít tích cực ) : Nhóm Hs thực hiện TN nhưng chỉ để chứng minh cho một tính chất, một hiện tượng đã biết.
- Mức 3 ( tích cực ) : Hs nghiên cứu TN do Gv biểu diển .
+ Hs nắm được mục đích của TN .
+ Quan sát , mô tả hiện tượng.
+ Giải thích hiện tượng .
+ Rút ra kết luận ( Tính chất của chất, một quy luật, một kết luận về khả năng phản ứng ) .
- Mức 4 ( rất tích cực ) : Nhóm Hs trực tiếp thực hiện nghiên cứu TN.
+ Hs nắm được mục đích của TN .
+ Nhóm Hs làm TN .
+ Quan sát, mô tả TN .
+ Giải thích hiện tượng .
+ Rút ra kết luận( tính chất của chất một quy luật, về khả năng phản ứng...)
4
2.2: Một số VD sử dụng TN theo hướng tích cực .
TN hoá học có thể được sử dụng khi dạy tính chất hoá học của chất các sự kiện hoá học cụ thể và cả khi ôn tập, luyện tập , thực hành TN ở hoá học 8,9.
a. Sử dụng TN Gv biểu diển theo hướng nghiên cứu .
VD1: Lớp 8. TN Gv biểu diển hình thành khái niệm : Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm .
Gv nêu vấn đề : Khối lượng của các chất tham gia phản ứng sẽ thay đổi ntn so với ban đầu ?
Chúng ta hảy nghiên cứu TN sau đây ( yêu cầu Hs không xem SGK ).
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Kết quả đúng
1. Yêu cầu học sinh cho biết :
Tên dụng cụ :
Hoá chất : tên, trạng thái , màu sắc.
Vị trí kim của cân.
- Đọc tên nhãn ghi trên cóc.
Quan sát trạng thái, màu sắc.
Vị trí kim của cân .
Đĩa cân bên trái:
Cóc 1 : Đựng BaCl2 : dd, không màu.
Cóc 2 : Đựng Na2SO4 dd không màu .
Đĩa cân bên phải :
Kim của cân ở vị trí cân bằng
2. Thực hiên TN :
Đổ cóc 1 vào cóc 2 . Để 2 cóc vào vị trí như củ .
Yêu cầu Hs quan sát hiện tượng xãy ra.
Có phản ứng hoá học xảy ra không ?
Phản ứng hoá học Bariclorua + Nat ri sun fatđ Bari sun fat( r, trắng ) + Nat rclorua.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong cóc 2 nêu hiện tượng nhận xét .
Quan sát vị trí kim của cân. nhận xét.
Trong cóc 2 xuất hiện chất rắn màu trắng. Chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra .
Vị trí kim của cân vẫn ở vị trí cân bằng .
Nhận xét : Tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm .
b. Sử dụng TN để hình thành tính chất của loại chất cụ thể.
VD.lớp 9 : TN hình thành tính chất hoá học của a xít .
Gv đặt câu hỏi :
+A xít có những tính chất hoá học nào ?
+Làm thế nào để biết được tính chất hoá học đó ?
Trước hết hảy tìm hiểu : A xít có tác dụng với Ba zơ không ?
Các nhóm hãy thực hiện đồng thời các TN sau và điền vào phiếu học tập .
Thí nghiệm
Hiện tượng quan sát có phản ứng xãy ra
Phương trình hoá học
( Dự đoán chất tạo thành và công thức hoá học)
Nhận Xét
1. Nhỏ từ từ d2 HCl vào ống nghiệm đựng Cu ( OH)2
Chất rắn màu xanh tan dần tạo thành d2 màu xanh
2 HCl + Cu(OH)2
(r, xanh) đ Cu Cl2 (d2 xanh) + 2 H2O
A xít tác dụng với Ba zơ không tan tạo thành muối và nước.
2. Nhỏ từ từ d2 H2SO4 loảng vào ống nghiệm đựng d2 NaOH có nhỏ vài giọt d2 phenol phtalein
d2 NaOH
phenol phtalein có màu đỏ .
màu đỏ củad2 nhạt dần và biến thành d2 không màu .
H2SO4+2NaOH(d2)
đNa2 SO4 + 2 H2
Cho tác dụng của
H2SO4 tạo thành
Na2 SO4 nên d2 không còn màu đỏ .
A xít tác dụng với Ba zơ tan trong nước tạo thành muối và nước.
Kết luận :
A xít tác dụng với Ba zơ tạo thành muối và nước
Gv yêu cầu các nhòm làm TN, báo cáo kết quả và rút ra tính chất hoá học :
A xít tác dụng với Ba zơ tạo thành muối và nước.
6
3.2. Sử dụng TN nghiên cứu có so sánh đối chiếu ( TN đối chứng ) để rút ra tính chất hoá học của chất .
VD.Lớp 9 : Nghiên cứu tính chất hoá học của Ba zơ .
Gv nêu câu hỏi : Ba zơ có tác dụng với muối không ?
Chúng ta hãy thực hiện TN và điền kết quả vào bảng sau.
Thí nghiệm
Hiện Tượng
PTHH
Nhận xét
1. Nhỏ từ từ d2 NaOH vào ống nghiệm đựng d2
Cu SO4
Có chất rắn màu xanh tạo thành
2 NaOH + Cu SO4
(d2, màu xanh) đ
Cu( OH) 2
(r, xanh) + Na2 SO4
d2 Ba zơ tác dụng với d2 muối tạo thành Ba zơ không tan và muối mới .
2. Nhỏ từ từ d2 Ca(OH)2 vào ống nghiệm đựng d2Na2CO3
Có chất rắn trắng xuát hiện
Ca(OH)2 +Na2CO3
đ Ca CO3 (r , trắng )
+2 NaOH
d2 Ba zơ tác dụng với d2 muối tạo thành muối mới không tan và ba zơ mới .
3.Nhỏ từ từ d2 KOH vào ống nghiệm đựng d2 NaCl
Không có hiện tượng gì .
Không có phản ứng hoá học xãy ra.
d2 Ba zơ không tác dụng với d2 muối vì không có chất rắn xuất hiện.
GV yêu cầu các nhóm Hs báo cáo kết quả và rút ra kết luận về điều kiện của phản ứng Bazơ với muối.
Dung dịch Ba zơ có thể tác dụng với một số d2 muối tạo thành Bazơ hoặc muối không tan.
7
4.Sửdụng TN để hình thành khái niệm thuốc thử dùng nhận biết dd :
VD: Sử dụng TN để nhận biết dd H2SO4 và muối sun fat.
Gv nêu vấn đề : Có 2 lọ đựng 2 dd H2SO4 và MgSO4 . Hảy làm TN để nhận biết mổi lọ đựng chất nào ? có thể dùng một trong các chất sau : NaCl, BaCl2, đinh sắt .
Hs có thể làm TN và có kết quả như sau :
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích viết PTHH
Nhận xét
1.Nhỏ từ từ d2 BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng 2d2 H2SO4 vàMgSO4
Có chất rắn trắng tạo thành
H2SO4 +BaCl2đ
BaSO4( r, trắng ) + 2 HCl
MgSO4 +BaCl2đ
BaSO4( r, trắng )
+ Mg Cl2
BaCl2 là thuốc thử để nhận biết góc sun fat
2.Nhỏ từ từ d2 NaCl vào 2 ống nghiệm đựng 2d2 H2SO4 vàMgSO4
Không có hiện tượng gì
Không có phản ứng
NaCl không phải là thuốc thử để nhận biết góc sun fat
3.Cho một đinh sắt vào mổi ống nghiệm 1 đựng d2 H2SO4 và 2 đựngd2 MgSO4
1 có khí không màu tạo thành.
2 không có hiện tượng gì .
Fe + H2SO4đ
Fe SO4 + H2
(k, không màu).
Fe là thuốc thử để nhận biết 2d2 H2SO4 vàMgSO4
Các nhóm Hs trình bày kết quả và rút ra kết luận .
III. Kết luận :
Để sử dụng TN hoá học để dạy học tích cực cần chú ý : Vai trò của TN trong dạy học hoá học , các loại TN, sử dụng TN thế nào là tích cực và định hướng sử dụng TN hoá học để dạy học tích cực .
Bài 13: bài thực hành hoá học ở trường thcs
I. MụC TIÊU :
1.Kiến thức :
Biết được :
-Mức độ cần đạt về kiến thức của bài thực hành hoá học trường THCS theo chuẩn kiến thức, định hướng dạy học bài thực hành theo hướng dạy- học tích cực.
- Mức độ kỹ năng cần đạt được của các bài thực hành hoá học lớp 8,9 trường THCS .
2. Kỹ năng :
- Hướng dẫn Hs tích cực hoạt động theo nội dung của các TN thực hành khác nhau .
- Soạn giáo án bài thực hành theo tinh thần tổ chức các hoạt động tích cực của Hs :
+ Mục tiêu.
+ Định hướng phương pháp.
+ Tiến trình hoạt động :Các hoạt động cụ thể của Gv- Hs.
- Đánh giá kết quả bài thực hành theo các hoạt động cụ thể .
3. Thái độ :
Trên cơ sở biết và hiểu về tổ chức các hoạt động của Hs trong TN thực hành theo hướng dạy- học tích cực, Gv tích cực vận dụng trong dạy học hoá học để có hiệu quả cao.
II. nộI DUNG.
Nội dung chính :
1. TN thực hành hoá học ở lớp 8,9 trường THCS: những điểm mới về mục tiêu, thời lượng, số lượng và nội dung cơ bản của bài thực hành hoá học .
2. Phương pháp dạy học trong giờ thực hành hoá học theo định hướng dạy- học tích cực. Các hoạt động chủ yếu của Hs và trong giờ thực hành hoá học lớp 8,9.
3.Thiết kế kế hoạch bài thực hành hoá học theo hướng dạy- học tích cực .
4. Đánh giá kết quả bài thực hành hoá học theo hướng đổi mới đánh giá.
1. Tn thực hành hoá học ở lớp 8,9 trường THcs : những điểm mới về mục tiêu, thời lượng số lượng và nội dung cơ bản của bài thực hành hoá học
a. Mục tiêu :
+ Kiến thức :
Bài thực hành giúp Hs biết được mục đích, các bước tiến hành kỹ thuật thực hiện các TN cụ thể nhằm kiểm tra, làm vững chắc thêm các kiến thức đã học ở bài lí thuyết hoặc vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể .
+ Kỹ năng :
Hs biết sử dụng các dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn thành công các TN đã được quy định : Tiến hành TN, quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết PTHH .
+ Thái độ :
Có ý thức thực hiện và báo cáo kết quả thực hành một cách khoa học, chính xác, trung thực. Có ý thức bảo vệ môi trường trong và sau buổi thực hành.
b. Thời lượng dành cho nội dung các bài thực hành TN đã tăng lên nhiều so với chương trình củ .
Cụ thể là ở lớp 8, 9 đều có 7 tiết, ứng với 7 bài thực hành trong khi ở chương trình củ cả khối lớp củng chỉ có 7 tiết thực hành .
10
c. Số lượng các bài thực hành tăng lên cùng với việc tăng thời lượng cụ thể như sau:
Thực hành hoá học
Lớp 8
Lớp 9
- Gồm 7 bài :
1. Làm quen với nội quy, một số dụng cụ hoá chất trong phòng TN.
TN tìm hiểu sự nóng chảy của một số chất rắn, tách một chất cụ thể ra khỏi hổn hợp bằng phương pháp vật lí.
2. Sự khoác tán của chất .
3. Hiện tượng hoá học và dấu hiệu có phản ứng hoá học xãy ra.
4. Điều chế, thu khí ô xi và thử tính chất của ô xi .
5. Điều chế, thu khí hiđrô và thử tính chất của khí hiđrô .
6. Tính chất hoá học của nước.
7. Pha chế dd theo nồng độ cho trước .
- Gồm 7 bài :
1. Tính chất hoá học của o xít và a xít .
2. Tính chất hoá học của ba zơ và muối.
3. Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt.
4. Tính chất hoá học của Phi kim và hợp chất của chúng.
5. Tính chất hoá học của Hiđrôcacbon.
6. Tính chất hoá học của Ancol etilic và
A xít axetic.
7. Tính chất của gluxit.
Nội dung của bài thực hành hoá học đã được đổi mới :
- Các TN Hs đã được tiến hành theo nhóm ở bài học kiến thức mới.
Vd: Fe tác dụng với dd Cu SO4.
Các TN Gv đã biểu diển ở bài học kiến thức mới .
Vd : Thí nghiệm điều chế khí O2, điều chế khí H2 , thử tính chất của O2 và H2.
- Các TN chưa có trong bài học mà yêu cầu Hs vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể .
Vd : TN phân biệt các chất bị mất nhản, điều chế dd, pha loãng dd.
11
2. Phương pháp dạy học trong giờ thực hành hoá học theo định hướng dạy- học tích cực. Các hoạt động chủ yếu của Hs và trong giờ thực hành hoá học lớp 8,9.
a. Đặc điểm hoạt động tích cực của Hs trong giờ thực hành hoá học :
- Đọc trước nội dung TN trong bài thực hành và tham khảo bài đã học để nắm được : mục đích, cách tiến hành của bài thực hành và kỹ thuật thực hiện của mổi TN để đảm bảo an toàn và thành công .
- Báo cáo kết quả trước lớp hoặc thảo luận nhóm để thống nhất chung .
- Thực hiện các TN theo sự phân công trong nhóm: Lắp dụng cụ, lấy hoá chất, tiến hành TN, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.
- Viết phương trình TN .
- Tham gia vệ sinh sau buổi thực hành: Thu hồi hoá chất, khử chất thải độc hại ( nếu có ), lau dọn bàn ghế ...
b. Phương pháp dạy - học tích cực bài thực hành.
Trước đậy phương pháp dạy học bài thực hành hoá học của nhiều Gv thường là :
- Gv nêu mục đích bài thực hành, giới thiệu các TN thực hành, biểu diển các TN thực hành và đồng thời với việc giới thiệu cách tiến hành TN, nêu hiện tượng xãy ra vàviết PTHH.
- Hs lắng nghe Gv trình bày quan sát Gv biểu diển và viết PTHH nếu Gv yêu cầu . Sau đó tiến hành TN theo nhóm ( thường chỉ do 1 Hs thực hiện, các Hs khác quan sát), quan sát hiện tượng xem TN có đúng như điều đã học hay không ? Hs viết tưuờng trình TN theo mẩu.
12
Để phát huy tính tích cực của Hs trong bài thực hành, các hoạt động của Gv và Hs có thể như sau :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Gv yêu cầu Hs báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà .
Gv nhận xét, đánh giá, hoàn thiện.
Đại diện nhóm Hs báo cáo :
- Mục tiêu của bài thực hành .
- Cách tiến hành mổi TN . Những điểm cần lưu ý.
Nhóm Hs khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung .
2. Gv yêu cầu nhóm Hs tiến hành TN theo các bước, theo hướng dẫn bằng hình vẽ, qua máy chiếu, hoặc máy vi tính, hoặc hình vẽ.
- Gv tới các nhóm quan sát, nhận xét và hướng dẩn điều chỉnh kịp thời cách tiến hành, hoặc hoạt động của nhóm( nếu cần ) .
Nhóm Hs thực hiện TN đồng loạt :
-Lắp dụng cụ.
-Lấy hoá chất.
-Thực hiện phản ứng .
-Quan sát hiện tượng xãy ra.
3.Gv yêu cầu Hs ghi chép các kết quả TN .
Nhóm Hs mô tả, nhóm trưởng tổng kết, thư ký ghi chép:
- Trạng thái, màu sắc chất phản ứng .
- Hiện tượng và sản phẩm phản ứng: Có chất khí thoát ra ? Có chất rắn tạo thành ? Có sự thay đổi màu sắc?
- Xác định chất tạo thnàh và viết PTHH.
4. Gv yêu cầu mổi học sinh ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẩu.
Mổi Hs viết tường trình ngay sau buổi thực hành hoặc về nhà .
5. Gv yêu cầu nhóm học sinh vệ sinh .
Nhóm Hs phân công :Thu hồi hoá chất, khử hoá chất dư, rửa dụng cụ thí nghiệm .
3.Thiết kế kế hoạch bài thực hành hoá học theo hướng dạy- học tích cực .
Quy trình chung . Thiết kế kế hoạch bài học củng gồm cấc bước chung nhưng có đặc trưng riêng của bài thực hành hoá học .
Bước1: Xác định mục tiêu của bài thực hành hoá học .
Để XĐ mục tiêu của bài thực hành hoá học cụ thể, cần chú ý :
Tham khảo mức độ cần đạt của bài thực hành này trong chương trình hoá học phổ thông và mục tiêu ở sách Hs, sách Gv .
- Kiến thức : Hs cần biết được mục tiêu, cách tiến hành, kỹ thuật thực hiện mổi TN . Hs được củng cố khắc sâu thêm tính chất của chất đã được học trong bài lý thuyết.
- Kỹ năng : Hs được rèn luyện kỹ năng tiến hành TN cụ thể, đảm bảo an toàn thành công. Quan sát, mô tả, giải thích đuợc hiện tượng và viết được PTHH minh hoạ .
-Thái độ : Tích cực, hợp tác trung thực để thực hiện nhiệm vụ chung của cá nhân và nhóm. Có ý thức chóng ô nhiểm nguồn nước và ô nhiểm không khí, ô nhiểm đất.
Bước 2: Xác định định hướng phương pháp chung ở trên lớp .
Gv tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân và Hs theo nhóm để thực hiện được mục tiêu của mỗi bài thực hành cụ thể .
14
Bước 3 : Thiết kế các hoạt động của mổi bài thực hành :
+ Hoạt động 1. Tổ chức hướng dẫn Hs tìm hiểu mục tiêu, nội dung, cách tiến hành các TN trong bài thực hành.
- Hs báo cáo trước toàn lớp : Tên TN, dụng cụ hoá chất, cách tiến hành, những điểm cần lưu ý.
- Hs thảo luận, bổ sung, hoàn thiện .
- Gv kết luận trên bảng phụ, bảng trong hoặc hình vẽ, màn hình... Gv hướng dẫn cụ thể thông qua biểu diễn TN (nếu cần ).
+ Hoạt động 2. Phân công nhóm Hs tiến hành TN cụ thể .
- Gv chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm TN. - Hs tiến hành các hoạt động : Tiến hành TN quan sát, mô tả hiện tượng, ghi chép, giải thích và viết PTHH ( nếu có ) .
- Gv theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh.
+ Hoạt đông 3 . Viết phương trình TN theo cá nhân. Hs có thể viết ngay tại lớp hoặc cho về nhà .
+ Họat động 4 . Hs làm vệ sinh, thu dọn dụng cụ, hoá chất đúng nơi quy địng.
+ Hoạt động 5 . Đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá chung về tinh thần thía độ kết quả bài thực hành và rút kinh nghiệm nếu cần.
Nếu có thể, Gv có bài trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kỹ năng thực hành thí nghiệm Hs .
15
4. Đánh giá kết quả bài thực hành hoá học theo hướng đổi mới đánh giá.
a. Nếu chỉ chấm điểm tường trình TN sẽ không chính xác, vì:
- Hs chỉ cần chép kết quả làm việc từ thư kí nhóm, ngoài ra không tham gia các hoạt động khác như : chuẩn bị đọc trước nội dung thực hành ở nhà ; tham gia các hoạt động của nhóm như chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, thực hiện TN, quan sát, mô tả các hiện tượng...
- Hs hoạt động tích cực không được động viên mà trái lại sẽ có hành động bắt chước tiêu cực.
b. Nếu chỉ cho điểm nội dung chuẩn bị ở nhà sẽ không được, vì nội dung chính là tiến hành TN.
c. Nếu chỉ căn cứ vào kết quả TN thành công, an toàn mà cho điểm tối đa thì củng chưa đầy đủ vì không khuyến khích động viên các Hs chuẩn bị đọc trước nội dung TN và có bản tường trình tốt.
d. Cần cho điểm tất cả các hoạt động của Hs trong bài thực hành thì mới đảo bảo các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của bài thực hành hoá học.
16
Có thể đánh giá các hoạt động của Hs trong bài thực hành như sau :
Mẩu biểu quan sát đánh giá bài thực hành hoá học THCS
Đánh giá
( Điểm số )
Hoạt động của Hs
1 điểm
Chuẩn bị nội dung thực hành ở nhà ra giấy
- Mục tiêu của bài thực hành :
- Cách tiến hành cấc TN :
TN1 :
Hoá chất :
Dụng cụ :
Cách tiến hành :
Dự đoán hiện tượng TN :
Những điểm cần lưu ý :
TN2: Nội dung tương tự TN1 .
TN3: Nội dung tương tự TN1,2 .
4 điểm
1 đ
1,5 đ
1,5đ
Nhóm Hs thực hiện TN an toàn thành công
TN1 :
Lắp dụng cụ :
Lấy hoá chất :
Tiến hành TN thành công, an toàn:
Hoạt động hợp tác có hiệu qủa trong nhóm:
TN2: Nội dung tương tự TN1 .
TN3: Nội dung tương tự TN2 .
4 điểm
1,5đ
1đ
1,5đ
Hs quan sát, mô tả, ghi kết quả vào bản tường trình TN theo mẩu.
TN1 :
Hiện tượng TN :
Giải thích hiện tượng, xác định chất tạo thành:
Viết PTHH :
Rút ra nhận xét:
TN2: Nội dung tương tự TN1 .
TN3: Nội dung tương tự TN2 .
1 điểm
Nhóm Hs thực hiện :
Khử hoá chất dư sau TN
Rửa dụng cụ TN : Lọ thuỷ tinh, cóc thuỷ tinh...
Lau bàn TN sạch sẽ, cất dụng cụ đúng nơi quy định .
17
Những dạng bài tập hoá học cơ bản của lớp 9
A. Mục tiêu :
I. Kiến thức :
1. Phân loại được các dạnh bài tập .
2. Những phương pháp chủ đạo để giải những dạng bài tập đó theo hướng tích cực.
II. Kỹ năng :
Vận dụng những kiến thức hoá học để :
- Giải được những dạng bài tập trên .
- Đánh giá được năng lực vận dụng, tổng hợp kiến thức .
- Là một biện pháp dạy học cho Hs cách học và cách tự học.
B. Nội dung chính :
1. Phân loại cấc dạng bài tập :
BT ( Định tính )
d.Tinh chế chất và tách chất ra khỏi hổn hợp
c. Phân biệt và nhận biết chất
a. Trình bày, so sánh, giải thích hiện tượng và viết PTPƯ
b. Điều chế :
+ Chuổi PƯ
+ Điền chất và hoàn thành PT
+ Điều chế 1 chất từ nhiều chất bằng .nhiều cách
18
BT ( Định lượng )
b. Bài tập về phương trình hoá học :
+ Bài toán hổn hợp .
+ Bài toán lượng chất dư .
+ Bài toán hiệu suất phản ứng
+ Bài toán quy về % .
+ Bài toán tăng giảm khối lượng .
+ Bài toán biện luận.
a. Bài tập về công thức hoá học :
+ Tính theo công thức
+ Xác định công thức hoá học
19
Các dạng bài tập
Dạng 1: Câu hỏi trình bày, so sánh, giải thích hiện tượng và viết PTPƯ.
Vd: Trộn lẫn các dung dịch sau :
+ Kali clorua + Bacnitrat
+ Nhôm sun fat + Barinitrat
+ Ka li cacbonat + A xit sun fu rit
+ Sắt ( II) sunfat + Natriclorua
+ Nat ri ni trat + Đồng ( II )sun fat
+ Nat ri sunfua + A xit clo hiđrit
Có hiện tượng gì không ? giải thích bằng phản ứng .
Dạng 2 : Câu hỏi điều chế
A. Chổi phản ứng .
Vd : Viết PTPƯ hoàn thành sơ đồ sau :
a. Cac bua can xi đ A xe ti len đ E ti len đ Rượu e ti licđ
A xit a xi tit đ can xi a xe tat đ Nat ri a xe tat đ Me tan .
b. Tinh bột đ Glu co Zơ đ Rưọu e ti lic đ A xit a xe tic
đ E tyl axe tat.
B. Điền chất và hoàn thành PTPƯ.
Vd: Viết 9 PTPƯ khác nhau để thực hiện sơ đồ :
A đ Zn Cl 2 ; Biết A là Zn hoặc hợp chất của Zn .
C. Điều chế 1 chất từ nhiều chất bằng nhiều cách .
Vd:Viết các PTPƯ điều chế trực tiếp FeCl2 từ Fe, từ Fe SO4, từ FeCl3.
Dạng 3 : Câu hỏi phân biệt và nhận biết chất .
Vd: Bằng phương pháp hoá học hảy nhận biết 4 dung dịch sau:
d2 Na2 SO4 , d2 NaCl , d2 NaOH, d2 HCl,.
Dạng 4 : Câu hỏi tinh chế và tách hổn hợp thành chất nguyên chất .
Vd: Làm sạch khí O xi có lẫn khí CO2 và hơi nước .
20
Bài tập về công thức hoá học
1.Tính theo công thức hoá học .
Vd1: Tính lượng Fe và lượng O2 có trong 20 g Fe2 ( SO4)3 .
Vd2: Tính % các nguyên tố trong hợp chất Fe2 ( SO4)3.
2. Lập công thức hợp chất .
a. Bằng phân tử khối .
Vd: O xit của một kim loại hoá trị III có khối lượng 32g tan hết trong 400 ml dd HCl 3M vừa đủ. Tìm công thức của o xit trên .
b. Bằng tỉ lệ % .
Vd: Một hợp chất có chứa 2 nguyên tố là C,H trong đó H chiếm 25%, Biết tỉ khối của hợp chất đó đối với H2 là 8 . hảy xác định công thức của hợp chất trên.
c. Bằng sự đốt cháy .
Vd: Đốt cháy hoàn toàn 6g chất A chỉ thu được 4.48 khí CO 2 và 3.6 g H2O . Biết 1 lít hơi A ở ĐKTC nặng 2.967g . Tìm công thức A .
Bài tập về phương trình hoá học
1. Bài toán hổn hợp .
Vd: Hoà tan 20g hổn hợp gồm Al, Fe, Cu vào d d H2SO4 loảng dư thu được 8.96 lít khí ( ĐKTC) và 9g một chất rắn không tan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hợp .
2. Bài toán về lượng chất dư :
Vd: Đon nóng 16.8 g bột sắt và g bột lưu huỳnh ( không có không khí) thu được chất rắn A . Hoà tan A bằng HCl dư thoát ra khí B . Cho khí B đi chậm qua dd Pb ( NO3 )2 tách ra kết tủa màu đen . Các phản ứng xảy ra 100% .
a. Viết PTPƯ.
b. Tính thể tích khí B( ĐKTC) và khối lượng kết tủa D.
c. Cần bao nhiêu thể tích O2 ( ĐKTC). để đốt hoàn toàn khí B .
3. Bài toán có hiệu suất phản ứng .
Vd: Trong công nghiệp điều chế H2 SO4 theo sơ đồ sau :
FeS2 đ SO2 đ SO3 đ H2 SO4
a. Viết PTPƯ và nêu rỏ điều kiện .
b. Tính lượng H2 SO 4 98% điều ch
File đính kèm:
- su dung thi nghiem day hoc trong hoa hoc va.doc