Bài 12 - Tiết 13: Thiên nhiên phân hoá đa dạng

Bài 12 - Tiết 13 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần:

1 Kiến thức

- Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.

- Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên.

-Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền.

2. Kĩ năng

-Khai thác kiến thức trên bản đồ.

- Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 12 - Tiết 13: Thiên nhiên phân hoá đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ..............................................Ngày dạy.......................................... Bài 12 - Tiết 13 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức - Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật. - Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên. -Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền. 2. Kĩ năng -Khai thác kiến thức trên bản đồ. - Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền. II.GDBĐKH: * Nội dung có thể tích hợp: Các miền địa lí tự nhiên *Mục đích GD: Tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của mỗi miền=> Nêu ra các giải pháp khắc phục *Mức độ tích hợp: Liên hệ. III.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tự nhận thức:Trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên nước ta -Tư duy:Tìm kiếm & xử lí thông tin để thấy sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên,những thuận lợi & khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền. -Làm chủ bản thân:Quản lí thời gian , đảm nhận trách nhiệm . IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Thuyết trình tích cực -Hỏi –đáp. -Tranh luận -Nhóm nhỏ. V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khí hậu, đất và thực vật. - Một số hình ảnh về các hệ sinh thái - Atlat địa lí Việt Nam. VI. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút ) B/Kiểm tra bài cũ:Câu 2 SGK/11 (Thời gian 5 phút ) C/Bài mới: Vào bài: GV có thể kể cho Hs một số nét đặc trưng của thành phố Đà Lạt, sau đó hỏi các em nguyên nhân do đâu mà Đà Lạt lại có những đặc trưng riêng đó. GV: 3/4 lãnh thổ là đồi núi đã góp phần làm cho cảnh sắc thiên nhiên nước ta thêm đa dạng, phong phú. Hoạt động của GV và HS HĐ1: Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên phân hoá cảnh quan theo độ cao. Hình thức: Cả lớp. Thời gian 3 phút Phương pháp: hỏi –đáp . Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ tự nhiên VN, Átlát.. tranh ảnh B1:GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào? B2: HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. B3:GV chuẩn kiến thức. (Do 3/4 lãnh thổ nước ta là đồi núi, ở địa hình đồi núi khí hậu có sự thay đổi rõ nét về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao. Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở thành phần sinh vật và thổ nhưỡng). HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của các đai cảnh quan theo độ cao. Hình thức: Nhóm. Thời gian 12 phút Phương pháp : thảo luận, thuyết trình. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ tự nhiên VN, Átlát.. tranh ảnh Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị trong 3 phút theo dàn ý: -Độ cao - Đặc điểm KH -Cácloại đất chính - Các hệ sinh thái chính *Nhóm l: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa. * Nhóm 2: Đai cận nhiệt gió mùa trên núi. *Nhóm 3: Đai ôn đới gió mùa trên núi. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. GV đặt câu hỏi cho các nhóm: + Tại sao đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên chỉ có ở miền Bắc? + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thường hình thành ở những khu vực nào? Ơ nước ta hệ sinh thái này chiếm diện tích lớn hay nhỏ? (Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thường hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hầu ẩm ướt, mùa khô không rõ, nơi thuận lợi cho sinh vật phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng về nông sản.) HĐ3: tìm hiểu đặc điểm 3 miền địa lý tự nhiên Hình thức: Nhóm. Thời gian 14 phút Phương pháp : thảo luận, thuyết trình. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ tự nhiên VN, Átlát.. tranh ảnh Bước1:GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các đặc điểm của một miền địa lí tự nhiên trong 3 phút (Xem phiếu học tập phần phụ lục). - Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm miền Nam Ttung và Nam Bộ. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). GV đưa câu hỏi cho các nhóm: Câu hỏi cho nhóm l: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Câu hỏi cho nhóm 2: Hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền? Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế ảnh hưởng như thế nào đối với thổ nhưỡng - sinh vật trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Câu hỏi cho nhóm 3: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa không rõ rệt. Đặc điểm của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp của miền này? (Do nằm gần Xích Đạo, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mùa hạ nóng ẩm và gió mậu dịch khô nên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa không rõ rệt. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm. Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện để vùng có thể xen canh, thâm canh, tăng vụ). HĐ4:Tích hợp GDBĐKH: Hình thức cả lớp Thời gian 3 phút Phương pháp:Đàm thoại ,gợi mở. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ tự nhiên VN, Átlát.. tranh ảnh B1: Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Hiên nay các trở ngại về tự nhiên của các miền khi khai thác để phát triển Kt có xu hướng tăng lên hay giảm đi?Nguyên nhân vì sao và biện pháp giải quyết? B2: HS trả lời. B3:GV chuẩn kiến thức. *Các trở ngại ngày càng tăng nhanhVD biến động thời tiết tăng lên, hiện tượng lũ lụt hạn hán nhiều hơn... *Nguyên nhân:Đó là sự BĐKH do con người là nguyên nhân chính gây ra.Sự pt của TG hiện đại theo mô hình CNH được đặc trưng bởi việc sử dụng khối lượng khổng lồ các nguyên liệu hóa thạch, với thâm canh hóa cao độ trong NN, với tàn phá , hủy diệt rừng và các hệ sinh thái và với sự bùng nổ dân số toàn cầu . *Hậu quả:Trái đất nóng lên, mực nước biển dâng, giảm sút và mất đi sự đa dạng sinh hoc., gia tăng bão lụt...ảnh hưởng tới SX và đời sống.. *Biện pháp: giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. +Giảm tiêu thụ năng lượng. +Sử dụng năng lượng tái sinh.+Thiết kế và sử dụng năng lượng xanh. +Giảm thiểu những mất mát của biến đổi sinh học.. +Tạo nên sự thay đổi trong lối sống. Trong khi chất lượng cuộc sống vẫn đảm bảo. Nội dung chính 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao a. Đai nhiệt đới gió mùa: - Ở miền Bắc cao trung bình dưới 600 - 700m, miền Nam có độ cao 900-1000m. - Khí hậu mang tính chất nhiệt đới rõ rệt -Các loại đất: +Đất phù sa ở ĐB24%diện tíchđất tự nhiên +Đất feralít đồi núi 60% diện tích -Các hệ sinh thái: -Hệ sinh thái nhiệt đới +HST rừng NĐ ẩm lá rộng thường xanh,nhiều tầng ở các vùng nùi thấp mua nhiều.Động vật Nđới phong phú +HST rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, rừng rụng lá rừng thưa b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi - Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m. - Khí hậu mát mẻ mưa nhiều hơn. -Các loại đất: <1600m Feralít có mùn >1600m Đất mùn -Các hệ sinh thái: +Rừng cận NĐ lá rộng và lá kim +Động vật: chim thú cận nhiệt, động vật lông dày. Rừng phát triển kém có các cây ôn đới và chim di cư rên địa y c. Đai ôn đới gió mùa trên núi - Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn) - Khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ >150c, thực vật ôn đới. -Các loại đất:mùn thô. -Các hệ snh thái: Thực vật ôn đới Đỗ quyên, thiết sam 4. Các miền địa lí tự nhiên : (Phụ lục) VII. ĐÁNH GIÁ (Thời gian 6 phút) Em hãy xây dựng sơ đồ và đặt một số câu hỏi của nội dung bài học Hãy phân loại các câu hỏi sau theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh) và lập dàn ý trả lời. *Đối với HS trung bình: 1.Xây dựng sơ đồ nội dung bài học. (Trình bày) 2. Trình bày những đặc điểm phân hóa của thiên nhiên Việt Nam? (Trình bày) 3.Điền nội dung thích hợp vào bảng: (Trình bày) Tên đai cao Độ cao Đặc điểm KH Cácloại đất chính Các hệ sinh thái chính. 4.Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền tự nhiên,Những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng tự nhiên mỗi miền. (Trình bày) *Đối với HS khá giỏi: 1,Nguyên nhân nào tạo nên sự phân háo thiên nhiên theo độ cao? Thiên nhiên phân háo theo độ cao ở nước ta thể hiện rõ ở những thành phần nào?( giải thích,trình bày) Do sự thay đổi theo độ cao.Nước ta có ¾ DT là đồi núi. ở vùng đồi núi KH có sự thay đổi rõ nét về tovà độ ẩmtheo độ cao.Th/nhiên thay đổi theo độ caothể hiên rõ ở thổ nhưỡng & sv 2.Theo em sự phân hóa này mang lại những mặt thuận lợi và khó khăn gì cho nền kinh nước ta? (Trình bày) VIII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 1 phút ) Hoàn thành câu hỏi bài tập SGK. IX. Phụ lục Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng sông Hồng Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã Từ 160B trở xuống. Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp. - Hướng núi vòng cung, - Địa hình cao nhất nước. - Hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam - Chủ yếu là cao nguyên Đồng bằng nam bộ thấp, phẳng Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, Có đất hiếm, sắt, crôm, titan Dầu khí có trữ lượng lớn, bôxit ở Tây Nguyên Khí hậu Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng mưa nhiều - Có mùa đông lạnh và mùa mưa Phân thành mùa mưa và mùa khô Sông ngòi Dày đặc chảy theo hướng TBĐN và vòng cung Có độ dốc lớn, chảy theo hướng tây đông là chủ yếu Dày đặc Thổ nhưỡng-Sinh vật Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp.Thành phần loài nhiều thực vật NĐ,ôn đới và cận nhiệt Có đầy đủ hệ thống đai cao .(tên các đai..) Đai NĐ chân núi lên đến độ cao 1000m. Thực vật NĐ, cân XĐ và XĐ chiếm ưu thế.Nhiều rừng và thú lớn:Rừng cây họ dầu với voi và bò rừngRừng ngập mặn với trăn, rắn, cá sấu, chim..Thuỷ sản phong phú Thuận lợi và khó khăn. .*Thuận lợi-P/ triển cây ôn đới và cận nhiệt,rau vụ đông.Khai thác khsản phát triển.Kh/thác kinh tế biển. *Trở ngại:Biến động thời tiết .*Thuận lợiTrồng cây công nghiệp. P/triển nông-lâm kết hợp. Chăn nuôi đại gia súc.Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. Khai thác ksản. Phát triển du lịch biển. *Trở ngại:Trượt lở đất, bão, lũ, cát bay,gió phơn Thuận lợi-Trồng cây công nghiệp.Phát triển lúa nước.Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.Khai thác dầu khí.Phát triển du lịch sinh thái. *Trở ngại:Ngập nước mùa mưa ở ĐB sông Cửu Long.Thiếu nước mùa khô.Xói mòn rửa trôi ở miền núi X.RÚT KINH MGHIỆM: . .

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 12Bai 12.doc