Đề 7: Cảm nhận của anh chị về bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
A.Mở bài:
Đoạn 1: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943,quê huyện Phong Điền,Thừa Thiên Huế,ông sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước.Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.Trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm1971,in năm 1974.Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm ở miền Nam về đất nước,về sứ mệnh thế hệ mình,xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Đoạn 2: Bài thơ “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.Bài thơ là sự cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên bình diện:lịch sử,địa lí,văn hóa.Đồng thời bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư,giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng,các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng sáng tạo,tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu BÀI 13: Kĩ năng viết kiểu bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn ,Tieát Ngaøy soaïn:15.10 , Ngaøy daïy:20.10.08 Gv: Traàn Coâng Haân,Yersin Ñaø Laït
BÀI 13: Kĩ năng viết kiểu bài văn nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ
Đề 7: Cảm nhận của anh chị về bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
A.Mở bài:
Đoạn 1: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943,quê huyện Phong Điền,Thừa Thiên Huế,ông sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước.Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.Trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm1971,in năm 1974.Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm ở miền Nam về đất nước,về sứ mệnh thế hệ mình,xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Đoạn 2: Bài thơ “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.Bài thơ là sự cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên bình diện:lịch sử,địa lí,văn hóa.Đồng thời bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư,giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng,các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng sáng tạo,tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”
B.Dàn ý thân bài
-Luận điểm 1: Đất Nước được thể hiện rất tự nhiên ,bình dị,gần gũi,thân thuộc ởchie62u sâu văn hóa lịch sử * Luận cứ(9 câu thơ): Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
(…) Đất Nước có từ ngày đó
. Phân tích luận cứ: Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ thường tạo ra cho mình một khoảng cách để chiêm ngưỡng hình ảnh đất nước.Các tác giả đó thường dùng những hình ảnh kì vĩ,mang tính biểu tượng để thể hiện sự cảm nhận của mình về đất nước:
Nước Việt Nam từ máu lửa-Rũ bùn đứng dậy sáng lòa(Nguyễn Đình Thi)..Nguyễn Khoa Điềm chọn cách thể hiện đất nước rất tự nhiên và bình dị:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Đất nước là câu chuyện cổ tích mẹ kể những đêm hè ru ta vào giấc ngủ,đất nước hiển hiện trong miếng trầu bà ăn,trong ngôi nhà mình ở,trong hạt gạo ta ăn.Lịch sử lâu đời của đất nước được tác giả thể hiện không bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những câu thơ,hình ảnh thơ gợi cho người đọc nhớ đến các truyền thuyết xa xưa “Thánh Gióng”, “Trầu cau”..đến nền văn minh sông Hồng cùng những phong tục,tập quán có từ lâu đời và ai là người Việt thì không thể không biết:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Đất nước được cảm nhận như thống nhất của các phương diện :cái hằng ngày và cái vĩnh cửu,trong đời sống cá nhân và cả cộng đồng..Cách cảm nhận vừa cụ thể vừa khái quát,có chiều sâu lại có giá trị phát hiện(Đất Nước không chỉ tạo nên bởi những giá trị vật chất “cái kèo cột dựng nhà”,hạt gạo một nắng hai sương”,mà còn được kết tinh bằng những giá trị tinh thần:như tình cảm cha mẹ thương nhau,tình yêu đôi lứa.Đó chính là Đất Nước được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa và lịch sử
-Luận điểm 2:Đất Nước được cảm nhận trong sự thống nhất,hài hòa các phương diện địa lí và lịch sử,không gian và thời gian
Luận cứ(33 câu thơ) Đất là nơi anh đến trường
(…)Làm lên Đất Nước muôn đời
.Phân tích luận cứ:Giọng thơ suy tư thường vẫn hay đặt ra các câu hỏi và tự trả lời.Đoạn thơ mở đầu cũng có thể được coi là những câu trả lời cho câu hỏi:Đất nước có tự bao giờ?Tiếp theo,trong mạch thơ trữ tình chính luận,là sự trả lời cho câu hỏi: “Đất nước là gì?”.Tác giả chia tách ý niệm “đất nước” thành hai yếu tố “đất” và “nước” để cảm nhận và suy tư,không dừng lại ở bình diện khái niệm mà ở bình diện khác sâu hơn,thể hiện một cáh nhìn về hình tượng đất nước thiêng liêng bằng quan niệm mới của tuổi trẻ vừa mang tính cá thể,vừa hết sức táo bạo:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Trong mắt người tuổi trẻ,đất nước là một cõi đầy thơ mộng với bao kỉ niệm dịu ngọt của tình yêu.Đất nước-không gian tuyệt diệu của tình yêu-không chỉ của thế hệ hiện tại mà còn là của bao thế hệ đã đi qua,hướng mãi suy tư của ta tới cội nguồn:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Không gian của tình yêu ấy,theo dòng suy cảm của tác giả mà mở rộng các chiều kích,rồi hướng tới một cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều về đất nước trong chiều dài của lịch sử và chiều rộng của địa lí,chiều sâu của văn hóa: Thời gian đằng đẳng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi chim về
Nước là nơi Rồng ở
Cứ vậy,mạch thơ hướng vào những suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ mình,một thế hệ tự ý thức về bổn phận của chính mình với đất nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dánh hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
Thật là những lời tâm sự nhiều hơn là kêu gọi,giáo huấn.Vì vậy lời thơ rất lay động lòng người,nhất là thế hệ trẻ lúc bấy giờ!!!
-Luận điểm 3:Nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”
Luận cứ(Các câu còn lại)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
(…)Đất Nước của nhân dân,Đất Nước của ca dao thần thoại
Vô vàng vẻ đẹp của đất nước,theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người dân bình thường,những con người vô danh:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
…Người họv trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút,non Nghiên
Con cóc,con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc,Ông Trang,Bà Đen,Bà Điểm
Những thắng cảnh đẹp,những địa danh nổi tiếng của Đất nước đều do nhân dân tạo ra,đều là của nhân dân.Những núi Vọng Phu,hòn Trống Mái,núi Bút,non Nghiên,Hạ Long thắng cảnh..đều gắn với đời sống dân tộc.Đây là lí do vì sao khi nói về bống nghìn năm lịc sử của đất nước,nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhiêu nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh:
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mắt đặt tên
Nhưng họ làm ra Đất Nước
Chính nhân dân đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa,văn minh tinh thân và vật chất của đất nước,của dân tộc
-Luận điểm 4: Đánh giá nội dung,nghệ thuật bài thơ
.Phân tích luận cứ :Với một cái nhìn nhiều suy tư,cảm nhận độc đáo và mới mẻ.Với một giọng thơ trữ tình-chính luận sâu lắng thiết tha,với việc sử dụng sáng tạo các chất liệu văn hóa dân gian,văn học dân gian trong câu thơ hiện đại.Tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn và lay động tâm hồn người đọc.Bài thơ “Đất Nước” là một thành công của Nguyễn Khoa Điềm đóng góp thêm vào thành tựu thơ ca thời chống Mĩ,trên hướng khai thác đề tài.Đó là tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.
C.Kết bài:
Đoạn 1: Có thể khẳng định bài thơ “Đất Nước” là sự cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên bình diện:lịch sử,địa lí,văn hóa.Đồng thời bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư,giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng,các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng sáng tạo,tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”
Đoạn 2: Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã chinh phục được lòng độc giả từ khi nó ra đời.Và nó có lẽ sẽ chịu được những thử thách của thời gian.Chúng ta ai chẳng có tình yêu Tổ Quốc và đúng như lời của chính Nguyễn Khoa Điềm đã nói: “Chúng tôi mỗi người mỗi số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung,là số phận Đất Nước”.
File đính kèm:
- Day phu dao bai Dat Nuoc.doc