Bài 28: Cấu tạo chất. thuyết động học phân tử chất khí

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.

 - Nêu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.

 - Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.

 - So sánh được các thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử, tương tác nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt.

2. Kỹ năng:

 Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.

3. Thái độ:

 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát biểu ý kiến trước lớp, tích cực trong học tập và yêu thích môn học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 28: Cấu tạo chất. thuyết động học phân tử chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU: T2 Trường THPT Bình Mỹ Tổ chuyên môn: Vật Lí GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY @&? Tên bài: BÀI 28: CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. Tiết: 47. Chương V: CHẤT KHÍ Sinh Viên: NGÔ PHÚ ĐÔNG. MSSV: DLY081441 Giáo Viên Hướng Dẫn: ĐỔNG QUỐC VIỆT Ngày 11 tháng 02 năm 2012. Lớp dạy: 10C4 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8. - Nêu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí. - Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng. - So sánh được các thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử, tương tác nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt. 2. Kỹ năng: Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn. 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát biểu ý kiến trước lớp, tích cực trong học tập và yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : - Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.4 SGK (nếu có). - Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK. - Hình ảnh động về chuyển động của các phân tử. 2. Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học về cấu tạo chất đã học ở lớp 8 (bài 20, 21, Vật lí 8). III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: Hoạt động 1 (5 phút) : - Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. - Đặt vấn đề : Vật chất thông thường tồn tại dưới những trạng thái nào ? Những trạng thái đó có những đặc điểm gì để ta phân biệt ? Giữa chúng có mối liên hệ hay biến đổi qua lại gì không ? Đó là những vấn đề mà ta nghiên cứu trong phần NHIỆT HỌC. 2. Hoạt động 2 (20 phút) : Tìm hiểu cấu tạo chất. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - GV: Đặt vấn đề: Nước đá, nước và hơi nước được cấu tạo từ cùng một loại phân tử là phân tử nước. Nhưng tại sao nước đá lại có thể tích và hình dạng riêng, nước có thể tích nhưng hình dạng lại là hình dạng của bình chứa, còn hơi nước thì không có cả thể tích và hình dạng riêng? - GV: Yêu cầu học sinh nêu những đặc điểm về cấu tạo chất đã học ở lớp 8. - GV: Đặt vấn đề : Tại sao các vật vẫn giữ được hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động không ngừng? - GV: Giới thiệu về lực tương tác phân tử: Yêu cầu học sinh đọc sgk và trả lời các câu sau: 1. Các vật giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do đâu? 2. Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào yếu tố nào? Và phụ thuộc như thế nào? - GV: Hướng dẫn cho học sinh hiểu nhiều hơn về bảng trang 151 và lưu ý cho học sinh: Mô hình chỉ cho phép hình dung gần đúng sự xuất hiện lực đẩy và lực hút phân tử; không cho thấy bản chất cũng như sự phụ thuộc độ lớn của lực này vào khoảng cách giữa các phân tử. - GV : Đặt vấn đề: Ta biết các chất tồn tại ở: thể rắn, lỏng, khí. Vậy lực tương tác của các phân tử trong thể rắn, lỏng, khí giống nhau hay khác nhau? - GV: Yêu cầu học sinh đọc sgk phần 3 và cho biết: Lực tương tác, hình dạng, và thể tích của thể rắn, lỏng, khí như thế nào? - HS : Xem hình và thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra. - HS: Nêu các đặc điểm về cấu tạo chất: + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các phân tử, nguyên tử. giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. + Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. + Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. - HS: Thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra. - HS: Trả lời: 1. Các vật giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy. 2. Độ lớn của những lực phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. + Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. + Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể. - HS: Chú ý lắng nghe. - HS: Thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra. - HS: Trả lời: + Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. + Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định. + Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. I. Cấu tạo chất: 1. Những điều đã học về cấu tạo chất: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. - Các phân tử chuyển động không ngừng. - Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 2. Lực tương tác phân tử: - Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy. - Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể. 3. Các thể rắn, lỏng, khí: Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn. - Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. - Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định. - Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. 3. Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu thuyết động học phân tử chất khí. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - GV: Yêu cầu học sinh đọc sgk, tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí? - GV: Nhận xét nội dung học sinh trình bày. - GV: Gợi ý để học sinh giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình? - GV: Nêu và phân tích khái niệm khí lí tưởng: + Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng. + Không khí và các chất khí ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất cũng có thể coi là khí lí tưởng. - HS: Đọc sgk, tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí: + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. + Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. + Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. - HS: Giải thích: + Sự tương tác giữa các phân tử với nhau. + Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng. - HS: Lắng nghe và ghi nhận thông tin. II. Thuyết động học phân tử chất khí: 1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. 2. Khí lí tưởng: Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng. 4. Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt lại những kiến thức cơ bản đã học trong bài: cấu tạo chất, nội dung thuyết động học phân tử chất khí, khí lí tưởng. - GV: Yêu cầu học sinh đọc phần “em đã biết” để hiểu về trạng thái Plasma. - GV: Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và làm các bài tập 5, 6, 7 trang 154, 155. Nếu còn thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5, 6, 7 và đưa ra đáp án: 5C, 6C, 7D. - HS: Tóm tắt những kiến thức cơ bản. - HS: Đọc phần “em đã biết”. - HS: Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà. Kết hợp với giáo viên tìm ra câu trả lời đúng cho các câu bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: Bình Mỹ, ngày 08 tháng 02 năm 2012 GVHD Giảng dạy duyệt Sinh viên thực tập (kí và ghi rõ họ tên) (kí và ghi rõ họ tên) ĐỔNG QUỐC VIỆT NGÔ PHÚ ĐÔNG

File đính kèm:

  • doc1 BÀI 28.doc