I - Mục tiêu bài học:
- Củng cố và khăc sâu kiến thức về tính chất hoá học của các hợp chất của lưu huỳnh như:
+ Tính khử của lưu huỳnh hiđro sunfua.
+ Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.
+ Tính oxi hoá mạnh của axit sunfuric.
- Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm. Quan sát hiện tượng. Đặc biệt yêu cầu thực hiện thí
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 10886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 35: bài thực hành số 5 tính chất các hợp chất của lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH
BÀI 35: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
Tuần
Tiết
Người soạn
Ngày soạn
Ngày lên lớp
Dạy lớp
28
60
Trần Thị Liên Hương
15/3/2009
19/3 /2009
10/9
Ban cơ bản
I - Mục tiêu bài học:
- Củng cố và khăc sâu kiến thức về tính chất hoá học của các hợp chất của lưu huỳnh như:
+ Tính khử của lưu huỳnh hiđro sunfua.
+ Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.
+ Tính oxi hoá mạnh của axit sunfuric.
- Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm. Quan sát hiện tượng. Đặc biệt yêu cầu thực hiện thí
nghiệm an toàn với những hoá chất độc, dễ gây nguy hiểm như: SO2, H2S, H2SO4 đặc.
* Kiến thức cần ôn tập:
+ HS ôn tập kiến thức liên quan đến bài thực hành: tính chất hoá học của H2S, các hợp chất có oxi của lưu huỳnh, axit sunfuric.
+ Nghiên cứu trước để biết các dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành từng thí nghiệm.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
DỤNG CỤ
HOÁ CHẤT
- Ống nghiệm.
- Ống nghiệm có nhám.
- Giá để ống nghiệm.
- Bộ giá thí nghiệm cải tiến.
- Ống dẫn thuỷ tinh ( Chữ L, thẳng, vuốt nhọn)
- Lọ thuỷ tinh rộng miệng có nắp kính đậy.
- Nút cao su có khoan lỗ.
- Ống dẫn cao su dài 3- 5 cm.
- Nút cao su không khoan lỗ.
- Đèn cồn.
- Dung dịch H2SO4 đậm đặc.
- Dung dịch HCl.
- Dung dịch brom loãng.
- Sắt (II) sunfua.
- Đồng phoi bào (Cu).
- Dung dịch Na2SO3
Dụng cụ hoá chất đủ cho HS thực hành theo nhóm.
III – Phương pháp dạy học chủ yếu. - Nghiên cứu lý thuyết thông qua thực hành thí nghiệm cụ thể.
Hoạt động dạy học:
I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Nội dung
* GV nêu những yêu cầu của buổi thực hành. Đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu về cẩn thận, an toàn trong khi làm thí nghiệm với các hoá chất độc và dễ gây nguy hiểm như : H2S, SO2, H2SO4.
* GV hướng dẫn HS một số thao tác, làm mẫu cho HS quan sát dụng cụ được lắp ráp để thực hiện thí nghiệm tính khử của H2S, SO2.
HS chú ý thực hiện theo sự dặn dò của GV.
Hoạt động 2
Thí nghiệm 1. ĐIỀU CHẾ VÀ CHỨNG MINH TÍNH KHỬ CỦA HĐRO SUNFUA
GV hướng dẫn HS làm TN theo SGK.
( hình 6.1). Lắp ống nghiệm theo hình vẽ.
H2S
HCl
FeS
HS làm TN theo SGK.
a) Hiện tượng:
- dd HCl phản ứng với FeS tạo bọt khí.
- Đốt thấy ngọn lửa cháy sáng mờ.
b) Phản ứng:
2HCl + FeS " H2S + FeCl2
2H2S + 3O2"2H2O + 2SO2 + Q
Lưu ý: Khí H2S không màu, mùi trứng thối, khí SO2 không màu mùi sốc, cả 2 khí đều rất độc.
Hoạt động 3 Thí nghiệm 2. TÍNH KHỬ CỦA LƯU HUỲNH ĐIOXIT
GV hướng dẫn HS làm TN theo SGK.
dd brom loãng
Na2SO3
đd H2SO4 đặc
hình 6.2). Lắp ống nghiệm theo hình vẽ.
Hoạt động 4 Thí nghiệm 3. TÍNH OXI HOÁ CỦA LƯU HUỲNH ĐIOXIT
GV hướng dẫn HS làm TN theo SGK.
FeS
H2O
Dd HCl HCl
( hình 6.2). Lắp ống nghiệm theo hình vẽ.
Hoạt động 5 Thí ngiệm 4. TÍNH OXI HOÁ CỦA H2SO4 ĐẶC.
GV hướng dẫn HS làm TN theo SGK.
( hình 6.2). Lắp ống nghiệm theo hình vẽ.
1. Cu; 2. H2SO4 đặc; 3. khí SO2; 4. Giấy quì tím; 5. Nước.
5
4
3
3
2
1
Hoạt động 6. Luyện tập, củng cố
- Nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
- GV yêu cầu HS dọn dẹp phịng thí nghiệm sạch sẽ.
- GV yêu cầu HS nộp lại bản tường trình thí nghiệm
V.Tổng kết kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
VI. Nhận xét của GVHD:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đà Nẵng, ngày 15 thán 3 năm 2009
BCĐTTSP GVHDGD GSTT
LÊ PHƯỚC DŨNG NGUYỄN VŨ ANH DUY TRẦN THỊ LIÊN HƯƠNG
File đính kèm:
- bai thuc hanh 5(1).doc