Bài 8: (1 tiết) bài luyện tập 1

a. Chất

- Các vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được làm từ một hay nhiều chất.

- Mỗi chất có những tính chất nhất định:

+ Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng

+ Tính chất hóa học: Phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng kết hợp

- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 8: (1 tiết) bài luyện tập 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: (1 tiết) BÀI LUYỆN TẬP 1 —– I. Mục tiêu bài học. II. Bài giảng. BÀI LUYỆN TẬP 1 I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm. Vật thể (tự nhiên và nhân tạo) Chất (Tạo nên từ nguyên tố hóa học) Đơn chất (Tạo nên từ một nguyên tố) Hợp chất (Tạo nên từ hai nguyên tố trở lên) Kim loại Phi kim (Hạt hợp thành là nguyên tử, phân tử) Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ (Hạt hợp thành là phân tử) Vd: Na, Mg, Cu, Fe… dẫn được điện, nhiệt. Vd: P đỏ, N2, Cl2… không dẫn được điện, nhiệt (trừ than chì…). Vd: Cacbon đioxit, canxi cacbonat (đá vôi), axit clohidric… Vd: Đường glucozơ, đường saccarozơ, xenlulozơ… 2. Tổng kết về chất, nguyên tử , phân tử. a. Chất - Các vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được làm từ một hay nhiều chất. - Mỗi chất có những tính chất nhất định: + Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng… + Tính chất hóa học: Phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng kết hợp… - Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử. - Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và áp suất một chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí (hay hơi). Nguyên tử Hạt nhân Vỏ electron: được tạo bởi các electron (e, -) Proton (p, +) Nơtron (n, 0) b. Nguyên tử - Định nghĩa nguyên tử: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. - Khối lượng nguyên tử: mnguyên tử mhạt nhân - Định nghĩa nguyên tố hóa học: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại (có cùng số proton trong hạt nhân và có cùng số electron ở lớp vỏ nguyên tử). - Kí hiệu hóa học: Biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. - Nguyên tử khối: Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon đvC. c. Phân tử - Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử lien kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - Phân tử khối: Là khối lượng của phân tử, có giá trị bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. - Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất, các đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử. Khác với đơn chất, phân tử hợp chất phải gồmn những nguyên tử khác loại. II. BÀI TẬP Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 30, 31 SGK. Bài tập bổ xung: Câu 1: Nước khoáng là một hỗn hợp hay là một chất tinh khiết? Câu 2: Trong 2 loại nước, nước khoáng và nước cất, nước nào uống có lợi cho cơ thể con người hơn? Câu 3: Người ta nói rằng khí cacbonic (khí cacbon đioxit) còn gọi là khí than có thể làm đục nước vôi trong. Điều đó đúng hay sai? Câu 4: Trong nguyên tử của một nguyên tố hóa học bất kì, số proton trong hạt nhân nhiều gấp 2 lần số electron quay quanh hạt nhân. Điều đó đúng hay sai? Câu 5: Điện tích của hạt proton và electron bằng nhau nhưng trái dấu. Đúng hay sai? Câu 6: Khối lượng của hạt nhân một nguyên tử có thể xem bằng khối lượng của nguyên tử đó. Đúng hay sai? Câu 7: Nguyên tử oxi có 8 electron quay quanh hạt nhân. Hỏi hạt nhân nguyên tử oxi cóa bao nhiêu proton? Câu 8: Nguyên tử cacbon có tổng số hạt proton và electron là 24. Hỏi hạt nhân nguyên tử cacbon có bao nhiêu hạt proton? Câu 9: Cho biết nguyên tử khối của nhôm là 27 đvC, của lưu huỳnh là 32 đvC, của magie là 24 đvC. Hỏi các nguyên tử của các nguyên tố trên nặng hơn nguyên tử cảu nguyên tố cacbon bao nhiêu lần? Câu 10: Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử bạc là bao nhiêu? Biết nguyên tử khối của Ag là 108 đvC; 1 đvC = 1,66.10-24 g. Câu 11: Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử oxi. Nguyên tố X là nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Câu 12: Nguyên tử Y nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Nguyên tố Y là nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học cảu nguyên tố đó. Câu 13: Một phân tử hidro gồm 2 nguyên tử hidro, kí hiệu H2. Kí hiệu đó đúng hay sai? Câu 14: Một phân tử ozon gồm 3 nguyên tử oxi, kí hiệu 3 O. Kí hiệu đó đúng hay sai? Câu 15: Một phân tử kim loại kẽm gồm 1 nguyên tử kẽm. Đúng hay sai? Câu 16: Một phân tử bari clorua gồm có 1 nguyên tử Ba và 2 nguyên tử clo. Tìm phân tử khối của bari clorua?

File đính kèm:

  • docBai luyen tap 1 An Thuy.doc