Bài giảng Tuần : 19 tiết : 37 bài số 29 : axit cacbonic và muối cacbonat

I / - MỤC TIÊU :

- HS biết được :

· Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.

· Muối cacbonat có những tính chất của muối như : tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra, muối cacbonat dễ bị phân hủy ở to cao giải phóng khí CO2

· Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.

 

doc29 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần : 19 tiết : 37 bài số 29 : axit cacbonic và muối cacbonat, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19 Tiết : 37 Bài 29 : AXIT CACBONIC & MUỐI CACBONAT I / - MỤC TIÊU : - HS biết được : Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền. Muối cacbonat có những tính chất của muối như : tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra, muối cacbonat dễ bị phân hủy ở to cao giải phóng khí CO2 Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống. Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân phân hủy của muối cacbonat. II / - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hoá chất : các dung dịch : HCl, Na2CO3,NaHCO3,NaOH, K2CO3,CaCl2,Ca(OH)2. - Dụng cụ : đèn cồn, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá sắt , ống nghiệm. III / - NHỮNG KIẾN THỨC BỔ SUNG: u Một số phản ứng về muối cacbonat: Ca(HCO3)2 ® CaCO3: Ca(HCO3)2 CaCO3 ( r ) + H2O + CO2( k ) Hoặc: Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ( r ) + H2O. Hoặc: Ca(HCO3)2 + Na2CO3 ® CaCO3 + 2NaHCO3. CaCO3 ® Ca(HCO3)2 : CaCO3 ( r ) + H2O + CO2( k ) ® Ca(HCO3)2 NaHCO3 ® Na2CO3 : NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O Hoặc: NaHCO3 + NaOH ® Na2CO3 + H2O NaHCO3 ® CaCO3 : NaHCO3 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + Na2CO3 + H2O Na2CO3 ® NaHCO3 : Na2CO3 + HCl ® NaHCO3 + NaCl v Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang đôïng: - Trong các hang động như động Hương Tích (Chùa Hương), động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ(Vịnh Hạ Long), động Phong Nha(Quảng Bình) ... có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất đẹp. - Đó là kết quả lâu dài của sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Thành phần chính của núi đá vôi là CaCO3 .Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua khe đá vào trong hang động . Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn, không tan. Quá trình này xảy ra liên tục, lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau: CaCO3 ( r ) + H2O + CO2 Ca(HCO3)2 ( dd ). · Nhiệt độ và áp suất cao của ruột địa cầu đã nướng đá vôi thành ĐÁ CẨM THẠCH. ·HÀN THE dễ tan trong nước còn gọi là bằng sa, bông sa, bôn sa hay nguyệt thạch gọi là Natriborat, có công thức là: Na2B4O7.10H2O. III / - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : A - Kiểm tra bài cũ : u Nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của khí CO ? v Nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của khí CO2 ? B- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bổ sung * Trạng thái tự nhiên và lí tính : - Phần này GV cho HS đọc SGK. * Tính chất hoá học : ? Qua bài các oxit của cacbon em hãy cho biết H2CO3 có tính chất hóa học như thế nào? ® HS : H2CO3 là 1 axit yếu và kém bền. - HS viết PTHH: - HS đọc nội dung SGK - HS đọc thông tin SGK. (Muối Na2CO3(Sô khan) khi pha thành dung dịch sẽ có tính bazơ. Vì muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu ® quì tím hoá xanh ) - Một số PƯ của muối cacbonat như : CaCO3, NaHCO3 với dd HCl, nhiệt phân CaCO3 … HS đã biết ở chương trước. - GV yêu cầu HS dự đoán: muối cacbonat có những tính chất HH của muối hay không ? ® Để trả lời câu hỏi này cần kiểm tra bằng thực nghiệm. - GV có thể biểu diễn từng thí nghiệm để kiểm tra từng tính chất để rút ra kết luận. * Chú ý : Hầu hết muối cacbonat tác dụng dd axit mạnh, giải phóng khí CO2. - Không phải tất cả các muối cacbonat đều tác dụng với dd muối và dd kiềm. Do đó, cần nhắc lại chỉ muối cacbonat tan trong nước, thoả mãn ĐK để PƯ trao đổi thực hiện được mới có tính chất trên. vì ko có kết tủa. Þ Do đó chỉ nên nhận xét: * Muối cacbonat không PƯ với kim loại để giải phóng kim loại trong muối vì không thoả mãn ĐK xảy ra PƯ. -GV biểu diễn thí nghiệm PƯ nhiệt phân của muối cacbonat (NaHCO3),HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét. ®Hiện tượng chứng tỏ có PƯ: xuất hiện hơi nước trên thành ống nghiệm và nước vôi trong vẩn đục. - HS đọc SGK và nêu thêm 1 số ứng dụng khác. Hoặc : - SX vôi, xi măng, nấu xà phòng, thuỷ tinh, dược phẩm, chữa cháy… - HS quan sát sơ đồ, tìm hiểu nội dung. I/ Axit cacbonic: H2CO3 (M = 62) - Dung dịch axit cacbonic làm quì tím chuyển thành màu đỏ nhạt. - H2CO3 là axit yếu, không bền,, dễ bị phân huỷ thành CO2 và H2O. H2CO3 CO2 + H2O II/- Muối cacbonat : u Phân loại : có 2loại. a– Muối trung hoà gọi là cacbonat: Na2CO3,CaCO3, MgCO3 … b- Muối axit gọi là hiđrô cacbonat : NaHCO3, Ca(HCO3)2, KHCO3 … vTính chất : a- Tính tan : - Đa số muối cacbonat không tan trong nước, trừ Na2CO3, K2CO3 … - Hầu hết muối hiđrôcacbonat tan trong nước. b – Tính chất hoá học : * Tác dụng với axit : - Muối Cacbonat + dd axit mạnh ®Muối mới vàgiải phóngkhíCO2 Na2CO3(dd) + 2HCl( dd)® 2NaCl(dd) + H2O(l ) + CO2( k ) NaHCO3(dd) + HCl(dd) ® NaCl(dd) + H2O(l) + CO2( k). * Tác dụng với dd bazơ : - Một số dd muối cacbonat + dd bazơ ® Muối mới không tan + bazơ mới. K2CO3(dd) + Ca(OH)2(dd) ® CaCO3(r) + 2KOH (dd) ( trắng ) - Muối hiđrôcacbonat + Kiềm ® Muối trung hoà + H2O NaHCO3(dd ) + NaOH(dd) ® Na2CO3 + H2O(l) * Tác dụng với dd muối: - Dung dịch muối cacbonat +1số dd muối khác ® Hai muối mới. * Nhiều muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ ( trừ muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm ). CaCO3( r ) CaO(r )+ CO2(k) 2NaHCO3( r ) Na2CO3( r ) + +H2O( h ) + CO2( k ) wỨng dụng : - CaCO3: SX vôi, xi măng. - Na2CO3: Nấu xà phòng, thuỷ tinh. - NaHCO3 : dược phẩm, chữa cháy… III/-Chu trình cacbon trong tự nhiên : - Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hoá cacbon theo chu trình khép kín. C – Củng cố : - HS đọc phần “ Em có biết ? ” - Làm bài tập 1,3 ( SGK – 91 ). D – Dặn dò : HS học bài và làm bài tập còn lại ( SGK – 91 ) - Xem trước bài : 30. * GIẢI BÀI TẬP TRONG SGK u HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic 2HCl + Na2CO3 ® 2NaCl + H2CO3 H2CO3 không bền bị phân huỷ ngay thành CO2 và H2O: H2CO3( dd ) CO2( k ) + H2O( l ) v MgCO3 có tính chất của muối cacbonat : - Tác dụng với dd axit : 2HCl ( dd ) + MgCO3 ( r ) ® MgCl2( dd ) + CO2 ( k ) + H2O ( l ) - MgCO3 không tan trong nước nên không tác dụng với dd muối và dd kiềm. - Dễ bị nhiệt phân huỷ: MgCO3( r ) MgO( r ) + CO2( k ) l C ( r ) + O2 ( k ) CO2( k ) CO2( k ) + Ca(OH)2 ( dd ) ® CaCO3( r ) + H2O ( l ) CaCO3 ( r ) CaO( r ) + CO2 ( k ) 4/ - Cặp chất b) K2CO3 và NạCl cùng tồn tại vì chúng không phản ứng với nhau. Các cặp a), c), d), e) không cùng tồn tại vì giữa chúng có phản ứng xảy ra, HS viết PTHH. 5 / - PTHH: 2NaHCO3( dd ) + H2SO4( dd ) ® Na2SO4(dd ) + 2 H2O( l ) + 2CO2( k) - Số mol CO2 tạo thành bằng 2 lần số mol H2SO4: = 20 ( mol ) - Thể tích khí CO2 tạo thành ở ĐKC: 20 . 22,4 = 448 ( lít ) Tuần: 19 Tiết : 38 Bài 30: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT. I/- MỤC TIÊU: - HS biết được silic là phi kim hoạt đôïng hoá học yếu . Silic là chất bán dẫn ( Chất bán dẫn là chất có điện trở suất trung gian giữa kim loại và điện môi. Khi t0 tăng điện trở suất giảm ® dẫn điện tốt. Còn kim loại khi t0 tăng thì dẫn điện kém). - SiO2 là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét ,cao lanh, thạch anh …SiO2 là 1 ôxit axit. - Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kĩ thuật khác nhau , công nghiệp silicat đã sản xuất ra sản phẩm có nhiều ứng dụng như: đồ gốm, sứ, ximăng, thuỷ tinh… II / - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh về 1 số đồ gốm, sứ. - Mẫu vật: đất sét, cát trắng ( nếu có ). III / - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : A - Kiểm tra bài cũ : u Nêu tính chất hoá học của axit H2CO3 ? Phân loại muối cacbonat ? v Tính chất hoá học của muối cacbonat ? Viết PTHH minh hoạ ? Ứng dụng của muối cacbonat ? B- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bổ sung - HS tự đọc SGK mục I để hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng của silic. - HS thảo luận nhóm, báo cáo, nhận xét rồi tóm tắt nội dung chính. _ Si chiếm khối lượng vỏ trái đất , sau ôxi: O(49%)>Si (26% )>Al(7% )>Fe > Ca > Na > K > > Mg > H > các nguyên tố còn lại ( 2% ). - Silic hoạt động hoá học yếu hơn Cacbon, Clo. _ Si làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt… -GV nêu vấn đề: Si là 1PK, vậy SiO2 có thể có tính chất gì? SiO2 có tính chất gì đặc biệt? ®HS đocï mục II(SGK-92), thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, GV hoàn chỉnh kiến thức cần nhớ. - SiO2 là oxit axit không tan trong nước. - HS đọc SGK và tóm tắt nội dung chính. - Đồ gốm gồm: gạch ngói, gạch chịu lửa và sành sứ. -Đất sét có công thức là: Al2O3.2SiO2.2H2O. -Fenpat là khoáng vật. Thành phần gồm các ôxit của Si, Al, K, Ca. - Ximăng là nguyên liệu kết dính trong xây dựng. –Thành phần chính của ximăng là những muối CaSiO3 và Ca(AlO2)2. - Phụ gia: quặng sắt, thạch cao… - Thành phần chính của thuỷ tinh thường gồm hỗn hợp của Na2SiO3 và CaSiO3 ® Thuỷ tinh không có t0 nóng chảy nhất định. - Cát trắng: SiO2. - Thủy tinh nhão được lấy ra bằng các ống thép dài và được thổi theo khuôn hoặc không khuôn. - Cho thêm PbO thì được phalê có hệ số dãn nở đối với nhiệt và chiết quang cao. - Nếu thay Na2CO3 bằng K2CO3 thì được thuỷ tinh bền đối với các hoá chất. - Thuỷ tinh không phải là hợp chất HH, do đó chỉ có thể biểu diễn 1 công thức gần đúng: Na2O.CaO.6SiO2. I / - Silic: u Trạng thái thiên nhiên : - Si có nhiều trong vỏ trái đất. - trong thiên nhiên Si thường tồn tại dưới dạng hợp chất như: cát trắng, đất sét (cao lanh). v Tính chất : - Si là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, dẫn điện kém. - Si là phi kim hoạt động hoá học yếu. Si là chất bán dẫn. -Si PƯ với Oâxi ở t0 cao: Si ( r ) + O2 ( k ) ® SiO2 ( r ) II/ Silic điôxit(SiO2) - SiO2 là ôxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ tan tạo thành muối silicat ở t0 cao. - SiO2 không PƯ với nước. III / - Sơ lược về công nghiệp silicat: u Sản xuất đồ gốm, sứ: a - Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fenpat. b – Các công đoạn chính: - Nguyên liệu nhào với nước tạo thành khối dẻo rồi tạo hình, sấy khô và nung ở t0 thích hợp. c – Cơ sở SX đồ gốm ở nước ta: - Gốm sứ Bát Tràng, sứ Hải Dương, Đồng Nai, sông Bé… v- Sản xuất ximăng: a - Nguyên liệu chính; đất sét, đá vôi, cát. b – Các công đoạn chính: - Đá vôi, đất sét và cát được chế biến thành bùn ximăng và cho vào lò quay hoặc lò đứng tạo thành Clanhke. - Nghiền Clanhke nguội và phụ gia thành bột ximăng. c – Cơ sở SX ximăng ở nước ta: - Nhà máy SX ximăng Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An. Hà Tiên… w SX thuỷ tinh: a – Nguyên liệu chính: cát thạch anh (cát trắng), đá vôi CaCO3 và Sôđa ( Na2CO3). b – Các công đoạn chính: - Trộn nguyên liệu với 1 tỉ lệ thích hợpvà nung khoảng 9000C được thuỷ tinhở dạng nhão. - Làm nguội được thuỷ tinh dẻo và ép thổi thành các đồ vật - Các PTHH: CaCO3 ( r ) CaO( r ) + CO2 (r ) CaO( r )+SiO2( r )®CaSiO3( r ) . c – Các cơ sở SX chính: - Nhà máy SX thuỷ tinh Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… C – Củng cố : - HS đọc phần “ Em có biết ? ” ( SGK – 95 ) - Công nghiệp silicat gồm nhữnh lĩnh vực SX nào? Cho biết nguyên liệu SX đồ gốm, sứ, ximăng,thuỷ tinh ? D – Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài 31 ( SGK – 96 ). – Oân lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8. ( * Cấu tạo nguyên tử ( lớp 8 ): - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều elctron mang điện tích âm. - Hạt nhân tạo bởi Prôton và nơtron.Trong mỗi nguyên tử:Số Prôton = Số electron. - Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp) Tuần: 20 Tiết: 39 Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. I / - MỤC TIÊU: - Học sinh biết: + Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm. + Qui luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm áp dụng với chu kì 2,3;nhóm I, VII. + Dựa vào vị trí của nguyên tố ( 20 nguyên tố đầu ) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. II / - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (phóng to). - HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8. III / - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: A – Kiểm tra bài cũ: u Hãy mô tả các công đoạn chính SX đồ gốm, SX ximăng ? v SX thuỷ tinh như thế nào ? Viết các PTHH của PƯ xảy ra trong quá trình nấu thuỷ tinh? B – Bài mới: Hoạt động của thầy và trò - Đây là bài sơ lược về bảng tuần hoàn nên GV chỉ tập trung vào 3 chu kì đầu, 2 nhóm I và III. - HS cần chấp nhận qui luật biến thiên tính chất trong chu kì, nhóm. GV không mở rộng gây nặng nề cho bài giảng. - Không dùng bảng tuần hoàn khác ngoài bảng tuần hoàn ở SGK hóa học 9. - Cho đến nay bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố hoá học. -HS tự đọc SGK, thảo luận để rút ra thông tin cần thiết. - HS trả lời, GV bổ sung ý kiến và chốt lại: - GV nêu vấn đề: trong bảng tuần hoàn có khoảng hơn 100 nguyên tố, mỗi nguyên tố chiếm 1 ô. Vậy ô nguyên tố có đặc điểm gì giống nhau? Hãy quan sát ô số 12? - Nhìn vào ô số 12, ta biết được thông tin gì về nguyên tố? ® HS có thể trả lời: vì các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, từ đó suy ra: + Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. + Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. VD: Số hiệu nguyên tử của Mg là 12 cho biết: Mg ở ô số 12, điện tích hạt nhân nguyên tử Mg là 12+ ( hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 12 ), có 12 electron trong nguyên tử Mg. - GV giới thiệu có 7 chu kì của bảng tuần hoàn, chu kì 7 chưa đầy đủ. - GV nêu vấn đề: các chu kì có đặc điểm gì giống nhau? - HS đọc thông tin SGK về chu kì trang 96 để tìm hiểu chu kì 1,2,3. * Phần này HS không đọc SGK. - GV yêu cầu HS quan sát chu kì 1 và trả lời câu hỏi: + Số lượng nguyên tố và gồm những nguyên tố nào? + Điện tích hạt nhân tăng hay giảm từ H đến He ? + Số lớp è của H và He là bao nhiêu ? ? Các em hãy xem chu kì 2 có gì giống với chu kì 1 về sự biến thiên điện tích hạt nhân, về số lớp è trong nguyên tử từ Li ® Ne? - Tiếp đó, GV yêu cầu HS tìm hiểu chu kì 3 về số lớp è và sự biến đổi điện tích hạt nhân. - HS quan sát nhóm I , VII và trả lời câu hỏi: ? Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có đặc điểm gì giống nhau ? + Về hoá tính: HS đã biết K, Na là nguyên tố kim loại hoạt động HH mạnh. +Số è ngoài cùng như nhau: 1 è ở nhóm I và 7 è ở nhóm VII. + Điện tích hạt nhân tăng từ 3+ đến 87+ ở nhóm I và từ 9+ đến 85+ ở nhóm VII. ® HS thảo luận, rút ra nhận xét đúng về nhóm như SGK: TIẾT 40 - GV thông báo qui luật biến đổi tính chất chung trong 1 chu kì và yêu cầu HS vận dụng để thấy rõ qui luật này như trong bài học. - HS không đọc thông tin SGK mà tự vận dụng khi quan sát chu kì 2 để trả lời câu hỏi: + Số è ngoài cùng biến đổi thế nào từ Li ® Ne ? ( vì số thứ tự nhóm bằng số è ngoài cùng ). + Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim thể hiện như thế nào ? ( Li là kim loại mạnh, F là phi kim mạnh nhất , C là phi kim yếu, O có tính phi kim yếu hơn F). - Tương tự như vậy, xét chu kì 2: HS đã biết Na là kim loại mạnh , Clo là phi kim mạnh … - Đầu chu kì là 1 kim loại kiềm, cuối chu kì là Halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm. - VD: ( SGK ) - HS quan sát bảng tuần hoàn rút ra nhận xét. – HS tự rút ra sự biến đổi số lớp è, qui luật biến đổi tính kim loại , tính phi kim trong nhóm có gì khác chu kì ? - Phân tích ví dụ đối với nhóm I, nhóm VII để chứng minh cho qui luật. - GV nêu bài tập để HS vận dụng qui luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong chu kì,hóm. VD: bài tập 5,6. ® HS thảo luận nhóm báo cáo kết quả, nhận xét và hoàn chỉnh kết luận như SGK: - GV hướng dẫn HS từ VD cụthể rút ra nhận xét. VD: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 9, chu kì 2, nhómVII Þ Điện tích hạt nhân của nguyên tử A lÀ 9+, có 9 electron. + Nguyên tố A ở chu kì 2, nhóm VII nên nguyên tử A có 2 lớp è, lớp ngoài cùng có 7 è. Nguyên tố A ở cuối chu kì 2 nên A ( flo ) là phi kim mạnh hơn Oâxi. + Nguyên tố A ở đầu nhóm VII nên F là phi kim mạnh hơn Cl và là phi kim mạnh nhất. - HS tự làm ví dụ cụ thể và từ đó rút ra nhận xét: VD: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân 16+, 3 lớp è và lớp ngoài cùng có 6 è Þ X ở ô số 16, chu kì 3 và nhóm VI, là 1 nguyên tố phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm VI. Nội dung I / - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn : - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. II / - Cấu tạo bảng tuần hoàn: u Ô nguyên tố : - Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố. - Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số electron trong nguyên tử Số thứ tự. v Chu kì: có 7 chu kì. - Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. * Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron. w Nhóm: - Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ngtử. * Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. III / - Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: u Trong 1 chu kì: - Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron. - Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần. v Trong 1 nhóm: - Số lớp electron của nguyên tử tăng dần. - Tính kim loại của các nguyên tố tăng, tính phi kim giảm. VI / - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: u Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. VD: ( đọc thêm SGK ) v Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có theosuy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó. VD: ( đọc thêm SGK ). Bổ sung C – Củng cố: - HS đọc phần “ Em có biết ? ”. - HS làm bài tập 1,3 tại lớp ( tiết 39) và 2,4 ( tiết 40 ). D – Dặn dò : - Học bài trong chương 3, để tiết sau luyện tập . - Về nhà học sinh ghi theo thứ tự và kẻ 3 sơ đồ sẵn vào tập học sau khi đã ghi tựa bài ( SGK – 102, 103 ). * GIẢI BÀI TẬP TRONG SGK y Cách sắp xếp đúng : b. z Chiều tăng tính phi kim từ: As, P, N, O, F. * Giải thích: As, P, N cùng có 5 electron ở lớp ngoài cùng, ở nhóm V. Theo vị trí của 3 nguyên tố và qui luật biến thiên tính chất trong nhóm ta biết được tính phi kim tăng theo trật tự sau: As, P, N. - N, O, F có cùng 2lớp electron , cùng ở chu kì 2. Theo vị trí trong chu kì và qui luật biến thiên tính chất kim loại, phi kim đã biết được tính phi kim tăng theo trật tự sau: N, O, F. Do đó ta suy ra được kết quả trên. { a) Khối lượng mol của ôxit A: = 64 (g) - Đặt công thức HH của ôxit A là: SxOy. - Ta có tỉ lệ : x : y = : = 1 : 2 Công thức phân tử của ôxit A : ( SO2)n. - MA = 64 = ( 32 + 2* 16 ) * n ® n = 1, vậy CTPT của A là SO2. b ) Số mol của 12,8 g SO2 : = 0,2 (mol) - nNaOH = 0,3 * 12 = 0,36 (mol) - Tỉ lệ số mol của SO2 : NaOH = 0,2 : 0,36 = 1 : 1,8 - Vậy khi cho SO2 vào dd NaOH có các PƯ. SO2 + NaOH ® NaHCO3 (1) xmol x mol x mol SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O (2) ( 0,2 – x) mol 2( 0,2 – x) mol ( 0,2 – x) mol - Ta có phương trình : x + 2( 0,2 – x ) = 0,36 ® x = 0,04 - Nồng độ mol của NaHCO3 : CM = = 0,13 M - Nồng độ mol của Na2CO3: CM = = 0,53 M Tuần: 21 Tiết: 41 Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I / - MỤC TIÊU: - Giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương như: + Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, ôxit cacbon, axit cacbonic, tính chất của muối cacbonat. + Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. + Suy đoán cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố cụ thể từ vị trí và ngược lại. - Vận dụng qui luật sự biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm đối với từng nguyên tố cụ thể , so sánh tính kim loại, tính phi kim của 1 nguyên tố với những nguyên tố lân cận. II / - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ kẽ sẵn sơ đồ 1,2,3 ( SGK – 102, 103 ) Hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS hoạt động. - HS: Ghi tựa bài 32 và kẻ sơ đồ 1,2,3 theo thứ tự vào tập học (SGK– 102, 103 ) Oân tập nội dung cơ bản ở nhà. III / - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: A – Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. B – Bài mới: Hoạt động của thầy và trò ? Có các loại chất sau: phi kim, hợp chất khí với hiđro, oxit axit, muối. Hãy thiết lập sơ đồ biểu diễn tính chất HH của phi kim ? -Qua sơ đồ 1 hãy lấy ví dụ với PK cụ thể là S ( Hoặc cho HS làm bài tập 1 (SGK – 103 )) - HS trả lời, GV nhận xét sửa chữa: S SO2 SO2 FeS (1): S( r ) + H2(k )H2S(k ) (2): S( r ) + Fe( r )FeS( r) (3): S( r) + O2 (k )SO2 (k ) - GV cho HS làm bài tập 2 ( SGK - 103 ) - Hoặc: Cho dãy chuyển đổi sau đây: HCl Cl2 NaClO FeCl3 - GV yêu cầu viết các PTHH biểu diễn chuyển đổi đó, Sau đó thay tên loại chất vào chỗ công thức các chất cụ thể sẽ có sơ đồ 2 ( biểu diễn tính chất hoá học của Clo ). - GV yêu cầu HS viết PTHH thực hiện từng chuyển đổi trong sơ đồ 3 ( SGK – 103 ) - GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo, qui luật biến đổi tính chất KL, PK theo chu kì, nhóm? ? Hãy cho biết vị trí của phi kim trong bảng tuần hoàn, vị trí của C, Si, Cl trong bảng tuần hoàn và so sánh tính chất cơ bản của chúng với các nguyên tố lân cận theo chu kì, nhóm. - HS phát biểu, GV kết luận: Nội dung u Tính chất hoá học của phi kim : - Sơ đồ 1 ( SGK – 102 ) v Tính chất hoá học của 1 số phi kim cụ thể: a)Tính chất hoá học củaClo: - Sơ đồ 2 ( SGK – 102 ) b) Tính chất HH của cacbon và hợp chất của cacbon: - Sơ đồ 3 ( SGK – 103 ) w Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: a) Cấu tạo bảng tuần hoàn: gồm -Ô nguyên tố. - Chu kì. - Nhóm. b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: - Trong 1 chu kì: + Số

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC LOP 9 HK 2.doc
Giáo án liên quan