Bài: Cảm nhận khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

 Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung. “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức một hồn người. Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối.

Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm. Thành công của Nguyễn Duy chính là đã mượn cái “giật mình” của nhân vật trữ tình trong bài thơ để qua đó rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ của ông, không được phép lãng quên quá khứ, cần sống có trách nhiệm với quá khứ, coi quá khứ là điểm tựa cho hiện tại, lấy quá khứ để soi vào hiện tại. Thủy chung với vầng trăng cũng chính là thủy chung với quá khứ của mỗi con người.Đó là tiếng lòng của một người cũng là tiếng lòng của bao người, bởi dù cho lời thơ cuối cùng khép lại thì dư âm của nó vẫn còn ngân lên, tạo một sức am ảnh thật lớn đối với người đọc.

 

doc1 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 44809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài: Cảm nhận khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm nhận khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nguyễn Duy “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – bài thơ ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu hàm nghĩa. Vầng trăng thật sự như một tấm gương soi để người ta thấy được những gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta đôi khi để mất. Đặc biệt là khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lý: “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung. “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức một hồn người. Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối. Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm. Thành công của Nguyễn Duy chính là đã mượn cái “giật mình” của nhân vật trữ tình trong bài thơ để qua đó rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ của ông, không được phép lãng quên quá khứ, cần sống có trách nhiệm với quá khứ, coi quá khứ là điểm tựa cho hiện tại, lấy quá khứ để soi vào hiện tại. Thủy chung với vầng trăng cũng chính là thủy chung với quá khứ của mỗi con người.Đó là tiếng lòng của một người cũng là tiếng lòng của bao người, bởi dù cho lời thơ cuối cùng khép lại thì dư âm của nó vẫn còn ngân lên, tạo một sức am ảnh thật lớn đối với người đọc. Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.

File đính kèm:

  • docCam nhan kho cuoi bai tho Anh trang.doc